Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (30 mẫu) SIÊU HAY

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió lớp 8 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,006 19/10/2022
Tải về


Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió - Ngữ văn 8

Bài giảng Ngữ Văn 8 Đánh nhau với cối xay gió

Dàn ý Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió

I. Mở bài:

- Vài nét về tác phẩm Đôn Ki-hô-tê: Một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, mở đầu cho thời đại Phục hưng, thời đại của những con người với tính cách mới với chủ nghĩa nhân văn đậm nét.

- Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió: Trích chương 8, 9 tiểu thuyết, khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

II. Thân bài:

30 bài Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió  (ảnh 1)

1. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê

- Xuất thân: Tầng lớp quý tộc nghèo

- Hình dáng: Đôn Ki-hô-tê gầy gò và cao lêu nghêu, cưỡi con ngựa gầy còm, ốm yếu

- Mục đích: Trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp người lương thiện

- Việc làm:

+ Phong ngựa còm là chiến mã, người phụ nữ nông dân là công nương; bản thân là hiệp sĩ tài ba; dụng cụ han gỉ đánh bóng lại.....

+ Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê xông thẳng tới, đâm mũi giáo vào cánh quạt... dù lực lượng không cân sức vẫn cứ một mình đương đầu không sợ nguy hiểm, không màng đến tính mạng.

⇒ Nghĩ những chiếc cối xay gió là những người khổng lồ nên xông vào đánh => Đôn Ki-hô-tê có những suy nghĩ và hành động nực cười, mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ

- Kết quả: cả người và ngựa đều bị thương. Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú

- Trong tình yêu vô cùng say đắm, luôn nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Đôn Ki-hô-tê có khát vọng dũng cảm và lí tưởng cao đẹp nhưng lại rất hoang tưởng

2. Giám mã Xan-chô-pan-xa

- Xuất thân: Có xuất thân là nông dân

- Hình dáng: Người béo lùn, cưỡi con lừa thấp và lùn

- Mục đích: Nhận làm giám mã vì hi vọng được làm đốc cai trị vài hòn đảo

- Việc làm:

+ Luôn mang theo bầu rượu và túi có hai ngăn đựng đầy thức ăn

⇒ Là người nông dân thích danh vọng hão huyền

+ Xan-chô Pan-xa đã can ngăn Đôn Ki-hô-tê khi có ý định đánh nhau với cối xay gió

- Tính cách:

+ Hơi đau là rên rỉ

+ Vô cùng quan tâm đến những nhu cầu vật chất hằng ngày như ăn, ngủ

+ Tính tốt: luôn tỉnh táo và thực tế

+ Tính xấu: sợ hãi, hèn nhát và thực dụng

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung, nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa so sánh vừa tương phản lẫn nhau làm nổi bật tính cách riêng của mỗi người.

- Trình bày ý nghĩa văn bản: Thông qua câu chuyện về sự thất bài của Đôn Ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 1)

Xéc-van-téc nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của ông là Đôn Ki-hô-tê. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại phục hưng. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được rút ra từ phần II của cuốn tiểu thuyết này thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm. Tuy đoạn trích có nhan đề Đánh nhau với cối xay gió nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật sự đối lập của hai nhân vật là Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.

Trước hết về nhân vật Đôn Ki-hô-tê, đây là một nhà hiệp sĩ dũng cảm, có khát vọng, có lí tưởng cao cả nhưng lỗi thời, sống trong hoang tưởng. Đôn Ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ như trong truyện để đi cứu giúp mọi người. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, bên cạnh là con ngựa còm, Đôn Ki-hô-tê tìm được bộ đồ giáp cũ của tổ tiên để lại, đánh cọ sạch sẽ để trang bị cho bản thân trên hành trình lang thang làm hiệp sĩ.

Khi Đôn Ki-hô-tê nhìn thấy cối xay gió trên cánh đồng ông ta lập tức nghĩ đó là bọn “khổng lồ ghê gớm”. Là một người hiệp sĩ, mang trong mình lí tưởng cứu giúp mọi người, ngay lập tức Đôn Ki-hô-tê nghĩ đến việc tiêu diệt những kẻ độc ác “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Là người dũng cảm, nghĩa hiệp Đôn Ki-hô-tê nhạo báng sự nhút nhát của Xan-chô và bất chấp nguy hiểm, quyết đấu với những tên khổng lồ. Cũng bởi vì hoang tưởng nên Đôn Ki-hô-tê giao tranh điên cuồng, lao vào những chiếc cối xay gió và sức của một người gầy gò không thể địch lại những cánh quạt khổng lồ, cuối cùng cả người và ngựa đều bị hất văng ra xa. Mặc dù bại trận, nhưng Đôn Ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật, và cho rằng sự thất bại của bản thân là do lão pháp sư đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để cướp đi niềm vinh quang của mình. Sau cuộc giao tranh với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê không hề đau đớn, kêu than ông không thiết ăn uống mà chỉ nghĩ đến tình nương của mình. Ở nhân vật Đôn Ki-hô-tê có những biểu hiện tốt đẹp như tinh thần nghĩa hiệp chống lại cái ác, lòng dũng cảm, trọng danh dự,… nhưng do ảnh hưởng quá nghiêm trọng của truyện kiếm hiệp nên thành hoang tưởng, nực cười, đáng trách.

Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn Ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng. Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau này khi chủ nhân thành công mình cũng sẽ được hưởng thành quả. Xan-chô Pan-xa cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon. Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, nếu như chủ mộng mị cho rằng đó là những tên khổng lồ thì ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió. Mặc cho Đôn Ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi. Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”. Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ. Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng. Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.

Để xây dựng thành công hai nhận vật tác giả đã vận dụng một cách xuất sắc nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật cả về ngoại hình và tính cách. Giọng điệu phê phán, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 2)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiếm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh với cối xay gió.

Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.

Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng... Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng – nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.

Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa... không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!... Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường... ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư... biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng... nhưng rồi... lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ? Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 3)

Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-téc trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như: Ra-bờ-le,... – vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới. Xéc-van-téc đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm (1605-1615), ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập II ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.

Đôn Ki-hô-tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và trạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.

Con ngựa gầy được lão phong cho cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Lão tự xưng là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Anh nông dân lùn, cục mịch được lão phong tước: giám mã Xan-chô Pan-xa. Đã là hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ ngay một phụ nữ mà lão thầm yêu trộm nhớ thời còn trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quê này một cái tên rất quý tộc, mĩ miều. Lão làm lễ thụ phong trước ngày lên đường chinh chiến. Có một chi tiết khá thú vị là trong lễ thụ phong này tại quán trọ, hai ả gái điếm được nhà hiệp sĩ xứ Man-tra ban tước thành 2 công nương vô cùng tôn quý. Hài hước nhất là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên đã han gí, rồi lão sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình.

Đó là những điều cần biết về hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê khi chúng ta tìm hiểu chuyện Đánh nhau với cối xay gió của lão. Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn vì họ không chịu nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão lại ra đi với mộng chiến công mới. Lần này có quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu. Trận đánh nhau với lũ cối xay gió là một trận đánh nảy lửa, là đỉnh cao của màn hài kịch, chế giễu những kẻ ngông cuồng, mê muội, luôn luôn sống trong mộng tưởng hão huyền.

Đoạn văn hài hước hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận. Có đấu khẩu trước lúc giao phong. Có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết tử. Có bãi chiến trường sau trận đánh diễn ra. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là một “người hùng” đích thực sống trong ảo tưởng hão huyền, sự mụ mẫm đã lên đến cực độ, cối xay gió mà lão cho là khổng lồ quái vật! Ngôn ngữ khoác lác, trống rỗng, đại ngôn, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ, điệu bộ và hành động cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kì oai phong lẫm liệt! Đúng là coi cái chết nhẹ tựa lông hồng! Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy trên mặt đất trước cặp mắt của quan giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sắc nhất có giá chế giễu tầng lớp hiệp sĩ thời trung cổ đã lỗi thời! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cầu cứu tình nương trước lúc giao đấu! Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì “vận may” đã tới, quân địch là “mấy chục tên khổng lồ hung tợn ", mà cánh tay mỗi đứa dài tới gần 2 dặm. Không biết là lão có hay mỗi dặm dài đến 432 mét, đâu phải vừa? Lão phải kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang phú quý, sau nữa là quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và để “phụng sự Chúa". Phải công bằng mà nói rằng, tuy lão có "nhìn gà hóa cáo" nhưng mục tiêu chiên đấu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù giám mã Xan-trô Pan-xa hết lời can ngăn, nhưng lão hiệp sĩ bỏ ngoài tai hết. Trước khi đánh nhau, Đôn-ki-hỏ-tê ăn nói rất "hùng hồn”. Lúc thì nạt quan giám mã: “Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Lúc thì lão hiệp sĩ thét lớn, đằng đằng sát khí: “lũ súc sinh kia, không được chạy trấn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây!”. Lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi cố vung nhiều cảnh hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng phải đền tội”. Trước lúc vào giao phong với lũ khổng lồ này mà cánh tay mỗi đứa dài gần bằng 2 dặm thì khổng lồ Bri-a-rê-ô xa xưa dù có đến 100 cánh tay cũng chẳng so sánh được, vì thế Đôn Ki-hô-tê không quên “cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong cơn nguy biến này”. Tư thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang "lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-Xi-nan-tê phi thang tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Lão đã “đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay”. Tưởng là lũ khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ “gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành”. Đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Và lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”.

Câu chuyện giữa hai thầy trò sau trận đánh nhau với cối xay gió cũng cực là thú vị. Chết mà nết không chừa! Bị thảm bại nhục nhã mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của quan giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh béo lùn biết rằng cái nghĩ cung kiếm "luôn luôn biến chuyển”, nghĩa là sự thắng, bại là chuyện bình thường. Nguyên nhân thất bại theo Đôn Ki-hô-tê rất bất ngờ vì lão pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp mất "sách vở” bảo bối của lão. Hắn đã “thâm thù ta”, hắn đã tước mái phần vinh quang chiến thắng của ta! Đúng là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!

Thương cho con ngựa gầy nhom “bi toạc nửa lưng” vẫn phải cõng chủ. Đôn Ki-hô-tê quyết định đi về phía cảng, hi vọng “sẽ gập được nhiều chuyện mạo hiểm khác” mà thi thố tài năng. Hiệp sĩ tỏ ra rất buồn phiền về cái giáo bị gãy. Cái vốn sách vở kiếm hiệp lại ru lão ta vào giấc mộng hão huyền. Lão nhắc tới hiệp sĩ Tây Ban Nha ngày xưa là Va-gax, giữa trận đánh, gươm bị gãy, đã nhổ cây sồi làm vũ khí tiêu diệt quân Mô-rô, nhờ thế mà trở nên bất tử với biệt hiệu "Hiệp sĩ diệt địch”, làm rạng rỡ cháu con đời đời. Kể lại câu chuyện ấy, Đôn Ki-hô-tê muốn nói lên chí hướng mình muốn theo gương người xưa, cũng sẽ nhổ cây sồi để diệt địch, sẽ lập nên “những chiến công phi thường” mà quan giám mã sẽ là người có diễm phúc được mục kích! Qua đó, ta thấy Đôn Ki-hô-tê vẫn kiêu hùng, tự tin, đầu óc anh ta quá mê muội, khoác lác đến cực độ!

Khi giám mã “thật thà” nhắc lại sự thất trận vừa qua, cái ngã chắc hẳn “làm ngài vẹo vọ hẳn đi” thì chàng hiệp sĩ hồn nhiên trả lời: "Đúng thế! Và nếu ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù sổ cả ruột ra ngoài”. Đó cũng là một nét rất "anh hùng” của Đôn Ki-hô-tê! Khi Xan-chô tâm sự là nếu có bị gai đâm cũng kêu lên thì ông chủ tài ba đã “không nín được cười”, đĩnh đạc nói với giám mã: “cứ việc rên la” vì “cho tới nay chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.”

Phần cuối là chuyện ăn, chuyện ngủ của hai thầy trò chàng hiệp sĩ. Hai thầy trò cùng đi giang hồ, với “lí tưởng” dẹp bất công, cứu nguy phò đời nhưng trong tâm hồn, tính cách là hai thế giới riêng biệt! Đến giờ ăn, Đôn Ki-hô-tê không hiểu vì sao mà “chưa muốn ăn". Còn Xan-chô, sau khi được phép chủ, ngồi thoải mái trên lưng lừa “ăn một cách khoái trá”, nghiêng bầu rượu "tu một hơi ngon lành". Đúng là “dĩ thực vi thiên”, Xan-chô vừa nhắm rượu, quên cả những lời hứa hẹn của chủ phong anh ta làm thống đốc sau này, vừa vui vẻ suy ngẫm về cái nghề đi tìm kiếm chuyến phiêu lưu “tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vất vả”. Đó cũng là một nét vẽ hài hước về sự "cái miếng ăn gần, cái ước mơ xa" ở đời!

Đêm đến, hai thầy trò nằm dưới gốc cây. Giám mã sau khi đánh chén no say "làm một giấc đến sáng". Sáng dậy vừa mở mắt ra đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì bầu rượu đã vơi đi, mà quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy! Trái lại, Đôn Ki-hô-tê thì suốt đêm thao thức. Chàng đã bẻ “một cành khô” lắp vào cán gãy làm thành một ngọn giáo! Chàng trằn trọc thâu đêm vì thương nhớ tình nương Đuyn-xi-nê-a. Chiều qua đã nhịn, sáng nay lại không ăn, chẳng phải là Đôn Ki-hô-tê bị đau nên không ăn được, mà là chàng đang sống trong mộng mị, vì chỉ "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi!”

Nhân vật giám mã Xan-chô là một nhân vật phụ, một nét vẽ bổ trợ nhưng rất sống động. Một mặt, nó có giá trị làm nổi bật tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tưởng hão huyền của Đôn Ki-hô-tê về cuộc đời hiệp sĩ, mặt khác thể hiện một quan niệm sống phác thực, hồn nhiên, giản dị... của những người dân quê yêu đời, thiết thực.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 4)

Xéc-van-tét là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn nhất với nền văn học Tây Ban Nha. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và làm nên tên tuổi của nhà văn ấy là cuốn tiểu thuyết có nhan đề Đôn Ki-hô-tê. Tuy đã ra đời từ rất lâu, thế nhưng những giá trị mà nó để lại còn lưu giữ đến tận bây giờ, được nhiều độc giả yêu thích. Một trong những cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất của tác phẩm phải kẻ đến cảnh Đôn Ki-hô-tê, đồng thời là nhân vật chính của tiểu thuyết, đánh nhau với cối xay gió.

Thoạt tiên khi nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió, thì lập tức Đôn Ki-hô-tê cho rằng "có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm" và ông ta định quyết chiến với những "tên khổng lồ" ấy để giành chiến lợi phẩm và trở nên giàu có. Đôn Ki-hô-tê còn tưởng tượng ra rằng những cánh quạt của cối xay gió là những "cánh tay dài ngoẵng". Trong tâm trí người "hiệp sĩ" ấy, những chiếc cối xay gió là kẻ thù của mình.

Nghĩ vậy, Đôn Ki-hô-tê lập tức lên tinh thần của một chiến binh dũng cảm thúc ngựa phi vào những cối xay gió, không quan tâm đến những lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa. Mặc dù những lời can gián, nhận thức thực tế của Xan-chô Pan-xa rất chí lý, nhưng trong mắt của Đôn Ki-hô-tê thì đó lại là những lời thiển cận của kẻ bề dưới, ông ta cho rằng: "Xem ra anh chẳng thành thạo gì về chuyện phiêu lưu". Như vậy có thể thấy được ở nhân vật này một tính cách bảo thủ đến cực đoan, lại thêm việc ông ta mê muội những cuốn tiểu thuyết hão huyền, khiến cuộc sống của mình trở nên hoang đường và nực cười.

Quay trở lại với trận chiến, Đôn Ki-hô-tê đã có những lời nói đe dọa: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây", tuy ngữ khí chắc chắn, rõ ràng mạch lạc, rất có khí chất của một hiệp sĩ, thế nhưng buồn cười ở chỗ Đôn Ki-hô-tê lại đang hoàn toàn chìm trong mộng tưởng và ảo giác do mình nghĩ ra, không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Thậm chí trong lúc chuẩn bị vào cuộc chiến ông ta lại bắt đầu nhớ về nàng thơ trong mộng của mình là nàng Đuyn-xi-nê-a, không khác gì những hiệp sĩ trong các cuốn tiểu thuyết, phải nói rằng Đôn Ki-hô-tê đã có một ảo tưởng rất thực và ông ta cũng đã diễn rất đạt vai của mình.

Dù mắc chứng hoang tưởng nặng nhưng ta cũng nhận thấy được tinh thần thiện chiến, dũng cảm, lòng tự tin của Đôn Ki-hô-tê, chắc hẳn rằng ông ta đã có một ước mơ thật đẹp về việc thực thi công bằng, chính nghĩa như những hiệp sĩ nhưng đáng tiếc rằng đó mãi chỉ là mộng tưởng của ông ta.

Và dĩ nhiên, ảo tưởng mãi không thể trở thành hiện thực, Đôn Ki-hô-tê cũng chẳng trở thành hiện thực với cái trò điên rồ của mình được, mà ngược lại ông ta đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng đau đớn: "ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người văng ra xa". Đọc đến đây ta thấy rằng dẫu có làm nên hành động điên rồ, nhưng Đôn Ki-hô-tê cũng thật đáng thương, đáng thương bởi ước mơ chinh chiến, phải chịu đòn đau nhưng vẫn huyễn hoặc bản thân mình đến phút chót. Cú ngã trời giáng khiến ông ta không thể nào động đậy được, thế nhưng nghe Xan-chô Pan-xa xót xa, trách cứ, ông ta lại lập tức phản biện bằng lý lẽ của một hiệp sĩ rằng "chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường chứ không như những chuyện khác". Điều đó minh chứng rằng Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa hề tỉnh ngộ, vẫn đang chìm trong ảo tưởng và lối suy nghĩ kỳ dị của mình, không lối thoát. Qua sự việc trên có thể nhận ra rằng Đôn Ki-hô-tê là người có suy nghĩ hoang tưởng, hoang đường, dẫn tới những hành động điên rồ, ngược lại bác nông dân Xan-chô Pan-xa lại là người có nhận thức thực tế và tỉnh táo.

Sau trận chiến, hai nhân vật lại tiếp tục trên con đường phiêu lưu, những sự kiện nhỏ diễn ra trong đời sống hằng ngày lại càng làm ta nhận thức rõ tính cách của từng nhân vật, cũng như sự đối lập của cả hai. Ví như Đôn Ki-hô-tê không màng đến chuyện ăn uống, chè chén tầm thường, thì Xan-chô Pan-xa lại hay nghĩ về chuyện ăn uống, trong khi bác nông dân say giấc nồng, thì Đôn Ki-hô-tê lại thức trắng để nhờ về tình nương và suy nghĩ viển vông, đúng chất của một hiệp sĩ, một lãng tử. Sâu xa hơn, ta cũng biết được rằng sự đối lập ấy sở dĩ xuất phát từ xuất thân, một người là quý tộc, một người là nông dân, cuộc sống khác nhau dẫn tới những quan niệm sống cũng khác hẳn. Đôn Ki-hô-tê thì có lý tưởng có khát vọng, luôn trên đường thực hiện hoài bão, ông dũng cảm, hão huyền, còn Xan-chô ngược lại thích cuộc sống yên ả, đời thường, nhát gan nhưng lại được cái thực tế.

Hai nhân vật trong câu chuyện được dựng lên từ những hình tượng hoàn toàn đối lập, tấn công lẫn nhau, Đôn Ki-hô-tê tuy ảo tưởng và điên rồ nhưng lại có những phẩm chất đáng quý, còn Xan-chô tuy tỉnh táo, tốt bụng nhưng lại hướng về những thứ tầm thường, không có hoài bão ước mơ. Đó chính là những mặt tích cực và tiêu cực trong mỗi con người, chúng đã được Xéc-van-téc chia đôi thành hai nhân vật thật thú vị, dễ khiến người đọc liên tưởng và ghi nhớ, đồng thời cũng học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tế.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 5)

Đánh nhau với cối xay gió là văn bản được trích từ bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê đồ sộ của nhà văn vĩ đại người Tây Ban Nha Xéc-van-téc. Tác phẩm tập trung chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, lối sống thực dụng đang phổ biến trong xã hội. Trong đoạn trích này hẳn ta sẽ không thể quên được nhân vật Đôn Ki-hô-tê bên cạnh những mặt gàn dở còn mang trong nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng khác.

Trước hết Đôn Ki-hô-tê là một kẻ gàn dở, đam mê tiểu thuyết đến điên cuồng, sự cuồng si đó còn biến thành hành động muốn trở thành hiệp sĩ để đi cứu giúp những người lương thiện. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn là những thứ han gỉ của tổ tiên để lại. Mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người, nhưng thời đại của hiệp sĩ đã qua, khát vọng của Đôn Ki-hô-tê trở thành lỗi thời, nên mọi suy nghĩ, hành động của ông đều trở thành trò cười cho mọi người. Cuộc đánh nhau với cối xay gió đã bộc lộ đầy đủ sự gàn dở, đầu óc hoang tưởng của Đôn Ki-hô-tê. Là một người luôn sống trong ảo tưởng nên khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn Ki-hô-tê lại tưởng đó là bọn khổng lồ gian ác, lão lao vào cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức, bất chấp lời can ngăn của bác giám mã Xan-chô để "quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất". Cuối cùng, khi đâm mũi giáo vào cánh quạt, giáo gãy tan tành, cả người và ngựa ngã văng ra xa. Đau đớn, thất bại thảm hại nhưng Đôn Ki-hô-tê vẫn không nhận ra sự thật, vẫn khẳng định sự thất bại của mình là do lão pháp sư Phơ-ren-xton đã biến những cối xay gió thành những tên khổng lổ để cướp đi công lao của mình. Sau trận đánh mệt rã rời, có lẽ Đôn Ki-hô-tê một người già cả, ốm yếu đã mệt và đói nhưng để cho giống những hiệp sĩ cho tiểu thuyết thì Đôn Ki-hô-tê chỉ cần nghĩ đến tình nương của mình là cũng đủ no rồi. Những suy nghĩ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy ông ta là một kẻ luôn sống trong hoang tưởng, gàn dở, thật đáng lên án. Nhưng đằng sau những hành động, lời nói điên khùng đó lại là Đôn Ki-hô-tê mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: lí tưởng cao đẹp, tinh thần anh dũng, dũng cảm trước những nguy hiểm của cuộc sống.

Trước hết Đôn Ki-hô-tê mang trong mình lí tưởng cao đẹp. Ông là người căm ghét những bất công, ngang trái, kiên quyết diệt trừ cái ác, cái xấu để đem lại cuộc sống công bằng, bác ái cho mọi người. Bởi vậy, mặc dù tuổi đã cao, lại nghèo nàn nhưng ông vẫn quyết tâm trở thành hiệp sĩ, mang sức mình để giúp đỡ mọi người. Trong cuộc giao tranh với cối xay gió khi thấy sự can ngăn của giám mã Xan-chô ông đã chế giễu tính nhút nhát của bác: "nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức".

Không chỉ mang lí tưởng cao đẹp, Đôn Ki-hô-tê còn có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Trong cuộc đánh nhau với cối xay gió, ta không chỉ thấy sự gàn dở của ông, mà còn thấy được cả sự dũng cảm. Là người nghĩa hiệp, Đôn Ki-hô-tê muốn "quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất", ông một mình một ngựa bất chấp nguy hiểm, xông lên đánh nhau với những tên khổng lồ ấy. Dù tương quan hai bên chênh lệch rõ ràng, tự bản thân Đôn Ki-hô-tê cũng nhận ra điều đó, nhưng trước kẻ ác ông không ngần ngại mà ra tay trượng nghĩa: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây". Đó chính là tinh thần nghĩa hiệp, trượng nghĩa trong con người Đôn Ki-hô-tê ẩn đằng sau vẻ điên cuồng mà mọi người vẫn nhạo báng.

Để tô đậm ngoại hình cũng những tính cách Đôn Ki-hô-tê, tác giả đã vận dụng tài tình nghệ thuật đối lập, tương phản. Đứng bên Đôn Ki-hô-tê cao gầy, là bác giám mã Xan-chô béo lùn; tinh thần nghĩa hiệp dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê càng làm nổi bật hơn sự nhút nhát của bác giám mã; tính thiết thực của bác nông dân lại giúp ta thấy rõ những hoang tưởng của người hiệp sĩ già. Ngoài ra bút pháp miêu tả, kể chuyện sinh động, hấp dẫn kết hợp với giọng kể hài hước, hóm hỉnh là những yếu tố góp phần vào sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật Đôn Ki-hô-tê nói riêng và đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió nói chung đã cho thấy những nét tính cách tốt đẹp và cả gàn dở trong nhân vật này. Bản thân mỗi chúng ta cũng có một phần của Đôn Ki-hô-tê, luôn mang trong mình những lí tưởng, khát vọng cao đẹp, nhưng quá trình thực hiện lại không ít những sai lầm, vấp váp, ngốc nghếch. Bởi vậy, bản thân mỗi người cần có sự cân bằng giữa lí tưởng và thực tế để không trở thành Đôn Ki-hô-tê thứ hai.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 6)

Xéc-van-téc nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của ông là Đôn-ki-hô-tê. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại phục hưng. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được rút ra từ phần II của cuốn tiểu thuyết này thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy đoạn trích có nhan đề Đánh nhau với cối xay gió nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật sự đối lập của hai nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.

Trước hết về nhân vật Đôn-ki-hô-tê, đây là một nhà hiệp sĩ dũng cảm, có khát vọng, có lí tưởng cao cả nhưng lỗi thời, sống trong hoang tưởng. Đôn-ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ như trong truyện để đi cứu giúp mọi người. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, bên cạnh là con ngựa còm, Đôn-ki-hô-tê tìm được bộ đồ giáp cũ của tổ tiên để lại, đánh cọ sạch sẽ để trang bị cho bản thân trên hành trình lang thang làm hiệp sĩ.

Khi Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy cối xay gió trên cánh đồng ông ta lập tức nghĩ đó là bọn “khổng lồ ghê gớm”. Là một người hiệp sĩ, mang trong mình lí tưởng cứu giúp mọi người, ngay lập tức Đôn-ki-hô-tê nghĩ đến việc tiêu diệt những kẻ độc ác “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Là người dũng cảm, nghĩa hiệp Đôn-ki-hô-tê nhạo báng sự nhút nhát của Xan-chô và bất chấp nguy hiểm, quyết đấu với những tên khổng lồ. Cũng bởi vì hoang tưởng nên Đôn-ki-hô-tê giao tranh điên cuồng, lao vào những chiếc cối xay gió và sức của một người gầy gò không thể địch lại những cánh quạt khổng lồ, cuối cùng cả người và ngựa đều bị hất văng ra xa. Mặc dù bại trận, nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật, và cho rằng sự thất bại của bản thân là do lão pháp sư đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để cướp đi niềm vinh quang của mình. Sau cuộc giao tranh với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê không hề đau đớn, kêu than ông không thiết ăn uống mà chỉ nghĩ đến tình nương của mình. Ở nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những biểu hiện tốt đẹp như tinh thần nghĩa hiệp chống lại cái ác, lòng dũng cảm, trọng danh dự, … nhưng do ảnh hưởng quá nghiêm trọng của truyện kiếm hiệp nên thành hoang tưởng, nực cười, đáng trách.

Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn-ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng. Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân, nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê với hi vọng sau này khi chủ nhân thành công mình cũng sẽ được hưởng thành quả. Xan-chô Pan-xa cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon. Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, nếu như chủ mộng mị cho rằng đó là những tên khổng lồ thì ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió. Mặc cho Đôn-ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi. Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”. Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ. Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng. Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.

Để xây dựng thành công hai nhân vật tác giả đã vận dụng một cách xuất sắc nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật cả về ngoại hình và tính cách. Giọng điệu phê phán, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 7)

Cuốn tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê” là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-téc trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như: Ra-bờ-le,... - vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới.

Xéc-van-téc đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm (1605-1615), ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập II ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.

Đôn-ki-hô-tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và trạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.

Con ngựa gầy được lão phong cho cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Lão tự xưng là hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man-tra. Anh nông dân lùn, cục mịch được lão phong tước: giám mã Xan-trô Pan-xa. Đã là hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ ngay một phụ nữ mà lão thầm yêu trộm nhớ thời còn trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quê này một cái tên rất quý tộc, mĩ miều. Lão làm lễ thụ phong trước ngày lên đường chinh chiến. Có một chi tiết khá thú vị là trong lễ thụ phong này tại quán trọ, hai ả gái điếm được nhà hiệp sĩ xứ Man-tra ban tước thành 2 công nương vô cùng tôn quý. Hài hước nhất là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên đã han gỉ, rồi lão sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình.

Đó là những điều cần biết về hiệp-sĩ Đôn-ki-hô-tê khi chúng ta tìm hiểu chuyện “Đánh nhau với cối xay gió" của lão. Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn vì họ không chịu nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn-ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão lại ra đi với mộng chiến công mới. Lần này có quan giám mã Xan-trô Pan-xa theo hầu. Trận đánh nhau với lũ cối xay gió là một trận đánh nảy lửa, là đỉnh cao của màn hài kịch, chế giễu những kẻ ngông cuồng, mê muội, luôn luôn sống trong mộng tưởng hão huyền.

Đoạn văn hài hước hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận. Có đấu khẩu trước lúc giao phong. Có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết tử. Có bãi chiến trường sau trận đánh diễn ra. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê là một “người hùng” đích thực sống trong ảo tưởng hão huyền, sự mụ mẫm đã lên đến cực độ, cối xay gió mà lão cho là khổng lồ quái vật! Ngôn ngữ khoác lác, trống rỗng, đại ngôn, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ, điệu bộ và hành động cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kì oai phong lẫm liệt! Đúng là coi cái chết nhẹ tựa lông hồng! Hình ảnh Đôn-ki-hô-tê nằm không cựa quậy trên mặt đất trước cặp mắt của quan giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sắc nhất có giá chế giễu tầng lớp hiệp sĩ thời trung cổ đã lỗi thời! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cầu cứu tình nương trước lúc giao đấu!Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì “vận may” đã tới, quân địch là “mấy chục tên khổng lồ hung tợn ", mà cánh tay mỗi đứa dài tới gần 2 dặm. Không biết là lão có hay mỗi dặm dài đến 432 mét, đâu phải vừa? Lão phải kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang phú quý, sau nữa là quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và để “phụng sự Chúa". Phải công bằng mà nói rằng, tuy lão có "nhìn gà hóa cáo" nhưng mục tiêu chiến đấu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù giám mã Xan-trô Pan-xa hết lời can ngăn, nhưng lão hiệp sĩ bỏ ngoài tai hết. Trước khi đánh nhau, Đôn-ki-hô-tê ăn nói rất "hùng hồn”. Lúc thì nạt quan giám mã: “Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Lúc thì lão hiệp sĩ thét lớn, đằng đằng sát khí: “lũ súc sinh kia, không được chạy trấn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây!”. Lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi cố vung nhiều cảnh hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng phải đền tội”. Trước lúc vào giao phong với lũ khổng lồ này mà cánh tay mỗi đứa dài gần bằng 2 dặm thì khổng lồ Bri-a-rê-ô xa xưa dù có đến 100 cánh tay cũng chẳng so sánh được, vì thế Đôn-ki-hô-tê không quên “cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong cơn nguy biến này”. Tư thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang "lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-Xi-nan-tê phi thang tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Lão đã “đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay”. Tưởng là lũ khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ “gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành”. Đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Và lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”.

Câu chuyện giữa hai thầy trò sau trận đánh nhau với cối xay gió cũng cực là thú vị. Chết mà nết không chừa! Bị thảm bại nhục nhã mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của quan giám mã, Đôn-ki-hô-tê đã chỉ cho anh béo lùn biết rằng cái nghĩ cung kiếm "luôn luôn biến chuyển”, nghĩa là sự thắng, bại là chuyện bình thường. Nguyên nhân thất bại theo Đôn-ki-hô-tê rất bất ngờ vì lão pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp mất "sách vở” bảo bối của lão. Hắn đã “thâm thù ta”, hắn đã tước mái phần vinh quang chiến thắng của ta! Đúng là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!

Thương cho con ngựa gầy nhom “bi toạc nửa lưng” vẫn phải cõng chủ. Đôn-ki-hô-tê quyết định đi về phía cảng, hi vọng “sẽ gập được nhiều chuyện mạo hiểm khác” mà thi thố tài năng. Hiệp sĩ tỏ ra rất buồn phiền về cái giáo bị gãy. Cái vốn sách vở kiếm hiệp lại ru lão ta vào giấc mộng hão huyền. Lão nhắc tới hiệp sĩ Tây Ban Nha ngày xưa là Va-gax, giữa trận đánh, gươm bị gãy, đã nhổ cây sồi làm vũ khí tiêu diệt quân Mô-rô, nhờ thế mà trở nên bất tử với biệt hiệu "Hiệp sĩ diệt địch”, làm rạng rỡ cháu con đời đời. Kể lại câu chuyện ấy, Đôn-ki-hô-tê muốn nói lên chí hướng mình muốn theo gương người xưa, cũng sẽ nhổ cây sồi để diệt địch, sẽ lập nên “những chiến công phi thường” mà quan giám mã sẽ là người có diễm phúc được mục kích! Qua đó, ta thấy Đôn-ki-hô-tê vẫn kiêu hùng, tự tin, đầu óc anh ta quá mê muội, khoác lác đến cực độ!

Khi giám mã “thật thà” nhắc lại sự thất trận vừa qua, cái ngã chắc hẳn “làm ngài vẹo vọ hẳn đi” thì chàng hiệp sĩ hồn nhiên trả lời: "Đúng thế! Và nếu ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù sổ cả ruột ra ngoài”. Đó cũng là một nét rất "anh hùng” của Đôn-ki-hô-tê! Khi Xan-trô tâm sự là nếu có bị gai đâm cũng kêu lên thì ông chủ tài ba đã “không nín được cười”, đĩnh đạc nói với giám mã: “cứ việc rên la” vì “cho tới nay chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.”

Phần cuối là chuyện ăn, chuyện ngủ của hai thầy trò chàng hiệp sĩ. Hai thầy trò cùng đi giang hồ, với “lí tưởng” dẹp bất công, cứu nguy phò đời nhưng trong tâm hồn, tính cách là hai thế giới riêng biệt! Đến giờ ăn, Đồn Ki-hô-tê không hiểu vì sao mà “chưa muốn ăn". Còn Xan-trô, sau khi được phép chủ, ngồi thoải mái trên lưng lừa “ăn một cách khoái trá”, nghiêng bầu rượu "tu một hơi ngon lành". Đúng là “dĩ thực vi thiên”, Xan-trô vừa nhắm rượu, quên cả những lời hứa hẹn của chủ phong anh ta làm thống đốc sau này, vừa vui vẻ suy ngẫm về cái nghề đi tìm kiếm chuyến phiêu lưu “tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vất vả”. Đó cũng là một nét vẽ hài hước về sự "cái miếng ăn gần, cái ước mơ xa" ở đời!

Đêm đến, hai thầy trò nằm dưới gốc cây. Giám mã sau khi đánh chén no say "làm một giấc đến sáng". Sáng dậy vừa mở mắt ra đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì bầu rượu đã vơi đi, mà quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy! Trái lại, Đôn-ki-hô-tê thì suốt đêm thao thức. Chàng đã bẻ “một cành khô” lắp vào cán gãy làm thành một ngọn giáo! Chàng trằn trọc thâu đêm vì thương nhớ tình nương Đuyn-xi-nê-a. Chiều qua đã nhịn, sáng nay lại không ăn, chẳng phải là Đôn-ki-hô-tê bị đau nên không ăn được, mà là chàng đang sống trong mộng mị, vì chỉ "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi!”

Nhân vật giám mã Xan-trô là một nhân vật phụ, một nét vẽ bổ trợ nhưng rất sống động. Một mặt, nó có giá trị làm nổi bật tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tưởng hão huyền của Đôn-ki-hô-tê về cuộc đời hiệp sĩ, mặt khác thể hiện một quan niệm sống phác thực, hồn nhiên, giản dị... của những người dân quê yêu đời, thiết thực.

‘‘Đánh nhau với cối xay gió” là một trang đời, một trong những “chiến công oanh liệt” của Đôn Ki-hô-tê hiệp sĩ xứ Man-tra đã ghi vào sử sách! Xéc-van-tex đã sử dụng thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng cảnh, đã làm hiện lên một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời! Đằng sau câu văn, dòng chữ, ta luôn luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của Xéc-van-tex. Đằng sau nụ cười chế giễu của nhà văn là sự đề cao trong một chừng mực nhất định tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời... mang tính nhân văn.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 8)

Đánh nhau với cối xay gió là văn bản được trích từ bộ tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê đồ sộ của nhà văn vĩ đại người Tây Ban Nha Xéc-van-téc. Tác phẩm tập trung chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, lối sống thực dụng đang phổ biến trong xã hội. Trong đoạn trích này hẳn ta sẽ không thể quên được nhân vật Đôn-ki-hô-tê bên cạnh những mặt gàn dở còn mang trong nhiều phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng khác.

Trước hết Đôn-ki-hô-tê là một kẻ gàn dở, đam mê tiểu thuyết đến điên cuồng, sự cuồng si đó còn biến thành hành động muốn trở thành hiệp sĩ để đi cứu giúp những người lương thiện. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn là những thứ han gỉ của tổ tiên để lại. Mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người, nhưng thời đại của hiệp sĩ đã qua, khát vọng của Đôn-ki-hô-tê trở thành lỗi thời, nên mọi suy nghĩ, hành động của ông đều trở thành trò cười cho mọi người. Cuộc đánh nhau với cối xay gió đã bộc lộ đầy đủ sự gàn dở, đầu óc hoang tưởng của Đôn-ki-hô-tê. Là một người luôn sống trong ảo tưởng nên khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê lại tưởng đó là bọn khổng lồ gian ác, lão lao vào cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức, bất chấp lời can ngăn của bác giám mã Xan-chô để "quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất". Cuối cùng, khi đâm mũi giáo vào cánh quạt, giáo gãy tan tành, cả người và ngựa ngã văng ra xa. Đau đớn, thất bại thảm hại nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn không nhận ra sự thật, vẫn khẳng định sự thất bại của mình là do lão pháp sư Phơ-ren-xton đã biến những cối xay gió thành những tên khổng lồ để cướp đi công lao của mình. Sau trận đánh mệt rã rời, có lẽ Đôn-ki-hô-tê một người già cả, ốm yếu đã mệt và đói nhưng để cho giống những hiệp sĩ cho tiểu thuyết thì Đôn-ki-hô-tê chỉ cần nghĩ đến tình nương của mình là cũng đủ no rồi. Những suy nghĩ, hành động của Đôn-ki-hô-tê cho thấy ông ta là một kẻ luôn sống trong hoang tưởng, gàn dở, thật đáng lên án.

Nhưng đằng sau những hành động, lời nói điên khùng đó lại là Đôn-ki-hô-tê mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: lí tưởng cao đẹp, tinh thần anh dũng, dũng cảm trước những nguy hiểm của cuộc sống.

Trước hết Đôn-ki-hô-tê mang trong mình lí tưởng cao đẹp. Ông là người căm ghét những bất công, ngang trái, kiên quyết diệt trừ cái ác, cái xấu để đem lại cuộc sống công bằng, bác ái cho mọi người. Bởi vậy, mặc dù tuổi đã cao, lại nghèo nàn nhưng ông vẫn quyết tâm trở thành hiệp sĩ, mang sức mình để giúp đỡ mọi người. Trong cuộc giao tranh với cối xay gió khi thấy sự can ngăn của giám mã Xan-chô ông đã chế giễu tính nhút nhát của bác: "nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức".

Không chỉ mang lí tưởng cao đẹp, Đôn-ki-hô-tê còn có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Trong cuộc đánh nhau với cối xay gió, ta không chỉ thấy sự gàn dở của ông, mà còn thấy được cả sự dũng cảm. Là người nghĩa hiệp, Đôn-ki-hô-tê muốn "quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất", ông một mình một ngựa bất chấp nguy hiểm, xông lên đánh nhau với những tên khổng lồ ấy. Dù tương quan hai bên chênh lệch rõ ràng, tự bản thân Đôn-ki-hô-tê cũng nhận ra điều đó, nhưng trước kẻ ác ông không ngần ngại mà ra tay trượng nghĩa: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây". Đó chính là tinh thần nghĩa hiệp, trượng nghĩa trong con người Đôn-ki-hô-tê ẩn đằng sau vẻ điên cuồng mà mọi người vẫn nhạo báng.

Để tô đậm ngoại hình cũng những tính cách Đôn-ki-hô-tê, tác giả đã vận dụng tài tình nghệ thuật đối lập, tương phản. Đứng bên Đôn-ki-hô-tê cao gầy, là bác giám mã Xan-chô béo lùn; tinh thần nghĩa hiệp dũng cảm của Đôn-ki-hô-tê càng làm nổi bật hơn sự nhút nhát của bác giám mã; tính thiết thực của bác nông dân lại giúp ta thấy rõ những hoang tưởng của người hiệp sĩ già. Ngoài ra bút pháp miêu tả, kể chuyện sinh động, hấp dẫn kết hợp với giọng kể hài hước, hóm hỉnh là những yếu tố góp phần vào sự thành công của tác phẩm.

Qua nhân vật Đôn-ki-hô-tê nói riêng và đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió nói chung đã cho thấy những nét tính cách tốt đẹp và cả gàn dở trong nhân vật này. Bản thân mỗi chúng ta cũng có một phần của Đôn-ki-hô-tê, luôn mang trong mình những lí tưởng, khát vọng cao đẹp, nhưng quá trình thực hiện lại không ít những sai lầm, vấp váp, ngốc nghếch. Bởi vậy, bản thân mỗi người cần có sự cân bằng giữa lí tưởng và thực tế để không trở thành Đôn-ki-hô-tê thứ hai.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 9)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiếm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.

Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.

Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng... Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng- Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.

Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa... không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt.

Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!... Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường... ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư... biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng... nhưng rồi... lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ?

Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 10)

Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Man-tra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xéc-van-tex sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên.. .

Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lí của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới “ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng”, chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt.

Ở đây có một điểm tương đồng: Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cánh quạt như là những cánh tay, còn Xan-chô cũng cho là “giống cánh tay”. Nhưng sự tương đồng này sẽ bị khúc xạ bởi hai đầu óc khác nhau: một thì hoang tưởng, một thì tỉnh táo, để rồi làm bật ra một tiếng cười hóm hỉnh nhẹ nhàng. Nhà hiệp sĩ thấy rằng cần phải chứng minh cho người giám mà không hiểu biết gì về những chuyện phiêu lưu bằng một sự khẳng định chắc chắn: “Quả là anh chẳng hiểu gì những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Đó chính là những tên khổng lồ. Nếu anh sợ thì mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch”. Sự “chênh lệch” thì đã quá rõ, còn “phiêu lưu” thì cũng dễ nhận ra, “gay go” thì khỏi phải nói. Trước hết Đôn Ki-hô-tê chủ động chấp nhận trận đấu không cân sức bằng cách “thúc con Rôxinantê xông lên”, “chẳng thèm để ý” đến mọi lời khuyên can. Giữa cái bối cảnh hùng vĩ và nên thơ ấy và trước những đối thủ câm lặng, nhà hiệp sĩ tài ba đưa ra lời tuyên chiến của mình bằng cách “thét lớn”: “Lũ súc sinh kia không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây”. Bọn khổng lồ cũng không vừa, chúng cũng ra tay đối phó: “một cơn gió nhẹ làm quay những cánh quạt”. Và thế là nhà hiệp sĩ lên tiếng khẳng định sức mạnh tài ba của mình: “Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng sẽ phải đền tội”.

Nhưng đây còn là cuộc chiến giữa chiến sĩ diệt yêu quái và lũ yêu quái, nên thể thức cũng có những cái khác thường. Đó là theo truyền thống hiệp sĩ, khi vào trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Huyn-xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Cũng vẫn nói thêm rằng nàng Đuym-xi-nê-a người mà trái tim của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tôn thờ chỉ là một sản phẩm hoang tưởng của đầu óc mụ mị bởi ảnh hưởng của các tiểu thuyết mà nhà quý tộc kia đã đọc trong mấy chục năm qua. Khi cầu nguyện như vậy thì dường như sức mạnh được nhân đôi, lòng dũng cảm cũng được tăng lên gấp bội, khi đó “Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Hình ảnh người hiệp sĩ mới đẹp làm sao, hình ảnh đó toát ra một phẩm chất anh hùng lẫm liệt, một dáng dấp oai phong. Hình ảnh đó sẽ trở lên tuyệt vời nếu những tên khổng lồ, những con yêu tinh kia là thực. Còn ở đây chỉ là những chiếc cối xay gió bình thường thực tới mức hai năm rõ mười, cho nên hình ảnh ấy trở nên buồn cười như chính những gì đã xảy ra: “Đúng lúc chàng đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay, gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Mọi cái hoang tưởng đều biến đi, chỉ còn Đôn Ki-hô-tê “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”. Cuộc chiến cũng kết thúc.

Trận chiến đấu diễn ra rất bài bản, tuần tự nhưng diễn biến thì rất chóng vánh, chỉ trong chớp mắt, tới mức giám mã “Xan-chô Pan-xa thúc lừa tới cứu” thì cũng không kịp: chủ nhân của anh ta đã bị thất bại. Anh ta chỉ còn biết cách kêu trời và lên án những câu chuyện hoang tưởng. Những hư cấu từ các tiểu thuyết hiệp sĩ đã đọc luôn luôn ám ảnh Đôn Ki-hô-tê. Do đó vinh quang đáng lẽ thuộc về anh thì lại bị một gã pháp sư có nhiều pháp thuật hơn tước đoạt mất, vì thế anh lại cùng người giám mã của mình đi tìm những cuộc phiêu lưu mới.

Nỗi buồn lớn nhất của anh là trên đường đi anh không còn giáo nữa. Anh nhớ tới hiệp sĩ Đi-ê-gô Perex để  Vagex trong một cuốn sách. Trong một trận chiến đấu hiệp sĩ này đã bị gãy gươm nhưng chúng không nao núng, chàng đã nhổ một cây sồi làm vũ khí và đã giết được không biết bao nhiêu là giặc. Đôn Ki-hô-tê kể lại chuyện đó với người giám mã của mình và hứa với Xan-chô là sẽ noi gương người hiệp sĩ kia. Song cú ngã như trời giáng ban nãy đang làm cho anh “vẹo vợ” đi và cho dù vậy thì anh cũng chẳng dám kêu đau vì theo luật giang hồ các hiệp sĩ “có bị thương cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài”. Một tiếng cười hóm hỉnh lại bật ra khi Xan-chô đưa ra ý kiến so sánh: “Riêng phần tôi, chỉ cần bị gai đâm là tôi kêu đau ngay, trừ phi người ta cấm cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ kêu”. Sự hóm hỉnh ở đây góp phần thể hiện sự tương phản giữa hai tính cách: một bên hoang tưởng còn bên kia rất thực tế, một bên điên rồ, một bên rất tỉnh táo. Đây cũng là lần đầu tiên Xan-chô bỏ nhà ra đi làm giám mã cho một hiệp sĩ và đây cũng là lần đầu tiên anh ta chứng kiến vị hiệp sĩ của mình ra trận không phải tả xung hữu đột, như múa như bay giữa trận tiền mà “ngã như trời giáng”. Tuy nhiên Xan-chô rất quý ông chủ vì ông ta cho phép anh được ăn, được ngủ thoải mái. Vừa đi, anh ta “vừa ăn một cách khoái trá”, vừa “nghiêng bầu rượu tu một hơi ngon lành” khiến Xan-chô “cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song cũng không đến nỗi vất vả”. Như vậy tính chất thực tiễn lại xuất hiện: làm hiệp sĩ lang thang trở thành một cái nghề có thể kiếm sống được. ..

Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xan-chô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôn để nhớ tới tình nương sau khi đã “bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở cái cán gãy lắp vào làm thành một ngọn giáo mới”. Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng quyn-xinê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú “ngã như trời giáng” của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng “nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi”. Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lí tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo. Ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kì Phục hưng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 11)

Xéc-van-tét là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn nhất với nền văn học Tây Ban Nha. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và làm nên tên tuổi của nhà văn ấy là cuốn tiểu thuyết có nhan đề Đôn Ki-hô-tê. Tuy đã ra đời từ rất lâu, thế nhưng những giá trị mà nó để lại còn lưu giữ đến tận bây giờ, được nhiều độc giả yêu thích. Một trong những cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất của tác phẩm phải kẻ đến cảnh Đôn-ki-hô-tê, đồng thời là nhân vật chính của tiểu thuyết, đánh nhau với cối xay gió.

Thoạt tiên khi nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió, thì lập tức Đôn Ki-hô-tê cho rằng "có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm" và ông ta định quyết chiến với những "tên khổng lồ" ấy để giành chiến lợi phẩm và trở nên giàu có. Đôn-ki-hô-tê còn tưởng tượng ra rằng những cánh quạt của cối xay gió là những "cánh tay dài ngoẵng". Trong tâm trí người "hiệp sĩ" ấy, những chiếc cối xay gió là kẻ thù của mình.

Nghĩ vậy, Đôn-ki-hô-tê lập tức lên tinh thần của một chiến binh dũng cảm thúc ngựa phi vào những cối xay gió, không quan tâm đến những lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa. Mặc dù những lời can gián, nhận thức thực tế của Xan-chô Pan-xa rất chí lý, nhưng trong mắt của Đôn Ki-hô-tê thì đó lại là những lời thiển cận của kẻ bề dưới, ông ta cho rằng: "Xem ra anh chẳng thành thạo gì về chuyện phiêu lưu". Như vậy có thể thấy được ở nhân vật này một tính cách bảo thủ đến cực đoan, lại thêm việc ông ta mê muội những cuốn tiểu thuyết hão huyền, khiến cuộc sống của mình trở nên hoang đường và nực cười.

Quay trở lại với trận chiến, Đôn Ki-hô-tê đã có những lời nói đe dọa: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây", tuy ngữ khí chắc chắn, rõ ràng mạch lạc, rất có khí chất của một hiệp sĩ, thế nhưng buồn cười ở chỗ Đôn Ki-hô-tê lại đang hoàn toàn chìm trong mộng tưởng và ảo giác do mình nghĩ ra, không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Thậm chí trong lúc chuẩn bị vào cuộc chiến ông ta lại bắt đầu nhớ về nàng thơ trong mộng của mình là nàng Đuyn-xi-nê-a, không khác gì những hiệp sĩ trong các cuốn tiểu thuyết, phải nói rằng Đôn Ki-hô-tê đã có một ảo tưởng rất thực và ông ta cũng đã diễn rất đạt vai của mình.

Dù mắc chứng hoang tưởng nặng nhưng ta cũng nhận thấy được tinh thần thiện chiến, dũng cảm, lòng tự tin của Đôn Ki-hô-tê, chắc hẳn rằng ông ta đã có một ước mơ thật đẹp về việc thực thi công bằng, chính nghĩa như những hiệp sĩ nhưng đáng tiếc rằng đó mãi chỉ là mộng tưởng của ông ta.

Và dĩ nhiên, ảo tưởng mãi không thể trở thành hiện thực, Đôn Ki-hô-tê cũng chẳng trở thành hiện thực với cái trò điên rồ của mình được, mà ngược lại ông ta đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng đau đớn: "ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người văng ra xa". Đọc đến đây ta thấy rằng dẫu có làm nên hành động điên rồ, nhưng Đôn Ki-hô-tê cũng thật đáng thương, đáng thương bởi ước mơ chinh chiến, phải chịu đòn đau nhưng vẫn huyễn hoặc bản thân mình đến phút chót. Cú ngã trời giáng khiến ông ta không thể nào động đậy được, thế nhưng nghe Xan-chô Pan-xa xót xa, trách cứ, ông ta lại lập tức phản biện bằng lý lẽ của một hiệp sĩ rằng "chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường chứ không như những chuyện khác". Điều đó minh chứng rằng Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa hề tỉnh ngộ, vẫn đang chìm trong ảo tưởng và lối suy nghĩ kỳ dị của mình, không lối thoát. Qua sự việc trên có thể nhận ra rằng Đôn Ki-hô-tê là người có suy nghĩ hoang tưởng, hoang đường, dẫn tới những hành động điên rồ, ngược lại bác nông dân Xan-chô Pan-xa lại là người có nhận thức thực tế và tỉnh táo.

Sau trận chiến, hai nhân vật lại tiếp tục trên con đường phiêu lưu, những sự kiện nhỏ diễn ra trong đời sống hằng ngày lại càng làm ta nhận thức rõ tính cách của từng nhân vật, cũng như sự đối lập của cả hai. Ví như Đôn Ki-hô-tê không màng đến chuyện ăn uống, chè chén tầm thường, thì Xan-chô Pan-xa lại hay nghĩ về chuyện ăn uống, trong khi bác nông dân say giấc nồng, thì Đôn Ki-hô-tê lại thức trắng để nhờ về tình nương và suy nghĩ viển vông, đúng chất của một hiệp sĩ, một lãng tử. Sâu xa hơn, ta cũng biết được rằng sự đối lập ấy sở dĩ xuất phát từ xuất thân, một người là quý tộc, một người là nông dân, cuộc sống khác nhau dẫn tới những quan niệm sống cũng khác hẳn. Đôn Ki-hô-tê thì có lý tưởng có khát vọng, luôn trên đường thực hiện hoài bão, ông dũng cảm, hão huyền, còn Xan-chô ngược lại thích cuộc sống yên ả, đời thường, nhát gan nhưng lại được cái thực tế.

Hai nhân vật trong câu chuyện được dựng lên từ những hình tượng hoàn toàn đối lập, tấn công lẫn nhau, Đôn Ki-hô-tê tuy ảo tưởng và điên rồ nhưng lại có những phẩm chất đáng quý, còn Xan-chô tuy tỉnh táo, tốt bụng nhưng lại hướng về những thứ tầm thường, không có hoài bão ước mơ. Đó chính là những mặt tích cực và tiêu cực trong mỗi con người, chúng đã được Xéc-van-tét chia đôi thành hai nhân vật thật thú vị, dễ khiến người đọc liên tưởng và ghi nhớ, đồng thời cũng học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tế.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 12)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiêm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.

Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.

Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng… Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiêu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng - Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.

Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa… không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!… Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường… ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư… biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… nhưng rồi… lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ? Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Lão tâm sự với Xan-chô: Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương như thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Ấy thế là tấm gương những hiệp sĩ giang hồ trong sách vở lại sống dậy, giục giã và khích lệ lão. Trong khi giám mã Xan-chô Pan-xa ăn uống thì hiệp sĩ thấy chưa cần ăn vì hình như đang mải nghĩ đến trận chiến sắp tới. Cho tới đêm hôm ấy, ta vẫn không thấy hiệp sĩ ăn uống gì cả. Ngài bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đêm ấy, Đôn Ki-hô-tê không ngủ để dành thời gian nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, đúng như hiệp sĩ trong sách, thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc nhớ tới tình nương của mình. Suy nghĩ và mộng mơ bay bổng đến nỗi Đôn Ki-hô-tê không thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang đánh một giấc ngon lành. Cho tới sáng hôm sau, hiệp sĩ cũng không muốn ăn sáng, vì chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi… Có thể nói, dưới ngòi bút vừa nghiêm chỉnh vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc-van-téc, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô tê hiện lên là một con người đầy ảo mộng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dũng cảm, bản lĩnh kiên cường,… nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những trang sách cũ kỹ, lỗi thời. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê vừa buồn cười và yêu mến, vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương…

Nhân vật Xan-chô Pan-xa là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê. Nếu Đôn Ki-hô-tê mơ mộng và ảo tưởng thì giám mã Xan-chô Pan-xa là người tỉnh táo, thực dụng. Bác là một nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo, được sống cuộc đời giàu sang, phú quí. Giám mã Xan-chô Pan-xa đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon. Trước khi vào trận đánh kỳ quặc, Xan- chô Pan-xa đã nhìn rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió. Bác giải thích rất rõ ràng, rành mạch: Cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong. Đến lúc cố hét to để ngăn cản ông chủ cuồng si lao lên phía trước đánh nhau với cối xay gió không được, bác nông dân ấy đã bỏ mặc chủ. Thái độ này của bác vừa đúng nhưng lại vừa không đúng. Đúng là vì bác ta biết hành động của chủ là gàn dở và bác đã can ngăn. Chưa đúng vì bác không thực sự quyết tâm bằng hành động và sức khỏe của mình xông lên để ngăn cản ông chủ, hay chí ít cũng giúp đỡ để ông chủ không bị thua, thua một cách thảm hại đến mức “giáo gãy, người và ngựa ngã lăn ra”. Hay là lúc đó bác cũng hoảng loạn mà tưởng rằng đó là những tên quỷ khổng lồ nguy hiểm thật, rồi bỏ mặc cho chủ giao chiến? Phải chăng, bác nông dân chỉ quen ăn no vác nặng này nhút nhát, sợ hãi?

Sau trận đánh, Xan-chô tỏ ra là một giám mã tận tụy. Bác ta vừa xoa xuýt thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa, giải thích để thức tỉnh ông chủ về cái hành động kỳ quặc bắt nguồn từ những đầu óc quay cuồng như cối xay. Về việc này, Xan-chô thật đáng yêu. Bác đã hết mực phục vụ chủ. Miệng cầu chúa phù hộ cho chủ sẽ giành thắng lợi ở các cuộc giao đấu sau này. Bác vừa nâng hiệp sĩ dậy rồi đỡ cho chủ ngồi ngay ngắn trên lưng con chiến mã gầy còm. Đến những phút tiếp tục cuộc phiêu lưu sau trận đánh, giám mã Xan-chô tiếp tục nhiệm vụ theo hầu chủ. Tâm sự với hiệp sĩ, bác tỏ ra là người rất chân thành, cởi mở. Bác nói: Chúa thấu hiểu cho tôi là tôi có yếu lòng không nếu thấy ngài rên la khi bị cái gì làm cho đau đớn. Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay. Con người Xan-chô như vậy chẳng phải là tốt nết và biết thương người hay sao? Lại còn tận tụy với chủ nữa song có lẽ thương người thì ít mà bác ta… thương mình nhiều hơn. Sau khi xin phép hiệp sĩ bằng vài lời qua quýt, Xan-chô thản nhiên lấy rượu và thức ăn ra đánh chén no say chẳng nhớ gì đến lời hứa hẹn của chủ, và cảm thấy cái nghề phiêu lưu này cũng chẳng vất vả gì mà lại còn thoải mái nữa là khác. Thế rồi sau khi rượu thịt ních đầy cái dạ dày, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ thao thức, trằn trọc thì giám mã, người hầu cận thân tín kia ngủ một mạch cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay lấy bầu rượu… để rồi buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Quan tâm tới những nhu cầu ăn ngủ là chuyện bình thường. Nhưng hình như giám mã quá chú trọng đến hai việc này, nhiều lúc quên hết, kể cả ông chủ mà mình có nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc thì thật là tầm thường và đáng chê trách! Bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, Xéc-van-téc đã khắc hoạ nhân vật giám mã Xan-chô với những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê.

Đánh nhau với cối xay gió là một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc. Chúng ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu, còn Xan-chô Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quí, nhưng cũng còn có nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Như vậy, hai nhân vật này tuy rất trái ngược nhau cả về hình dáng và tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỷ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau rất sâu sắc. Thật là một cặp nhân vật bất hủ trong văn chương thời Trung cổ.

Câu chuyện phiêu lưu của thầy trò Đôn Ki-hô-tê đã có ý nghĩa lớn lao, phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước, dân tộc Tây Ban Nha trên con đường từ xã hội phong kiến lạc hậu lên xã hội tư bản chủ nghĩa đầy phức tạp, thử thách, rèn luyện con người. Cuối cùng thì, cái điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như cái mộng tưởng của Xan-chô chỉ là cái vỏ tạm thời xa lạ với bản chất của họ. Còn truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân Tây Ban Nha lại là những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trong truyện.

Cảm ơn nhà văn vĩ đại Xéc-van-téc đã đưa chúng ta đến với đất nước Tây Ban Nha thơ mộng qua một trận đánh kì quặc “có một không hai” trong lịch sử nhân loại. Từ đó giúp ta càng hiểu rõ và thêm yêu quý nhân dân, đất nước Tây Ban Nha. Họ có quyền tự hào và kiêu hãnh, một đất nước có nhà văn Xéc-van- téc, có cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê sống bất hủ với thời gian.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 13)

Xéc-van-téc nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của ông là Đôn-ki-hô-tê. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại phục hưng. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được rút ra từ phần II của cuốn tiểu thuyết này thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy đoạn trích có nhan đề Đánh nhau với cối xay gió nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật sự đối lập của hai nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.

Trước hết về nhân vật Đôn-ki-hô-tê, đây là một nhà hiệp sĩ dũng cảm, có khát vọng, có lí tưởng cao cả nhưng lỗi thời, sống trong hoang tưởng. Đôn-ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ như trong truyện để đi cứu giúp mọi người. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, bên cạnh là con ngựa còm, Đôn-ki-hô-tê tìm được bộ đồ giáp cũ của tổ tiên để lại, đánh cọ sạch sẽ để trang bị cho bản thân trên hành trình lang thang làm hiệp sĩ.

Khi Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy cối xay gió trên cánh đồng ông ta lập tức nghĩ đó là bọn “khổng lồ ghê gớm”. Là một người hiệp sĩ, mang trong mình lí tưởng cứu giúp mọi người, ngay lập tức Đôn-ki-hô-tên nghĩ đến việc tiêu diệt những kẻ độc ác “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Là người dũng cảm, nghĩa hiệp Đôn-ki-hô-tê nhạo báng sự nhút nhát của Xan-chô và bất chấp nguy hiểm, quyết đấu với những tên khổng lồ. Cũng bởi vì hoang tưởng nên Đôn-ki-hô-tê giao tranh điên cuồng, lao vào những chiếc cối xay gió và sức của một người gầy gò không thể địch lại những cánh quạt khổng lồ, cuối cùng cả người và ngựa đều bị hất văng ra xa. Mặc dù bại trận, nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật, và cho rằng sự thất bại của bản thân là do lão pháp sư đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để cướp đi niềm vinh quang của mình. Sau cuộc giao tranh với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê không hề đau đớn, kêu than ông không thiết ăn uống mà chỉ nghĩ đến tình nương của mình. Ở nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những biểu hiện tốt đẹp như tinh thần nghĩa hiệp chống lại cái ác, lòng dũng cảm, trọng danh dự, … nhưng do ảnh hưởng quá nghiêm trọng của truyện kiếm hiệp nên thành hoang tưởng, nực cười, đáng trách.

Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn-ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng. Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân, nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê với hi vọng sau này khi chủ nhân thành công mình cũng sẽ được hưởng thành quả. Xan-chô Pan-xa cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon. Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, nếu như chủ mộng mị cho rằng đó là những tên khổng lồ thì ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió. Mặc cho Đôn-ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi. Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”. Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ. Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng. Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.

Để xây dựng thành công hai nhận vật tác giả đã vận dụng một cách xuất sắc nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật cả về ngoại hình và tính cách. Giọng điệu phê phán, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 14)

Xéc-van-téc nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của ông là Đôn-ki-hô-tê. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại phục hưng. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được rút ra từ phần II của cuốn tiểu thuyết này thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy đoạn trích có nhan đề Đánh nhau với cối xay gió nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật sự đối lập của hai nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa. Trước hết về nhân vật Đôn-ki-hô-tê, đây là một nhà hiệp sĩ dũng cảm, có khát vọng, có lí tưởng cao cả nhưng lỗi thời, sống trong hoang tưởng. Đôn-ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ như trong truyện để đi cứu giúp mọi người. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, bên cạnh là con ngựa còm, Đôn-ki-hô-tê tìm được bộ đồ giáp cũ của tổ tiên để lại, đánh cọ sạch sẽ để trang bị cho bản thân trên hành trình lang thang làm hiệp sĩ.

Khi Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy cối xay gió trên cánh đồng ông ta lập tức nghĩ đó là bọn “khổng lồ ghê gớm”. Là một người hiệp sĩ, mang trong mình lí tưởng cứu giúp mọi người, ngay lập tức Đôn-ki-hô-tên nghĩ đến việc tiêu diệt những kẻ độc ác “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Là người dũng cảm, nghĩa hiệp Đôn-ki-hô-tê nhạo báng sự nhút nhát của Xan-chô và bất chấp nguy hiểm, quyết đấu với những tên khổng lồ. Cũng bởi vì hoang tưởng nên Đôn-ki-hô-tê giao tranh điên cuồng, lao vào những chiếc cối xay gió và sức của một người gầy gò không thể địch lại những cánh quạt khổng lồ, cuối cùng cả người và ngựa đều bị hất văng ra xa. Mặc dù bại trận, nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật, và cho rằng sự thất bại của bản thân là do lão pháp sư đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để cướp đi niềm vinh quang của mình. Sau cuộc giao tranh với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê không hề đau đớn, kêu than ông không thiết ăn uống mà chỉ nghĩ đến tình nương của mình. Ở nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những biểu hiện tốt đẹp như tinh thần nghĩa hiệp chống lại cái ác, lòng dũng cảm, trọng danh dự, … nhưng do ảnh hưởng quá nghiêm trọng của truyện kiếm hiệp nên thành hoang tưởng, nực cười, đáng trách.

Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn-ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng. Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân, nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê với hi vọng sau này khi chủ nhân thành công mình cũng sẽ được hưởng thành quả. Xan-chô Pan-xa cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon. Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, nếu như chủ mộng mị cho rằng đó là những tên khổng lồ thì ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió. Mặc cho Đôn-ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi. Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”. Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ. Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng. Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.

Để xây dựng thành công hai nhận vật tác giả đã vận dụng một cách xuất sắc nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật cả về ngoại hình và tính cách. Giọng điệu phê phán, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 15)

Nhắc đến Tây Ban Nha, chúng ta không chỉ nhắc tới xứ sở của những đấu trường bò tót mà còn nhớ tới những tiểu thuyết kiếm hiệp. Tiêu biểu cho thể loại kiếm hiệp là tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê” của nhà văn Xéc-van-tét mà đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là một đoạn trích để lại nhiều ấn tượng đối với độc giả mọi thế hệ.

Đôn Ki-hô-tê có tên thật là Ki-ha-đa – một lão quý tộc nghèo ôm mộng trở thành hiệp sĩ vì quá say mê truyện kiếm hiệp. Lão đã thực hiện hành trình của mình bằng việc lục tìm những đồ binh giáp han gỉ của tổ tiên để lại, tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha và phong cho con “ngựa còm” là chiến mã Rô-xi-nan-tê. Không chỉ vậy, lão còn phong cho người phụ nữ mình thầm yêu ngày xưa là công nương Đuyn-xi-nê-a và song hành cùng với lão trong cuộc hành trình này là giám mã Xan-chô Pan-xa. Nội dung đoạn trích kể về việc Đôn Ki-hô-tê nhìn thấy những chiếc cối xay gió nhưng lại tưởng đó là những tên khổng lồ liền xông đến giao chiến. Giám mã Xan-chô Pan-xa hết lòng ngăn cản nhưng Đôn Ki-hô-tê cứ lao thẳng đến để đánh nhau với chúng. Kết quả là lão nhận lấy thất bại, cả người và ngựa của Đôn Ki-hô-tê bị văng ra xa.

Với thân hình của một người khoảng năm mươi tuổi cao, gầy, Đôn Ki-hô-tê cưỡi trên lưng con “ngựa còm” đi khắp nơi để tiêu diệt cái ác và giúp đỡ những con người lương thiện. Sự say mê truyện kiếm hiệp khiến lão trở nên mù quáng đến nỗi tưởng rằng ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng là “ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm” và cho rằng “đây là một cuộc chiến đấu chính đáng, và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy”. Lão còn nghĩ rằng mình sẽ trở nên giàu có khi thu được những chiến lợi phẩm từ những gã khổng lồ. Khi Xan-chô Pan-xa nói rằng đó là những chiếc cối xay gió thì Đôn Ki-hô-tê gạt phăng ý kiến đó và cho rằng Xan-chô Pan-xa “chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu”. Những tên khổng lồ mà lão nhìn thấy có cánh tay “dài ngoẵng, có đứa, cánh tay dài tới hai dặm” trong khi sự thật đó chỉ là những cánh quạt, “khi có gió thổi chúng sẽ làm chuyển động cối đá bên trong”.

Bỏ ngoài tai những lời can ngăn của giám mã Xan-chô Pan-xa, Đôn Ki-hô-tê bất chấp tất cả lao đến giao chiến với những chiếc cối xay gió với lời thét lớn: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”. Trước cuộc giao chiến không cân sức này, Đôn Ki-hô-tê không quên nhớ đến người tình nương Đuyn-xi-nê-a và cầu mong nàng cứu giúp trong lúc nguy nan. Lão “lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt”. Kết cục là “gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người ngã văng ra xa”. Mặc dù thân thể đau đớn nhưng lão không thiết đến ăn uống, nghỉ ngơi mà lại bắt chước những hiệp sĩ suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương vì “nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi”. Lão không kêu đau vì học theo các hiệp sĩ giang hồ “có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”. Ngay cả trong những giây phút đau đớn sau cuộc chiến lão vẫn hoang tưởng, lãng mạn nghĩ về người tình nương để lấy lại tinh thần. Đôn Ki-hô-tê sống có mục đích, có lí tưởng nhưng lí tưởng chính nghĩa ấy lại được thực hiện bằng những hành động ảo tưởng thậm chí là điên rồ. Lão là người có lí tưởng lớn lao nhưng lại mê muội, không ý thức được hành động của mình.

Đồng hành cùng Đôn Ki-hô-tê là Xan-chô Pan-xa – một bác nông dân có thân hình béo, lùn đi theo làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê. Xan-chô Pan-xa có đủ tỉnh táo để nhận ra phía đằng xa là những chiếc cối xay gió chứ không phải những gã khổng lồ mà người chủ của mình trông thấy. Xan-chô Pan-xa đã ra sức khuyên ngăn nhưng lại không nhận được sự đồng tình của Đôn Ki-hô-tê. Xan-chô cho rằng chỉ “những kẻ đầu óc quay cuồng như cối xay” mới cho rằng những chiếc cối xay là những tên khổng lồ xấu xa. Đây là nhân vật thích ăn uống và chè chén: “Được phép, Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành khiến tay chủ quán rượu dễ thương nhất ở Ma-la-ga cũng phải phát ghen”. Chính vì vậy mà Xan-chô thấy “cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác”. Xan-chô coi trọng bản thân và những nhu cầu của bản thân hơn bất cứ thứ gì. Khác với Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô chỉ cần bị đau một chút là rên rỉ, kêu la. Trong khi Đôn Ki-hô-tê mơ tưởng về nàng tình nương của mình thì bác ngủ một mạch vì “dạ dày no căng toàn là rượu thịt”, tỉnh dậy thấy buồn rầu vì bầu rượu đã nhẹ hơn tối hôm trước. Bác lo lắng vì trên đoạn đường phiêu lưu này không biết đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy. Xan-chô là con người thực dụng nhưng rất tỉnh táo và luôn tin vào những gì mình nhìn thấy.

Xéc-van-tét đã xây dựng nên cặp nhân vật có ngoại hình và tính cách đối lập. Cuộc giao chiến giữa Đôn Ki-hô-tê và cối xay gió được tác giả tái hiện bằng vài chi tiết tiêu biểu nhưng cũng đủ khiến bạn đọc thấy được sự ngớ ngẩn, mê muội của một con người say mê truyện kiếm hiệp. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” đã thể hiện được tài năng của Xéc-van-tét, nhân vật của ông không chỉ có được những điểm tốt mà còn tồn tại cả những điểm đáng chê trách.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 16)

Xéc-van-téc nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha. Khi nhắc đến ông ta không thể không nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của ông là Đôn-ki-hô-tê. Đây là cuốn tiểu thuyết đồ sộ, một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại phục hưng. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được rút ra từ phần II của cuốn tiểu thuyết này thể hiện tư tưởng của tác giả cũng như thành công nghệ thuật của tác phẩm.
Tuy đoạn trích có nhan đề Đánh nhau với cối xay gió nhưng chủ yếu tập trung làm nổi bật sự đối lập của hai nhân vật là Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.
Trước hết về nhân vật Đôn-ki-hô-tê, đây là một nhà hiệp sĩ dũng cảm, có khát vọng, có lí tưởng cao cả nhưng lỗi thời, sống trong hoang tưởng. Đôn-ki-hô-tê đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ như trong truyện để đi cứu giúp mọi người. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, bên cạnh là con ngựa còm, Đôn-ki-hô-tê tìm được bộ đồ giáp cũ của tổ tiên để lại, đánh cọ sạch sẽ để trang bị cho bản thân trên hành trình lang thang làm hiệp sĩ.
Khi Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy cối xay gió trên cánh đồng ông ta lập tức nghĩ đó là bọn “khổng lồ ghê gớm”. Là một người hiệp sĩ, mang trong mình lí tưởng cứu giúp mọi người, ngay lập tức Đôn-ki-hô-tên nghĩ đến việc tiêu diệt những kẻ độc ác “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất”. Là người dũng cảm, nghĩa hiệp Đôn-ki-hô-tê nhạo báng sự nhút nhát của Xan-chô và bất chấp nguy hiểm, quyết đấu với những tên khổng lồ. Cũng bởi vì hoang tưởng nên Đôn-ki-hô-tê giao tranh điên cuồng, lao vào những chiếc cối xay gió và sức của một người gầy gò không thể địch lại những cánh quạt khổng lồ, cuối cùng cả người và ngựa đều bị hất văng ra xa.
Mặc dù bại trận, nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, không nhìn ra sự thật, và cho rằng sự thất bại của bản thân là do lão pháp sư đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để cướp đi niềm vinh quang của mình. Sau cuộc giao tranh với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê không hề đau đớn, kêu than ông không thiết ăn uống mà chỉ nghĩ đến tình nương của mình. Ở nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những biểu hiện tốt đẹp như tinh thần nghĩa hiệp chống lại cái ác, lòng dũng cảm, trọng danh dự, … nhưng do ảnh hưởng quá nghiêm trọng của truyện kiếm hiệp nên thành hoang tưởng, nực cười, đáng trách.
Xan-chô Pan-xa lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập với Đôn-ki-hô-tê, ông có đầu óc thực tế đến thực dụng. Xan-chô Pan-xa vốn là một nông dân, nhận làm giám mã cho Đôn-ki-hô-tê với hi vọng sau này khi chủ nhân thành công mình cũng sẽ được hưởng thành quả. Xan-chô Pan-xa cưỡi trên mình con ngựa béo lùn giống như vóc dáng của ông, bên cạnh lúc nào cũng mang theo bình rượu và cái túi hai ngăn chứa đầy thức ăn ngon. Xan-chô Pan-xa là một người tỉnh táo, nếu như chủ mộng mị cho rằng đó là những tên khổng lồ thì ông nhận ra ngay đó chỉ đơn thuần là những chiếc cối xay gió. Mặc cho Đôn-ki-hô-tê yêu cầu, mỉa mai buộc giao chiến, Xan-chô Pan-xa nhất quyết không đi.
Sự nhút nhát của Xan-chô Pan-xa đến mức gần như là hèn nhát, như chính cách mà bác thừa nhận: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay”. Sau cuộc đánh nhau với cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ngồi đó không ăn gì chỉ cần nghĩ đến tình nương là no thì Xan-chô Pan-xa lại chỉ quan tâm đến chuyện ăn và ngủ. Đến đây tính cách hồn nhiên, chất phác đến độ thô kệch của bác giám mã càng bộc lộ rõ hơn nữa: “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành”, sau đó bác đánh liền một mạch đến sáng. Xan-chô Pan-xa là một người luôn luôn tỉnh táo, nhìn nhận xem xét sự vật hiện tượng như nó vốn có, nhưng y chỉ luôn chú trọng đến bản thân mà không quan tâm đến lợi ích của những người xung quanh.
Để xây dựng thành công hai nhận vật tác giả đã vận dụng một cách xuất sắc nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật cả về ngoại hình và tính cách. Giọng điệu phê phán, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.
Đoạn trích đã xây dựng lên cặp nhân vật tương phản bất hủ trong văn học thế giới: Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô bên cạnh những mặt tốt, còn có những mặt hạn chế, hai nhân vật bổ sung cho nhau. Qua đoạn trích tác giả đã chế giễu tàn dư lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời, phê phán thị hiếu tầm thường, thực dụng, bày tỏ khát vọng hướng đến những giá trị nhân văn cao cả.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 17)

Xéc-van-tex (1547 – 1616) là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha, Ông đã để lại cho nhân loại nhiều kiệt tác, trong đó có tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê làm say mê bao thế hệ người đọc trên thế giới, cốt truyện tóm tắt như sau:

Một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa, tuổi khoảng năm mươi, thân hình cao lênh khênh, gầy gò ốm yếu trông rất buồn cười. Vì quá say mê loại truyện hiệp sĩ phiêu lưu nên lão nung nấu ước mơ trở thành hiệp sĩ lang thang để trừng trị quân gian ác, diệt trừ yêu quái và lũ khổng lồ xấu xa, đem lại công lí cho người lương thiện. Lão hì hục sửa chữa những đồ binh khí đã han rỉ của tổ tiên dể trang bị cho mình rồi tự phong là “hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha” và đặt tên cho con ngựa già gầy còm là “chiến mã Rô-xi-nan-tê”.

Để cho đúng mốt của hiệp sĩ lang thang là phải có người tình xinh đẹp, lão chợt nhớ đến một phụ nữ nông dân mà lão thầm yêu từ hồi còn trai trẻ và đặt cho mụ cái tên rất quý phái là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão thuê một bác nông dân hàng xóm béo lùn tên là Xan-chô Pan-xa làm giám mã kiêm hộ vệ. Hai thầy trò bắt đầu chuyến phiêu lưu diệt ác, trừ gian.

Sau bao lần giao chiến với những kẻ thù tưởng tượng, Đôn Ki-hô-tê bị đánh tả tơi và thất bại ê chề. Cuối cùng, lão trở về nhà. Buồn bã và kiệt sức, Đôn Ki-hô-tê ốm nặng. Đến lúc này, lão mới nhận ra hậu quả tai hại của những truyện kiếm hiệp rẻ tiền. Lão viết di chúc để lại rồi qua đời.

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió kể về một trong những trận giao chiến của Đôn Ki-hô-tê. Nội dung xoay quanh mấy sự việc chính: Sự xuất hiện của cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê bị thương. Việc ăn ngủ của hai thầy trò trên đường đi. Qua đó, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Bằng nghệ thuật trào lộng sắc sảo, tác giả châm biếm loại người sống theo ảo tưởng, tuy có mục đích sống đúng đắn nhưng chọn đối tượng và phương pháp để thực hiện mục đích lại sai nên dẫn đến thất bại. Mặt khác, tác giả cũng kín đáo nhắc nhở mọi người là không nên quá thực dụng, ích kỉ.Tên chương truyện là Đánh nhau với cối xay gió nhưng tác giả không kể nhiều về diễn biến cuộc đánh nhau mà chủ yếu đi sâu miêu tả tính cách hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong suốt quá trình trước, trong và sau cuộc giao tranh. Sự tương phản hoàn toàn giữa chủ và tớ đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Tính cách của Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, tuy vậy lão cũng có ít nhiều ưu điểm. Bác nông dân Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt, song cũng có nhiều điểm đáng chê trách.

Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê cao lênh khênh, gầy nhẳng, trông như một bộ xương biết đi. Lão mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, cưỡi trên lưng con ngựa già còm nhom, hăng hái lên đường lập chiến công. Đang đi, chợt hai thầy trò phát hiện ra ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng và Đôn Ki-hô-tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã bằng giọng tràn đầy khí thế: Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba chục hoặc trên ba chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng.

Đôn Ki-hô-tê háo hức tưởng tượng ra kết quả của cuộc giao chiến này là vừa thoả chí bình sinh, vừa thu được chiến lợi phẩm, vừa hành động hợp với ý Chúa: Những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có. Bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự ý Chúa đấy.

Đầu óc Đôn Ki-hô-tê bị ám ảnh thường xuyên bởi những truyện kiếm hiệp rẻ tiền trong tủ sách của lão nên đâm ra mê muội, điên rồ. Thế mới sinh ra chuyện lão nhìn những chiếc cối xay gió hiền lành, quen thuộc thành bọn khổng lồ hung ác, xa lạ. Mặc cho Xan-chô hết lời giải thích, Đôn Ki-hô-tê vẫn khăng khăng không chấp nhận sự thật. Lão muốn ra tay tiêu trừ lũ khổng lồ xấu xa ấy. Mục đích của lão rất tốt, chi tiếc rằng cái đầu óc hoang tưởng kia đã làm cho nó trở nên hão huyền. Ta hãy nghe lão cao giọng phê phán bác giám mã Xan-chô: Xem ra anh chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu… Đấy là những tên khổng lồ, và nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Chẳng biết sợ là gì, Đôn Ki-hô-tê hung hăng vung giáo xông vào đánh. Nếu đối thủ của lão thật sự là quân gian ác cần tiêu diệt thì hành động của lão là dũng cảm, đáng khen, nhưng lão lại đánh nhau với những cối xay gió vô tri vô giác cho nên hành động ấy hóa nực cười: Đôn Ki-hô-tê thúc con Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang hét bảo là rõ ràng xông vào đánh những cối xay gió chứ không phải là bọn khổng lồ.

Đặc điểm của nhân vật Đôn Ki-hô-tê là bảo thủ đến mức cực đoan, cố tình phủ nhận sự thật. Rõ ràng trước mắt lão là đám cối xay gió nhưng trong bụng vốn đinh ninh phía trước là những tên khổng lồ nên Đôn Ki-hô-tê chẳng những không nghe lời can ngăn của giám mã Xan-chô, mà khi đã tới gần cũng chẳng nhận ra đấy là những chiếc cối xay; đã thế, lão còn thét lớn: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”.

Cuộc giao chiến giữa người với vật được tác giả miêu tả bằng giọng văn hài hước, hóm hỉnh: Vừa lúc đó nổi lên một làn gió nhẹ và các cánh quạt lớn của những chiếc cối xay gió bắt đầu chuyển động; thấy thế, Đôn Ki-hô-tê liền nói: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rô-ô, các ngươi cũng sắp phải đền tội”. Nói xong, lão nhiệt tình thành tâm niệm cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt; gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa. Người đọc vừa bật cười trước suy nghĩ ngớ ngẩn và hành động dại dột, vừa thương hại cho Đôn Ki-hô-tê khi cả người lẫn ngựa đã bị cánh quạt của chiếc cối xay gió văng trúng, ngã lăn ra đất.

Thấy tình cảnh của chủ như vậy, Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, và khi tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy. “Giúp tôi với, lạy Chúa, Xan-chô nói, tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng cẩn thận đấy ư, rằng đó chỉ là những chiếc cối xay gió, ai chẳng biết thế, trừ kẻ nào đầu óc cũng quay cuồng như cối xay Ị”. Giám mã Xan-chô nói rất đúng tâm trạng của Đôn Ki-hô-tê lúc này. Nhưng trong tình thế dở cười dở khóc ấy, lão vẫn ngoan cố cho rằng việc làm của mình là đúng và vẫn tự lừa dối bằng những lời lẽ hoa mĩ hoang đường, bịa đặt: Thôi im đi, anh bạn Xan-chô… chuyện chinh chiến thường biến hoá khôn lường chứ không như các chuyện khác; bởi lẽ, ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư Phơ-re-xtôn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng, vì lão thâm thù ta lắm cơ; nhưng rồi các pháp thuật xấu xa của lão cũng sẽ không thể nào đối chọi với thanh kiếm lợi hại của ta. Đến nước này thì giám mã Xan-chô chỉ còn biết lắc đầu và cầu Chúa hết sức phù hộ cho và nâng Đôn Ki-hô-tê dậy, đỡ lão ngồi tại trên lưng con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai!

Tuy bị trọng thương nhưng Đôn Ki-hô-tê không hề rên rỉ. Tinh thần chịu đựng kiên cường ấy cũng đáng khen nhưng rất tiếc đấy lại là do lão cố bắt chước đúng như các hiệp sĩ giang hồ… trong sách: Ta không kêu đau là vì hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Đôn Ki-hô-tê không quan tâm đến những nhu cầu vật chất dù là tối thiểu, trong khi bao kẻ chỉ lo ăn cho đầy bụng, ngủ cho đẫy mắt. Nhưng điều tưởng chừng tốt đẹp đó lại xuất phát từ động là vì tình nương Đuyn-xi-nê-a! Trong tính cách của nhân vật Đôn Ki-hô-tê tuy có một số điều tốt đẹp như căm ghét áp bức bất công, sẵn sàng xả thân, mong muốn lập lại trật tự xã hội, đem lại công lí cho người nghèo… nhưng do tiêm nhiễm quá nặng nội dung của loại truyện kiếm hiệp nhảm nhí nên lão tự biến mình thành nhân vật nực cười, đáng trách mà cũng đáng thương.

Nhận thức sai lầm đã dẫn Đôn Ki-hô-tê đến hành động sai lầm nhưng lão vẫn cố ngụy biện để bảo vệ chủ kiến của mình. Đây cũng là tính cách chung của một hạng người trong xã hội đương thời mà tác giả muốn phê phán. Rõ ràng, đấu tranh với sai lầm của bản thân cũng là một cuộc chiến gay go, gian khổ. Tương phản hoàn toàn với Đôn Ki-hô-tê là giám mã Xan-chô Pan-xa béo lùn, thực dụng và láu cá. Bác ta nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hi vọng sau khi công thành danh toại, ông chủ sẽ cho bác làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo giữa biển khơi. Suốt cuộc phiêu lưu, giám mã đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ và lúc nào cũng mang theo bầu rượu cùng cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon.

Đầu óc Xan-chô hoàn toàn tỉnh táo. Khi chủ khẳng định mấy chục chiếc cối xay gió trước mặt là những tên khổng lồ, bác ngạc nhiên hỏi: Những tên khổng lồ nào cơ? Rồi giải thích thật cặn kẽ: Thưa ngài, xuất hiện ở kia chẳng phải là các tên khổng lồ đâu mà chi là những cối xay gió, và cái vật trông giống cánh tay lá những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong. Chủ vẫn khăng khăng muốn đánh nhau, bác ra sức can ngăn. Khi chủ lâm nạn, bác vội thúc lừa tới cứu và xót xa vì chủ bị ngã quá đau. Cách xử sự đó chứng tỏ bác ta tử tế và biết thương người. Bên cạnh đó, bác ta là người sống rất thực dụng.

Đoạn miêu tả cung cách ăn uống thể hiện khá rõ tính cách ấy: Xan-chô nhắc chủ đã đến giờ ăn. Đôn Ki-hô-tê đáp là lúc này chưa cần ăn, nếu Xan-chô đói thì cứ tự nhiên. Được phép, Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trên lưng lừa, lấy các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành khiến tay chủ quán rượu dễ thương nhất ở Ma-la-ga cũng phải phát ghen. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác…

Việc ngủ của hai thầy trò cũng được tác giả miêu tả rất đúng với tính cách từng người. Suốt đêm, Đôn Ki-hô-tê không cần ngủ mà thức trắng để suy nghĩ viển vông: … Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương…

Trái lại, Xan-chô Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch và nếu như chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt và vô số tiếng chim líu lo đón mừng một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu, thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra rượu ngay để đổ vào cho đầy.

Đối chiếu giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa về mọi mặt, ta sẽ thấy mục đích của nhà văn là cố tình xây dựng một cặp nhân vật tương phàn hoàn toàn. Đặt cạnh nhau, người này sẽ làm cho tính cách của người kia nổi bật. Đôn Ki-hô-tê dòng dõi quý tộc, Xan-chô Pan-xa nguồn gốc nông dân. Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên lưng con ngựa còm nên trông như càng cao thêm. Xan-chô Pan-xa đã béo lùn lại ngồi trên lưng lừa nên càng lùn tịt.

Đôn Ki-hô-tê có khát vọng cao cả, Xan-chô Pan-xa chi có ước muốn đời thường. Đôn Ki-hô-tê mong giúp ích cho đời, Xan-chô Pan-xa chi nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Đôn Ki-hô-tê mê muội, Xan-chô Pan-xa tỉnh táo. Đôn Ki-hô-tê hão huyền, Xan-chô Pan-xa thực tế. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm, Xan-chô Pan-xa nhút nhát. Tính thực dụng quá đáng của bác giám mã nông dân góp phần tô đậm thêm đầu óc hão huyền của lão hiệp sĩ dòng dõi quý tộc. Hợp nhất hai nhân vật này lại, ta sẽ có bức chân dung hoàn chỉnh về tính cách con người, kể cả mặt tích cực và tiêu cực. Thiên tài của nhà văn Xéc-van-tex chính là ở đó.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 18)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiếm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.
Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.
Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng... Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.
Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng- Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.
Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa... không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt.
Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!... Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường... ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư... biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng... nhưng rồi... lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ?
Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 19)

Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Man-tra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xéc-van-tex sáng tạo ra trong cuốn tiểu thuyết cùng tên.. .

Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lí của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới “ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng”, chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt.

Ở đây có một điểm tương đồng: Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cánh quạt như là những cánh tay, còn Xan-chô cũng cho là “giống cánh tay”. Nhưng sự tương đồng này sẽ bị khúc xạ bởi hai đầu óc khác nhau: một thì hoang tưởng, một thì tỉnh táo, để rồi làm bật ra một tiếng cười hóm hỉnh nhẹ nhàng. Nhà hiệp sĩ thấy rằng cần phải chứng minh cho người giám mà không hiểu biết gì về những chuyện phiêu lưu bằng một sự khẳng định chắc chắn: “Quả là anh chẳng hiểu gì những chuyện phiêu lưu mạo hiểm. Đó chính là những tên khổng lồ. Nếu anh sợ thì mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch”. Sự “chênh lệch” thì đã quá rõ, còn “phiêu lưu” thì cũng dễ nhận ra, “gay go” thì khỏi phải nói. Trước hết Đôn Ki-hô-tê chủ động chấp nhận trận đấu không cân sức bằng cách “thúc con Rôxinantế xông lên”, “chẳng thèm để ý” đến mọi lời khuyên can. Giữa cái bối cảnh hùng vĩ và nên thơ ấy và trước những đối thủ câm lặng, nhà hiệp sĩ tài ba đưa ra lời tuyên chiến của mình bằng cách “thét lớn”: “Lũ súc sinh kia không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây”. Bọn khổng lồ cũng không vừa, chúng cũng ra tay đối phó: “một cơn gió nhẹ làm quay những cánh quạt”. Và thế là nhà hiệp sĩ lên tiếng khẳng định sức mạnh tài ba của mình: “Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng sẽ phải đền tội”.

Nhưng đây còn là cuộc chiến giữa chiến sĩ diệt yêu quái và lũ yêu quái, nên thể thức cũng có những cái khác thường. Đó là theo truyền thống hiệp sĩ, khi vào trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Huyn-xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Cũng vẫn nói thêm rằng nàng Đuym-xi-nê-a người mà trái tim của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tôn thờ chỉ là một sản phẩm hoang tưởng của đầu óc mụ mị bởi ảnh hưởng của các tiểu thuyết mà nhà quý tộc kia đã đọc trong mấy chục năm qua. Khi cầu nguyện như vậy thì dường như sức mạnh được nhân đôi, lòng dũng cảm cũng được tăng lên gấp bội, khi đó “Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Hình ảnh người hiệp sĩ mới đẹp làm sao, hình ảnh đó toát ra một phẩm chất anh hùng lẫm liệt, một dáng dấp oai phong. Hình ảnh đó sẽ trở lên tuyệt vời nếu những tên khổng lồ, những con yêu tinh kia là thực. Còn ở đây chỉ là những chiếc cối xay gió bình thường thực tới mức hai năm rõ mười, cho nên hình ảnh ấy trở nên buồn cười như chính những gì đã xảy ra: “Đúng lúc chàng đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay, gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, cả người lẫn ngựa ngã chồng kềnh ra đất”. Mọi cái hoang tưởng đều biến đi, chỉ còn Đôn Ki-hô-tê “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”. Cuộc chiến cũng kết thúc.

Trận chiến đấu diễn ra rất bài bản, tuần tự nhưng diễn biến thì rất chóng vánh, chỉ trong chớp mắt, tới mức giám mã “Xan-chô Pan-xa thúc lừa tới cứu” thì cũng không kịp: chủ nhân của anh ta đã bị thất bại. Anh ta chỉ còn biết cách kêu trời và lên án những câu chuyện hoang tưởng. Những hư cấu từ các tiểu thuyết hiệp sĩ đã đọc luôn luôn ám ảnh Đôn Ki-hô-tê. Do đó vinh quang đáng lẽ thuộc về anh thì lại bị một gã pháp sư có nhiều pháp thuật hơn tước đoạt mất, vì thế anh lại cùng người giám mã của mình đi tìm những cuộc phiêu lưu mới.

Nỗi buồn lớn nhất của anh là trên đường đi anh không còn giáo nữa. Anh nhớ tới hiệp sĩ Đi-ê-gô Perex để Vagax trong một cuốn sách. Trong một trận chiến đấu hiệp sĩ này đã bị gẫy gươm nhưng chúng không nao núng, chàng đã nhổ một cây sồi làm vũ khí và đã giết được không biết bao nhiêu là giặc. Đôn Ki-hô-tê kể lại chuyện đó với người giám mã của mình và hứa với Xan-chô là sẽ noi gương người hiệp sĩ kia. Song cú ngã như trời giáng ban nãy đang làm cho anh “vẹo vợ” đi và cho dù vậy thì anh cũng chẳng dám kêu đau vì theo luật giang hồ các hiệp sĩ “có bị thương cũng không được rên rỉ, dù xổ cả ruột ra ngoài”. Một tiếng cười hóm hỉnh lại bật ra khi Xan-chô đưa ra ý kiến so sánh: “Riêng phần tôi, chỉ cần bị gai đâm là tôi kêu đau ngay, trừ phi người ta cấm cả giám mã của hiệp sĩ giang hồ kêu”. Sự hóm hỉnh ở đây góp phần thể hiện sự tương phản giữa hai tính cách: một bên hoang tưởng còn bên kia rất thực tế, một bên điên rồ, một bên rất tỉnh táo. Đây cũng là lần đầu tiên Xan-chô bỏ nhà ra đi làm giám mã cho một hiệp sĩ và đây cũng là lần đầu tiên anh ta chứng kiến vị hiệp sĩ của mình ra trận không phải tả xung hữu đột, như múa như bay giữa trận tiền mà “ngã như trời giáng”. Tuy nhiên Xan-chô rất quý ông chủ vì ông ta cho phép anh được ăn, được ngủ thoải mái. Vừa đi, anh ta “vừa ăn một cách khoái trá”, vừa “nghiêng bầu rượu tu một hơi ngon lành” khiến Xan-chô “cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song cũng không đến nỗi vất vả”. Như vậy tính chất thực tiễn lại xuất hiện: làm hiệp sĩ lang thang trở thành một cái nghề có thể kiếm sống được. ..

Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xan-chô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôn để nhớ tới tình nương sau khi đã “bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở cái cán gẫy lắp vào làm thành một ngọn giáo mới”. Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng quyn-xinê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú “ngã như trời giáng” của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng “nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi”. Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lí tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo. Ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kì Phục hưng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 20)

Xéc-van-tét là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn nhất với nền văn học Tây Ban Nha. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và làm nên tên tuổi của nhà văn ấy là cuốn tiểu thuyết có nhan đề Đôn Ki-hô-tê. Tuy đã ra đời từ rất lâu, thế nhưng những giá trị mà nó để lại còn lưu giữ đến tận bây giờ, được nhiều độc giả yêu thích. Một trong những cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất của tác phẩm phải kẻ đến cảnh Đôn-ki-hô-tê, đồng thời là nhân vật chính của tiểu thuyết, đánh nhau với cối xay gió.

Thoạt tiên khi nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió, thì lập tức Đôn Ki-hô-tê cho rằng "có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm" và ông ta định quyết chiến với những "tên khổng lồ" ấy để giành chiến lợi phẩm và trở nên giàu có. Đôn-ki-hô-tê còn tưởng tượng ra rằng những cánh quạt của cối xay gió là những "cánh tay dài ngoẵng". Trong tâm trí người "hiệp sĩ" ấy, những chiếc cối xay gió là kẻ thù của mình.

Nghĩ vậy, Đôn-ki-hô-tê lập tức lên tinh thần của một chiến binh dũng cảm thúc ngựa phi vào những cối xay gió, không quan tâm đến những lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa. Mặc dù những lời can gián, nhận thức thực tế của Xan-chô Pan-xa rất chí lý, nhưng trong mắt của Đôn Ki-hô-tê thì đó lại là những lời thiển cận của kẻ bề dưới, ông ta cho rằng: "Xem ra anh chẳng thành thạo gì về chuyện phiêu lưu". Như vậy có thể thấy được ở nhân vật này một tính cách bảo thủ đến cực đoan, lại thêm việc ông ta mê muội những cuốn tiểu thuyết hão huyền, khiến cuộc sống của mình trở nên hoang đường và nực cười.

Quay trở lại với trận chiến, Đôn Ki-hô-tê đã có những lời nói đe dọa: "Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây", tuy ngữ khí chắc chắn, rõ ràng mạch lạc, rất có khí chất của một hiệp sĩ, thế nhưng buồn cười ở chỗ Đôn Ki-hô-tê lại đang hoàn toàn chìm trong mộng tưởng và ảo giác do mình nghĩ ra, không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Thậm chí trong lúc chuẩn bị vào cuộc chiến ông ta lại bắt đầu nhớ về nàng thơ trong mộng của mình là nàng Đuyn-xi-nê-a, không khác gì những hiệp sĩ trong các cuốn tiểu thuyết, phải nói rằng Đôn Ki-hô-tê đã có một ảo tưởng rất thực và ông ta cũng đã diễn rất đạt vai của mình.

Dù mắc chứng hoang tưởng nặng nhưng ta cũng nhận thấy được tinh thần thiện chiến, dũng cảm, lòng tự tin của Đôn Ki-hô-tê, chắc hẳn rằng ông ta đã có một ước mơ thật đẹp về việc thực thi công bằng, chính nghĩa như những hiệp sĩ nhưng đáng tiếc rằng đó mãi chỉ là mộng tưởng của ông ta.

Và dĩ nhiên, ảo tưởng mãi không thể trở thành hiện thực, Đôn Ki-hô-tê cũng chẳng trở thành hiện thực với cái trò điên rồ của mình được, mà ngược lại ông ta đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng đau đớn: "ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người văng ra xa". Đọc đến đây ta thấy rằng dẫu có làm nên hành động điên rồ, nhưng Đôn Ki-hô-tê cũng thật đáng thương, đáng thương bởi ước mơ chinh chiến, phải chịu đòn đau nhưng vẫn huyễn hoặc bản thân mình đến phút chót. Cú ngã trời giáng khiến ông ta không thể nào động đậy được, thế nhưng nghe Xan-chô Pan-xa xót xa, trách cứ, ông ta lại lập tức phản biện bằng lý lẽ của một hiệp sĩ rằng "chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường chứ không như những chuyện khác". Điều đó minh chứng rằng Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa hề tỉnh ngộ, vẫn đang chìm trong ảo tưởng và lối suy nghĩ kỳ dị của mình, không lối thoát. Qua sự việc trên có thể nhận ra rằng Đôn Ki-hô-tê là người có suy nghĩ hoang tưởng, hoang đường, dẫn tới những hành động điên rồ, ngược lại bác nông dân Xan-chô Pan-xa lại là người có nhận thức thực tế và tỉnh táo.

Sau trận chiến, hai nhân vật lại tiếp tục trên con đường phiêu lưu, những sự kiện nhỏ diễn ra trong đời sống hằng ngày lại càng làm ta nhận thức rõ tính cách của từng nhân vật, cũng như sự đối lập của cả hai. Ví như Đôn Ki-hô-tê không màng đến chuyện ăn uống, chè chén tầm thường, thì Xan-chô Pan-xa lại hay nghĩ về chuyện ăn uống, trong khi bác nông dân say giấc nồng, thì Đôn Ki-hô-tê lại thức trắng để nhờ về tình nương và suy nghĩ viển vông, đúng chất của một hiệp sĩ, một lãng tử. Sâu xa hơn, ta cũng biết được rằng sự đối lập ấy sở dĩ xuất phát từ xuất thân, một người là quý tộc, một người là nông dân, cuộc sống khác nhau dẫn tới những quan niệm sống cũng khác hẳn. Đôn Ki-hô-tê thì có lý tưởng có khát vọng, luôn trên đường thực hiện hoài bão, ông dũng cảm, hão huyền, còn Xan-chô ngược lại thích cuộc sống yên ả, đời thường, nhát gan nhưng lại được cái thực tế.

Hai nhân vật trong câu chuyện được dựng lên từ những hình tượng hoàn toàn đối lập, tấn công lẫn nhau, Đôn Ki-hô-tê tuy ảo tưởng và điên rồ nhưng lại có những phẩm chất đáng quý, còn Xan-chô tuy tỉnh táo, tốt bụng nhưng lại hướng về những thứ tầm thường, không có hoài bão ước mơ. Đó chính là những mặt tích cực và tiêu cực trong mỗi con người, chúng đã được Xéc-van-tét chia đôi thành hai nhân vật thật thú vị, dễ khiến người đọc liên tưởng và ghi nhớ, đồng thời cũng học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tế.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 21)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiêm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.

Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.

Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng… Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiêu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê.

Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng - Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.

Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa… không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt.

Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!… Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường… ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư… biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng… nhưng rồi… lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ? Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Lão tâm sự với Xan-chô: Ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương như thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài. Ấy thế là tấm gương những hiệp sĩ giang hồ trong sách vở lại sống dậy, giục giã và khích lệ lão. Trong khi giám mã Xan-chô Pan-xa ăn uống thì hiệp sĩ thấy chưa cần ăn vì hình như đang mải nghĩ đến trận chiến sắp tới. Cho tới đêm hôm ấy, ta vẫn không thấy hiệp sĩ ăn uống gì cả. Ngài bẻ một cành khô, rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đêm ấy, Đôn Ki-hô-tê không ngủ để dành thời gian nghĩ đến nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, đúng như hiệp sĩ trong sách, thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc nhớ tới tình nương của mình.

Suy nghĩ và mộng mơ bay bổng đến nỗi Đôn Ki-hô-tê không thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang đánh một giấc ngon lành. Cho tới sáng hôm sau, hiệp sĩ cũng không muốn ăn sáng, vì chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi… Có thể nói, dưới ngòi bút vừa nghiêm chỉnh vừa bỡn cợt, trào lộng của Xéc-van-téc, hình ảnh hiệp sĩ Đôn Ki-hô tê hiện lên là một con người đầy ảo mộng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dũng cảm, bản lĩnh kiên cường,… nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi những trang sách cũ kỹ, lỗi thời. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê vừa buồn cười và yêu mến, vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương…

Nhân vật Xan-chô Pan-xa là nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính là Đôn Ki-hô-tê. Nếu Đôn Ki-hô-tê mơ mộng và ảo tưởng thì giám mã Xan-chô Pan-xa là người tỉnh táo, thực dụng. Bác là một nông dân béo lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng sau này chủ công thành danh toại, bác sẽ được làm thống đốc, cai trị vài hòn đảo, được sống cuộc đời giàu sang, phú quí. Giám mã Xan-chô Pan-xa đủng đỉnh cưỡi lừa đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy thức ăn ngon. Trước khi vào trận đánh kỳ quặc, Xan- chô Pan-xa đã nhìn rõ kẻ thù của hiệp sĩ là những chiếc cối xay gió. Bác giải thích rất rõ ràng, rành mạch: Cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong.

Đến lúc cố hét to để ngăn cản ông chủ cuồng si lao lên phía trước đánh nhau với cối xay gió không được, bác nông dân ấy đã bỏ mặc chủ. Thái độ này của bác vừa đúng nhưng lại vừa không đúng. Đúng là vì bác ta biết hành động của chủ là gàn dở và bác đã can ngăn. Chưa đúng vì bác không thực sự quyết tâm bằng hành động và sức khỏe của mình xông lên để ngăn cản ông chủ, hay chí ít cũng giúp đỡ để ông chủ không bị thua, thua một cách thảm hại đến mức “giáo gãy, người và ngựa ngã lăn ra”. Hay là lúc đó bác cũng hoảng loạn mà tưởng rằng đó là những tên quỷ khổng lồ nguy hiểm thật, rồi bỏ mặc cho chủ giao chiến? Phải chăng, bác nông dân chỉ quen ăn no vác nặng này nhút nhát, sợ hãi?

Sau trận đánh, Xan-chô tỏ ra là một giám mã tận tụy. Bác ta vừa xoa xuýt thương chủ, vừa cố giải thích một lần nữa, giải thích để thức tỉnh ông chủ về cái hành động kỳ quặc bắt nguồn từ những đầu óc quay cuồng như cối xay. Về việc này, Xan-chô thật đáng yêu. Bác đã hết mực phục vụ chủ. Miệng cầu chúa phù hộ cho chủ sẽ giành thắng lợi ở các cuộc giao đấu sau này. Bác vừa nâng hiệp sĩ dậy rồi đỡ cho chủ ngồi ngay ngắn trên lưng con chiến mã gầy còm. Đến những phút tiếp tục cuộc phiêu lưu sau trận đánh, giám mã Xan-chô tiếp tục nhiệm vụ theo hầu chủ. Tâm sự với hiệp sĩ, bác tỏ ra là người rất chân thành, cởi mở. Bác nói: Chúa thấu hiểu cho tôi là tôi có yếu lòng không nếu thấy ngài rên la khi bị cái gì làm cho đau đớn. Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay.

Con người Xan-chô như vậy chẳng phải là tốt nết và biết thương người hay sao? Lại còn tận tụy với chủ nữa song có lẽ thương người thì ít mà bác ta… thương mình nhiều hơn. Sau khi xin phép hiệp sĩ bằng vài lời qua quýt, Xan-chô thản nhiên lấy rượu và thức ăn ra đánh chén no say chẳng nhớ gì đến lời hứa hẹn của chủ, và cảm thấy cái nghề phiêu lưu này cũng chẳng vất vả gì mà lại còn thoải mái nữa là khác. Thế rồi sau khi rượu thịt ních đầy cái dạ dày, đến tối hôm ấy, trong khi ông chủ thao thức, trằn trọc thì giám mã, người hầu cận thân tín kia ngủ một mạch cho đến sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy đã vớ ngay lấy bầu rượu… để rồi buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Quan tâm tới những nhu cầu ăn ngủ là chuyện bình thường. Nhưng hình như giám mã quá chú trọng đến hai việc này, nhiều lúc quên hết, kể cả ông chủ mà mình có nhiệm vụ hầu hạ, chăm sóc thì thật là tầm thường và đáng chê trách! Bằng ngòi bút sinh động, hóm hỉnh, Xéc-van-téc đã khắc hoạ nhân vật giám mã Xan-chô với những nét ngoại hình và tính cách trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê.

Đánh nhau với cối xay gió là một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc. Chúng ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu, còn Xan-chô Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quí, nhưng cũng còn có nét tính cách chưa tốt, đáng chê. Như vậy, hai nhân vật này tuy rất trái ngược nhau cả về hình dáng và tính cách nhưng vẫn là đôi tri kỷ thân thiết. Hai bên đã chịu ảnh hưởng của nhau rất sâu sắc. Thật là một cặp nhân vật bất hủ trong văn chương thời Trung cổ.

Câu chuyện phiêu lưu của thầy trò Đôn Ki-hô-tê đã có ý nghĩa lớn lao, phản ánh bước chuyển mình vĩ đại của đất nước, dân tộc Tây Ban Nha trên con đường từ xã hội phong kiến lạc hậu lên xã hội tư bản chủ nghĩa đầy phức tạp, thử thách, rèn luyện con người. Cuối cùng thì, cái điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như cái mộng tưởng của Xan-chô chỉ là cái vỏ tạm thời xa lạ với bản chất của họ. Còn truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân Tây Ban Nha lại là những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trong truyện.

Cảm ơn nhà văn vĩ đại Xéc-van-téc đã đưa chúng ta đến với đất nước Tây Ban Nha thơ mộng qua một trận đánh kì quặc “có một không hai” trong lịch sử nhân loại. Từ đó giúp ta càng hiểu rõ và thêm yêu quý nhân dân, đất nước Tây Ban Nha. Họ có quyền tự hào và kiêu hãnh, một đất nước có nhà văn Xéc-van- téc, có cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê sống bất hủ với thời gian.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 22)

Cuốn tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-téx trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sêcxpia, Ra-bờ-le,… – vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới.

Xéc-van-téx đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm (1605-1615), ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập II ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.

Đôn Ki-hô-tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và trạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.

Con ngựa gầy được lão phong cho cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Lão tự xưng là hiệp si Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Anh nông dân lùn, cục mịch được lão phong tước: giám mã Xan-trô Pan-xa. Đã là hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ ngay một phụ nữ mà lão thầm yêu trộm nhớ thời còn trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quê này một cái tên rất quý tộc, mĩ miều: Công nương Đuyn-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô. Lão làm lễ thụ phong trước ngày lên đường chinh chiến. Có một chi tiết khá thú vị là trong lễ thụ phong này tại quán trọ, hai ả gái điếm được nhà hiệp sĩ xứ Man-tra ban tước thành 2 công nương vô cùng tôn quý. Hài hước nhất là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên đã han gí, rồi lão sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình.

Đó là những điều cần biết về hiệp-sĩ Đôn Ki-hô-tê khi chúng ta tìm hiểu chuyện “Đánh nhau với cối xay gió" của lão. Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn vì họ không chịu nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão lại ra đi với mộng chiến công mới. Lần này có quan giám mã Xan-trô Pan-xa theo hầu. Trận đánh nhau với lũ cối xay gió là một trận đánh nảy lửa, là đỉnh cao của màn hài kịch, chế giễu những kẻ ngông cuồng, mê muội, luôn luôn sống trong mộng tưởng hão huyền.

Đoạn văn hài hước hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận. Có đấu khẩu trước lúc giao phong. Có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết tử. Có bãi chiến trường sau trận đánh diễn ra. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là một “người hùng” đích thực sống trong ảo tưởng hão huyền, sự mụ mẫm đã lên đến cực độ, cối xay gió mà lão cho là khổng lồ quái vật! Ngôn ngữ khoác lác, trống rỗng, đại ngôn, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ, điệu bộ và hành động cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kì oai phong lẫm liệt!

Đúng là coi cái chết nhẹ tựa lông hồng! Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy trên mặt đất trước cặp mắt của quan giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sắc nhất có giá chế giễu tầng lớp hiệp sĩ thời trung cổ đã lỗi thời! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cầu cứu tình nương trước lúc giao đấu!Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì “vận may” đã tới, quân địch là “mấy chục tên khổng lồ hung tợn ", mà cánh tay mỗi đứa dài tới gần 2 dặm. Không biết là lão có hay mỗi dặm dài đến 432 mét, đâu phải vừa? Lão phải kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang phú quý, sau nữa là quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và để “phụng sự Chúa'.

Phải công bằng mà nói rằng, tuy lão có "nhìn gà hóa cáo" nhưng mục tiêu chiên đấu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù giám mã Xan-trô Pan-xa hết lời can ngăn, nhưng lão hiệp sĩ bỏ ngoài tai hết. Trước khi đánh nhau, Đôn Ki-hỏ-tê ăn nói rất "hùng hồn”. Lúc thì nạt quan giám mã: “Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Lúc thì lão hiệp sĩ thét lớn, đằng đằng sát khí: “ lũ súc sinh kia, không dược chạy trấn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây!”. Lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi cố vung nhiều cảnh hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng phải đền tội”.

Trước lúc vào giao phong với lũ khổng lồ này mà cánh tay mỗi đứa dài gần bằng 2 dặm thì khổng lồ Bri-a-rê-ô xa xưa dù có đến 100 cánh tay cũng chẳng so sánh được, vì thế Đôn Ki-hô-tê không quên “cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong cơn nguy biến này”. Tư thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang ‘lấy khiên che kín thân, tay lăm lâm ngọn giáo, thúc con Rô-Xi-nan-tê phi thang tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Lão đã “đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay”. Tưởng là lũ khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ “gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành”. Đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Và lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”.

Câu chuyện giữa hai thầy trò sau trận đánh nhau với cối xay gió cũng cực là thú vị. Chết mà nết không chừa! Bị thảm bại nhục nhã mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của quan giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh béo lùn biết rằng cái nghĩ cung kiếm ‘luôn luôn biến chuyển”, nghĩa là sự thắng, bại là chuyện bình thường. Nguyên nhân thất bại theo Đôn Ki-hô-tê rất bất ngờ vì lão pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp mất "sách vở” bảo bối của lão. Hắn đã “thâm thù ta”, hắn đã tước mái phần vinh quang chiến thắng của ta! Đúng là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!

Thương cho con ngựa gầy nhom “bi toạc nửa lưng” vẫn phải cõng chủ. Đôn Ki-hô-tê quyết định đi về phía cảng, hi vọng “sẽ gập được nhiều chuyện mạo hiểm khác” mà thi thố tài năng. Hiệp sĩ tỏ ra rất buồn phiền về cái giáo bị gãy. Cái vốn sách vở kiếm hiệp lại ru lão ta vào giấc mộng hão huyền. Lão nhắc tới hiệp sĩ Tây Ban Nha ngày xưa là Va-gax, giữa trận đánh, gươm bị gãy, đã nhổ cây sồi làm vũ khí tiêu diệt quân Mô-rô, nhờ thế mà trở nên bất tử với biệt hiệu "Hiệp sĩ diệt địch”, làm rạng rỡ cháu con đời đời. Kể lại câu chuyện ấy, Đôn Ki-hô-tê muốn nói lên chí hướng mình muốn theo gương người xưa, cũng sẽ nhổ cây sồi để diệt địch, sẽ lập nên “những chiến công phi thường” mà quan giám mã sẽ là người có diễm phúc được mục kích! Qua đó, ta thấy Đôn Ki-hô-tê vẫn kiêu hùng, tự tin, đầu óc anh ta quá mê muội, khoác lác đến cực độ!

Khi giám mã “thật thà” nhắc lại sự thất trận vừa qua, cái ngã chắc hẳn “làm ngài vẹo vọ hẳn đi” thì chàng hiệp sĩ hồn nhiên trả lời: "Đúng thế! Và nếu ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù sổ cả ruột ra ngoài”. Đó cũng là một nét rất "anh hùng” của Đôn Ki-hô-tê! Khi Xan-trô tâm sự là nếu có bị gai đâm cũng kêu lên thì ông chủ tài ba đã “không nín được cười”, đĩnh đạc nói với giám mã: “cử việc rên la” vì “cho tới nay chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.”

Phần cuối là chuyện ăn, chuyện ngủ của hai thầy trò chàng hiệp sĩ. Hai thầy trò cùng đi giang hồ, với “lí tưởng” dẹp bất công, cứu nguy phò đời nhưng trong tâm hồn, tính cách là hai thế giới riêng biệt! Đến giờ ăn, Đồn Ki-hô-tê không hiểu vì sao mà “chưa muốn ăn". Còn Xan-trô, sau khi được phép chủ, ngồi thoải mái trên lưng lừa “ăn một cách khoái trá”, nghiêng bầu rượu "tu một hơi ngon lành". Đúng là “dĩ thực vi thiên”, Xan-trô vừa nhắm rượu, quên cả những lời hứa hẹn của chủ phong anh ta làm thống đốc sau này, vừa vui vẻ suy ngẫm về cái nghề đi tìm kiếm chuyến phiêu lưu “ tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vất vả”. Đó cũng là một nét vẽ hài hước về sự '‘"cái miếng ăn gần, cái ước mơ xa' ở đời!

Đêm đến, hai thầy trò nằm dưới gốc cây. Giám mã sau khi đánh chén no say "làm một giấc đến sáng". Sáng dậy vừa mở mắt ra đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì bầu rượu đã vơi đi, mà quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy! Trái lại, Đôn Ki-hô-tê thì suốt đêm thao thức. Chàng đã bẻ “một cành khô” lắp vào cán gẫy làm thành một ngọn giáo! Chàng trằn trọc thâu đêm vì thương nhớ tình nương Đuyn-xi-nê-a. Chiều qua đã nhịn, sáng nay lại không ăn, chẳng phải là Đôn Ki-hô-tê bị đau nên không ăn được, mà là chàng đang sống trong mộng mị, vì chỉ "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi!”

Nhân vật giám mã Xan-trô là một nhân vật phụ, một nét vẽ bổ trợ nhưng rất sống động. Một mặt, nó có giá trị làm nổi bật tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tưởng hão huyền của Đôn Ki-hô-tê về cuộc đời hiệp sĩ, mặt khác thể hiện một quan niệm sống phác thực, hồn nhiên, giản dị… của những người dân quê yêu đời, thiết thực.

‘‘Đánh nhau với cối xay gió” là một trang đời, một trong những “chiên công oanh liệt” của Đôn Ki-hô-tê hiệp sĩ xứ Man-tra đã ghi vào sử sách! Xéc-van-tex đã sử dụng thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng cảnh, đã làm hiện lên một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời! Đằng sau câu văn, dòng chữ, ta luôn luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của Xéc-van-tex. Đàng sau nụ cười chế giễu của nhà văn là sự đề cao trong một chừng mực nhất định tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời… mang tính nhân văn.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 23)

Hình như có một giai thoại kể rằng: có một lần nhà vua sứ Tây Ban Nha từ trên cao nhìn xuống quãng trường thấy một người đàn ông đang ôm bụng cười ngặt nghẽo một mình. Nhà vua lấy làm lạ, rồi cùng mấy viên cận thần lại gần hỏi: “này tên kia, nhà ngươi có chuyện gì mà cười lăn lóc đến vậy”. Người kia trả lời: “Dạ thưa bệ hạ, bề tôi đang đọc truyện Đôn Ki-hô-tê ạ”. Nói xong người đàn ông dâng quyển sách cho vua xem để chứng minh lời nói của mình.

Quả không ngoa, toàn bộ câu chuyện Đôn Ki-hô-tê từ đầu đến cuối là một chuỗi cười sảng khoái nhờ tài năng nghệ thuật tuyệt vời của nhà văn. Trên hành trình phiêu lưu hành nghề hiệp sĩ của lão Đôn Ki-hô-tê với nhiều sự cố thú vị, trận đánh nhau với cối xay gió là một trong những sự cố tiểu thuyết và thú vị nhất.

Nhân vật Đôn Ki-hô-tê được miêu tả một hình dáng diện mạo thật nực cười: gầy gò, cao lênh khênh, lại mang một biệt danh rất kêu “hiệp sĩ xứ Man- tra”, lão cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều “chiến mã Rô-xi-nan- tê”. Bên cạnh lão “hiệp sĩ” lại có bác Xan-chô Pan-xa béo lùn cưỡi trên lưng con lừa theo hầu, được phong chức “giám mã”. Đã thế, đồ binh giáo của Đôn Ki-hô-tê cũng lại không ra gì: một ngọn giáo đã han gỉ của tổ tiên còn sót lại. Một hành trang như vậy xem ra có vẻ của anh hề hơn là hiệp sĩ thực thụ. Với một bộ dạng như thế, Đôn Ki-hô-tê đã lên đường. Phía trước là chiến công, chỉ cần chiến công nữa là hiệp sĩ xứ Man-tra sẽ nổi tiếng lẫy lừng thiên hạ – Đôn Ki-hô-tê mường tượng ra như vậy.

Thế nhưng thử xem chàng hiệp sĩ đã lập được những chiến công gì? Nào là cuộc “giao đấu” (thực chất là ẩu đả) với bọn lái buôn khi họ không thừa nhận cái mụ nông dân xấu xí – người tình trong mộng của Đôn Ki-hô-tê-là đẹp nhất thiên hạ; nào là việc xông vào “cứu” công chúa, mà thực chất là một phu nhân ngồi trong xe ngựa bị Đôn Ki-hô-tê lầm tưởng là công chúa bị bắt cóc; nào là việc Đôn Ki-hô-tê vác giáo xông vào “đánh tan” một đám tang,„. Chiến tích đánh nhau với cối xay gió là đỉnh cao của màn hài kịch – sản phẩm của một bộ óc ôm ấp những mộng tưởng mờ mịt, ngông cuồng, mất khả năng phân biệt đâu là thực, đâu là mộng. Lão ta tưởng tượng đám cối xây gió thành “mấy chục tên khổng lồ hung tợn”.

Theo tính toán của Đôn Ki-hô-tê nếu dẹp được đám cối xay gió “mà trong bụng vốn đinh ninh… là những tên khổng lồ” này tức là đạt được hai điều lợi: thứ nhất, lão sẽ trở nên giàu sang phú quý nhờ thu được chiến lợi phẩm; thứ hai, thực hiện được lí tưởng hiệp sĩ diệt trừ xấu xa độc ác ở đời. Bất chấp lời khuyên can của bác giám mã thật thà kia, Đôn Ki-hô-tê vào quyết tử với đám cối xay gió bằng những lời lẽ khiêu chiến rất “yêng hùng”, to tát. Ngay sau đó chàng “anh hùng rơm” đã bị cối xay gió nhờ sức bẻ gãy ngọn giáo, ngã một cái như trời giáng, cả người và ngựa lăn chổng kềnh ra đất.

Hứng chịu một hậu quả tai hại nhãn tiền ra đấy, thế nhưng Đôn Ki-hô-tê vẫn không tỉnh ngộ, vẫn tìm ra những lí do viển vông để giải thích sự thất bại của mình: nào là do sách vở bị lão pháp sư đánh cắp, nào là do lão pháp sư do thâm thù đã biến những tên khổng lồ thành cối xay gió nhằm tước mất niềm vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê, V.V.. Niềm ảo tưởng tự huyễn hoặc mình không những không giảm mà ngày càng tăng lên, nhất là sau khi Đôn Ki- hô-tê bị ngã đau và gãy giáo. Lão ta học đòi sách vở, định nếu gặp cây cối sẽ nhổ lên làm vũ khí thay giáo vừa bị gãy và lão cũng cắn răng chịu đau không rên la, nói những lời huyênh hoang, ảo tưởng. Khi ngủ lại dưới gốc cây, thật nực cười, lão bẻ gãy cây lắp mũi giáo vào làm ngọn giáo mới, rồi suốt đêm bắt chước hiệp sĩ không ngủ để nhớ người tình nơi xa.

Chân dung ngoại hình của Đôn Ki-hô-tê hiện lên thật nhếch nhác, thảm hại, nực cười. Những lời nói của lão toàn những từ đại ngôn, màu mè, sáo rỗng, bắt chước một cách kệch cỡm những cách nói của các nhân sĩ hiệp sĩ trong loại truyện hiệp sĩ rẻ tiền. Hơn nữa, hành động của lão toàn ngược đời, oái oăm, ảo tưởng. Nhờ vào cách đặc tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nên nhân vật Đôn Ki-hô-tê hiện ra thật sống động.

Bác giám mã Xan-chô có nguồn gốc xuất thân khác hẳn với ông chủ: một người nông dân thật thà, chất phác. Được ve vãn bởi những lời hứa khá hấp dẫn của ông chủ rằng khi công thành danh toại sẽ ban cho bác chức Thống đốc cai trị mấy hòn đảo, bác đi hầu hạ ông chủ rất tận tình. Với bản tính ưa thực tế của người nông dân lao động, tuy bị những lời hứa xa vời kia dụ dỗ, nhưng suốt hành trình phiêu lưu với chú, bác luôn là người tỉnh táo, khuyên cáo, nhắc nhở, cảnh tỉnh Đôn Ki-hô-tê kịp thời. Bác luôn tâm niệm một triết lí sống vui và giản dị. Ban đầu bác đã nhắc nhở ông chủ rằng lũ khổng lồ kia là những cối xay gió, và những cánh tay dài kia là những cánh quạt.

Nhưng lời khuyên của bác chẳng có tác dụng gì với lời nói bóng bẩy, màu mè của ông chủ, bác Xan-chô nghĩ thế nào nói vậy. Những lời nó quá ư thật thà, chất phác của bác trước cảnh tượng vốn đã nực cười của chủ lại làm cho chúng ta trở nên nực cười hơn. Chẳng hạn, khi nghe ông chủ thao thao bất tuyệt về chàng hiệp sĩ với cây sồi trong một chuyện hiệp sĩ rẻ tiền nào đó, bác giám mã bảo: “Ngài nói sao tôi cũng tin như vậy. “Nhưng kìa chàng ngồi thẳng lại một chút, vì tôi thấy hình như ngài hơi vẹo sang một bên, chắc do bị ngã lúc nãy.”

Nhất là cái cảnh bác ngồi trên lưng lừa ăn uống một cách ngon lành, vui vẻ, mặc kệ ông chủ ngồi đấy mải ôm ấp những ảo tưởng hão huyền. Khi đã no say bác cũng chẳng biết đến lời hứa hẹn của ông chủ, thậm chí là quên hẳn, trong lòng bác thanh thản một niềm vui sống, thậm chí còn cho rằng “cá/ nghề đi kiếm chuyên phiêu lưu này tuy có nguy hiểm song không đến nỗi vắt vả”. Sau khi đánh chén no nê xong, bác đánh một giấc ngon lành đến sáng. Vừa mở mắt, bác vớ ngay bầu rượu, và “hơi buồn” bởi vì rượu đã vơi mà quãng đường này khó tìm chỗ để mua thêm. Hóa ra niềm vui nỗi buồn của bác thật mộc mạc, chân chất, hồn hậu, với những thứ quan tâm rất thường ngày. Bác đối lập hoàn toàn với ông chủ, không bị những mộng tưởng viển vông, hảo huyền của ông chủ giày vò; ngay cả cái tiền đồ xa vời mà ông chủ hứa cho, bác cũng chẳng cần nghĩ tới. Bác Xan-chô là hiện thân của niềm vui sống giản dị, chân thành, khỏe khoắn của những người dân quê lao động yêu đời.

Với thủ pháp trào lộng, đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió tiêu biểu cho bút pháp và phong cách của nhà văn thể hiện trong truyện. Chỉ riêng với đoạn trích này, người đọc cũng hiểu có thể hình dung khá rõ về chân dung người hiệp sĩ trào lộng, nực cười tuy mang nhiều mộng tưởng hão huyền, sách vở, nhưng cũng gắn liền với phẩm chất yêu chuộng công lí, tự do, trọng danh dự và bình đẳng. Tích chuyện với nhan đề “Đánh nhau với cối xay gió” đã thành câu cửa miệng của nhân gian trên toàn thế giới dành nói về những người hão huyền, sách vở, ngông cuồng, bất chấp thực tế để rồi gánh chịu những hậu quả thích đáng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 24)

Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki – Hô – Tê là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhát thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van- tex trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sêcxpia, Ra-bờ-le,… – vị trí vinh quang cúa những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới. Xéc-van-tex đã viết cuốn tiếu thuyết này trong vòng 10 năm (1605 – 1615); ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập II ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.

Đôn Ki–Hô –Tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Kihađa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và chạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu. đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đám trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi kháp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lổ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến còng oanh liệt cho đời.

Con ngựa gầy được lão phong cho cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Lão tự xưng là hiệp sĩ Đôn Ki – Hô – Tê xứ Mantra. Anh nông dân lùn, cục mịch dược lão phong tước: giám mã Xan-trô Pan-xa. Đã là hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ ngay mót phụ nữ mà lão thầm yêu trộm nhớ thời còn trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quệ này mót cái tên rất quý tộc, mĩ miều: Công nương Đuyn-xi-nê-a duy Tô-bô-xô. Lão làm lê thụ phong trước ngày lên đường. chinh chiến. Có một chi tiết khá thú vị là trong lễ thụ phong này tại quán trọ, hai ả gái điếm được nhà hiệp sĩ xứ Man-tra ban tước thành 2 công nương vô cùng tốn quý. Hài hước nhít là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên dã han gi, rồi lão sửa chữa, đánh bóng lại đế tự vũ trang cho mình.

Đó là những điều cần biết về hiệp sĩ Đôn Ki–Hô–Tê khi chúng ta lìm hiếu chuyện Đánh nhau với cối xay gió cúa lão. Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn vì họ không chịu nhãn công nương Đuyn-xi-nê-a, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ dây lão lại ra đi với mòng chiến công mới. Lẩn này có quan giám mã Xan-trô Pan-xa theo hầu. Trận đánh nhau với lũ cối xay 2¡ó là một trận đánh náy lửa, là đỉnh cao cùa màn hài kịch, chế giễu những ké ngông cuồng, mê muôi, luôn luôn sổng trong mộng tướng hão huyền.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn ihấy ba bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì “vận may” đã tới, quản dịch là “mấy chục tên khổng lổ “, mà cánh tay mồi đứa dài tới gần 2 dặm. Không biết là lão có hay mỗi dặm dài đến 432 mét. đâu phái vừa? Lão phái kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là đế thu chiến lơi phẩm mà trớ nên giàu sang phú quý, sau nữa là quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và để “phụng sự Chúa”. Phải công bằng mà nói rằng, tuy lão có “nhìn gà hóa cáo” nhưng mục tiêu chiến đấu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù đã bị giám mã Xan-trô Pan-xa hết lời can ngăn, nhưng lão hiệp sĩ bỏ ngoài tai hết. Trước khi đánh nhau. Đôn Ki – Hô – Tê ăn nói rất “hùng hồn”. Lúc thì nạt quan giám mã. Lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo. Trước lúc vào giao chiến với lũ khổng lồ này mà cánh tay mỗi đứa dài gần bằng 2 dặm thì khống lồ Bri-a-re-o- xa xưa dù có đến 100 cánh lay cũng chẳng so sánh được. Đây là hình ánh lão hiệp sĩ đánh trên chiến địa: “Cá người lần ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Và lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấỵ chủ tướng “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”.

Đoạn văn hài hước hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận. Có đấu khấu trước lúc giao phong. Có cảnh đánh nhau dữ dội. Có bãi chiến trường sau trận đánh diễn ra. Hiệp sĩ Đôn Ki – Hô – Tê là một “người hùng” đích thực sống trong ảo tường hão huyền, sự mụ mẫm đã lên đến cực độ, cối xay gió mà lão cho là khổng 16 quái vật! Ngôn ngữ khoác lác, trống rỗng, đại ngôn, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ thiếu bộ và hành động cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kì oai phong lẫm liệt! Đúng là coi cái chết nhẹ lựa lông hổng! Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy trên mặt đất trước cặp mất của quan giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sác nhất có giá trị chế giễu tầng lớp hiệp sì thời trung cổ đã lỗi thời! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cáu cứu tình nương trước lúc giao đấu!

Đêm đến hai thầy trò nằm dưới gốc cây. Giám mã sau khi đánh chén no say “làm một giẩc đến sáng”. Sáng dậy vừa mờ mắt ra đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì bầu rượu đã vơi đi, mà quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy! Trái lại, Đôn Ki – Hô – Tê thì suốt đêm thao thức.

Nhân vật giám mã Xan-trờ lã một nhãn vật phụ, một nét vẽ bố trợ sống động. Mỗi mặt, nó có giá trị làm nổi bật tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tướng hão huyền của Đôn Ki-hô-tẽ về cuộc dời hiệp sĩ, mật khác the hiện một quan niệm sống phác thực, hổn nhiên, giản dị… ‘của những người dân qué yêu đời thiết thực.

Đánh nhau với cối xay gió là một trang đời, một trong những “chiến công oanh liệt” của Đôn Ki–Hô–Tê hiệp sĩ xứ Man-tra đã ghi vào sứ sách! Xéc-van-tex đã sử dụng thú pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đổi lập trong kể chuyên dể dựng cảnh, đã làm hiện lẽn một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lói thời! Đàng sau cáu vân, đòng chữ ta luôn luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của Xéc-van-tex.

Đằng sau nụ cười chế giễu của nhà vãn là sự đề cao trong một chùng mực nhất định tinh yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời mang tính nhân văn.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 25)

Xéc-van-tét (1547-1616) là một nhà văn lớn, yêu công lí, đã thể hiện những giá trị nhân văn cao quý, nhà văn nổi tiếng có tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê làm say mê bao thế hệ người đọc trên thế giới, Đôn Ki-hô-tê cũng là nhân vật chính trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật ấy, một nhân vật vừa đáng cười chê, lại vừa đáng thương yêu, khâm phục.

Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” là đoạn trích tiêu biểu góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật chính: nhân vật Đôn Ki-hô-tê, một con người có lí tưởng tốt đẹp nhưng vì mê muội bởi những tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp lỗi thời nên hành động mê muội, đáng cười.

Trên đường đi thực hiện những ý định viển vông, hai thầy trò phát hiện thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng đó là những tên khổng lồ, và quyết giao chiến. Bỗng lúc đó gió nổi lên, cối xay gió bắt đầu chuyển động và Đôn Ki-hô-tê càng hăng máu xông vào. Giáo gãy, ngựa và người văng ra, Đôn Ki-hô-tê bị đau như trời giáng. Kết cục, hai thầy trò đi về phía cảng La-pi-xê, vì Đôn Ki-hô-tê nghĩ: “con đường này có lắm người qua lại chẳng thể nào không gặp nhiều chuyện phiêu lưu khác nhau”.

Đoạn trích này làm hiện lên rất rõ tính cách của Đô Ki-hô-tê. Sự mê muội do đọc quá nhiều sách kiếm hiệp đã khiến người hiệp sĩ tưởng những chiếc cối xay gió là bọn khổng lồ gian ác, sau đó lại tưởng là phép thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn. Vì thế mà, không một chút ngần ngại, lão hiệp sĩ đã lao vào để tiêu trừ cái lũ gian ác ấy. Ước mơ và khát vọng của người hiệp sĩ không phải là không tốt đẹp và dũng cảm nếu đối thủ là quân gian ác thực sự, nhưng nó lại là hành động thật nực cười bởi đối thủ của anh ta lại là… những chiếc cối xay gió.

Tính cách của Đôn Ki-hô-tê còn được thể hiện rõ ở đoạn tiếp theo: lão bị trọng thương những không hề rên rỉ (lão cần phải chứng tỏ mình là một hiệp sĩ giang hồ); lão cũng không quan tâm đến chuyện ăn, chuyện ngủ bởi lão còn đang mơ đến… “tình nương”.

Nhân vật Đôn Ki-hô-tê tuy cuộc đời không thành công, gặp nhiều chuyện không may, tính tình nông nổi, hành động mù quáng và cố chấp nhưng lúc nào cũng vì chính nghĩa, vì công bằng trong cuộc sống. Ông sẵn sàng bất chấp hiểm nguy để bảo vệ kẻ yếu. Đó là mọt phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng ở nhân vật này.Bài văn mẫu 1Xéc-van-tex (1547 – 1616) là nhà văn nổi tiếng của đất nước Tây Ban Nha, Ông đã để lại cho nhân loại nhiều kiệt tác, trong đó có tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê làm say mê bao thế hệ người đọc trên thế giới, cốt truyện tóm tắt như sau:Một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa, tuổi khoảng năm mươi, thân hình cao lênh khênh, gầy gò ốm yếu trông rất buồn cười. Vì quá say mê loại truyện hiệp sĩ phiêu lưu nên lão nung nấu ước mơ trở thành hiệp sĩ lang thang để trừng trị quân gian ác, diệt trừ yêu quái và lũ khổng lồ xấu xa, đem lại công lí cho người lương thiện. Lão hì hục sửa chữa những đồ binh khí đã han rỉ của tổ tiên dể trang bị cho mình rồi tự phong là “hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha” và đặt tên cho con ngựa già gầy còm là “chiến mã Rô-xi-nan-tê”.Để cho đúng mốt của hiệp sĩ lang thang là phải có người tình xinh đẹp, lão chợt nhớ đến một phụ nữ nông dân mà lão thầm yêu từ hồi còn trai trẻ và đặt cho mụ cái tên rất quý phái là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão thuê một bác nông dân hàng xóm béo lùn tên là Xan-chô Pan-xa làm giám mã kiêm hộ vệ. Hai thầy trò bắt đầu chuyến phiêu lưu diệt ác, trừ gian.

Sau bao lần giao chiến với những kẻ thù tưởng tượng, Đôn Ki-hô-tê bị đánh tả tơi và thất bại ê chề. Cuối cùng, lão trở về nhà. Buồn bã và kiệt sức, Đôn Ki-hô-tê ốm nặng. Đến lúc này, lão mới nhận ra hậu quả tai hại của những truyện kiếm hiệp rẻ tiền. Lão viết di chúc để lại rồi qua đời.Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió kể về một trong những trận giao chiến của Đôn Ki-hô-tê. Nội dung xoay quanh mấy sự việc chính: Sự xuất hiện của cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Đôn Ki-hô-tê bị thương. Việc ăn ngủ của hai thầy trò trên đường đi. Qua đó, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ rõ nét.Bằng nghệ thuật trào lộng sắc sảo, tác giả châm biếm loại người sống theo ảo tưởng, tuy có mục đích sống đúng đắn nhưng chọn đối tượng và phương pháp để thực hiện mục đích lại sai nên dẫn đến thất bại. Mặt khác, tác giả cũng kín đáo nhắc nhở mọi người là không nên quá thực dụng, ích kỉ.Tên chương truyện là Đánh nhau với cối xay gió nhưng tác giả không kể nhiều về diễn biến cuộc đánh nhau mà chủ yếu đi sâu miêu tả tính cách hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong suốt quá trình trước, trong và sau cuộc giao tranh. Sự tương phản hoàn toàn giữa chủ và tớ đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Tính cách của Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, tuy vậy lão cũng có ít nhiều ưu điểm. Bác nông dân Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt, song cũng có nhiều điểm đáng chê trách.Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê cao lênh khênh, gầy nhẳng, trông như một bộ xương biết đi. Lão mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, cưỡi trên lưng con ngựa già còm nhom, hăng hái lên đường lập chiến công. Đang đi, chợt hai thầy trò phát hiện ra ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng và Đôn Ki-hô-tê vừa nhìn thấy liền nói với giám mã bằng giọng tràn đầy khí thế: Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba chục hoặc trên ba chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng.Đôn Ki-hô-tê háo hức tưởng tượng ra kết quả của cuộc giao chiến này là vừa thoả chí bình sinh, vừa thu được chiến lợi phẩm, vừa hành động hợp với ý Chúa: Những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có. Bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự ý Chúa đấy.Đầu óc Đôn Ki-hô-tê bị ám ảnh thường xuyên bởi những truyện kiếm hiệp rẻ tiền trong tủ sách của lão nên đâm ra mê muội, điên rồ. Thế mới sinh ra chuyện lão nhìn những chiếc cối xay gió hiền lành, quen thuộc thành bọn khổng lồ hung ác, xa lạ. Mặc cho Xan-chô hết lời giải thích, Đôn Ki-hô-tê vẫn khăng khăng không chấp nhận sự thật. Lão muốn ra tay tiêu trừ lũ khổng lồ xấu xa ấy. Mục đích của lão rất tốt, chi tiếc rằng cái đầu óc hoang tưởng kia đã làm cho nó trở nên hão huyền. Ta hãy nghe lão cao giọng phê phán bác giám mã Xan-chô: Xem ra anh chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu… Đấy là những tên khổng lồ, và nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 26)

Ngược dòng lịch sử, chúng ta hãy cùng nhà văn Xéc-van-téc đến với đất nước Tây Ban Nha cách đây khoảng hơn ba trăm năm (Thế kỷ XVI-XVII) để chiếm ngưỡng người anh hùng hào hiệp của xứ Man-tra Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm của họ. Đó là việc Đôn Ki-hô- tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió, một trận đánh kỳ quặc. Với tài năng của mình Xéc-van-téc đã thành công trong việc khắc họa tính cách của hai nhân vật qua trận đánh.Qua đoạn trích, ta thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Bức chân dung của hai nhân vật hiện lên mỗi lúc một rõ nét, rất cụ thể, sinh động, từ ngoại hình, trí tuệ, ước muốn đến đến hành động và quan niệm cuộc sống.Đôn Ki-hô-tê là nhân vật chính, lão tự phong cho mình là hiệp sĩ, chàng hiệp sĩ tuổi trạc năm mươi, gầy gò, cao lênh khênh. Cưỡi trên lưng con ngựa còm có cái tên mĩ miều chiến mã Rô-xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn những thứ han rỉ của tổ tiên để lại, rồi đem đánh bóng... Đôn Ki-hô-tê hiên ngang tiến bước với mục đích tốt đẹp là tiễu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện. Trí óc của hiệp sĩ đầy hoang tưởng, có lúc mê muội. Nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão nghĩ là bọn gian ác khổng lồ đã lao vào để giao đấu, sau khi bị thất bại, lão cho rằng đấy là pháp thuật của pháp sư Phơ-re-xtôn đã thâm thù lão, và tước lấy phần vinh quang chiến thắng của Đôn Ki-hô-tê. Với động cơ trong sáng, hồn nhiên- tiêu diệt lũ tàn ác, trừ hại cho dân – Đôn Ki-hô-tê đã dũng cảm xông vào đánh những tên khổng lồ (thực ra là những chiếc cối xay gió), mặc dù lão biết đây là cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức. Đơn thương độc mã, hiệp sĩ bỏ mặc lời can ngăn của Xan-chô, phóng ngựa, vừa quát mắng lũ quỷ khổng lồ, và tâm niệm nguyện cầu người tình lý tưởng- Nàng Đuyn-xi- nê-a xinh đẹp giúp mình trong lúc nguy nan. Trong giây phút tấn công kẻ thù, hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng chói lên như một anh hùng, rất đáng kính phục. Nhưng suy nghĩ tỉnh táo một chút, người đọc lại bật cười.Bởi vì mục đích và hành động của Đôn Ki-hô-tê là đúng đắn, cao cả tốt đẹp, còn đối tượng hướng tới của chàng lại không phải lũ quỷ khổng lồ gian ác mà chỉ là những chiếc cối xay gió hiền lành vô tội. Đầu óc chàng đầy những hoang tưởng. Cho nên cái động cơ tốt đẹp, cái hành động dũng cảm của chàng đã trở thành hão huyền, mang tính phá phách. Bản thân hiệp sĩ thì thất bại đau đớn, ngọn giáo gãy tan tành, ngựa và người ngã văng ra. Nhìn thấy hình ảnh Đôn Ki- hô-tê nằm không cựa quậy, bác giám mã sợ quá, đã phải lạy chúa trên trời. Đọc đến chi tiết này, chúng ta vừa thương vừa... không nén được tiếng cười. Song, xin bạn đọc chớ đùa cợt. Trong thời khắc nguy nan sau cuộc chiến đấu, thầy trò chàng hiệp sĩ đã tranh cãi một cách rất nghiêm chỉnh. Nghe Xan-chô có ý phê bình mình là đầu óc quay cuồng như cối xay gió, hiệp sĩ mắng lại: Thôi im đi!... Chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường... ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư... biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng... nhưng rồi... lão sẽ không thể nào đối chọi được thanh kiếm lợi hại của ta. Ý nghĩ và những lập luận của hiệp sĩ kể ra cũng sáng suốt và chặt chẽ đấy chứ? Bị quật ngã đau đớn lịm người như thế mà không một tiếng rên rỉ, xuýt xoa, trái lại vẫn cháy bỏng một niềm tin mãnh liệt, một quyết tâm hành động vì nghĩa lớn. Một bản lĩnh làm người như thế đáng khâm phục biết bao! Chỉ có điều cái bản lĩnh làm người ấy lại không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa mà lão đã ngốn ngấu đọc rồi làm theo. Do vậy sau trận chiến thất bại ê chề, Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa tỉnh táo để rút ra bài học. Trái lại, lão vẫn tiếp tục cuộc phiêu lưu, tiếp tục những suy nghĩ lãng mạn, hoang tưởng.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (mẫu 27)

Cuốn tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một kiệt tác sáng ngời chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất thời Phục hưng. Nó đã làm tên tuổi Xéc-van-tex trở thành bất tử, sống mãi trong lòng nhân loại cùng với những tên tuổi lừng danh như Sêcxpia, Ra-bờ-le,… – vị trí vinh quang của những người đặt nền móng cho nền văn học thời đại mới.Xéc-van-tex đã viết cuốn tiểu thuyết này trong vòng 10 năm (1605-1615), ông viết trong nghèo khổ và nghiệt ngã của cuộc đời. Khi tập II ra đời, cuốn tiểu thuyết trọn bộ thì chỉ một năm sau nhà văn qua đời.Đôn Ki-hô-tê xuất thân là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn tên là Ki-ha-đa. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, và trạc năm chục tuổi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, đầu óc lão ngày một trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời.Con ngựa gầy được lão phong cho cái tên rất oai: chiến mã Rô-xi-nan-tê. Lão tự xưng là hiệp si Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Anh nông dân lùn, cục mịch được lão phong tước: giám mã Xan-chô Pan-xa. Đã là hiệp sĩ thời thượng thì phải có tình nhân. Lão nhớ ngay một phụ nữ mà lão thầm yêu trộm nhớ thời còn trai trẻ, lão liền ban cho ả nhà quê này một cái tên rất quý tộc, mĩ miều: Công nương Đuyn-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô. Lão làm lễ thụ phong trước ngày lên đường chinh chiến. Có một chi tiết khá thú vị là trong lễ thụ phong này tại quán trọ, hai ả gái điếm được nhà hiệp sĩ xứ Man-tra ban tước thành 2 công nương vô cùng tôn quý. Hài hước nhất là lão tìm được binh khí, giáp trụ của tổ tiên đã han gí, rồi lão sửa chữa, đánh bóng lại để tự vũ trang cho mình.Đó là những điều cần biết về hiệp-sĩ Đôn Ki-hô-tê khi chúng ta tìm hiểu chuyện “Đánh nhau với cối xay gió" của lão. Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn vì họ không chịu nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão lại ra đi với mộng chiến công mới. Lần này có quan giám mã Xan-trô Pan-xa theo hầu. Trận đánh nhau với lũ cối xay gió là một trận đánh nảy lửa, là đỉnh cao của màn hài kịch, chế giễu những kẻ ngông cuồng, mê muội, luôn luôn sống trong mộng tưởng hão huyền.Đoạn văn hài hước hóm hỉnh. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện rất tài tình làm hiện lên một trận đánh thời trung cổ. Có dàn trận. Có đấu khẩu trước lúc giao phong. Có cảnh đánh nhau dữ dội, quyết tử. Có bãi chiến trường sau trận đánh diễn ra. Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là một “người hùng” đích thực sống trong ảo tưởng hão huyền, sự mụ mẫm đã lên đến cực độ, cối xay gió mà lão cho là khổng lồ quái vật! Ngôn ngữ khoác lác, trống rỗng, đại ngôn, cũng thét vang lúc xung trận. Cử chỉ, điệu bộ và hành động cũng rất tự tin, đàng hoàng, cực kì oai phong lẫm liệt! Đúng là coi cái chết nhẹ tựa lông hồng! Hình ảnh Đôn Ki-hô-tê nằm không cựa quậy trên mặt đất trước cặp mắt của quan giám mã là nét vẽ biếm họa đặc sắc nhất có giá chế giễu tầng lớp hiệp sĩ thời trung cổ đã lỗi thời! Người đọc không nhịn được cười khi lão hiệp sĩ cầu cứu tình nương trước lúc giao đấu!Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì “vận may” đã tới, quân địch là “mấy chục tên khổng lồ hung tợn ", mà cánh tay mỗi đứa dài tới gần 2 dặm. Không biết là lão có hay mỗi dặm dài đến 432 mét, đâu phải vừa? Lão phải kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang phú quý, sau nữa là quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và để “phụng sự Chúa'. Phải công bằng mà nói rằng, tuy lão có "nhìn gà hóa cáo" nhưng mục tiêu chiến đấu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù giám mã Xan-chô Pan-xa hết lời can ngăn, nhưng lão hiệp sĩ bỏ ngoài tai hết. Trước khi đánh nhau, Đôn Ki-hô-tê ăn nói rất "hùng hồn”. Lúc thì nạt quan giám mã: “Nếu anh sợ thì hãy mau mau lánh ra xa mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh gay go và chênh lệch". Lúc thì lão hiệp sĩ thét lớn, đằng đằng sát khí: “ lũ súc sinh kia, không được chạy trấn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây!”. Lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo: "Dù cho bọn ngươi cố vung nhiều cảnh hơn cả khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng phải đền tội”. Trước lúc vào giao phong với lũ khổng lồ này mà cánh tay mỗi đứa dài gần bằng 2 dặm thì khổng lồ Bri-a-rê-ô xa xưa dù có đến 100 cánh tay cũng chẳng so sánh được, vì thế Đôn Ki-hô-tê không quên “cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong cơn nguy biến này”. Tư thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang ‘lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-Xi-nan-tê phi thang tới chiếc cối xay gió gần nhất”. Lão đã “đâm mũi giáo vào cánh quạt cối xay”. Tưởng là lũ khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ “gió nổi lên dữ dội, cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành”. Đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên chiến địa: "Cả người lẫn ngựa ngã chổng kềnh ra đất”. Và lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”.Câu chuyện giữa hai thầy trò sau trận đánh nhau với cối xay gió cũng cực là thú vị. Chết mà nết không chừa! Bị thảm bại nhục nhã mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của quan giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh béo lùn biết rằng cái nghĩ cung kiếm ‘luôn luôn biến chuyển”, nghĩa là sự thắng, bại là chuyện bình thường. Nguyên nhân thất bại theo Đôn Ki-hô-tê rất bất ngờ vì lão pháp sư Phơ-re-xtôn đã đánh cắp mất "sách vở” bảo bối của lão. Hắn đã “thâm thù ta”, hắn đã tước mái phần vinh quang chiến thắng của ta! Đúng là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!Thương cho con ngựa gầy nhom “bi toạc nửa lưng” vẫn phải cõng chủ. Đôn Ki-hô-tê quyết định đi về phía cảng, hi vọng “sẽ gặp được nhiều chuyện mạo hiểm khác” mà thi thố tài năng. Hiệp sĩ tỏ ra rất buồn phiền về cái giáo bị gãy. Cái vốn sách vở kiếm hiệp lại ru lão ta vào giấc mộng hão huyền. Lão nhắc tới hiệp sĩ Tây Ban Nha ngày xưa là Va-gax, giữa trận đánh, gươm bị gãy, đã nhổ cây sồi làm vũ khí tiêu diệt quân Mô-rô, nhờ thế mà trở nên bất tử với biệt hiệu "Hiệp sĩ diệt địch”, làm rạng rỡ cháu con đời đời. Kể lại câu chuyện ấy, Đôn Ki-hô-tê muốn nói lên chí hướng mình muốn theo gương người xưa, cũng sẽ nhổ cây sồi để diệt địch, sẽ lập nên “những chiến công phi thường” mà quan giám mã sẽ là người có diễm phúc được mục kích! Qua đó, ta thấy Đôn Ki-hô-tê vẫn kiêu hùng, tự tin, đầu óc anh ta quá mê muội, khoác lác đến cực độ!Khi giám mã “thật thà” nhắc lại sự thất trận vừa qua, cái ngã chắc hẳn “làm ngài vẹo vọ hẳn đi” thì chàng hiệp sĩ hồn nhiên trả lời: "Đúng thế! Và nếu ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù sổ cả ruột ra ngoài”. Đó cũng là một nét rất "anh hùng” của Đôn Ki-hô-tê! Khi Xan-trô tâm sự là nếu có bị gai đâm cũng kêu lên thì ông chủ tài ba đã “không nín được cười”, đĩnh đạc nói với giám mã: “cử việc rên la” vì “cho tới nay chưa thấy sách kiếm hiệp nào ngăn cấm cả.”Phần cuối là chuyện ăn, chuyện ngủ của hai thầy trò chàng hiệp sĩ. Hai thầy trò cùng đi giang hồ, với “lí tưởng” dẹp bất công, cứu nguy phò đời nhưng trong tâm hồn, tính cách là hai thế giới riêng biệt! Đến giờ ăn, Đồn Ki-hô-tê không hiểu vì sao mà “chưa muốn ăn". Còn Xan-trô, sau khi được phép chủ, ngồi thoải mái trên lưng lừa “ăn một cách khoái trá”, nghiêng bầu rượu "tu một hơi ngon lành". Đúng là “dĩ thực vi thiên”, Xan-trô vừa nhắm rượu, quên cả những lời hứa hẹn của chủ phong anh ta làm thống đốc sau này, vừa vui vẻ suy ngẫm về cái nghề đi tìm kiếm chuyến phiêu lưu “ tuy có nguy hiểm xong không đến nỗi vất vả”. Đó cũng là một nét vẽ hài hước về sự '‘"cái miếng ăn gần, cái ước mơ xa' ở đời!Đêm đến, hai thầy trò nằm dưới gốc cây. Giám mã sau khi đánh chén no say "làm một giấc đến sáng". Sáng dậy vừa mở mắt ra đã vớ ngay bầu rượu, bác hơi buồn vì bầu rượu đã vơi đi, mà quãng đường này khó đào đâu ra rượu để đổ vào cho đầy! Trái lại, Đôn Ki-hô-tê thì suốt đêm thao thức. Chàng đã bẻ “một cành khô” lắp vào cán gẫy làm thành một ngọn giáo! Chàng trằn trọc thâu đêm vì thương nhớ tình nương Đuyn-xi-nê-a. Chiều qua đã nhịn, sáng nay lại không ăn, chẳng phải là Đôn Ki-hô-tê bị đau nên không ăn được, mà là chàng đang sống trong mộng mị, vì chỉ "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi!”Nhân vật giám mã Xan-chô là một nhân vật phụ, một nét vẽ bổ trợ nhưng rất sống động. Một mặt, nó có giá trị làm nổi bật tính cách ngông cuồng, mụ mẫm, ôm ấp những mộng tưởng hão huyền của Đôn Ki-hô-tê về cuộc đời hiệp sĩ, mặt khác thể hiện một quan niệm sống phác thực, hồn nhiên, giản dị… của những người dân quê yêu đời, thiết thực.‘‘Đánh nhau với cối xay gió” là một trang đời, một trong những “chiến công oanh liệt” của Đôn Ki-hô-tê hiệp sĩ xứ Man-tra đã ghi vào sử sách! Xéc-van-tex đã sử dụng thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng cảnh, đã làm hiện lên một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời! Đằng sau câu văn, dòng chữ, ta luôn luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của Xéc-van-tex. Đằng sau nụ cười chế giễu của nhà văn là sự đề cao trong một chừng mực nhất định tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời… mang tính nhân văn.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Chứng minh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác

Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Người ấy sống mãi trong lòng tôi

Tôi thấy mình đã khôn lớn

Kể về kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi mà em yêu thích

1 1,006 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: