TOP 10 mẫu Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (2024) SIÊU HAY

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay lớp 11 gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 713 17/07/2024


Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay

Đề bài: Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 1)

TOP 10 mẫu Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Bàn về thói quen xấu, người xưa từng nói: “Con người, bản tính vốn giống nhau, nhưng vì tập nhiễm thói quen khác nhau nên thành ra khác nhau”. Tương lai, sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau của con người phụ thuộc một phần quan trọng ở thói quen. Cùng với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày nay nhìn chung năng động hơn, độc lập, tự chủ và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, giới trẻ hiện đang hình thành một số thói quen không tốt. Và điều quan trọng là, đã thành thói quen thì rất khó thay đổi. Bởi thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng khó trèo ra. Vậy làm thế nào để nhận diện được những thói quen xấu và bằng cách nào để loại bỏ chúng? Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành nếp. Những thói quen tốt, chẳng hạn: ngủ dậy sớm, đọc sách, thường xuyên tập thể dục, xác định mục tiêu công việc rõ ràng, vạch kế hoạch trước khi hành động, gọn gàng ngăn nắp… Những thói quen xấu, chẳng hạn: ỷ lại, lề mề. ngại suy nghĩ, luộm thuộm, nói xấu người khác, tham ăn. nhìn mọi sự theo hướng tiêu cực… Điều không may là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng hơn là loại bỏ thói quen xấu. Do tác động của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của gia đình và sự chi phối của cảm xúc, tâm lý cá nhân, giới trẻ Việt Nam hiện nay đang nhiễm phải một số thói quen xấu. Điển hình, có thể kể đến: thói quen văng tục, chửi thề, dễ nổi nóng, “nghiện” mạng xã hội, lười đọc sách, lười vận động chân tay. tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm, lạm dụng bia rượu, lười tập thể dục… Những thói quen xấu đó đã tàn phá sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho con người như: cận thị, loạn thị, rối loạn giấc ngủ, thể lực yếu… Nghiêm trọng hơn. những thói quen xấu đó đã hình thành nên những lớp người thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, thiếu tự tin, không có khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đất nước sẽ trì trệ bởi những chủ nhân tương lai trống rỗng, vô hồn như vậy. Để loại bỏ thói quen xấu, trước hết cần phải có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm mạnh mẽ của bản thân mỗi người. Sau đó, cần dành thời gian để luyện tập thay đổi hành vi, thay thế thói quen xấu bằng việc hình thành các thói quen tốt. Nếu cần, chúng ta có thể kêu gọi sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Chúng ta cũng có thể tự khích lệ mình khi đã lấy lại được quyền “kiểm soát” hành động chứ không thụ động, chiều lòng tật xấu. Nếu chẳng may nhiễm lại thói quen cũ, không nên tặc lưỡi buông xuôi mà phải bình tâm suy nghĩ tìm lý do “ngựa quen đường cũ” để có cách khắc phục. Các bạn trẻ hãy luôn rèn luyện, thực hành thành thạo những thói quen tốt như: sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh; kiên trì theo đuổi và thực hiện mục tiêu; luyện tập tư duy chủ động, tích cực và sáng tạo; tranh thủ thời gian đề đọc sách và tích luỹ tri thức… Làm được điều đó, thì dù “lớn lên” với những thói quen xấu chúng ta vẫn có thể “già đi” với những thói quen tốt (ý của Victor Hugo).

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 2)

Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời sống, trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý đặc biệt là sự hao hụt mất mát nghiêm trọng trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ trích, phê bình và dày vò của xã hội khi họ không đáp ứng các trách nhiệm, cam kết về thời hạn, tiến độ hoàn thành công việc. Những cảm xúc này kết hợp với nhau và có thể thúc đẩy sự trì hoãn hơn nữa. Nhiều người mắc bệnh trì hoãn thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi hạn hoàn thành công việc đã cận kề, cảm thấy cắn dứt và sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành vừa kịp hạn. Trì hoãn khiến công việc thêm dồn dập và quá tải, kết quả là thất bại trong bận rộn. Sự trì hoãn sẽ trở thành một rắc rối khi nó cản trở hoạt động bình thường không được diễn ra suôn sẽ, trôi chảy theo ý muốn, nó thường khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra. Việc trì hoãn một cách triền miên này sẽ làm cho chủ thể sẽ gặp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự tin cậy, tin tưởng, giao trách nhiệm do sự kỳ thị, đánh giá của xã hội và thành kiến cho rằng những nhiệm vụ trễ nải này do sự lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc hay là người không có tham vọng thiếu chí tiến thủ.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 3)

TOP 10 mẫu Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Mỗi người có những ước mơ, khát vọng và hoài bão khác nhau. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể, điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn là thói quen không tốt làm chúng ta cần nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, thời gian trôi đi thì không lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành công việc thật tốt để thu về nhiều thành quả cho bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 4)

Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 5)

Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là từ khi nào? Có lẽ thói quen đi trễ đã không còn xa lạ gì với mọi người nữa, nó gần như trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi,…và đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh có thói quen đi học muộn với đủ mọi lý do hết sức vô lý được đưa ra.

Quản lý thời gian là một giải pháp cần thiết để khắc phục được tình trạng trễ giờ, quên thời gian,... và cần phải bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết cũng như dự đoán được các vấn đề về giao thông. Rất nhiều người không có ý thức sắp xếp, phân bổ thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp và họ coi việc đi học muộn trở thành một việc hết sức bình thường. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi trễ sẽ làm mất đi uy tín của bạn, lời hứa không còn có trọng lượng và bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Khi bạn đến lớp muộn, nó không chỉ làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, mà còn ảnh hưởng đến sự tập trung của học sinh khác, cản trở việc học của tập thể và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Thầy cô cũng vì thế mà cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỷ luật như vậy.

Việc mọi người đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như: ngủ quên, tắc đường, nhỡ xe, thời tiết,…. nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen khó có cách nào sửa đổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn đến lớp muộn, có thể là nguyên nhân chủ quan với lý do làm bài tập ngủ muộn, sáng dậy muộn,… hay nguyên nhân khách quan như việc tắc đường, xe hỏng,…. Nhưng dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc và chúng ta cần từ bỏ nó ngay từ bây giờ. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được. Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân mình, giảm thiểu tối đa thời gian bị mất bởi những lý do không cần thiết.

Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục ngay từ bây giờ. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân, đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Thứ nhất, bạn phải biết cách lập kế hoạch phân bổ thời gian trong ngày một cách hợp lý. Nếu bạn là người chậm chạp, lề mề trong việc chuẩn bị trước khi ra khỏi nhà thì hãy nhớ cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để không bị lỡ hẹn và đi học đúng giờ. Thứ hai, nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học và nhớ thường xuyên theo dõi nó để chắc chắn rằng mình không bỏ quên hay đi trễ một cuộc hẹn hay một buổi học nào cả. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc có khả năng phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải, trôi đi một cách lãng phí.

Cha ông ta có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Dù biết rằng việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một việc làm rất khó nhưng không phải là không làm được. Vì vậy bạn và tôi, chúng ta đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa mà hãy cùng nhau trở thành người có thói quen làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 6)

Xã hội ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, còn không ít những hiện tượng tiêu cực. Trong đó không thể không kể đến một số thành phần thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm. Đây quả thật là một vấn nạn của xã hội hiện đại.

Ta có thể hiểu lối sống ỷ lại dựa dẫm là lối sống phụ thuộc vào người khác, không có chính kiến của bản thân mình. Ví dụ như: có một số học sinh có thói quen không chịu làm bài tập mà cứ chờ bạn làm rồi mượn vở của bạn để copy, hoặc chờ ba mẹ soạn sách vở cho rồi chỉ việc cắp cặp đi học, hay chỉ đơn giản là chuyện ba mẹ dọn cơm ra rồi chỉ cần ngồi vào bàn ăn mà không ý thức tự giác phụ ba mẹ… Hiện tượng ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi các nhân nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Đối với bản thân, thói quen xấu đó sẽ khiến bản thân chúng ta càng ngày càng bị lệ thuộc vào người khác, sống không có lập trường, không tin tưởng vào năng lực của bản thân và sẽ làm ảnh hưởng tới ba mẹ, khiến ba mẹ lúc nào cũng phải canh cánh trong lòng không tin tưởng vào việc con mình làm. Đối với nhà trường, những học sinh như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành tích của chính học sinh đó nói riêng và với lớp, trường nói chung. Nghiêm trọng hơn, những học sinh như vậy sau này bước ra xã hội sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội, dễ bị dụ dỗ lôi kéo sa vào các tệ nạn xã hội, nghiện ngập, cờ bạc.

Hiện tượng sống ỷ lại, dựa dẫm bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do học sinh quá lười biếng, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người khác, chưa có chính kiến và lập trường của bản thân. Còn nguyên nhân khách quan là do chưa được giáo dục đúng cách, luôn được cưng chiều quá mức, ba mẹ nuông chiều làm hết việc cho con cái khiến con không biết làm việc gì, luôn ỷ lại dựa dẫm vào người khác. Để giải quyết vấn nạn các thanh thiếu niên có lối sống ỷ lại, dựa dẫm cần đến những giải pháp đồng bộ. Nhà trường và gia đình nên rèn luyện cho con em mình cách sống tự chủ, tư lập. Lồng ghép các bài học giáo dục, các tác hại và sự ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen xấu vào các bài học ở trường, ở lớp.

Mỗi chúng ta là những thanh thiếu niên, là những mầm non tương lai của đất nước. Cần nhận thức được lối sống ỷ lại, dựa dẫm có tác hại xấu với chúng ta như thế nào. Từ đó, chúng ta cần có những việc làm cụ thể. Chúng ta nên cố gắng để phát triển bản thân, để có bản thân có đủ năng lực không cần ỷ lại vào người khác, có thể tự lực gánh sinh trong mọi chuyện.

Như vậy, lối sống ỷ lại, dựa dẫm của thanh thiếu niên hiện nay quả thật là một vấn nạn đáng báo động của xã hội hiện đại. Để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, cần đến sự chung tay của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng trong việc đẩy lùi tệ nạn sống ỷ lại, dựa dẫm.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 7)

Khi chúng ta nhắc đến thói quen xấu, chúng ta sẽ nhận thức được rằng có vô số những thói quen đen tối mà chúng ta "sở hữu". Đôi khi, một số người thậm chí có thể có nhiều thói quen tiêu cực hơn so với những thói quen tích cực. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự thành công và hạnh phúc trong tương lai, vì cả hai đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những thói quen của chính mình.

Với thế giới hiện đại ngày nay, nơi mọi thứ đều tiện lợi và hiện đại, giới trẻ đã nhanh chóng thích nghi với xu hướng và trở nên năng động, sáng tạo hơn nhiều so với những thế hệ trước đây. Tuy nhiên, những thói quen tích cực như việc dậy sớm, chăm chỉ, cần cù và kỉ luật thường dễ bị áp đảo bởi những thói quen xấu. Những thói quen này có thể xuất phát từ suy nghĩ và môi trường sống, ví dụ như thời gian ngủ chiếm ưu thế so với các hoạt động học tập, vận động, hay những thói quen tiêu cực như nói xấu, lề mề, ích kỉ, và đặc biệt là thói lười biếng.

Thói lười biếng được xem là "kẻ thù lớn" đối với việc duy trì thói quen kỉ luật trong thời gian dài. Để giữ vững những thói quen tích cực, con người cần được giáo dục từ khi còn nhỏ và phải liên tục phát huy điều đó đến khi trưởng thành và già đi. Kỉ luật giúp mọi người duy trì sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày, từ giấc ngủ, thời gian cá nhân, học tập, đến thể thao. Điều này có thể hỗ trợ trong công việc, học tập và duy trì sức khỏe.

Tuy nhiên, thói quen xấu lại giống như một loại virus, nhanh chóng xâm nhập và chiếm giữ những thói quen tích cực. Thói lười biếng, chẳng hạn như, có thể làm suy giảm động lực học tập và sự sáng tạo. Với khẩu hiệu "Chơi chút đã tí học sau" hoặc "Ngày mai học bù cũng được," một số người trẻ dễ dàng rơi vào thói quen của việc trì hoãn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến học tập, mà còn mở ra cánh cửa cho sự lười biếng trong công việc gia đình, như không muốn tham gia vào việc quét dọn, nấu ăn, hoặc thậm chí chỉ nằm im chơi game và xem điện thoại.

Thói lười biếng không chỉ gây mệt mỏi liên tục, nguy cơ vận động kém, mà còn hạn chế sự sáng tạo và tri thức. Nó có thể tạo ra một môi trường nhàm chán và tẻ nhạt, khiến các mối quan hệ gia đình và xã hội trở nên căng thẳng và nhạt nhẽo. Cảm giác chê trách từ bố mẹ, sự xa lạ từ bạn bè là điều mà người lười biếng phải đối mặt hàng ngày.

Thói lười biếng còn khiến cho cơ thể luôn mệt mỏi, không muốn tham gia vào hoạt động vận động, từ đó giảm sự sáng tạo và tri thức của bản thân. Nó hạn chế sự phát triển và làm giới hạn các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, khiến cho bản thân trở nên tách biệt và không muốn tìm kiếm mối quan hệ xã hội mới.

Vì vậy, giới trẻ cần nhận thức về những thói xấu mà họ đang mắc phải và sống có trách nhiệm với chính mình và cộng đồng xung quanh. Họ cần quyết tâm sửa chữa và thay đổi từng chút một, dành thời gian để xây dựng kế hoạch kỉ luật, và đặc biệt là giữ vững ý chí, kiên trì và sự chăm chỉ khi mới bắt đầu. Những nỗ lực này không chỉ giúp họ thoát ra khỏi thói lười biếng mà còn tạo ra một tương lai thành công, tràn đầy hạnh phúc và tự hào về những thay đổi mà họ đã tạo ra cho bản thân.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 8)

Khi nhắc đến thói quen xấu, con người chúng ta “sở hữu” vô vàn những thói quen ấy, có người còn có thói xấu nhiều hơn là những thói quen tốt, tích cực. Sự thành công trong tương lai, cùng mọi sự bình yên, hạnh phúc đều được quyết định phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của bản thân. Với thời thế hiện nay, khi mà mọi thứ đều trở nên hiện đại, tiện ích, lớp trẻ cũng rất nhanh bắt kịp với mọi xu thế và trở nên năng động, sáng tạo hơn rất nhiều so với những thế hệ trước. Tuy nhiên những thói quen tốt như dậy sớm, chăm chỉ, cần cù, kỉ luật,… rất dễ bị đàn áp bởi những thói quen xấu được hình thành từ suy nghĩ, môi trường sống như thời gian ngủ chiếm lượng lớn hơn các hoạt động học tập, vận động, nói xấu, lề mề, ích kỉ,.. Đặc biệt nhất vẫn chính là thói lười biếng. Để giữ vững được thói quen kỉ luật trong thời gian dài, thì con người phải được dạy từ khi còn rất nhỏ và vẫn luôn phải phát huy điều đó đến khi trưởng thành, già đi bởi kỉ luật giúp cho mỗi người hoạt động đúng theo quỹ đạo, từ giấc ngủ, thời gian sinh hoạt cá nhân, học tập, thể thao… cân bằng được cuộc sống của chính mình, rèn luyện được những thói quen tốt giúp ích trong công việc, học hành, sức khỏe. Nhưng thói quen xấu tựa như con virus rất nhanh sẽ xâm nhập, đánh chiếm thói quen tốt, lười biếng trong việc học, với châm ngôn “Chơi chút đã tí học sau” hay “Ngày mai học bù cũng được”, ngay cả trong những công việc giúp đỡ gia đình như quét tước, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, một phần giới trẻ lười biếng đến mức về nhà chỉ nằm im một chỗ bấm lướt, xem điện thoại, chơi game, ngủ để mặc mọi thứ cho bố mẹ, anh chị em làm. Đỉnh điểm của thói lười biếng chính là việc ngưng bắt đầu tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè, bạn học xung quanh, coi đó là điều phiền phức, rắc rối, sợ bạn rủ đi chơi, sợ cãi nhau, không muốn nói chuyện,… Tất cả điều đó khiến cho tương lai của người sở hữu thói lười biếng sẽ trở nên thảm hại hơn so với những người đang ngày càng tích cực, sống hết mình, sống nhiệt tình, ngày ngày bận rộn với biết bao điều bổ ích giúp đỡ cho việc học, công việc, cuộc sống sẽ không biết đến sự nhàm chá, tẻ nhạt. Lười khiến cơ thể lúc nào cũng mỏi mệt, không muốn vận động tiêu hao tinh lực cho mọi điều, giảm thiểu sự sáng tạo, tri thức cũng trở nên hạn hẹp, chỉ mãi quẩn quanh trong những thứ cơ bản đầy hạn chế và tiêu cực, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội trở nên căng thẳng, nhạt nhẽo, bố mẹ chê trách, bạn bè không còn muốn tiếp xúc,… Từ đó ta nhận thấy được, chỉ cần bản thân lơ là một chút để mặc bản thân đi trái với con đường bằng phẳng, an toàn đã được thiết lập trước đó sẽ chỉ tự dồn mình vào ngõ cụt, thất bại với mọi điều, muốn bắt đầu lại cũng trở thành một thử thách gian nan lâu dài. Vậy nên, để có sớm thoát ra được thói xấu ấy, giới trẻ cần nhận thức được những thói xấu mà bản thân mình mắc phải, sống có trách nhiệm với chính mình cùng mọi người xung quanh, quyết tập sửa chữa, thay đổi từ từ, dần dần, dành ra cho riêng bản thân kế hoạch kỉ luật trân trọng mọi phút giây đẻ học tập, đọc sách, làm việc,… vì một tương lai thành công, tốt đẹp, chinh phục được mục tiêu mà mình mong muốn và hơn hết chặng đường thay đổi cần phải có chính là ý chí, kiên định, chăm chỉ không buông tay khi chỉ mới bắt đầu. Làm được những điều đó và đạt được thứ bản thân muốn, thì nhìn lại quãng thời gian ấy ta cũng sẽ không hối hận mà còn lấy làm tự hào, may mắn, cảm tạ chính mình đã thay đổi.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 9)

Sự trì hoãn có thể tạo ra một loạt hậu quả và vấn đề phức tạp không chỉ trong công việc mà còn ảnh hưởng đến đời sống cá nhân. Trì hoãn không chỉ là một hành vi đơn thuần, mà còn là nguồn gốc của nhiều vấn đề tâm lý và xã hội.

Khi người ta trì hoãn, hậu quả đầu tiên là căng thẳng và cảm giác tội lỗi. Áp lực từ việc hoàn thành công việc, đáp ứng trách nhiệm và tiến độ làm cho tâm trạng trở nên căng thẳng và nặng nề. Đồng thời, cảm giác tội lỗi xuất phát từ việc không thực hiện được các cam kết và trách nhiệm đã đề ra. Những cảm xúc này kết hợp lại với nhau và tạo nên một tình trạng khó chịu, thậm chí là khủng hoảng tâm lý.

Ngoài ra, sự trì hoãn còn mang đến những hậu quả lớn trong năng suất lao động cá nhân. Việc không đáp ứng được trách nhiệm và cam kết về thời hạn làm cho người trì hoãn trở thành đối tượng chỉ trích, phê bình và dày vò của xã hội. Sự thất bại trong công việc có thể dẫn đến mất mát nghiêm trọng trong danh tiếng và địa vị xã hội của họ.

Người mắc bệnh trì hoãn thường phải đối mặt với tâm trạng lo lắng, thiếu ngủ và căng thẳng khi hạn chót của công việc đang đến gần. Họ cảm thấy áp đặt và sợ hãi, buộc họ phải tăng cường nỗ lực để hoàn thành công việc theo đúng thời hạn. Trì hoãn không chỉ là vấn đề của bản thân công việc mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người trì hoãn.

Việc trì hoãn không chỉ làm cho công việc trở nên dồn dập và quá tải mà còn tạo ra khó khăn trong việc duy trì hoạt động bình thường. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho người trì hoãn khi họ gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết, tạo ra sự không chắc chắn và không tin cậy từ phía xã hội. Người ta có thể đánh giá họ là thiếu ý chí, lười biếng, thiếu quyết tâm và không có sự chú tâm, tập trung trong công việc. Sự trì hoãn trở thành một tình trạng khó khăn, đồng thời mở ra cánh cửa cho sự kỳ thị và đánh giá tiêu cực từ xã hội. Điều này khiến người mắc bệnh trì hoãn cảm thấy mất lòng tin vào bản thân, khó khăn trong việc xây dựng niềm tin và tin tưởng từ người khác.

Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay (mẫu 10)

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có lí tưởng.

Lí tưởng là gì? Có thể hiểu, lí tưởng là những điều tốt đẹp, chân lí cao đẹp, sống có lí tưởng chính là sống hướng đến những mục đích cao cả, tốt đẹp, phù hợp với hoàn cảnh bản thân và bối cảnh xã hội. Lí tưởng sống cũng là sống có ước mơ, có hoài bão và khát vọng sống ý nghĩa cho đời, cho xã hội. Người có lí tưởng sống thường mang trong mình những mục tiêu sống nhất định, luôn hướng hành động và suy nghĩ của mình đến những điều tốt đẹp, cao cả, luôn cố gắng hoàn thiện bản thân theo những chuẩn mực tiến bộ của xã hội. Một trong những lí tưởng sống đẹp chính là sống vì mọi người, vì những mục đích chung của toàn thể xã hội.

Bàn về lí tưởng sống, sẽ nhiều người đặt câu hỏi "Vì sao phải có lí tưởng sống?", hay "lí tưởng sống có vai trò và ý nghĩa gì?", quả thực chúng ta muốn ai đó làm bất điều gì trước tiên phải làm cho họ hiểu mục đích và ý nghĩa của việc làm đó, muốn thanh niên sống có lí tưởng cũng như vậy, phải làm cho thanh niên hiểu vai trò của lí tưởng sống. Có thể nói, lí tưởng sống có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và làm đẹp tâm hồn của thanh niên nói riêng, con người nói chung.

Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi đã nói: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống”. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ đến hình ảnh Bác Hồ trong cuộc trò chuyện với bác Lê - một người bạn của Bác trước khi Người rời khỏi Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Năm ấy, khi bác Lê hỏi tiền đâu, Bác đã đưa hai bàn tay ra và nói tiền đây. Trong lòng người thanh niên Nguyễn Tất Thành ngày ấy là cả một nhiệt huyết tràn đầy lí tưởng tìm đường cứu đất nước. Bác có lí tưởng, đó là con đường Cách mạng và Bác đã dùng hai bàn tay của mình để thực hiện lí tưởng đó. Cuối cùng, Bác đã thành công.

Vậy nên, khi chúng ta có lí tưởng, có mục tiêu của cuộc đời mình chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng để hoàn thành nó. Con người sống trong cuộc đời này ai cũng có ước mơ, có mục đích sống. Và chỉ khi đó ta mới sống hết mình, sống có kế hoạch, sống đúng nghĩa của sống. Lý tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn. Người sống có lý tưởng sẽ thành công hơn trong cuộc sống, trở thành một người lạc quan, sống có ích cho xã hội. Đó là điều hiển nhiên và Bác Hồ là một minh chứng rõ nhất. Hoặc lướt đọc qua cuộc đời của những người thành công ta không thể phủ nhận một điều rằng họ có ước mơ, họ phấn đấu từng ngày để hoàn thiện ước mơ. Mỗi người nên tự lựa chọn cho mình một lối đi riêng, một cuộc đời, một lí tưởng riêng và không ngừng nỗ lực để đi đến cuối đỉnh của thành công - hoàn thành lí tưởng của cuộc đời mình.

Một điều ta rõ ràng có thể thấy, những người thành công luôn là những người sống có lí tưởng, kiên trì theo đuổi đam mê. Còn những thanh niên sống chơi bời, lêu lổng, nghĩ rằng đó là điều tốt, họ buông thả trước cuộc đời. Họ - những con người đó sẽ đi theo con đường sai trái. Thế hệ thanh niên chúng ta bây giờ nên lựa chọn thái độ sống tích cực, sống có ích cho xã hội. Sống để những năm tháng sau này khi nhìn lại ta sẽ không thấy hối tiếc vì những gì đã qua. Riêng đối với bản thân tôi, tôi không có lí tưởng cao siêu hay vĩ đại, nhưng tôi biết tôi muốn được đem cái chữ về với buôn làng, về những nơi núi đồi nghèo khổ. Và tôi vẫn đang hằng ngày tích cực học tập, rèn luyện để có thể thực hiện điều đó.

Sống trong cuộc đời này, thế giới đang không ngừng biến đổi, nếu bạn không có mục đích, có lí tưởng bạn sẽ sớm bị guồng quay xã hội đảo ngược. Hãy chọn cho bản thân một cuộc sống thật ý nghĩa, để những giọt mồ hôi, giọt máu của những thế hệ đã qua không đổ một cách vô ích. Và cuối cùng tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: "Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có mặt trời."

1 713 17/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: