TOP 10 mẫu Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 659 18/07/2024


Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích

Đề bài: Hãy giới thiệu (khoảng 12 – 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bánh chưng là những món ăn truyền thống mang đậm nét văn hoá của người Việt. Giải thích về sự ra đời của bánh chưng, chúng ta có truyền thuyết bánh chưng, bánh dày: "Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày” xuất hiện từ đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ vua Hùng đã triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua nhất sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Riêng Lang Liêu là người con nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang, chàng không tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, mà đã dùng ngay những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra hai loại bánh tượng trưng cho trời tròn và đất vuông (còn được gọi là bánh chưng và bánh dày) để làm lễ vật dâng vua cha. Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý vua Hùng nhất và nhà vua đã truyền ngôi cho Lang Liêu… Từ đó bánh Chưng, bánh dày đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng, để thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với tiên tổ, cha, ông." (Nguyễn Quyên (2021), Phong tục gói bánh chưng ngày Tết, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).Truyền thuyết trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 2)

Văn hóa ẩm thực của Việt Nam luôn là niềm tự hào của nhân dân ta với vô vàn các món ăn ngon, tạo nên sự độc đáo riêng biệt thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, đặc biệt là Phở. Được xem như món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam nhưng nguồn gốc chính xác của phở lại không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn. Các học giả, các đầu bếp, các chuyên gia ẩm thực cho đến những người sành phở đều nhất trí phở có xuất xứ ở miền Bắc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định (nằm ở Tây Nam thủ đô Hà Nội). Do có nhiều người Pháp cư ngụ trong vùng vào thời điểm đó nên người dân địa phương đã chế biến món ăn này để làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Nguyên liệu địa phương vẫn được dùng chủ yếu, kết hợp thêm một ít thịt bò để tạo nên một món súp mang bản sắc của địa phương nhưng có thêm hương vị nước ngoài. Theo một giả thuyết khác, bát phở đầu tiên có nguồn gốc ở Vân Cừ - một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Sau đó, người dân ở ngôi làng này đã gánh phở bán rong đến tận thủ đô Hà Nội để mưu sinh. Tuy không có cở sở để khẳng định tính xác thực của những phỏng đoán này nhưng có một điều chắc chắn là những người bán hàng rong ở Hà Nội đều đến từ làng Vân Cừ. Nhìn chung, phở phản chiếu rõ nét đời sống của người dân Việt cùng với những di sản phong phú, đặc sắc. Thông qua đó chúng ta thấy được một trong những truyền thống về ẩm thực đặc sắc gắn liền với lịch sử dân tộc của Việt Nam trong suốt thế kỷ qua.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 3)

Bánh mì không chỉ là một loại thực phẩm phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây mà nó còn rất nổi tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lịch sử của món ăn này. Bánh mì được cho là bắt nguồn từ miền Nam Á vào khoảng 15.000 năm trước. Tuy nhiên, bánh mì hiện đại mà chúng ta biết ngày nay bắt đầu xuất hiện ở Pháp vào thế kỷ 18. Bánh mì ở Pháp được làm từ bột mỳ mịn, có vỏ giòn và phần ruột mềm. Từ đó, bánh mì đã được đưa vào các nước khác trên thế giới, và ngày nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều quốc gia. Bánh mì Việt Nam được cho là không có nguồn gốc từ Pháp bởi sự tranh cãi của nhiều người, tuy nhiên thực tế là bánh mì đã bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn, từ năm 1859 khi thực dân Pháp chiếm đóng thành Gia Định. Ban đầu, loại thực phẩm này được xem là món ăn vặt, không được xem là món ăn chính. Bánh mì chỉ được sử dụng để no bụng, không đầy đủ như cơm. Tuy nhiên, với thời gian, bánh mì đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực của Việt Nam.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 4)

Khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam, cái tên được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là phở. Phở được coi là một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam, được cho là đã xuất hiện và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội và Nam Định. Tại Nam Định, phở được gắn liền với làng Vân Cù, nơi mà dòng họ Cồ đã truyền lại công thức nấu phở gia truyền cho nhiều người, khiến món ăn này lan rộng khắp đất nước. Tại Hà Nội, phở đã trở thành món ăn nổi tiếng từ những năm đầu thế kỷ 20. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng được nấu từ xương bò hoặc xương lợn, kèm theo thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Gia vị như tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt cũng được sử dụng để tạo hương vị đậm đà cho món ăn này. Phở thường được ăn vào buổi sáng hoặc là món ăn lót dạ vào buổi tối. Tại các tỉnh phía Nam, rau thơm như hành, giá và những loại lá rau mùi được bày kèm với phở, trong khi tại Hà Nội, phở thông thường không đi kèm với rau sống này mà thường ăn kèm với nộm đu đủ hay quẩy. Ngoài ra, còn có nhiều biến thể khác của phở như phở sốt vang, phở khô, phở xào, phở chua, phở vịt ở Cao Bằng và phở thịt quay ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Không chỉ có các món phở truyền thống, ngày nay còn có nhiều loại phở khác như phở cuốn, phở áp chảo, phở bò viên sa tế và các loại phở trong công nghiệp như phở ăn liền, phở chay và phở công nghiệp.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 5)

Bánh mì là một món ăn quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam. Bánh mì được du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc, nhưng đã được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bánh mì Việt Nam có vỏ giòn, ruột mềm, thường được ăn kèm với pate, thịt nguội, rau, dưa chuột, ớt,... Bánh mì được cho là du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 19, do người Pháp mang đến. Ban đầu, bánh mì chỉ là món ăn dành cho người Pháp và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Tuy nhiên, dần dần, bánh mì trở nên phổ biến với mọi tầng lớp. Bánh mì Việt Nam có nhiều loại, như bánh mì thịt nướng, bánh mì pate, bánh mì chảo,... Mỗi loại bánh mì đều có hương vị và cách chế biến riêng. Bánh mì Việt Nam thường được ăn vào buổi sáng, buổi trưa hoặc buổi tối. Bánh mì là một món ăn ngon, bổ dưỡng và tiện lợi. Bánh mì cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng và vitamin. Bánh mì cũng là một món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 6)

Bánh mì là một món ăn quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam. Bánh mì không chỉ là món ăn sáng, ăn vặt mà còn có thể là món ăn chính trong ngày. Bánh mì Việt Nam có hương vị thơm ngon, độc đáo, được du khách quốc tế yêu thích. Bánh mì có nguồn gốc từ Pháp. Vào thế kỷ 19, khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ đã mang bánh mì theo. Ban đầu, bánh mì chỉ dành cho người Pháp, sau đó dần phổ biến đến người dân Việt Nam. Bánh mì Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Bánh mì Việt Nam có nhiều loại khác nhau như: bánh mì thịt nướng, bánh mì pate, bánh mì chả lụa, bánh mì xíu mại,... Bánh mì Việt Nam có giá trị văn hóa cao. Bánh mì thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Pháp. Bánh mì cũng là một phần trong đời sống của người dân Việt Nam. Bánh mì Việt Nam có giá trị dinh dưỡng cao. Bánh mì cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất. Bánh mì cũng là một nguồn cung cấp chất xơ tốt. Bánh mì Việt Nam có giá trị kinh tế cao. Bánh mì là một món ăn được du khách quốc tế yêu thích. Bánh mì cũng góp phần thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam. Bánh mì Việt Nam là một món ăn ngon, bổ, rẻ. Bánh mì là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Chúng ta cần gìn giữ và phát huy giá trị của món ăn này.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 7)

Trà là loại thức uống có lịch sử lâu đời, được cho là bắt nguồn từ khu vực phía Bắc và Tây Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, có nhiều lý thuyết và chứng cứ lịch sử khác về trà, nhưng vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Dữ liệu lịch sử ghi chép cho thấy trà được phát hiện từ thời nhà Thương (1600 TCN – 1048 TCN) và lịch sử trà bắt nguồn từ đó. Người dân Trung Quốc thời đó coi trà như một loại thuốc thảo dược để giải độc và chữa bệnh. Tuy nhiên, chỉ đến thời nhà Đường (năm 618 – 907), cây trà mới được sử dụng rộng rãi như một loại nguyên liệu để pha chế đồ uống. Sau đó, trà bắt đầu xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Anh, Sri Lanka, Mỹ, và nhiều nơi khác. Trà được lan tỏa đến các quốc gia châu Á khác, đặc biệt nổi bật là Nhật Bản. Văn hóa trà đạo Nhật Bản được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, đặc biệt sau khi những sư thầy của phái Thiền Tông sang nước láng giềng tu đạo. Ngày nay, trà đã trở thành một thức uống phổ biến có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Trà luôn giữ vị trí độc tôn không thể thay thế trong dòng chảy văn hóa nhân loại. Lịch sử trà đa dạng với hàng ngàn chủng loại và hương vị, mang đến sự mới mẻ và không trùng lặp. Mỗi loại trà có dáng vẻ độc đáo, làm say mê người thưởng thức. Ngoài việc làm đồ uống, trà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong văn hóa Việt, trà không chỉ là nguyên liệu pha chế, mà còn là đặc sản tạo nên sự giao tiếp và trao đổi, phản ánh tinh túy văn hóa phương Đông. Tất cả những điều này tạo nên sức hấp dẫn vượt thời gian của trà trong cuộc sống hiện đại.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 8)

Cùng với trà, cà phê ngày nay trở thành loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Ở Phần Lan, trung bình mỗi người tiêu thụ 12,5 kg cà phê/năm, tương đương với 5 cốc/ngày. Tính chung trên thế giới, tổng cộng 400 tỉ cốc được tiêu thụ mỗi năm. Cùng với sự phát triển của thức uống này, phong cách chế biến, thưởng thức cũng trở nên khá đa dạng. Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của cà phê. Tuy nhiên, không chỉ có truyền thuyết, những ghi chép và dấu tích còn lại cũng khiến người ta tin rằng Kaffa - Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê từ thế kỷ thứ 9. Và đến thế kỷ 14, những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Cà phê trở thành thức uống phổ biến của người Ả Rập với cách chế biến đầu tiên chỉ đơn giản là tách lấy hạt và cho vào nấu trong nước sôi. Ả Rập đã trở thành nơi trồng cà phê độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Bước sang thế kỷ 15 thì cà phê đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi, phổ biến trong thế giới Hồi giáo và lan tỏa đến Ý, sau đó là phần còn lại của Châu Âu, Indonesia, Mĩ. Như vậy, có thể thấy cà phê đã xuất hiện từ rất lâu đời và có những thông tin còn hoài nghi chưa được xác thực. Thế nhưng, không còn quá quan trọng vì nó đã lan khắp thế giới và ngày càng hiện diện, hoà nhịp trong cuộc sống của tất cả chúng ta. Mỗi ngày, thế giới ước tính có 2,25 tỷ tách cà phê được bán ra và đối với nhiều người, cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu. Đặc biệt, không thể phủ nhận những giá trị vô hình mà cà phê đang mang lại. Ngoài là một thức uống thú vị và yêu thích của rất nhiều người, nó là một sự khởi đầu của ngày mới, khởi đầu của những câu chuyện, sự gắn kết của những mối quan hệ, đưa chúng ta gần nhau hơn, sẻ chia và kết nối tình cảm. Và đó cũng chính là những giá trị mà The Coffee House luôn hướng đến và đem lại bên cạnh những tách cà phê tinh túy và chất lượng, những ly trà đượm hương cùng cảm hứng về lối sống hiện đại, năng động mà gần gũi.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 9)

Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một lượng đáng kể cocain và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" để có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn. Thương hiệu Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-Cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.

Giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn / đồ uống mà em yêu thích (mẫu 10)

Một trong những món ăn nổi tiếng tại Việt Nam, đặc biệt là những ngày lễ tết không thể không nhắc đến là chả giò hay còn được gọi là nem rán ở miền Bắc và ram ở miền Trung, và chả ở Thanh Hóa. Theo nhiều tài liệu thì chả giò là món ăn ra đời trước tiên ở miền Nam. Cũng do đó nhà văn Tô Hoài đã từng viết trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội: “Chả giò ra Hà Nội lúc nào, thời kỳ nào, không biết. Chỉ biết cái chả giò ở Sài Gòn ra Hà Nội đã tân trang”. Nguyên liệu chính cho món ăn này là thịt heo, miến, trứng gà, nấm hương, mộc nhĩ và gia vị như hành lá, tiêu, nước mắm. Sau khi cuốn bằng bánh đa nem, nem rán được chiên ngập dầu. Nem thường được ăn kèm với nước mắm pha, đồ chua và rau xà lách, và các loại rau thơm như rau mùi, húng quế, húng cây, diếp cá. Không chỉ ăn chơi, ăn với cơm mà nem rán còn đặc việt ngon khi kết hợp với bún chả Hà Nội. Ngoài chả giò truyền thống, còn có một số loại nem rán khác như nem rán hải sản và nem rán chay.

1 659 18/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: