TOP 10 mẫu Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị (2025) SIÊU HAY

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị lớp 8 gồm dàn ý và 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,787 07/01/2025
Tải về


Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị

TOP 10 mẫu Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Dàn ý Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị

I. Mở bài

Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh: Thành Cổ Quảng Trị

Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử – kiến trúc nổi tiếng

II. Thân bài

Vị trí, địa điểm di tích

Giới thiệu về những nét đặc biệt của di tích

Vai trò của khu di tích:

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về di tích lịch sử đó

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 1

Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh gắn liền với những sự kiện lịch sử, những giai đoạn thời kỳ đen tối khốc liệt của dân tộc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến thành cổ Quảng Trị, nơi được mệnh danh là “ nghĩa trang không nấm mồ”.

Thành cổ Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Theo sử cũ , thành được xây dựng dưới triều Nguyễn vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).

Thành được dùng làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính, đến năm 1929 Pháp cho xây thêm nhà lao để giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Nơi đây đã ghi lại dấu ấn của một cuộc chiến khốc liệt nhuộm màu bi thương giữa quân ta với Mỹ – Ngụy vào năm 1972 suốt 81 ngày đêm.

Nguyên nhân diễn ra trận chiến này là sau khi quân giải phóng của ta đã chiếm được thành cổ Quảng Trị, Mỹ không chấp nhận được việc mất thành nên chúng muốn phát động cuộc chiến vừa để giành lại thành vừa để gây sức ép với nước ta trên Hội nghị Paris.

Trong suốt 81 ngày đêm ấy, chúng xả xuống hơn 328.000 tấn bom đạn cùng với lực lượng quân đội tiến đánh với số lượng khổng lồ, thế nhưng điều đó không làm nhụt chí những người lính giải phóng quân ấy, họ mặc mưa bom bão đạn, tiến về phía trước với một niềm tin chiến thắng mãnh liệt với lý tưởng cao đẹp bảo vệ Tổ Quốc.

Kết thúc cuộc chiến, chiến thắng nghiêng về quân ta nhưng lực lượng bên ta bị thiệt hại nặng nề, hơn 4000-10000 người lính đã gieo mình xuống đất, vì thế mà thành cổ trở thành vùng đất thiêng, “ cối xay thịt người” gợi nhắc người dân Việt Nam về sự kiện đẫm máu ấy, về nền hòa bình được tạo dựng ngày hôm nay được đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha ta.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, thành cổ Quảng Trị chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành. Ban đầu, thành cổ Quảng Trị được xây bằng đất nhưng đến 1839 dưới thời vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch, mang kiến trúc phòng thành. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài.

Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương.

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.

Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ.

Không chỉ mang nét đẹp cổ kính, trầm lặng mà bi thương, thành cổ Quảng Trị còn có giá trị lịch sử và chính trị vô cùng to lớn.

Nơi đây là đại diện cho nét đặc trưng của kiến trúc cũng như lĩnh vực quân sự dưới triều Nguyễn, đồng thời mang ý nghĩa là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, và là chứng nhân của lịch sử, chứng kiến thời kỳ suy thoái, đầy biến động của dân tộc _ triều Nguyễn, chứng kiến những sự khổ đau, đói nghèo của nhân dân dưới thời Pháp thuộc, thời đế quốc Mỹ xâm lăng, và chứng kiến tinh thần dũng cảm bất khuất của những người lính đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc.Có thể nói, thành cổ Quảng Trị là di tích lịch sử quan trọng với nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn, là miền đất mà khi đặt chân đến đây, lắng nghe câu chuyện lịch sử, có lẽ ai cũng không thể kìm được cảm xúc bồi hồi, tiếc thương cho những “ người hùng vô danh” đã gieo mình xuống nơi đây, mãi mãi không thể trở về quê hương, gia đình. Nơi đây đã trở thành điểm đến nổi tiếng của nhiều du khách tứ phương và người dân bản địa và được bảo tồn, duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp ấy.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 2

“Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa.
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ…”

Nói đến Quảng Trị ta không thể không nhắc đến thành cổ Quảng Trị, danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử và là nơi tưởng niệm về những anh hùng liệt sĩ của “một thời máu đổ”.

Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, là di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Thành được xây dựng bằng đất dưới triều vua Gia Long, ban đầu thành cổ Quảng Trị nằm ở phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).

Không chỉ ghi lại dấu tích về một sự kiện đẫm máu mà bi thương của dân tộc, mà thành Cổ Quảng Trị còn mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian.

Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương.

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.

Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ.

Có thể nói thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa to lớn về mặt quân sự, cung cấp tư liệu nghiên cứu lịch sử về thời Nguyễn và là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời nơi đây còn có giá trị về lịch sự bởi thành chính là chứng nhân của một lịch sử đen tối, đầy biến động, bi thương của cả dân tộc, nó chứng kiến sự suy thoái và sụp đổ của nhà Nguyễn và chứng kiến tội ác của thực dân Pháp cũng như Đế quốc Mỹ, chính quyền Ngụy Sài Gòn đã bóc lột, hành hạ nhân dân ta qua hàng chục thập kỷ.

Như vậy, thành cổ Quảng Trị đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng với người dân đất Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những giá trị của nơi đây cần được bảo tồn, duy trì và phát huy, lưu truyền lại cho thế hệ nay và mai sau để những thế hệ ấy có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về lịch sử nước nhà từ đó thêm trân trọng nền hòa bình của đất nước bởi nó đã được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha ta và để có thêm động lực, có thêm lý do mục tiêu cố gắng học tập để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Qua bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Quảng Trị vẫn ở đó, nhưng người đã mãi ra đi không thể quay về. Là nhân chứng cho những tội ác của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, cũng là nhân chứng cho những nỗi đau bi thương của cả dân tộc, mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Nơi những người anh hùng đã nằm xuống vì sự tàn bạo của chiến tranh.

Qua bài thuyết minh về Thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ phần nào thấu hiểu nổi đau của sự mất mát, sự khốc liệt của chiến tranh đã để lại. Đồng thời cũng đề cao ý chí chiến đấu của dân tộc ta, đánh đổi xương máu để giành lấy hòa bình.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 3

“Chẳng có nơi nào giống ở đây.
Giao tranh quyết liệt suốt đêm ngày.
Màu xanh cây cỏ tuôn vùi đất.
Mùi khét đạn bom bốc tận mây.
Thế trận giằng co so mỗi tấc.
Tinh thần quyết chiến vững từng giây.
Tấm lòng yêu nước ngời kim cổ.
Đỉnh tháp tượng đài mây trắng bay.”

Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-Ngụy.

Thành cổ Quảng Trị hoặc Cổ thành Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Theo như một số tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch.

Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập.

Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ “chiến dịch Xuân – Hè 1972” 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bomđạn.

Tại Thành cổ Quảng Trị, không thể không chiêm ngưỡng tượng đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trong trận đánh năm xưa. Tượng đài có hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Phía dưới của tượng đài là hành trang người lính gồm nón, ba lô và một cây thiên mệnh hướng lên trời xuyên qua ba áng mây. Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến và ánh hào quang, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung là ba bát cơm tiễn người đã khuất.

Ngoài vòng tròn gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ giải phóng quân. Trong khuôn viên Thành cổ có tháp chuông lớn được đặt tại quảng trường nối liền Thành cổ và bờ sông Thạch Hãn thường xuyên vang lên những hồi chuông ngân dài với ý nghĩa cầu mong linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh được siêu thoát. Góc phía Tây Nam của Thành cổ là Bảo tàng với rất nhiều chứng tích chiến tranh được lưu giữ và thuyết minh đầy cảm xúc, khiến bất cứ ai thăm nơi này đều xúc động, bồi hồi.

Thành cổ được vua Gia Long ra lệnh xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam. Từ Thành cổ có thể ra Bắc, vào Nam bằng đường bộ lẫn thủy thuận tiện. Theo sử liệu, ban đầu thành chỉ đắp bằng đất, sau được vua Minh Mạng cho xây lại với chức năng quân sự với 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành sâu hơn 3 mét, rộng hơn 18 mét.

Các cửa thành đều được xây vòm cuốn với vọng lâu, mái cong lợp ngói âm dương. Bên ngoài mỗi cửa đều có một chiếc cầu uốn cong bắc qua hào thành. Bên trong thành có hành cung được bảo vệ bởi hệ thống tường cao, dày, có nhà ở của các vị Vua khi đi kinh lý qua hay dự lễ thăng chức của các quan.

Dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế. Sau trận chiến năm 1972, Thành cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Hiện nay, chỉ có vài đoạn tường thành và bốn cổng chính của Thành được phục chế. Dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là “Đất tâm linh” của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung, vì nơi đây mỗi tấc đất đều thấm máu của các chiến sĩ ta.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 4

Thành cổ Quảng Trị – Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị là công trình thành luỹ quân sự và là lỵ sở của triều đình nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và chính quyền miền Nam. Đặc biệt, trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972 Thành cổ được cả thế giới biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt.

Ngày nay, Thành Cổ trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng Trị, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.

Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị)1 . Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài.

Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập.

Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ “mùa hè đỏ lửa” 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.

Trở về mùa hè năm 1972, tại Thành Cổ khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống mảnh đất này, ngày cũng như đêm, trời và đất Quảng Trị đỏ rực một màu của máu và lửa, không một nhành cây, một cành hoa hay một ngọn cỏ nào có thể sống được.

Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa hề có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ đánh vào một tòa Thành Cổ và thị xã Quảng Trị rộng chưa đầy 3km2, khiến đối phương có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông và sử dụng một khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy.

Để bảo vệ Thành cổ, hàng vạn Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống, đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao ước nguyện hóa thân vào lòng đất. Xương máu của các anh đã hóa thân trong từng tấc đất, ngủ sâu trong lòng đất mẹ Quảng Trị.

Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay không chỉ nhìn lại dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, các cổng tiền, hậu, tả, hữu mà là một bảo tàng sống về ý chí và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Mỗi tấc đất nơi đây thấm đẩm máu xương của biết bao người con yêu quý trên mọi miền Tổ quốc vì một lý tưởng cao đẹp đó là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Chính vì vậy, Thành cổ trở thành mảnh đất thiêng, nơi hội tụ tình cảm của chiến sỹ, đồng bào cả nước.

Phía tây Thành Cổ, song song con đường từ cửa hữu của thành ra thẳng bờ sông Thạch Hãn là một công viên, quảng trường rộng lớn, nối liền quần thể di tích Thành Cổ – sông Thạch Hãn; gồm các hạng mục chính như tháp chuông, nhà thả hoa đăng hai bên bờ sông.

Tháp chuông được khánh thành vào ngày 29-4-2007; chuông được đánh vào các ngày lễ, ngày rằm… vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ. Quả chuông đồng có chiều cao 3,9 mét, đường kính 2,15 mét, trọng lượng gần 9 tấn, được treo trên tháp có chiều cao gần 10 mét.

Thành cổ Quảng Trị nơi tôn vinh, tri ân cho những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự độc lập tự do của Tổ quốc về sự trường tồn của dân tộc. Nơi đây mãi mãi là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước tinh thần bất khuất kiên trung của cả một dân tộc anh hùng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

TOP 10 mẫu Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 5

Di tích Thành cổ Quảng Trị là một địa danh nổi tiếng, chứng tích lịch sử. Thế nhưng trong thời gian qua, du lịch Thành cổ Quảng Trị vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả so với tầm vóc và giá trị của nó.

Ngày 09 tháng 12 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định Số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 ( gồm 8 di tích thuộc Thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong).

Thành cổ Quảng Trị nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị cách quốc lộ 1A chừng 2km về phía Ðông. Thành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở cai trị của Nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị.

Trong cuộc tổng tấn công giải phóng Quảng Trị năm 1972, Thành cổ là nơi được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử. Di tích đã được Bộ VHTT xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 235/QÐ-VH ngày 12 tháng 12 năm 1986 và là di tích thuộc danh mục đặc biệt quan trọng của quốc gia.

Phía Tây được ngăn cách bởi sông Thạch Hãn, phía Bắc bao bọc bởi sông Vĩnh Định. Hai phía Đông và Nam thuộc vùng dân cư và đồng bằng Triệu Hải. Từ Thành cổ có thể đi vào Nam, ra Bắc bằng đường biển, đường sông hoặc đường bộ, khá thuận lợi vì vậy nên trở thành một điểm đến thu hút du khách mọi miền Tổ quốc.

Nằm tại vị trí đắc địa, Thành cổ Quảng Trị là tập trung của nền kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và lịch sử. Được xây dựng với kiến trúc hình vuông theo kiểu Vauban. Mỗi công trình nội thành có chức năng khác nhau và bao quanh thành là hệ thống hào thành, dưới chân là đường phòng hộ.

Mỗi cửa thành đều có chiếc cầu xây vòm cuốn bắc qua hào thành nối bên trong với bên ngoài. Chiều dài tường thành là 1040m, chi vi toàn thành là 2160m, tổng diện tích là Thành Quảng Trị là 18,5ha, chiều cao thành 4,3 m.

Chính giữa 4 mặt thành có cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng gạch với lối kiến trúc vòm cuốn (rộng 3,4m), cửa bằng gỗ lim dày, bên trên có vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương. Công trình trọng yếu là hành cung. Phía sau là các cơ quan công đường, nơi ở và làm việc của quan lại thuộc bộ máy đứng đầu gồm dinh Tuần phủ, dinh Án sát, dinh Bồ chính, dinh Lãnh binh, nhà Kiếm học, Trại quân, nhà bếp, nhà kho, ngục thất, khám đường…

Tại đây, hơn 160 năm dưới thời quân chủ là cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền địa phương đại diện cho triều đình Huế thực hiện các quyền quản lý và điều hành tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn địa hạt. Ðây cũng chính là nơi đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng được lưu ý.

Ðặc biệt, trong cuộc chiến đấu ác liệt chống phản kích để bảo vệ thị xã Quảng Trị suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ quân giải phóng với lực lượng lớn quân ngụy Sài Gòn từ ngày 28/6/1972 đến 16/9/1972, Thành Cổ Quảng Trị đã đi vào lịch sử một trang vàng chói lọi trước sự kính phục của nhân dân thế giới và niềm tự hào của dân tộc ta.

Cuộc tiến công chiến lược mùa xuân 1972 của bộ đội chủ lực quân giải phóng chỉ trong vòng hơn một tháng (30/3/1972 – 1/5/1972) đã đập tan tuyến phòng thủ chiến lược mạnh nhất của Mỹ – ngụy, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị – một đòn quyết định thắng lợi trên bàn Hội nghị Paris.

Ðể thực hiện kế hoạch chiếm lại tỉnh Quảng Trị mà trước hết là thị xã Quảng Trị, Mỹ ngụy tiến hành một cuộc hành quân lấy tên là “Lam Sơn 1972” với dự định trong vòng từ cuối tháng 5/1972 đến giữa tháng 7/1972 sẽ cơ bản chiếm xong. Chỉ trong vòng 40 ngày, Mỹ đã ném xuống thị xã Quảng Trị và vùng ven 8 vạn tấn bom, bằng số bom Mỹ dùng trong một tháng cao điểm trên toàn bộ chiến trường Châu Phi hồi chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau 81 ngày đêm chiến đấu oanh liệt, đánh địch phản kích tại Thành Cổ/thị xã Quảng Trị, quân và dân Quảng Trị đã vượt qua mọi khó khăn, bền bỉ chiến đấu, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gan góc, táo bạo, dũng cảm, mưu trí, lần lượt bẻ gãy các cuộc tấn công của địch. Chiến công ở Thành cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng đầy máu và lửa. Nghĩ đến Thành cổ, chúng ta nghĩ đến mảnh đất rực lửa chiến công và sự hy sinh cao quý của quân và dân Quảng Trị anh hùng.

Sau khi được xếp hạng di tích quốc gia tháng 12/1986 Thành cổ đã trở thành một nơi hoang tàn, đổ nát. Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau ngày đất nước giải phóng, Thành cổ chỉ còn dấu tích của một vài đoạn tường thành loang lổ vết đạn; các cổng thành đã bị đánh sập; các công trình bên trong nội thành đã bị hoàn toàn xóa dấu vết.

Từ tháng 2/1992, Thành cổ đã được Bộ Văn hóa Thông tin đầu tư tôn tạo để xây dựng nơi đây thành một công viên tưởng niệm bao gồm các hạng mục: đài tưởng niệm trung tâm, trùng tu cổng tiền, kè lại hệ thống hào thành, trồng dừa, cây bóng mát để tạo cảnh quan.

Từ năm 1997, Thành cổ Quảng Trị được trùng tu, tái thiết lại các hạng mục chính gồm đài tưởng niệm trung tâm, nhà Bảo tàng Thành cổ và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm, bia tưởng niệm sinh viên đã hi sinh tại Thành Cổ,…

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 6

Thành cổ Quảng Trị được xây dựng và đắp bằng đất từ đầu thời vua Gia Long (1802) tại làng Tiền Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong. Đến năm 1809, vua Gia Long cho dời thành đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2, thị xã Quảng Trị). Năm 1837, vua Minh Mạng đã cho xây lại thành bằng gạch nung cỡ lớn, kết dính bởi vôi, mật mía và một số phụ gia khác.

Thành có dạng hình vuông với chu vi gần 2.000m, cao 9,4m, chân thành dày 12m. Bao quanh tường thành là hệ thống giao thông hào rộng. Bốn góc thành có 4 pháo đài cao, chính giữa 4 mặt thành là các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu, mỗi cửa rộng 3,4m, được xây theo kiểu vòm cuốn, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói. Trong nội thành có các công trình kiến trúc như: hành cung, dinh Tuần Vũ, cột cờ, dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết…

Trong thời kỳ chiến tranh, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã biến thành cổ Quảng Trị thành khu quân sự và nhà lao giam giữ các chiến sĩ cộng sản yêu nước.

Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều cuộc chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta, tiêu biểu là trận đánh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chống lại các đợt phản kích tái chiếm thành cổ Quảng Trị của ngụy quyền Sài Gòn trong suốt 81 ngày đêm mùa hè năm 1972 (từ 28/6 đến 16/9/1972). Trải qua sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, thành cổ chỉ còn lại dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng Tiền và cổng Hậu.

Từ năm 1993-1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạn thành và cổng Tiền đã được tu sửa lại. Đặc biệt, một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa thành cổ nhằm ghi nhớ công lao của những chiến sĩ giải phóng đã hi sinh vì sự bình yên của mảnh đất này. Góc phía tây nam thành là bảo tàng lưu giữ rất nhiều chứng tích chiến tranh.

Ngày 12/12/1986, thành cổ Quảng Trị đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện nay, thành cổ Quảng Trị đã trở thành điểm đến thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 7

Thành cổ Quảng Trị nằm tại trung tâm thị xã Quảng Trị, ban đầu chỉ đắp bằng đất. Tới năm 1827, Vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch, cấu trúc kiểu 4 mặt thân thành, 4 góc có 4 pháo đài, có 4 cửa ra vào, bao quanh là hệ thống hào thành, chu vi 2.160m, gần bằng 1/4 thành Huế, là nơi đóng các cơ quan cai trị, hành chính…

Từ năm 1939 đến trước 1972, nhà lao trong thành cổ trở thành nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản. Đặc biệt, tại đây đã diễn ra cuộc chiến đấu anh dũng để bảo vệ Thành cổ trong 81 ngày đêm của quân giải phóng với quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn từ ngày 28-6-1972 – 16-9-1972.

Trong cuộc chiến này, chính quyền Mỹ, ngụy đã huy động mỗi ngày 140 máy bay B52, hơn 200 máy bay quân sự chiến đấu, 12-16 tàu khu trục, tuần dương hạm. Số máy bay dồn vào Quảng Trị chiếm 1/3 tổng số máy bay loại này mà Mỹ có ở Đông-Nam Á và bằng 1/4 lực lượng ném bom chiến lược của quân đội Mỹ.

Lực lượng địch có 2 Sư đoàn dự bị lính dù và thuỷ quân lục chiến cùng Liên đoàn Biệt động số 1… Có ngày, số bom Mỹ ném xuống thị xã Quảng Trị vượt xa số bom ném ở toàn chiến trường miền Nam những năm 1968-1969 (ngày 25-7-1972, Mỹ đã ném xuống Thành cổ 5.000 quả). Kết thúc cuộc đọ sức ở Thành cổ quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn bị tổn thất 24.000 lính, 180 máy bay bị bắn rơi, 240 xe quân sự, hơn 200 đại bác bị tiêu diệt…

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 8

Thành cổ Quảng Trị nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị các đường quốc lộ 1A khoảng 2km. Thành cổ Quảng Trị được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Quảng Trị được cả nước và thế giới biết đến nhiều nhất qua cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Những địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc như “Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải” gắn với nổi đau chia cắt đất nước. Thành Cổ Quảng Trị gắn với cuộc chiến đấu chống phản công, tái chiếm Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972. Cầu treo Bến Tắt, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn… gắn với Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại; địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh gắn với cuộc chiến bảo vệ quê hương…

Thành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở cai trị của Nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Ðây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và thời chính quyền miền Nam. Trong cuộc tổng tấn công giải phóng Quảng Trị năm 1972, Thành cổ là nơi được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử.

Thành cổ Quảng Trị tọa lạc trên địa phận thuộc các làng Thạch Hãn và Cổ Vưu. Phía Tây đươc ngăn cách bởi sông Thạch Hãn, phía Bắc được bao bọc bởi sông Vĩnh Ðịnh.

Hai phía Ðông và Nam là vùng dân cư và đồng bằng Triệu Hải. Từ Thành cổ có thể đi vào Nam, ra Bắc bằng đường sông, đường biển, đường bộ đều thuận tiện. Do có vị trí thuận lợi nên trải qua nhiều thời kỳ, thành Quảng Trị luôn được coi là nơi đắc địa nhất của Quảng Trị hội đủ các điều kiện địa lý, lịch sử để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng.

Thành cổ Quảng Trị là một tòa thành có cấu trúc hình vuông theo kiểu Vauban. Bộ phận kiến trúc chính tạo ra diện mạo tổng quát của thành Quảng Trị là cấu trúc phòng thành. Nội thành là những công trình mang các chức năng khác nhau liên quan đến một trung tâm hành chính được xây dựng và bố trí theo quy cách chung.

Bao xung quanh là hệ thống hào thành. Dưới thân thành có đường phòng hộ. Trước mỗi cửa thành đều có một chiếc cầu xây vòm cuốn bắc qua hào thành nối bên trong với bên ngoài. Chiều dài của tường thành tính từ mép ngoài và ở 4 góc pháo đài là 1.040m.

Từ đó, chu vi toàn thành sẽ là 2.160m (1040m + 1120m) Tổng diện tích toàn bộ thành Quảng Trị là 18,56ha. Thành có chiều cao 4,30m. Chính giữa 4 mặt thành có cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây bằng gạch với lối kiến trúc vòm cuốn (rộng 3,4m), cửa bằng gỗ lim dày, bên trên có vọng lâu mái cong lợp ngói âm dương.

Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị.

Công trình trọng yếu trước hết phải kể đến là hành cung, Phía sau hành cung là những cơ quan công đường, nơi ở và làm việc của các quan lại thuộc bộ máy hành chính đứng đầu tỉnh như: dinh Tuần phủ, dinh Án sát, dinh Bố chính, dinh Lãnh binh, nhà Kiểm học, trại quân, nhà bếp, nhà kho, khám đường, ngục thất. Các công trình này đều được xây dựng theo mô thức kiến trúc kiểu nhà rường thời Nguyễn với bộ khung gỗ chịu lực, mái lợp ngói liệt, xung quanh xây tường gạch hoặc che ván gỗ.

Có thể nói vị thế của thành Quảng Trị dưới thời Nhà Nguyễn và những giai đoạn tiếp sau giữ vai trò của một Trung tâm hành chính hơn là một công trình phòng thủ quân sự. Tại đây, hơn 160 năm dưới thời quân chủ là cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền địa phương đại diện cho triều đình Huế thực hiện các quyền quản lý và điều hành tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn địa hạt. Ðây cũng chính là nơi đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng được lưu ý.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 9

Soi mình bên dòng Thạch Hãn hiền hòa, Thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc. Đây được xem là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng với khát vọng tự do, độc lập. Nơi đây, dưới lớp cỏ non Thành cổ, lòng đất đã thấm đẫm máu của hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào Quảng Trị. Và ngày nay, giữa không gian thanh bình, Thành cổ Quảng Trị đã trở thành điểm đến, không chỉ là nơi ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn là điểm du lịch hấp dẫn.

Với vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự, Thành cổ Quảng Trị vừa là công trình thành lũy quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945.

Thành lúc đầu được đắp bằng đất. Đến năm 1837, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành cổ có dạng hình vuông với chu vi tường dài 2160m, thành cao 3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao, nhô hẳn ra ngoài.

Thành có 4 cửa Tiền, Hậu, Tả, Hữu nằm chính giữa 4 mặt thành, xây vòm cuốn, vòm làm bằng gỗ lim. Mỗi cửa rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, Cột cờ, Dinh Tuần Vũ, Dinh án sát, Dinh Lãnh binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính. Trong đó Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: Bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa.

Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các họa tiết rồng, mây, hoa, lá… Đây là nơi thường để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành cổ lại có thêm nhà lao, tòa mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoan…

Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam giữ các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước. Chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị của những người yêu nước để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù.

Hơn 160 năm tồn tại dưới thời quân chủ và thực dân, Thành cổ là trung tâm chính trị của Quảng Trị. Dưới thời tạm chiếm, Mỹ – ngụy biến Thành cổ Quảng Trị thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng.

Vì vậy, nơi đây đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh chống Mỹ và các trận chiến đấu oai hùng của quân và dân ta. Tiêu biểu là cuộc chiến đấu ngoan cường đánh trả các đợt phản kích tái chiếm Thành cổ Quảng Trị của ngụy quyền Sài Gòn trong suốt 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 (từ 28-6 đến 16-9-1972).

Thành cổ Quảng Trị là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế. Hiện nay, Thành cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo và bao gồm các khu vực: Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông – Nam; tái tạo lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom…

Khu phục dựng Thành cổ nguyên sinh ở phía Đông Bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Thạch Hãn; Khu công viên văn hóa ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía Tây và Tây Nam xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi.

Thuyết minh về thành cổ Quảng Trị - mẫu 10

Không đơn thuần là một công trình kiến trúc nổi bật, thành cổ Quảng Trị là chứng nhân lịch sử, là chứng tích cho cả một cuộc kháng chiến khốc liệt nhưng đầy vẻ vang của dân tộc. Nếu có cơ hội tới thăm mảnh đất Quảng Trị, đừng quên tới thăm thành cổ để cùng sống lại giai đoạn chiến đấu vẻ vang mà đầy tự hào ấy.

Có ai đó nói rằng đến Quảng Trị mà chưa viếng Thành cổ thì coi như vẫn chưa đặt chân tới nơi này. Di tích thành cổ Quảng Trị (hay còn gọi là cổ thành Quảng Trị) nằm ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, cách quốc lộ 1A 2km về phía Bắc, cách sông Thạch Hãn 500m về phía Đông.

Thành có kiến trúc tiêu biểu của tòa thành quân sự với 4 góc nhô hẳn ra ngoài, dùng làm pháo đài canh giữ. Thành có chu vi 2.080m, tường cao 4,29m, chân tường dày 12,75m. Thành có các cửa tiền, hậu, tả, hữu xây hình vòm cuốn, trên có vọng lâu. Bên ngoài thành là hào bao quanh, bên trong có các công trình kiến trúc như: Hành cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, dinh lãnh binh, ty phiên, ty niết, kho thóc, nhà lính…

Theo sử sách ghi lại, thành Quảng Trị được xây dựng từ thời Gia Long, ban đầu chỉ là thành đất. Tới thời vua Minh Mạng mới được xây dựng bằng gạch (năm 1837), trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của cả tỉnh Quảng Trị. Trong khoảng thời gian từ năm 1809 đến năm 1945, nơi đây được sử dụng làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính cho nhà Nguyễn. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và chính quyền miền Nam.

Cuộc chiến đấu ác liệt năm 1972 như một dấu mốc mà thành cổ đã cùng thị xã Quảng Trị đi qua. Sau 81 ngày đêm khói lửa (từ 28-6 đến 16-9-1972), với khối lượng bom đạn phải gánh lên tới 328.000 tấn, tòa thành gần như bị san phẳng, chỉ còn cửa hướng Đông vẫn khá nguyên vẹn, toàn bộ đoạn tường thành cùng hệ thống hào bên ngoài thì chi chít vết bom đạn.

Người ta cũng nói rằng, mặc dù không thống kê được hết số lượng những liệt sĩ đã ngã xuống ở đây nhưng chắc chắn một điều rằng, mỗi tấc đất thành cổ đều thấm máu cha anh.

Đến nay, những di vật, thư tín của các anh hùng đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ thị xã Quảng Trị vẫn còn được lưu giữ lại ở bảo tàng thành cổ. Và để tưởng niệm về “mùa hè đỏ lửa” đó, nhắc tới thành cổ Quảng Trị người ta nhớ ngay tới miền đất tâm linh, nơi mà những người còn sống sau cuộc chiến hay cả lớp trẻ bây giờ cũng có thể cùng ngồi ôn lại một thời hào hùng, sống trong không khí anh dũng mà cha ông để lại.

Bước vào khuôn viên thành cổ là cả một không gian xanh, mỗi thảm cỏ trưng bày nhiều tượng đài ca ngợi sự hy sinh oanh liệt của bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống.

Trên những tảng đá được mài khắc những câu thơ cảm xúc: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/ Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/ Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/ Ru mãi bài ca Bất tử đến vô cùng” của cựu chiến binh Thành cổ Phạm Đình Lân, hay “Hễ có Việt Nam có Cổ Thành/ Kết vòng hoa lửa nối Khe Sanh/ Huân chương khó đủ từng viên gạch/ Tấc đất từng giây mỗi lá cành” (Trần Bạch Đằng)…

Trung tâm của Thành cổ Quảng Trị là Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ được xây dựng mô phỏng là ngôi mộ tập thể. Để bước lên Đài du khách cần vượt qua 81 bậc thang – tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu, tới cây hương cũng cao 8,1m; xung quanh có 81 bức phù điêu như 81 tờ lịch ghi lại từng ngày của cuộc chiến đấu anh dũng, bắt đầu từ ngày 28-6, kết thúc ngày 16-9-1972.

Một trong số các công trình không nên bỏ qua trong chuyến thăm Thành cổ Quảng Trị phải kể đến Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị.

Đây là nơi trưng bày các hiện vật của cuộc chiến, các lá thư “thiêng” chiến sĩ gửi tới quê nhà, giữa gian trưng bày có bức ảnh đen trắng chụp Thành cổ trong 81 ngày đêm tan hoang bởi đạn bom.Trước khi rời thành cổ Quảng Trị, đừng quên ngước mặt về phía Tây để chiêm ngưỡng tháp chuông yên tĩnh trong buổi chiều xứ Quảng. Du khách có thể được lắng nghe tiếng chuông này khi tới vào các ngày lễ, ngày rằm vang lên để vọng tưởng linh hồn các liệt sĩ.

Chiến tranh đã lùi xa, hiện nay du khách ghé thăm nơi này là đến với một khu đô thị trẻ sầm uất bên dòng Thạch Hãn. Nhưng ở đó, di tích Quốc gia đặc biệt thành cổ Quảng Trị vẫn là nơi lưu dấu lại một giai đoạn đau thương mà hào hùng, là cội nguồn nuôi dưỡng lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Và nếu tới thăm thành cổ, cũng đừng quên ghé lại các di tích lịch sử Quảng Trị như: Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Sân bay căn cứ Ái Tử thời Mỹ – ngụy, Nhà thờ La Vang, bến sông Thạch Hãn, chốt Long Quang… để có chuyến đi Quảng Trị vẹn tròn ý nghĩa.

1 1,787 07/01/2025
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: