TOP 10 mẫu Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (2024) SIÊU HAY

Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 11 hay hơn.

1 798 20/07/2024


Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Đề bài: Em hãy viết bài nghị luận về tác phẩm kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

TOP 10 mẫu Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - mẫu 1

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Kịch Lưu Quang Vũ được đánh giá là thành công nhất của ông, cũng làm nên tên tuổi của ông trong nền văn học đương đại. Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những vở kịch tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ. Đoạn trích: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là cảnh VII và đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Đoạn trích đã đặt ra vấn đề quan trọng giữa một việc sống hài hoà, trọn vẹn cả thể xác lẫn tinh thần của con người trong cuộc sống.

Đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” tập trung kể về cuộc đời của chàng Trương Ba, là một người có tài đánh cờ xuất chúng nhưng không may chết oan do sự nhầm lẫn của Nam Tào. Nhằm chuộc lại lỗi lầm của mình Nam Tào và Đế Thích đã cho Trương Ba sống lại nhưng trong một thể xác của người khác. Ban đầu mọi thứ có vẻ thuận lợi khi Trương Ba được sống lại trên trần thế, nhưng dần dần mọi thứ lại trở nên khó khăn, rắc rối vì thể xác và tâm hồn của Trương Ba không hòa nhập với nhau. Trương Ba vốn là một người có học thức còn anh bán thịt lại là người thô lỗ, phàm tục, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn, sự xô xát không thể tránh khỏi giữa phần xác và phần hồn. Những đòi hỏi vô lý của người vợ, sự xa lạ của gia đình và những người thân yêu… tất cả đã đẩy chàng Trương Ba vào bi kịch mới: sống còn đau khổ hơn cả cái chết. Với nội dung như vậy đoạn trích đặt ra rất nhiều vấn đề quan trọng giữa sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, về ý nghĩa cuộc sống của con người, về khái niệm sống toàn vẹn.

Đế Thích và Nam Tào tượng trưng cho khuôn phép, luật pháp của xã hội. Đế Thích cho rằng không ai có thể sống toàn vẹn, mỗi người đều phải tuân thủ những quy tắc và những khuôn khổ của xã hội. Nhưng Trương Ba lại khác ông không hề chấp nhận điều này, ông tin rằng con người cần phải được sống trọn vẹn cả phần hồn lẫn phải xác. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi tâm hồn và thể xác hòa nhập thành một khối thống nhất. Nếu sống tầm gửi, sống bám vào thân xác của người khác thì thật tẻ nhạt, buồn chán, như vậy con người cũng sẽ đánh mất chính mình. Bởi thế ông đã từ chối được sống tiếp, chấp nhận cái chết để bảo toàn danh dự, giá trị của bản thân. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích xoay quanh những quan niệm của con người về giá trị đích thực của cuộc sống, về thế nào là sống toàn vẹn, những lời khẳng định mạnh mẽ của Trương Ba… đánh dấu cuộc đấu tranh của con người để chống lại những ràng buộc, định kiến của xã hội. Thể hiện khát khao khẳng định cái tôi của mình.

Linh hồn của đoạn trích này là Trương Ba, một nhân vật đã được tác giả tập trung khai thác. Trương Ba mang những nét tính cách điển hình, là tượng trưng cho một bộ phận con người trong xã hội. Họ biết sống với đúng giá trị của mình, quyết không thỏa hiệp, nhượng bộ mà đánh mất đi bản sắc của mình. Dẫu có phải chết thì vẫn kiên định với chính kiến, quan điểm của mình.

Với cách xây dựng tình huống độc đáo, tính kịch được đẩy lên cao trào, xoáy sâu vào các xung đột giữa các nhân vật trong kịch, cách dẫn dắt mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn kịch hợp lý. Đoạn trích: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” có cốt truyện hoàn toàn mang tính tưởng tượng, hư cấu. Kết thúc nhân vật mang tính chất bi kịch thường thấy song hoàn toàn là sự giải thoát phù hợp với tư tưởng, hành động trước đó của nhân vật.

Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - mẫu 2

Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt: tốt và xấu. Con người cũng có mặt hoàn thiện và mặt chưa hoàn thiện. Vì thế, trong cuộc sống con người không ngừng đấu tranh vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Câu nói của Trương Ba trong vở kịch nổi tiếng “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” đã phần nào nói lên được nội dung ấy: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

“Bên trong” là tất cả những gì không thể nhìn thấy được, đó là suy nghĩ, tư tưởng, khát vọng,… “Bên ngoài” là tất cả những gì có thể thấy được, cảm nhận được, đó là hành động, cách hành xử, ứng xử… “Toàn vẹn” - con người là thể thống nhất có sự hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa ý chí và hành động. Sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nghĩa là sống không thực với con người của mình. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ biết hưởng thụ, thoả mãn nhu cầu của bản thân. Con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác, và nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình, cho những người xung quanh, làm cho chính mình bị tổn thương. Như vậy thì làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh. Ví dụ như Trương Ba, phải sống nhờ thân xác kẻ khác nên tâm hồn bị tha hóa, bị vấy bẩn phải chạy theo những dục vọng thấp hèn. Hay nhiều sinh viên nghèo tỉnh lẻ lên học đại học ở thành phố, vì sĩ diện với bạn bè nên bề ngoài thể hiện sự khá giả, ăn chơi bằng cách lừa dối bố mẹ: xin tiền học phí để lấy tiền đi chơi. Một thầy giáo ở Quảng Ngãi, ban ngày đi dạy học, ban đêm là đại ca của một băng cướp…Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh…là những hiện tượng xã hội gây nhức nhối trong thời gian gần đây. Người có lối sống như vậy là người không đáng tin cậy. Bởi vì bản thân những người đó đều là những kẻ sống không thành thực, những người gian dối, cần cảnh giác!

“Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một người hoàn thiện, một người có suy nghĩ và hành động đồng nhất. Trong ngữ cảnh này, một người toàn vẹn là một người sống thật với bản thân mình, chấp nhận sự thật về bản thân mình. Sống mà không làm hại đến người khác, sống không lừa lọc, sống không dối trá, giả tạo, hai mặt.

Mỗi một người khi được sinh ra trong đời đều được tạo hóa ban cho thể xác và linh hồn riêng. Thể xác và linh hồn là hai phần tuy khác nhau nhưng hợp nhất với nhau và cùng nhau tồn tại hình thành nên con người. Vì vậy hãy sống là chính mình, đừng bao giờ lừa dối bản thân hay người khác, cũng đừng sống chia đôi mình ra để rồi lời nói, hành động không khớp với nhau. Hãy là một cái tôi toàn vẹn. Không nên sống nhờ vả vào người khác. Bởi tạo hoá sinh ra chúng ta, cuộc sống này là của chúng ta, vì vậy phải do chính ta quyết định. Không ai có thể quyết định nên số phận cho ta, chính chúng ta phải làm nên số phận của chính bản thân mình. Đúng vậy không bạn ?

Cần làm gì để để thật sự là một con người toàn vẹn, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, bạn hãy luyện tập thói quen sống có cùng một suy nghĩ và hành động, phải hài hòa giữa suy nghĩ và hành động. Hãy sống thành thật với cộng đồng sống phải thành thật với chính bản thân mình!

Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, câu nói của Lưu Quang Vũ còn muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cách sống trên là cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , câu nói còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - mẫu 3

Lưu Quang Vũ là một trong các nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những vở kịch tiêu biểu nhất trong con đường sự nghiệp của ông là Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đồng thời gửi gắm rất nhiều bài học, tư tưởng nhân văn ý nghĩa và sâu sắc.

Trương Ba có tài đánh cờ rất giỏi nhưng bị chết oan do trong lúc làm việc không chú ý, Nam Tào đã nhầm lẫn và gây ra sự việc ngoài ý muốn làm cho Trương Ba phải chết. Vì muốn sửa sai, chuộc lại lỗi lầm nên Nam Tào và Đế Thích đã bàn nhau cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào thân xác của anh hàng thịt mới chết không lâu. Tưởng chừng như mọi việc đã êm xuôi, nhưng không. Trong thời gian trú nhờ xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không ít lần gặp phải nhiều việc phiền toái như lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, hay ngay đến cả gia đình– những người thương yêu và quý trọng nhất giờ đây cũng làm cho ông cảm thấy thật xa lạ... Bản thân Trương Ba cũng dằn vặt và đau khổ rất nhiều vì phải sống trái với quy luật tự nhiên. Đặc biệt là khi mà xác anh hàng thịt đã gây ảnh hưởng, làm cho hồn Trương Ba nhiễm một vài thói quen xấu. Đoạn trích trong sách giáo khao kể về cuộc đối thoại giữa Trương Ba cùng với các nhân vật.

Đầu tiên là cuộc đối thoại gay gắt, nảy lửa giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Bản thân Trương Ba, ông cho rằng từ trước tới giờ, kể cả khi đã chết thì bản thân mình vẫn có một đời sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn. Ông coi thường và cho rằng xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài với sự âm u, đui mù, “không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc” nếu có thì cũng chỉ là “những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thút”. Nhưng xác hàng thịt thì lại khác, cái xác cho rằng hồn Trương Ba sẽ không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, đồng nghĩa với mọi việc làm, mọi hành động của hồn Trương Ba sẽ đều chịu sự chi phối của cái xác anh hàng thịt. Đây chính là một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa phần con và phần người cũng giống như giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Qua cuộc đối thoại này, nhà văn đã gửi gắm tới độc giả thông điệp: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người chúng ta được sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa phần xác và phần hồn.

Tiếp đến, hồn Trương Ba đã có cuộc trò chuyện và giãi bày những tâm sự cùng với người thân trong gia đình. Trước tình cảnh éo le mà Trương Ba gặp phải, mỗi một thành viên lại có một thái độ khác nhau. Trước sự thay đổi đột ngột của chồng mình, vợ Trương Ba đau đớn mà thốt lên : “Ông đâu còn là ông”, bà cho rằng ông một mực muốn rời khỏi gia đình này để đi cày thuê làm mướn để được tự do với vợ anh hàng thịt. Còn cái Gái, đứa cháu thương ông nhất nhưng giờ đây nó cũng chẳng chịu nhận ông, và cho rằng ông nội của mình đã chết thay vào đó là một người vô cùng thô lỗ, vụng về “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”. Duy nhất trong nhà chỉ có chị con dâu là cảm thông, chia sẻ và yêu thương với người ba chồng đáng thương này Trương Ba, nhưng dù vậy chị ấy vẫn không nhận ra ông Trương Ba của ngày. Ở một vị trí khác nhau, một thái độ, cảm nhận khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba, ông đã chẳng còn nguyên vẹn, trong sạch hay thẳng thắn. Để rồi, từ đó Trương Ba mới vỡ lẽ, mới nhận ra sự thay đổi của bản thân đồng thời cũng là sự lấn át của phần xác đối đối với phần hồn trong ông. Vậy nên ông đã đươc ra quyết định, Trương Ba sẽ trả lại xác cho anh hàng thịt.

Chính cái quyết định đó đã dẫn đến cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích. Trương Ba đã chỉ rõ ràng cái sai mà Đế Thích đã gây ra: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Trương Ba bày tỏ mong ước của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng Đế Thích lại chẳng cho là vậy mà đáp: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi dây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!” Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi nghe tin cu Tị chết, Đế Thích đã đề nghị cho hồn Trương Ba được nhập vào cu Tị, nhưng trải qua bao sự việc, Trương Ba đã thẳng thừng từ chối. Ông đã nhận ra sẽ có một loạt những rắc rối tồi tệ đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và những người thân trong gia đình mình biết đầu đuôi câu chuyện và đặc biệt là cái Gái – dù là cháu gái của mình nhưng với nó, cu Tị là người bạn thân nhất. Hoặc có khi sẽ phải sang nhà chị Lụa ở, tạo ra cơ hội để bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi về mình… Cuối cùng, Trương Ba đã từ chối ý tốt ấy và yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị được sống lại còn bản thân mình sẽ chết cùng phần xác. Đây quả thật là một cái kết rất hợp lí và có hậu, nếu ta xét theo ý nghĩa đó thì đó chính kết quả của cuộc đấu tranh giữa khát khao được sống, nhưng lại không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, không được là chính mình.

Qua tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

Nghị luận về Tôi muốn được là tôi toàn vẹn - mẫu 4

Lưu Quang Vũ là mội nhà thơ khá nổi tiếng trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX, được nhiều bạn đọc yêu mến. Đến đầu những năm tám mươi thì Lưu Quang Vũ chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ trong bảy, tám năm, ông đã sáng tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết đều được dàn dựng. Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người, đấu tranh khá quyết liệt với cái ác, cái xấu, nhất là đấu tranh chống tiêu cực để làm cho cuộc sống trong sạch hơn, tốt đẹp hơn. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, mà đặc biệt là trong lời thoại sau đây giữa Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích đã cho ta thấy cái khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của Lưu Quang Vũ: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.... sống nhờ vào đồ đạc, cuả cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phảỉ sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhìn tôi sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.

Lời thoại này chính là những lời Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết. Như chúng ta đã biết Hồn Trương Ba, da hàng thịt được Lưu Quang Vũ sáng tác theo hướng khai thác, cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, thể hiện một triếi lí sâu sắc về lẽ sống, lẽ làm người, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong cuộc sống hiện thời. Tuy khai thác đề tài từ cốt truyện dân gian, nhưng trong vở kịch này Lưu Quang Vũ có một sự sáng tạo rất độc đáo: trong truyện dân gian thì khi Hồn Trương Ba được tiên Đế Thích cho nhập vào xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba vẫn sống bình thản, còn trong vở kịch này thì Hồn Trương Ba sống quay quắt, luôn có những xung đột nội tâm rất căng thẳng. Hồn Trương Ba đã phải trải qua những cuộc đấu tranh gay gắt với chính thể xác mà mình trú ngụ - thể xác đầy ham muốn bản năng của anh hàng thịt. Và Lưu Quang Vũ đã đẩy kịch tính lên tới điểm đỉnh là khi Hồn Trương Ba sắp ngã vào tay chị vợ anh hàng thịt, suýt chút nữa sự thanh sạch của Hồn Trương Ba bị thân xác lấn át, công với sự xa lánh của những người thân trong gia đình khiến Hồn Trương Ba càng đau đớn, xót xa. Để gỡ nút thắt của tình huống kịch này, Lưu Quang Vũ đã để cho Hồn Trương Ba đi đến một quyết định dứt khoát là không thể kéo dài mãi cuộc sống như thế nữa: “Không thế bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn'. Lời thoại này đã nói lên tấn bi kịch, sự trớ trêu trong Hồn Trương Ba, đó là sự mâu thuẫn giữa một tâm hồn đẹp với một thân xác thô lỗ, phàm phu tục tử. Lời thoại này đã cho ta thấy rõ quan điểm, triết lí về nhân sinh của Lưu Quang Vũ. Lưu Quang Vũ cho rằng: cuộc sống của con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác. Hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối hoàn toàn bởi những nhu cầu bản năng của thân xác, nghĩa là những nhu cầu vật chất chi phối hoàn toàn đời sống tinh thần thì không thể có một tâm hồn thanh cao trong sáng được. Nói như thế, ở đây Lưu Quang Vũ không phải phủ nhận hoàn toàn nhu cầu về đời sống vật chất, mà chỉ muốn trong cuộc sống chúng ta phải biết kết hợp hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Nếu chúng ta chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần mà không lo đến đời sống vật chất thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng mấy tốt đẹp, chúng ta sẽ sống trong ảo tưởng bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Vì vậy chúng ta đừng bao giờ để đời sống vật chất làm sa ngã đời sống tinh thần.

Và trong lời thoại tiếp theo, Lưu Quang Vũ lại tiếp tục trình bày quan điểm của mình về cuộc sống: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!'. Lời thoại này chứng tỏ Hồn Trương Ba đã ý thức rõ về hoàn cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình. Hồn Trương Ba đã thấm thía nỗi đau khổ vì nhận ra tình trạng ngày càng chênh lệch giữa hồn và xác. Sự chênh lệch này đã được thể hiện ngay từ khi Hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt, hình dạng biến đổi, hành động biến đổi và những người thân trong gia đình ngày càng xa lánh, Trương Ba bây giờ đâu còn là Trương Ba như ngày trước nữa: “đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời vợ Trương Ba), 'Tôi không phải là cháu của ông', “ông nội tôi chết rồi”, “bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội tôi đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!”, “Ông xấu lắm, ác lắm! cút đi! Lão đồ tể, cút đi' (lời của cái Gái)... Hồn Trương Ba không thể sống mãi trong sự đau khổ, dằn vặt như thế nữa; nên đã phản kháng, không chấp nhận việc tiên Đế Thích cho mình sống nhờ vào thân xác anh hàng thịt. Lời phản kháng này chuẩn bị cho hành động quyết liệt, dứt khoát của Hồn Trương Ba là chọn cái chết, trả xác cho anh hàng thịt, để tâm hồn thanh thoát, không còn dằn vặt khổ đau.

Qua lời thoại này, Lưu Quang Vũ muốn bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: thế nào là một cuộc sống thật sự có ý nghĩa? Theo ông, sống thực sự cho ra con nsười không phải dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa là cuộc sống do chính bàn tay, khối óc mình tạo lập ra, sống cho chính mình, một cuộc sống thật sự có ích cho gia đình và xã hội. Nếu sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống không được là mình thì cuộc sống ấy vô nghĩa, không đáng sống, thà chết còn hơn.

Tóm lại, hai lời thoại trên của Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích đã bộc lộ quan điểm rất đúng đắn của Lưu Quang Vũ về cuộc sống. Đó cũng chính là sự suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, là sự phê phán một số mặt tiêu cực trong lối sống của một số người trong xã hội đương thời của Lưu Quang Vũ. Thực tế trong cuộc sống hôm nay không ít những con người sống nhờ vào thân thể, uy quyền của kẻ khác, sống bằng luồn cúi, nịnh bợ để được thăng quan tiến chức, sống bằng đồng tiền không phải do năng lực của mình làm ra mà đó là những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, của đồng chí, đồng đội, làm băng hoại cuộc sống xã hội, sống như thế là một cuộc sống thật xấu xa, đê tiện, đáng lên án và phỉ nhổ. Lưu Quang Vũ đã thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của mình về điều này qua những khổ đau, trăn trở của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt. Chính điều này đã lay động trái tim người đọc và người xem vở kịch này.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 5)

Có những tác phẩm ta đọc nhưng lại chẳng lưu một chút vấn vương, nhưng cũng có những tác phẩm, ta được soi mình trong đó, được đối thoại, được gợi mở giải quyết, được thức tỉnh tinh thần đến mức có thể thay đổi hành vi, nhận thức, lối sống ... Tôi đang muốn nhắc tới vở bi kịch nổi tiếng của nhà viết kịch xấu số mà xuất chúng bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Nếu bạn đọc đã đọc đến những trang cuối của tác phẩm, hẳn sẽ chẳng quên những câu nói quả quyết, mà cũng thật bi thương của Trương ba: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” tập trung kể về cuộc đời của chàng Trương Ba, là một người có tài đánh cờ xuất chúng nhưng không may chết oan do sự nhầm lẫn của Nam Tào. Nhằm chuộc lại lỗi lầm của mình Nam Tào và Đế Thích đã cho Trương Ba sống lại nhưng trong một thể xác của người khác. Ban đầu mọi thứ có vẻ thuận lợi khi Trương Ba được sống lại trên trần thế, nhưng dần dần mọi thứ lại trở nên khó khăn, rắc rối vì thể xác và tâm hồn của Trương Ba không hòa nhập với nhau. Trương Ba vốn là một người có học thức còn anh bán thịt lại là người thô lỗ, phàm tục, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn, sự xô xát không thể tránh khỏi giữa phần xác và phần hồn. Những đòi hỏi vô lý của người vợ, sự xa lạ của gia đình và những người thân yêu… tất cả đã đẩy chàng Trương Ba vào bi kịch mới: sống còn đau khổ hơn cả cái chết. Với nội dung như vậy đoạn trích đặt ra rất nhiều vấn đề quan trọng giữa sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, về ý nghĩa cuộc sống của con người, về khái niệm sống toàn vẹn.

Đế Thích và Nam Tào tượng trưng cho khuôn phép, luật pháp của xã hội. Đế Thích cho rằng không ai có thể sống toàn vẹn, mỗi người đều phải tuân thủ những quy tắc và những khuôn khổ của xã hội. Nhưng Trương Ba lại khác ông không hề chấp nhận điều này, ông tin rằng con người cần phải được sống trọn vẹn cả phần hồn lẫn phải xác. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi tâm hồn và thể xác hòa nhập thành một khối thống nhất. Nếu sống tầm gửi, sống bám vào thân xác của người khác thì thật tẻ nhạt, buồn chán, như vậy con người cũng sẽ đánh mất chính mình. Bởi thế ông đã từ chối được sống tiếp, chấp nhận cái chết để bảo toàn danh dự, giá trị của bản thân. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích xoay quanh những quan niệm của con người về giá trị đích thực của cuộc sống, về thế nào là sống toàn vẹn, những lời khẳng định mạnh mẽ của Trương Ba… đánh dấu cuộc đấu tranh của con người để chống lại những ràng buộc, định kiến của xã hội. Thể hiện khát khao khẳng định cái tôi của mình.

Linh hồn của đoạn trích này là Trương Ba, một nhân vật đã được tác giả tập trung khai thác. Trương Ba mang những nét tính cách điển hình, là tượng trưng cho một bộ phận con người trong xã hội. Họ biết sống với đúng giá trị của mình, quyết không thỏa hiệp, nhượng bộ mà đánh mất đi bản sắc của mình. Dẫu có phải chết thì vẫn kiên định với chính kiến, quan điểm của mình.

Tuy Trương Ba đã vĩnh viễn rời khỏi thế gian, thế nhưng cái kết của hàng loạt những bi kịch xảy ra lại là một cái kết hợp lý đem lại sự thỏa mãn cho người xem, người đọc. Đồng thời cũng nổi bật được một số tư tưởng nhân văn và Lưu Quang Vũ muốn truyền đạt trong tác phẩm bao gồm vẻ đẹp của tấm lòng đạo đức cao thượng không vì lối sống vị kỷ mà để ảnh hưởng tới người khác, hay nhận thức về việc sống thật sự, sự gắn kết biện chứng giữa hồn và xác, cuối cùng là một phương thức "sống" mới, đó chính là sống trong trái tim và ký ức của những người hằng thương yêu.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 6)

Trong tác phẩm Tôi muốn được và tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ còn đề cập đến sự thay đổi trong tư duy và quan điểm của con người khi họ đối mặt với những tình huống khó khăn. Trương Ba sau khi nhập vào thân xác của người khác, trải qua những trải nghiệm mới và phải đối mặt với sự phản đối từ gia đình và những người xung quanh. Điều này khiến ông nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong bản thân và mất đi sự nguyên vẹn, trong sạch mà ông từng tự hào.

Tôi muốn được và tôi toàn vẹn kể về câu chuyện của Trương Ba, một người có tài đánh cờ xuất chúng nhưng bị chết oan do một sai lầm của Nam Tào. Nhằm chuộc lại lỗi lầm, Nam Tào và Đế Thích đã đồng ý đưa linh hồn của Trương Ba nhập vào thân xác một người khác. Ban đầu, có vẻ như mọi thứ đã ổn định, nhưng trong thời gian ở trong thân xác mới, Trương Ba gặp phải nhiều rắc rối và xung đột như sự nóng nảy của xác, yêu cầu của vợ, cả sự xa lạ với gia đình và những người thân yêu. Qua cuộc trò chuyện với Đế Thích, tác giả đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và khái niệm về việc sống toàn vẹn. Đế Thích cho rằng không ai có thể sống toàn vẹn và mỗi người đều phải tuân thủ những quy tắc và khuôn khổ xã hội. Nhưng Trương Ba không chấp nhận ý kiến này, ông tin rằng cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mình sống theo đúng giá trị và tâm hồn của mình. Ông từ chối trở thành người khác và quyết định chấp nhận cái chết để trở về với trạng thái nguyên vẹn và tự nhiên của bản thân.

Tôi muốn được và tôi toàn vẹn cũng khai thác vấn đề về bản chất con người và ảnh hưởng của xã hội đối với cá nhân. Trương Ba cho rằng bản thân mình vẫn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi xác hàng thịt, trong khi xác hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba không thể tách rời xác và mọi hành động của ông đều chịu ảnh hưởng của xác. Cuộc đấu tranh này phản ánh mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa ý thức và áp lực xã hội. Từ đó, tác phẩm đặt câu hỏi về tình trạng tự do cá nhân và khả năng sống đúng với bản thân trong một xã hội có nhiều ràng buộc và quy tắc. Cuối cùng, Tôi muốn được và tôi toàn vẹn mang đến một cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống và sự tồn tại của con người. Tác giả nhấn mạnh về việc sống đúng với giá trị và tâm hồn của bản thân, sống một cuộc sống tự nhiên và hài hòa. Việc sống đúng với bản thân và không bị mất đi nguyên vẹn, trong sạch của tâm hồn là điều quan trọng hơn việc chỉ sống một cuộc sống giả tạo, không chân thành với chính mình. Tôi muốn được và tôi toàn vẹn cũng khắc họa sự tương đồng và mâu thuẫn giữa con người và xã hội. Trương Ba đại diện cho sự tự do, cá nhân hóa và khao khát được sống đúng với bản thân, trong khi xã hội đại diện cho áp lực, quy tắc và khuôn khổ. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích đánh dấu sự đối đầu giữa cá nhân và xã hội, giữa quyền tự do và sự ràng buộc.

Tác phẩm Tôi muốn được và tôi toàn vẹn là một tác phẩm nghệ thuật đầy ý nghĩa và sâu sắc của Lưu Quang Vũ. Qua việc khắc họa câu chuyện của Trương Ba và cuộc đấu tranh của ông để sống đúng với bản thân, tác giả gửi đi thông điệp về tầm quan trọng của sự tự do, sự toàn vẹn và sự sống đúng với giá trị và tâm hồn của chính mình.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 7)

Lưu Quang Vũ được coi là một trong những hiện tượng đáng chú ý của nền văn học dân tộc trong những năm 80 của thế kỉ XX. Không chỉ ghi dấu ấn của mình với thơ, ông còn khẳng định vị thế của mình trong thể loại kịch với số lượng vở kịch được dàn dựng hầu hết thu hút công chúng đến từ mọi miền đất nước. Kịch của Lưu Quang Vũ viết về nhiều đề tài, giàu tính triết lí và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” cũng là một vở kịch như thế. Ở đây ta dễ dàng bắt gặp tính triết lí ấy hiển hiện ngay trên lời thoại của nhân vật trong đó câu nói “Không thể sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” đã thể hiện tình huống éo le của nhân vật Trương Ba.

Câu nói trên là lời nói của nhân vật Hồn Trương Ba với Đế Thích,mang đậm tính triết lí, ấy là sự hài hòa, thống nhất giữa hồn và xác trong một con người. Nó thể hiện khát vọng sống khi nhân vật ý thức được bi kịch từ cuộc sống của chính mình- phải sống gán gửi, tạm bợ trên thân xác của anh hàng thịt. Nói như thế, có nghĩa là nhân vật muốn thoát ra khỏi thực tại, mong muốn được sống là chính mình mà không bị sự điều khiển, chịu sự chi phối của thân xác vốn không phải là của mình.

Tình huống éo le của nhân vật xuất phát từ việc sai sót của Nam Tào, Bắc Đẩu khiến ông Trương Ba chết đi và Đế Thích rất có thiện ý muốn sửa sai. Đế Thích đã để ông Trương Ba sống lại trên xác anh hàng thịt vừa mới chết được một ngày. Tưởng đâu được sống lại là hạnh phúc nhưng không ông Trương Ba luôn phải sống trong đau khổ trên thân xác anh hàng thịt. Ông bị người vợ nghi ngờ vì những ham muốn, những dục vọng đối với vợ anh hàng thịt. Rồi bị cái Gái xa lánh vì cái thân xác nặng nề vốn nâng niu cây cối mà làm gãy cả chồi non, chân giẫm nát cả cây sâm mới ươm, làm hỏng cả cái diều của cu Tị. Đến người con dâu cũng nhận thấy sự xa lạ của một ông Trương Ba trước kia với bây giờ dần dà cô cũng có lúc “không nhận ra thầy nữa”.

Nhận thấy bi kịch của mình, Hồn Trương Ba thể hiện khát vọng muốn được là mình toàn vẹn giống như trước kia. Nhân vật đã nói chuyện với Đế Thích giãi bày bi kịch sống nhờ, sống không đúng là mình : “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” và từ chối cơ hội được sống quý giá của mình. Ngay cả khi Đế Thích đề cập tới việc sống trên thân xác cu Tị trong cơn thập tử nhất sinh, ông cũng nhất mực từ chối vì ông cho rằng một ông già nhập vào xác một đứa trẻ “chưa bắt đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn, chạy nhảy vô tư” là không phù hợp, không tương thích.

Có thể nói, lời thoại trên của nhân vật Hồn Trương Ba đã thể hiện quan niệm của mình về hạnh phúc, về lẽ sống : Hạnh phúc không phải chỉ đơn giản là được sống mà quan trọng hơn đó là sống như thế nào. Bức thông điệp này được nhà viết kịch Lưu Quang Vũ gửi gắm thông qua bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba : Đó là con người phải được sống là chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác - tâm hồn lương thiện, trong sạch và thân xác khỏe mạnh ấy mới chính là sống hạnh phúc.

Xây dựng được tình huống éo le của nhân vật trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phát triển và sáng tạo cốt truyện dân gian. Chính tình huống éo le của nhân vật đã tạo nên nên khác biệt giữa cốt truyện dân gian và kịch bản của Lưu Quang Vũ. Nếu như cốt truyện dân gian hướng tới một kết thúc có hậu đó là khi Hồn Trương Ba sống trên xác anh hàng thịt hạnh phúc bên gia đình và người thân thì ở kịch của Lưu Quang Vũ, sự việc ấy lại làm nảy sinh bi kịch, những nỗi đau khổ của nhân vật. Bên cạnh đó, Lưu Quang Vũ còn dựng lên những kịch tích thông qua hành động, cử chỉ của nhân vật đặc biệt là lời nói của nhân vật vừa đậm triết lí vừa mang tầm khái quát cao.

Lời thoại trên của nhân vật đã thể hiện một quan niệm sống giàu giá trị nhân văn, không chỉ phản ánh đúng qua đời sống của nhân vật Trương Ba mà còn rất đúng đắn khi mỗi con người, mỗi cá nhân soi chiếu vào đời sống cụ thể của mình. Giờ đây, ta đã hiểu vì sao mà kịch của Lưu Quang Vũ có sức sống lâu bền, thu hút công chúng đến như vậy và chắc chắn vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nói riêng và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng sẽ vẫn sống mãi với thời gian.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 8)

Lưu Quang Vũ là một trong số những nhà viết kịch hàng đầu và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam. Với sự sáng tạo và tài năng của mình, ông đã tạo ra nhiều tác phẩm kịch độc đáo, trong đó có vở kịch đặc biệt mang tên Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Việc Lưu Quang Vũ có tầm ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam không chỉ đến từ những tác phẩm xuất sắc mà ông tạo ra, mà còn đến từ sự sáng tạo và tài năng của ông. Ông đã mở ra một cánh cửa mới cho nghệ thuật viết kịch tại Việt Nam, khám phá những chủ đề mới mẻ và độc đáo. Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn là một minh chứng rõ ràng cho sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật viết kịch dưới bàn tay của Lưu Quang Vũ.

Trương Ba, một tay cờ vô cùng giỏi, đã trải qua một bi kịch đau lòng khi anh bị mất mạng một cách oan trái. Trong một lần làm việc không chú ý, Nam Tào đã gây ra một sự nhầm lẫn không mong muốn, khiến Trương Ba phải đối mặt với cái chết. Với mong muốn sửa sai và chuộc lại lỗi lầm, Nam Tào và Đế Thích đã thỏa thuận để tái sinh linh hồn của Trương Ba vào thân xác của một người khác, người vừa mới qua đời. Dường như mọi chuyện đã trở nên êm đẹp khi Trương Ba sống trong thân xác mới, nhưng thực tế không phải như vậy. Trong quá trình ở trong thân xác mới, Trương Ba đã trải qua không ít khó khăn và phiền toái, từ việc bị quấy rối bởi lí trưởng sách, đến việc phải đối mặt với yêu cầu đòi chồng của vợ người đã qua đời, hay thậm chí là sự xa lạ trong gia đình – những người thân yêu và trân trọng nhất. Tất cả những điều này khiến Trương Ba cảm thấy lạ lùng và cảm thấy xa cách với cuộc sống mới. Bản thân Trương Ba cũng phải chịu đựng nhiều đau khổ và nỗi niềm vì sống không hòa hợp với quy luật tự nhiên. Đặc biệt, việc sống trong thân xác mới còn khiến Trương Ba bị ảnh hưởng và mắc phải một số thói quen xấu từ người trước đó. Đoạn trích trong sách giáo khảo này kể về cuộc đối thoại đầy cảm đồng giữa Trương Ba và các nhân vật khác, đưa ra những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống và ý nghĩa tồn tại.

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là một cuộc tranh luận gay gắt và nảy lửa. Trương Ba tỏ ra rằng suốt cuộc đời, ngay cả sau khi qua đời, bản thân anh vẫn sống một cuộc sống trong sạch, nguyên vẹn và thẳng thắn. Anh coi thường xác hàng thịt, xem nó chỉ là một vỏ bọc bên ngoài không có ý nghĩa, tư tưởng hay cảm xúc. Đối với anh, xác chỉ thể hiện những nhu cầu thấp kém như thèm ăn ngon, thèm rượu, điều mà bất kỳ con thú nào cũng có thể có. Tuy nhiên, xác hàng thịt lại cho rằng hồn Trương Ba không thể tách rời xác, và mọi hành động của anh đều bị xác anh hàng thịt chi phối. Cuộc đấu tranh giữa phần con người và phần xác được miêu tả như một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Từ cuộc đối thoại này, nhà văn truyền đạt thông điệp rằng cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống một cách tự nhiên, hài hòa giữa phần xác và phần hồn.

Tiếp đến, hồn Trương Ba đã có cuộc trò chuyện với người thân trong gia đình để giãi bày tâm sự. Mỗi thành viên trong gia đình đối diện với tình cảnh khó khăn của Trương Ba và có những thái độ khác nhau. Vợ Trương Ba đã đau đớn khi thấy chồng mình thay đổi đột ngột và cho rằng ông muốn rời khỏi gia đình để tự do với một người khác. Gái, đứa cháu yêu quý của ông, từ chối chấp nhận ông và cho rằng ông đã chết và thay thế bằng một người lạ lẫm và vụng về. Chỉ có chị con dâu là hiểu và yêu thương Trương Ba, nhưng cô ấy cũng không nhận ra ông trong tình trạng hiện tại.

Dù ở những vị trí và có những thái độ khác nhau, tất cả đều nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba. Ông không còn nguyên vẹn, trong sáng và thẳng thắn như trước đây. Trương Ba nhận ra sự thay đổi của bản thân, cùng với sự lấn át của xác thịt đối với tâm hồn. Vì vậy, ông đã quyết định trả lại xác thịt cho người hàng thịt.

Điều này có thể là một quyết định khó khăn và đầy cảm xúc đối với Trương Ba. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để ông tìm lại sự tự do, nguyên vẹn và thăng hoa của tâm hồn.

Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích đã bắt đầu từ quyết định quan trọng đó. Trương Ba không ngần ngại chỉ ra lỗi lầm mà Đế Thích đã gây ra: “Ông chỉ nghĩ rằng tôi muốn sống, nhưng ông không quan tâm đến cách tôi muốn sống.” Trương Ba thể hiện mong ước của mình: “Tôi muốn có một cuộc sống toàn vẹn” và “Không thể sống với bất kỳ giá nào. Có những điều quá quan trọng, không thể trả bằng cả tâm hồn để đạt được sự thanh thản, trong sáng như trước.” Tuy nhiên, Đế Thích không đồng ý và đáp lại: “Ông có nghĩ rằng mọi người đều có thể sống một cuộc sống toàn vẹn như ông sao? Ngay cả tôi cũng không thể. Bên ngoài, tôi không thể sống theo những suy nghĩ sâu thẳm bên trong của mình. Thậm chí cả Ngọc Hoàng cũng phải tuân thủ danh vị của Ngọc Hoàng. Dưới trần gian, trên thiên đình, đều vậy, và ông cũng vậy. Ông đã bị xoá tên khỏi danh sách Nam Tào. Thân thể thực sự của ông đã tan rã trong đất, không còn một dấu vết nào của ông!” Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi Trương Ba nghe tin cu Tị qua đời. Đế Thích đề nghị cho hồn của Trương Ba nhập vào cu Tị, nhưng sau khi trải qua nhiều biến cố, Trương Ba kiên quyết từ chối. Ông nhận ra rằng việc này sẽ gây rắc rối lớn: phải giải thích cho chị Lụa và những người thân trong gia đình về tất cả chi tiết của câu chuyện, đặc biệt là với Gái – dù là cháu gái của ông nhưng với cô ấy, cu Tị là người bạn thân nhất. Hoặc có thể ông sẽ phải đến nhà chị Lụa, tạo cơ hội cho các lý trưởng làm phiền và lợi dụng ông… Cuối cùng, Trương Ba quyết định từ chối lời đề nghị đó và yêu cầu Đế Thích để cu Tị được sống lại, trong khi ông sẽ tự nguyện chết cùng với xác thân. Đây thực sự là một kết thúc hợp lí và ý nghĩa, nếu ta xem xét từ góc nhìn đó, đó chính là kết quả của cuộc đấu tranh giữa khát khao sống và khát khao không chấp nhận cuộc sống giả tạo, không thể là chính mình.

Trong tác phẩm “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ, thông điệp quan trọng mà tác giả muốn gửi gắm tới độc giả là về sự quý giá của cuộc sống và tầm quan trọng của việc sống một cách trọn vẹn và chính mình. Tác phẩm này nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ có thể tận hưởng và trân trọng cuộc sống thật sự khi chúng ta sống đúng với bản thân và phát triển những giá trị tốt đẹp mà chúng ta mang trong mình.

Lưu Quang Vũ nhấn mạnh về sự quan trọng của việc sống đúng với quy luật tự nhiên và tạo ra sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Chỉ khi con người sống theo quy tắc và cân bằng này, cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa và mang lại niềm vui và hạnh phúc. Tác giả muốn khuyến khích độc giả khám phá và phát triển sự đồng điệu giữa cơ thể và tâm trí, tìm hiểu và khám phá những khía cạnh mới của bản thân.

Tác phẩm “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” là một lời nhắc nhở cho chúng ta về sự quý giá của cuộc sống và tầm quan trọng của việc sống chính mình. Hãy đặt mục tiêu và theo đuổi những giá trị tốt đẹp của bản thân, tạo ra sự cân bằng và hòa hợp giữa thể xác và tâm hồn. Chỉ khi chúng ta sống một cuộc sống trọn vẹn và đúng với chính mình, chúng ta mới có thể tìm thấy ý nghĩa và hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 9)

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết đến với vở kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn – một tác phẩm đã tạo tiếng vang trong lòng độc giả và mang đến nhiều bài học về tư tưởng nhân văn. Câu chuyện xoay quanh Trương Ba, một kỳ thủ cờ vua tài năng. Anh gặp phải một bi kịch khi bị mắc kẹt trong tình huống không lường trước. Nam Tào và Đế Thích quyết định mang linh hồn của Trương Ba trở lại và nhập vào một thân xác mới của một người vừa mới qua đời. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng như vậy.

Trương Ba đối mặt nhiều khó khăn trong thân mới. Anh gặp phiền toái từ người xung quanh như lí trưởng sách nhiễu, vợ đã qua đời đòi chồng, và gia đình. Điều này khiến Trương Ba khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống mới. Anh cảm thấy đau khổ và bất mãn khi sống trái với quy luật tự nhiên. Thân mới ảnh hưởng và truyền nhiễm thói quen xấu cho linh hồn của Trương Ba. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và xác đã gây tranh luận sôi nổi. Trương Ba cho rằng suốt đời, thậm chí sau khi qua đời, anh vẫn sống một cuộc sống trong sạch và chân chính. Anh coi thường xác, cho rằng nó chỉ là một lớp vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa hay cảm xúc. Xác chỉ đại diện cho khía cạnh thấp kém, mà con thú nào cũng có: ham muốn ăn ngon, ham muốn uống rượu. Tuy nhiên, xác lại cho rằng hồn Trương Ba không thể tách rời khỏi xác, và mọi hành động của hồn đều bị xác chi phối. Cuộc đấu tranh giữa con người và xác trở nên khốc liệt, như một cuộc đấu giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Nhà văn muốn truyền đi thông điệp rằng sự sống chỉ có ý nghĩa khi ta sống tự nhiên, hài hòa giữa xác và tinh thần.

Trương Ba tiếp tục chia sẻ với người thân trong gia đình về tình hình của mình. Mỗi thành viên trong gia đình có quan điểm riêng khi đối mặt với tình huống khó khăn này. Vợ Trương Ba buồn lòng khi thấy chồng thay đổi đột ngột và nghĩ rằng ông muốn rời bỏ gia đình để tự do với người phụ nữ trẻ. Cháu gái của ông, người ông yêu quý nhất, không chấp nhận ông nữa và cho rằng ông đã thay đổi tính cách. Chỉ có con dâu hiểu và chia sẻ tình yêu với Trương Ba, nhưng cũng nhận ra sự thay đổi trong ông. Tất cả đều nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba. Ông không còn nguyên vẹn và thẳng thắn như trước. Trương Ba nhận ra sự thay đổi của mình và quyết định trả lại thể xác cho người thân.

Quyết định đó đã dẫn đến cuộc trò chuyện giữa Trương Ba và Đế Thích. Trương Ba chỉ ra sai lầm mà Đế Thích đã gây ra và diễn đạt ước mong của mình. Tuy nhiên, Đế Thích không đồng ý và cho rằng không ai có thể tồn tại một cách toàn vẹn. Mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Trương Ba nghe tin cu Tị qua đời. Đế Thích đề nghị để hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, nhưng Trương Ba từ chối rõ ràng. Ông nhận ra sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến việc này và yêu cầu Đế Thích để cu Tị được sống lại trong khi ông sẽ chấp nhận chết cùng với xác thân. Đây là một cái kết phù hợp và đáng nhớ, thể hiện cuộc đấu tranh giữa khát khao sống và không chấp nhận một cuộc sống giả tạo.

Trong tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ truyền đạt một thông điệp sâu sắc: Sống đúng với bản chất của bản thân và khai thác tối đa những giá trị tốt đẹp bên trong mỗi người. Ý nghĩa của cuộc sống chỉ hiện diện khi ta tuân thủ quy luật tự nhiên và duy trì sự cân bằng giữa thể xác và tâm hồn. Chỉ khi chúng ta đạt được sự hòa hợp giữa cảm xúc và ý thức, tự do và trách nhiệm, cuộc sống mới thực sự trọn vẹn và đáng sống.

Nghị luận Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (mẫu 10)

Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại.

Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.

Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.

Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.

Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.

Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, trong vở kịch nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.

Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.

1 798 20/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: