TOP 10 mẫu Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (2024) SIÊU HAY

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 651 17/07/2024


Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc

Đề bài: Từ truyện Một người Hà Nội, em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc?

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Phẩm chất, tính cách của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực nhận thức và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Người có phẩm chất, tính cách cá nhân tốt đẹp như cô Hiền sẽ nhận thức rõ các giá trị văn hoá, từ đó có ý thức gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của gia đình, tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hoá của Hà Nội và dân tộc. Người có năng lực nhận thức hạn chế, phẩm chất thấp kém ắt cũng khó nhận biết rõ các giá trị văn hoá để từ đó biết tôn trọng, có hành động gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của cha ông, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của địa phương và đất nước.

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 2)

TOP 10 mẫu Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 3)

Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm đa chiều và phức tạp, thể hiện những giá trị, tín ngưỡng, truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc và các thành tựu văn hóa khác của một dân tộc cụ thể. Bản sắc văn hóa dân tộc là kết quả của lịch sử, môi trường, địa lý, tôn giáo và các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống và tư tưởng của một dân tộc. Nó được coi là một phần không thể thiếu của định danh và tính cách của một dân tộc, và là một nguồn gốc quan trọng để xây dựng và phát triển các giá trị và định hướng của dân tộc đó trong tương lai.

Bản sắc văn hóa dân tộc còn liên quan mật thiết đến khả năng của dân tộc đó để giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa của mình. Việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc được xem là một nhiệm vụ quan trọng của các chính trị gia, nhà lãnh đạo và nhà văn hóa, nhằm đảm bảo rằng những giá trị văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc được bảo tồn và phát triển, đồng thời góp phần vào sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng đòi hỏi sự linh hoạt, cởi mở và sáng tạo, đặc biệt là trong bối cảnh của sự phát triển nhanh chóng của xã hội và văn hóa toàn cầu hiện nay. Điều này có nghĩa là, việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc không đơn thuần chỉ là việc duy trì truyền thống và cổ vật, mà còn là việc tạo ra các sản phẩm và hoạt động văn hóa mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thế giới ngày nay.

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 4)

Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, giao lưu giữa nền văn hóa và kinh tế, việc giữ gìn bản sắc văn hóa là càng được chú trọng. Qua tác phẩm “Một người Hà Nội”, có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Rõ ràng, phẩm chất, tính cách của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực nhận thức và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Người có phẩm chất, tính cách cá nhân tốt đẹp như cô Hiền sẽ nhận thức rõ các giá trị văn hóa, từ đó có ý thức gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của gia đình, tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hóa của Hà Nội và dân tộc. Người có năng lực nhận thức hạn chế, phẩm chất thấp kém ắt cũng khó nhận biết rõ các giá trị văn hóa để từ đó biết tôn trọng, có hành động gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của cha ông, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của địa phương và đất nước.

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 5)

Từ truyện “Một người Hà Nội”, có thể thấy việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc có mối quan hệ mật thiết với phẩm chất và tính cách cá nhân của con người. Ngày nay khi đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt khi cuộc sống của nhân dân ta bắt đầu hội nhập, giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau sẽ có những thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Nếu như phẩm chất và tính cách cá nhân của mỗi người biết cách trân trọng văn hóa truyền thống thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân, bản thân phải biết cách chọn lọc, học hỏi những điều tốt đẹp của thế giới để phát triển đất nước nhưng đồng thời cũng phải biết giữ gìn, tôn trọng các giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc ta, phát huy những truyền thống tốt đẹp để nền văn hóa của đất nước ta sẽ tồn tại theo thời gian.

Mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc (mẫu 6)

Cô Hiền là một người Hà Nội thông minh, nhạy cảm, ứng phó linh hoạt với thời cuộc, tính toán thực tế, không “lãng mạn”, “viển vông”. Trước những biến động thăng trầm của thời thế, cô không dễ để mình bị lôi kéo, mua chuộc, vẫn luôn gìn giữ được nếp nghĩ thực tế, lối sống sang, đẹp; biết dạy bảo con cháu những điều tử tế (“không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”, “biết tự trọng, biết xấu hổ”); biết gìn giữ và chăm chút những đồ vật cổ kính, duy trì không gian gia đình tao nhã, sang trọng (qua hình ảnh những đồ nội thất trong phòng khách nhà cô Hiền); nhận biết rõ những giá trị trường tồn giữa những biến động xã hội khôn lường (qua câu chuyện về cây si ở đền Ngọc Sơn). Vì thế, cô Hiền đích thực là một “hạt bụi vàng” của Hà Nội, rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ.

Rõ ràng, phẩm chất, tính cách của cá nhân có quan hệ chặt chẽ với năng lực nhận thức và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Người có phẩm chất, tính cách cá nhân tốt đẹp như cô Hiền sẽ nhận thức rõ các giá trị văn hoá, từ đó có ý thức gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của gia đình, tôn trọng, bảo tồn các giá trị văn hoá của Hà Nội và dân tộc. Người có năng lực nhận thức hạn chế, phẩm chất thấp kém ắt cũng khó nhận biết rõ các giá trị văn hoá để từ đó biết tôn trọng, có hành động gìn giữ nếp nghĩ, lối sống tốt đẹp của cha ông, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá của địa phương và đất nước.

1 651 17/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: