TOP 1 mẫu Thuyết minh về đêm giao thừa (2023) SIÊU HAY

Thuyết minh về dêm giao thừa lớp 8 gồm dàn ý và 1 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 976 16/03/2023
Tải về


Thuyết minh về đêm giao thừa

Dàn ý thuyết minh về đêm giao thừa

1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh.

2. Thân bài
a. Khái niệm:
- Theo định nghĩa trong Hán việt từ điển giản yếu của Từ Duy Anh thì có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Lúc năm cũ qua, năm mới đến", tức là khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày mùng một đầu năm mới bắt đầu từ giờ Tý (từ 0h00 ngày mùng một tháng giêng).
- Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ tịch mà theo quan niệm của người xưa đây là lúc trời đất có sự giao hòa âm dương, thay đổi sinh khí trời đất, vạn vật được tắm một sức sống mới trở nên tươi mới để bắt đầu một năm mới đầy hy vọng.

b. Các hoạt động diễn ra trong đêm giao thừa:
- Trong buổi tối giao thừa hình ảnh thường thấy của các gia đình Việt Nam ấy là cảnh gia đình sum họp ngồi bên nhau cùng ăn bữa cơm, ôn lại những câu chuyện buồn vui của cả năm qua.
- Cúng giao thừa: Gia chủ chuẩn bị hai mâm cơm cúng đầy đủ, bao gồm các món ăn truyền thống. Đúng vào thời khắc 0h00 của ngày mùng một người chủ gia đình sẽ tiến hành cúng bái thắp hương, đọc lời khấn gọi ông bà tổ tiên và các vị thần thánh về, đồng thời cầu chúc, mong mỏi những điều may mắn sẽ về với nhà mình trong năm mới.
- Đi lễ đình đền, xin lộc đầu năm, kết hợp với việc chọn hướng đi hợp với tuổi của mình để có được nhiều may mắn hơn trong năm tới, tránh những việc xui rủi.
- Xông nhà hay xông đất đầu năm: Sau khi cúng giao thừa xong, trong gia đình có thể chọn ra một người hợp tuổi để tự xông đất cho nhà mình.
- Bên cạnh đó, các hoạt động đếm ngược từng giây để chào đón năm mới và tụ tập tại các quảng trường xem pháo hoa ngày đầu năm lại diễn ra khá phổ biến tại các thành phố lớn


3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung.

Tả không khí ngày Tết quê em (9 mẫu) - Ngữ Văn 6 - Phòng GD&DT Sa Thầy

Thuyết minh về đêm giao thừa - mẫu 1

Trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thì tết âm, hay Tết Nguyên Đán là một dịp lễ đặc biệt quan trọng trong năm, người người nhà nhà cùng gác lại tất cả mọi việc về sum họp, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho một năm mới sung túc đầy đủ. Ở Việt Nam Tết là một phong tục cổ truyền đã có từ thời các vua Hùng dựng nước và giữ nước, trong đó khoảnh khắc giao thừa được đặc biệt coi trọng trong dịp Tết, đánh dấu khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, đi kèm với một số hoạt động văn hóa đặc sắc.

Giao thừa theo định nghĩa trong Hán việt từ điển giản yếu của Từ Duy Anh thì có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Lúc năm cũ qua, năm mới đến", tức là khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày cuối cùng của năm cũ với ngày mùng một đầu năm mới bắt đầu từ giờ Tý (từ 0h00 ngày mùng một tháng giêng). Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ tịch mà theo quan niệm của người xưa đây là lúc trời đất có sự giao hòa âm dương, thay đổi sinh khí trời đất, vạn vật được tắm một sức sống mới trở nên tươi mới để bắt đầu một năm mới đầy hy vọng. Chính vì vậy ở các quốc gia quan trong thuyết âm dương ngũ hành như Việt Nam, đêm giao thừa là khoảng thời gian linh thiêng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí là hơn cả những ngày đầu năm mới. Không chỉ đánh dấu sự trường thọ của người già và sự trưởng thành của những người trẻ trong năm mới mà còn có ý nghĩa xua đuổi những tà ma, vận hạn đen đủi, khởi đầu một năm mới hoàn toàn tươi đẹp. Trong Tết cổ truyền của dân tộc những ngày cuối năm đặc biệt là ngày 30 tết, là ngày tuy bận rộn, tất bật chuẩn bị nhiều thứ nhưng cũng lại là ngày vui vẻ và nhiều cảm xúc nhất. Khi ấy cả gia đình cùng quây quần bên nhau, mỗi người một việc dọn dẹp trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, trưng hoa đào, hoa mai, lại thêm một cây quất trĩu quả cho không khí thêm phần náo nhiệt, vui mừng. Người thì gói bánh chưng, thịt gà, chuẩn bị mâm cơm tất niên, với những món ăn truyền thống bao gồm giò chả, miến, mọc, nhang, đèn,...

Trong buổi tối giao thừa hình ảnh thường thấy của các gia đình Việt Nam ấy là cảnh gia đình sum họp ngồi bên nhau cùng ăn bữa cơm, ôn lại những câu chuyện buồn vui của cả năm qua, bên ngoài là nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ đến giờ vớt bánh. Trong phong tục truyền thống của Việt Nam đêm giao thừa thường diễn ra một số hoạt động đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tâm linh. Đầu tiên phải kể đến việc cúng giao thừa, gia chủ chuẩn bị hai mâm cơm cúng đầy đủ, bao gồm các món ăn truyền thống không thể thiếu như gà luộc nguyên con, bánh chưng một cặp, măng miến, mọc, giò chả, được sắp xếp trang trọng tinh tế, cùng với rượu ngon, nhang đèn mới, mâm ngũ quả... Đúng vào thời khắc 0h00 của ngày mùng một người chủ gia đình sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, ăn vận lịch sự chu đáo, sẽ tiến hành cúng bái thắp hương, đọc lời khấn gọi ông bà tổ tiên và các vị thần thánh về, đồng thời cầu chúc, mong mỏi những điều may mắn sẽ về với nhà mình trong năm mới. Thông thường lễ cúng sẽ tiến hành ở ngoài trời trước sau đó với đến trong nhà. So với ngày xưa thì phần cúng lễ giao thừa ngày nay đã được nhân dân tà làm đơn giản hóa đi rất nhiều nhưng vẫn gìn giữ được những nét đẹp trong phong tục truyền thống, tâm linh của dân tộc. Hoạt động thứ hai cũng diễn ra một cách phổ biến ấy là việc mọi người cùng nhau đi lễ đình đền, xin lộc đầu năm, kết hợp với việc chọn hướng đi hợp với tuổi của mình để có được nhiều may mắn hơn trong năm tới, tránh những việc xui rủi. Một phong tục cũng khá thú vị và quan trọng trong khoảnh khắc đầu năm mới ấy là tục xông nhà hay xông đất đầu năm, sau khi cúng giao thừa xong, trong gia đình có thể chọn ra một người hợp tuổi để tự xông đất cho nhà mình, hoặc có thể nhờ anh em bạn bè thân thiết đến xông nhà cho mình ngày đầu năm, và người xông nhà có ý nghĩa mang lại may mắn sự thuận lợi cho gia chủ trong năm mới, đối với một số gia đình hiếu quý, họ còn có thể tặng cho người xông đất bao lì xì đầu năm coi như là lời cảm ơn, chúc phúc. Bên cạnh đó, các hoạt động đếm ngược từng giây để chào đón năm mới và tụ tập tại các quảng trường xem pháo hoa ngày đầu năm lại diễn ra khá phổ biến tại các thành phố lớn, được nhiều các bạn trẻ yêu thích và hưởng ứng mạnh mẽ. Còn một số gia đình khác thì giao thừa lại là lúc mọi người quây quần với nhau ăn bữa cơm tất niên rũ bỏ hết mọi chuyện vướng bận trong năm cũ, cùng đón xem một chương trình đặc sắc ví như Táo Quân, Gala cười, các chương trình ca múa nhạc mừng xuân, nghe Chủ tịch nước đọc lời chúc mừng năm mới,... vừa cắn hạt dưa ăn mứt bánh, tận hưởng khoảnh khắc bình yên vào giây phút thiêng liêng khi nghe mùi nhang vương vấn quanh quẩn bên nhà.

Đêm giao thừa ngày xưa so với ngày nay có thể đã có nhiều khác biệt, thế nhưng những giá trị mang tính truyền thống, những vẻ đẹp ý nghĩa tâm linh của thời khắc đặc biệt này vẫn chưa từng bị mai một, mà nó vẫn hiện hữu trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Dù có thể không cỗ bàn thịnh soạn, mai, cúc xum xuê, thế nhưng sự đầm ấm trong không khí sum họp điền viên vào những ngày cuối năm mới là những thứ đem lại cho con người nhiều xúc cảm, niềm vui trước thềm năm mới đến.

 

1 976 16/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: