TOP 10 mẫu Nghị luận về bài thơ Sông Đáy (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 3,087 19/07/2024


Nghị luận về bài thơ Sông Đáy

Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận về bài thơ "Sông Đáy".

TOP 10 mẫu Nghị luận về bài thơ Sông Đáy (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 1

Tình cảm dành cho quê hương, cho cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người là thứ tình cảm thiêng liêng và gắn bó. Đối với Nguyễn Quang Thiều ông cũng dành tình cảm trân trọng đối với con sông quê hương, với người mẹ lam lũ vất vả của mình qua bài thơ “Sông Đáy”. Đây là tác phẩm xuất sắc của ông về tình yêu quê hương, tình mẫu tử được in trong “Sự mất ngủ của lửa” năm 1992.

Khi trưởng thành tác giả vẫn nhớ về con sông Đáy gắn liền với những ký ức tuổi thơ, nhớ về hình ảnh người mẹ vất vả vẫn hàng ngày ngóng trông con trở về. Cảnh vật đan xen lẫn lộn, thời gian và không gian cũng được tác giả chuyển biến một cách linh hoạt. Điều này cho thấy tài năng cùng với sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh con sông Đáy được tác giả khắc họa lại rất nhiều lần, như muốn nhấn mạnh cái tình cảm nhớ nhung không thể nào quên trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trái tim để rồi khắc khoải không quên. Con sông Đáy như một người mẹ có tình cảm, cảm xúc đang bảo vệ đứa con. Nó thân thuộc gắn bó như chạm vào da thịt của tác giả. Để rồi khi sống xa quê hương, xa người mẹ của mình thì giống như “người bước hụt”. Từ đó giúp người đọc có thể cảm nhận được rõ hơn về tình cảm của tác giả dành cho con sông này. Ai rồi cũng phải trưởng thành phải lớn, người mẹ năm nào cũng đã già đi. Nhưng mẹ vẫn đứng đây chờ con, nơi nào có mẹ thì nơi đó chính là nhà, là quê hương của con. Nhà văn muốn khóc, tất cả nỗi lòng tình cảm như được tuôn trào ra.

Nguyễn Quang Thiều đã dùng hết cái tự sự trữ tình, vào từng câu thơ con chữ trong tác phẩm “Sông Đáy”. Từ đó ta càng thêm trân trọng những giá trị tình yêu quê hương, và tình cảm gia đình thiêng liêng.

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 2

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.

Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau. Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 3

Nguyễn Quang Thiều Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông sinh 1951, quê tại thôn Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.

Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa hình ảnh Sông Đáy gắn với mẹ và tuổi thơ đầy nhọc nhằn. Ngay những câu thơ đầu, tác giả đã hồi tưởng về sông đáy:

"Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo."

Hình tượng sông Đáy như chứng nhân lịch sử, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên có dòng sông Đáy chảy qua. Đó là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong tuổi thơ tác giả. Hình ảnh sông Đáy được lặp lại nhiều lần trong bài thơ thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải trong cảm xúc. “Sông Đáy chảy vào đời tôi” ẩn dụ tình cảm của tác giả đối với sông Đáy. Thơ Nguyễn Quang Thiều luôn mang tính nhạc. Với ngôi kể “tôi” cùng giọng thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với Sông Đáy để nhớ lại những kỉ niệm không bao giờ quên.

Thi sĩ đã ví von, so sánh, đối chiếu sông Đáy với mẹ-người ban cho mình cuộc sống trên thế giới này “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”. Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả một vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Sự so sánh làm cho người ta cảm thấy kì lạ nhưng lại rất thuyết phục.

“Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm”

Hình ảnh “Đẫm mồ hôi” là kết quả lao động mệt nhọc, vất vả, là minh chứng cho tình yêu to lớn của người mẹ dành cho con. Ở đây sông Đáy là chứng nhân chứng kiến tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ. “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt“. Không gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, nhà thơ đã cách xa quê. Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ông so sánh mình như người bước hụt. Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi... Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại.

Ông kể về thế giới trong mơ của mình:

“Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn”.

Đó là nơi con cá quẫy đuôi biến mất, nơi có thanh âm của tiếng khóc nấc. Ông đã làm tuột câu mất con cá, giống như việc phải rời xa quê hương nơi mình hằng yêu quý. Chú cá ấy không ai khác ngoài thi sĩ và tiếng khóc ấy chẳng thuộc về ai khác ngoài ông. Điệp ngữ “âm thầm vỡ” lặp lại hai lần trong một câu, như tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông, nó luôn phảng phất trầm buồn của thi sĩ.

"Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi.”

Người mẹ luôn mong mỏi đợi con trở về đến nỗi bến mòn, “tỏa mát xuống cơn đau” thể hiện cảm xúc nhà thơ mang trong mình nỗi đau xa quê, nhưng ông vẫn luôn có người mẹ đứng chờ. Ông thấy hạnh phúc khi vẫn luôn có một người hướng về mình. Hình ảnh mái tóc mẹ biểu tượng cho một người mẹ hiền luôn bên ông, luôn dõi theo ông. Mẹ dịu dàng như sông Đáy, mát mẻ và trong lành. Nếu ở khổ một, “mát” là hành động của gió sông, thì ở đây “mát” là hành động của người mẹ. Trong vô thức, thi sĩ đã hòa sông Đáy và mẹ mình thành một. Bởi lẽ, quê hương là mẹ và mẹ cũng chính là quê hương.

Niềm hạnh phúc hiện lên phần nào ẩn chứa sự chua chát, đắng cay:

“Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, mẹ mình giống như “cây ngô” kia, chờ đợi khắc khoải đến héo úa, khô gầy. Ngoài ra nó còn cách hiểu thứ hai: Sự cô độc sẽ khiến ta héo tàn theo thời gian, chỉ có những mối liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thoát khỏi tình cảnh ấy, vượt qua khỏi những lúc khó khăn ấy. “Một cây ngô” đối chiếu tương phản với hình ảnh mái tóc người mẹ đã làm nổi bật dụng ý: Cây ngô khô gầy khi đơn côi một mình trên đồi gió, còn ông thì không, vì ông đã có mẹ, đã có sông Đáy ở bên. Sông Đáy như một nguồn sức sống mãnh liệt, truyền năng lượng rực lửa cho những người con xa quê.

Sông Đáy không chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa, mà còn là ký ức về tình yêu lứa đôi:

“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.”

Yếu tố hư ảo “Sông dâng lên ngang trời”, một hình tượng không bao giờ xảy ra. Tác giả so sánh “đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất”. Sự xa cách đã khiến nỗi nhớ dâng trào đến trời. Ông muốn bộc phát hết nỗi lòng mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chú bống kia. Sông Đáy còn gắn với tình yêu lứa đôi, là nhân chứng, là người se duyên cho tình yêu đôi lứa này. Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình. Sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

"Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại

Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước

ôi chi gặp những bẹ ngô trắng trên bãi

Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa"

Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình “Đôi môi màu dâu chín” thể hiện ước vọng cánh buồm cổ tích nhưng cũng có cả sự cay đắng chia phôi. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng. Từ đó, nhân vật trữ tình bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, giờ đây, nó lại sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

Nguyễn Quang Thiều vẽ một bức tranh trong ngày trở về gặp lại sông Đáy:

"Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi… chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi.”

"Sông Đáy ơi” lặp hai lần trong khổ cuối, nó như một tiếng gọi thiết tha báo hiệu sự trở về muộn màng. Nhà thơ quay trở về, nhưng mẹ không còn. Ông cố ôm cát vào lòng, khóc thương và muốn níu lại một chút “hơi thở” của người mẹ. Thi sĩ nhận ra sự thật phũ phàng: Mẹ đã mất, giống như cát trôi tuột qua tay ông chảy xuống dòng dòng, không thể ở lại. “Mẹ” là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm, nhớ về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng. Tác giả sử dụng từ láy “dòng dòng” tạo nên nhịp điệp, cũng như đang xoáy sâu vào nỗi đau. Ta có thể hiểu theo chiều hướng tích cực, đó là cái kết của khổ thơ như một sự đoàn tụ của con người xa quê, ông quì xuống, ấp cát, đoàn tụ với quê hương sau bao ngày xa cách.

Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Nhân vật “tôi” đã khóc, giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc. Từ “chảy” ở đầu bài thơ được lặp đi lặp lại, giờ đây sông Đáy không chảy vào ông nữa mà chính ông chảy vào sông Đáy. Đó là sự hồi đáp của con người xa quê giờ đã quay trở về báo đáp quê hương, hồi đáp lại tình cảm của mẹ già, đầy sự ấm áp của tình người. Bằng thể thơ tự do, sử dụng kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ cùng ngôn ngữ đầy sự giàu tính, vô cùng tinh tế trong bài thơ, tác giả đã thể hiện ngòi bút uyên bác và tạo được cá tính riêng của bản thân mình.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 4

Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều được miêu tả như một dòng năng lượng cảm xúc phong phú, sức sáng tạo mạnh mẽ và trí tưởng tượng đa dạng, với cấu trúc câu thơ phức tạp, nhịp điệu dài và góc nhìn đa chiều. Các câu thơ này như những mảng khối màu sắc và cảm xúc tuôn trào, mang trong mình sự tự do của dòng ý thức và sự lưu chuyển của dòng sông, không tập trung vào logic tuyến và sự tổng quát, mà nhấn mạnh sự tự biểu hiện và “tự quyết” của “liên minh” giữa các hình tượng và tâm trạng. Mặc dù câu thơ của em có xu hướng trải dài và tõe rộng, nhưng người đọc không cảm nhận sự thưa thớt, bởi sự cuốn hút của tốc độ và đa dạng hình ảnh; thậm chí đôi khi cảm thấy áp đảo bởi hình ảnh, bịt kín ý tưởng như bước vào một cánh rừng rậm, khó biết phải đi theo con đường nào.

Sau tác phẩm “Sự mất ngủ của lửa” (Nxb. Lao động, 1992; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1993), Nguyễn Quang Thiều đã viết nhiều bài thơ dài, chứa đựng nhiều nội dung phản ánh, với cấu trúc thơ phức tạp và nhiều phần, vẫn giữ được sự chuyển động của các hình tượng mới lạ, đôi khi mơ hồ lý lẽ, và các va chạm của âm vận và tâm trạng… Đọc thơ của em thật sự là một công việc mệt mỏi, nếu không kiên nhẫn để theo kịp tư duy và ngôn ngữ đa tầng của thơ em. Theo tôi, trên con đường cao tốc của thơ em, những bánh xe thơ cuồn cuộn từ những nguồn tiềm thức và tinh thần đẩy mạnh về phía trước, cần có những “trạm nghỉ”, những khoảnh khắc yên tĩnh, giúp em thả lỏng tâm hồn để thấu hiểu nguồn năng lượng tiềm ẩn trong thơ em. Những khoảnh khắc yên lặng sau mỗi khổ thơ, câu thơ, là những rung động sâu xa, để suy ngẫm, thưởng thức, thậm chí “im lặng” sau vẻ đẹp tự nhiên của từ ngữ, thay vì sự nặng nề và dồn dập của suy nghĩ. Tuy nhiên, đó là phong cách, giọng điệu riêng của tác giả, mà điều chỉnh nó cũng không dễ dàng như việc chọn lọc, thiết kế và định hình.

Vì vậy, từ “Sự mất ngủ của lửa” trở đi, ý kiến công chúng về thơ em đã trở nên đa dạng và sôi nổi. Có nhiều người yêu thích thơ em, thậm chí sao chép lại cách biểu hiện của em, đặc biệt là ở một số nhà thơ trẻ. Sự yêu mến của các nhà thơ đến mức gây bối rối, khi có người cho rằng em “đã thiết lập một trường phái thơ mới” (trường phái cần có tên, có chủ thuyết, phương pháp sáng tác và nhóm thực hiện), hoặc “có thể viết thơ đã đạt đích ngay từ khi mới bắt đầu”? (nghệ thuật không có điểm dừng, khám phá mãi mãi)… Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng thơ em là “không thể dịch được”, là mơ hồ, không rõ ràng, làm hỏng thơ của Việt Nam. Theo Mai Văn Phấn: “Nhiều bạn trẻ thích thơ em như điếu thuốc. Cũng không ít nhà thơ thế hệ trước chửi như hát… Nhưng sau cơn phê em chê như trút nước đổ xuống, họ cũng yên lặng nhận ra: từ nay trở đi, họ không thể viết như trước”.

Thực tế, thơ của Nguyễn Quang Thiều không quá khó hiểu và nó vẫn mang trong mình hơi thở Việt Nam đậm đà trên sông Đáy. Có thể nó được “trình diễn” dưới một hình thức và cảm xúc độc đáo, mới mẻ và khác biệt so với cách diễn đạt thông thường, quen thuộc của đa số trong thơ Việt trong nhiều thập kỷ trước đó, và người ta dễ dàng bị đánh lừa bởi thói quen cảm nhận. Em có thể nhìn thấy bản chất của các hiện tượng, những lửa cháy “linh hồn” của cuộc sống bằng cách áp dụng ngôn ngữ và trí tưởng tượng của mình. Trí tưởng tượng phong phú và mạnh mẽ là nguồn lực và nền tảng quan trọng nhất của tài năng. Và sự tranh cãi và phản hồi trái chiều về thơ của em là điều thú vị về mặt thơ, bởi ít nhất là họ đã đọc và bị ảnh hưởng mạnh bởi giọng thơ của em. Điều này cũng thể hiện tính dân chủ trong việc cảm nhận và thưởng thức, bên cạnh những động cơ khác.

Tuy nhiên, điều quan trọng là, Nguyễn Quang Thiều đã tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ, mới mẻ và đặc biệt của chính mình, đó là sông Đáy, vẻ đẹp huyền ảo của sông Đáy theo cách riêng của em. Tôi tin rằng, việc xây dựng một vùng văn hóa sông Đáy, với đầy đủ biểu tượng thơ của nó như đã được đề cập, là thành công và đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Quang Thiều, thông qua phong cách và cảm nhận của em, để xây dựng không gian thơ riêng của mình trong sự di chuyển và hòa nhập của không gian thơ Việt; ngoài ý nghĩa đó, ta cũng có thể tìm thấy những suy nghĩ kỳ lạ, cấu trúc thơ phức tạp, tư duy thơ mạnh mẽ, táo bạo của thế giới, những trường phái này nọ, không chỉ là “đặc sản” của Việt Nam, mà chỉ có ở Việt Nam.

Theo tôi, việc đọc và hiểu thơ của Nguyễn Quang Thiều là một hành trình khám phá sự sáng tạo và tinh tế của ngôn ngữ, nơi chúng ta có thể khám phá và trầm mình trong những cung bậc cảm xúc phức tạp và sự phong phú của trí tưởng tượng. Thơ em mang đến cho chúng ta một trải nghiệm tinh thần đặc biệt, làm cho chúng ta suy ngẫm về cuộc sống và nhận thức sâu sắc hơn về văn hóa và tâm lý con người. Nó là một món quà tuyệt vời mà Nguyễn Quang Thiều đã gửi tặng cho độc giả của mình, và nó xứng đáng được khám phá và trân trọng.

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 5

Bài thơ Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm thơ mang đậm tính triết lý, mở ra một góc nhìn mới về cuộc sống và con người. Từng câu thơ đan xen nhau tạo nên một cảm giác thăng hoa và sâu lắng cho người đọc.

Sông Đáy được ví như một chiếc gương phản chiếu cuộc sống của con người. Dòng sông chảy mãi, không ngừng nghỉ, thể hiện sự tương phản giữa sự liên tục và sự thay đổi trong cuộc sống. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự khắc nghiệt và đầy biến động của thế giới xung quanh. Nhưng đồng thời, Sông Đáy cũng thể hiện lòng kiên nhẫn và sức mạnh phi thường của con người trong việc vượt qua mọi khó khăn và thách thức.

Mối tương tác giữa con người và Sông Đáy là một yếu tố quan trọng trong bài thơ. Nhà thơ tạo nên một mối gắn kết đặc biệt giữa nhà thơ và dòng sông này, tượng trưng cho mối quan hệ giữa con người và cuộc sống. Chúng ta như những người bạn thân thiết của Sông Đáy, luôn có sự gắn bó và tình yêu tự do với nhau. Mối tương tác này đánh dấu ý nghĩa của tình bạn và tình đoàn kết trong cuộc sống, khi chúng ta luôn có những người đồng hành và những người thân yêu để chia sẻ niềm vui và khó khăn.

Tình yêu và lòng kiên nhẫn là những giá trị quan trọng được tôn vinh trong bài thơ Sông Đáy. Dù đối mặt với những khó khăn và trở ngại, con người vẫn luôn bám trụ vào hy vọng và không ngừng đấu tranh để vượt qua. Bài thơ này là một lời nhắc nhở về sự quý giá của lòng kiên nhẫn và lòng yêu thương trong cuộc sống.

Nguyễn Quang Thiều đã sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và tượng trưng để tạo nên một bài thơ sâu sắc và lôi cuốn. Sự tượng trưng của Sông Đáy và mối tương tác giữa con người và dòng sông đã tạo ra một không gian tưởng tượng và phiêu lưu cho người đọc. Từng từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ đều mang đến những trải nghiệm tuyệt vời và khám phá tinh thần.

Tóm lại, Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều là một tác phẩm thơ đầy ý nghĩa và tượng trưng, gợi mở cho chúng ta về cuộc sống và bản chất con người. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một con đường dẫn chúng ta đến sự suy ngẫm và nhận thức sâu sắc về thế giới xung quanh.

Nghị luận về bài thơ Sông Đáy - mẫu 6

Chào mọi người, em tên là… học sinh lớp… Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài và rất nổi tiếng trong nền thơ ca hiện đại của Việt Nam. Ông đã sáng tác ra nhiều tác phẩm tiêu biểu và được rất nhiều người biết đến. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông chính là “Sông Đáy”, một bức tranh thơ ca tuyệt vời về tình yêu và tình cảm của tác giả dành cho quê hương và con sông Đáy.

Tác giả đã chọn đặt tên cho bài thơ là “Sông Đáy” để thể hiện sự kết nối mật thiết và những kỷ niệm sâu sắc mà ông gắn bó với con sông này. Điều đặc biệt trong bài thơ này chính là sự kết hợp tài tình và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả, nó đã đi sâu vào tâm trí và trong trái tim ông. Nhà thơ đã sử dụng một hình ảnh so sánh độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của người mẹ. Con sông đã gắn liền với tuổi thơ của tác giả, cung cấp nước tưới cây cỏ mà không đòi hỏi bất cứ điều gì. Điều này cũng tương tự như tình cảm và tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Khi nhớ về sông Đáy, tác giả cũng nhớ về người mẹ yêu thương, người mẹ đã vất vả đồng hành và cõng con trên lưng để đi làm. Nhà thơ tiếp tục kể về thế giới trong mơ của mình, với tiếng cá quẫy và hình ảnh người mẹ đứng chờ đón.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều không chỉ thể hiện tình cảm đa chiều của tác giả đối với quê hương và con sông Đáy mà còn gợi lên những kỷ niệm đẹp và xúc động về tuổi thơ và tình mẫu tử. Tác giả đã thành công trong việc truyền tải sự da diết, sâu sắc của tình yêu và tình cảm này đến người đọc. Qua những từ ngữ và hình ảnh tươi sáng, bài thơ mang đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực và cảm động về quê hương và tình yêu gia đình.

Bài thơ “Sông Đáy” cũng nêu lên một thông điệp về sự quý giá và tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc sống. Tình yêu và sự hy sinh của người mẹ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho tác giả để sáng tác những dòng thơ cảm động này. Từng câu chữ trong bài thơ đều thể hiện sự tôn kính và biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người mẹ và quê hương.

Với sự kết hợp tài tình giữa thực tại và kỷ niệm, “Sông Đáy” là một tác phẩm thơ ca đẹp và sâu sắc, mang đến cho chúng ta những cảm xúc và suy nghĩ sâu xa về tình yêu, gia đình và quê hương. Bài thơ đã khắc họa một cách tuyệt vời hình ảnh của sông Đáy và người mẹ, để lại trong lòng người đọc những dấu ấn sâu sắc và những suy ngẫm về ý nghĩa của tình yêu và tình mẫu tử.

Qua bài thơ “Sông Đáy”, chúng ta cảm nhận được sự tình cảm, sự sâu lắng và sự tận tụy của tác giả dành cho quê hương và con sông Đáy. Bài thơ mang đến một khung cảnh tuyệt đẹp về quê hương, về tuổi thơ và về những kỉ niệm đáng nhớ. Nó là một lời tri ân chân thành và biểu tượng cho tình yêu và sự kính trọng đối với nguồn gốc của mình. “Sông Đáy” là một tác phẩm thơ ca đặc sắc, một món quà tuyệt vời mà Nguyễn Quang Thiều đã dành tặng cho đất nước và cho những người yêu thơ.

1 3,087 19/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: