TOP 30 mẫu Thuyết minh về đồ dùng học tập (2025) SIÊU HAY
Thuyết minh về đồ dùng học tập lớp 8 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Thuyết minh về đồ dùng học tập
Dàn ý Thuyết minh về đồ dùng học tập
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.
2. Cấu tạo
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:
+ Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.
+ “Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. KẾT BÀI
- Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 1)
Trong cuộc đời học sinh, có lẽ bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập vô cùng quen thuộc đối với mọi người. Cây bút bi đã gắn bó đồng hành với mỗi chúng ta trên những trang giấy hay những bài kiểm tra. Có lẽ vì vậy mà không sai khi nói rằng, bút bi chính là một người bạn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt là đối với những bạn học sinh.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của cây bút bi tuy nhiên có một câu chuyện rất phổ biến và khá đáng tin cậy về xuất xứ của cây bút bi như sau: Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Và sau đó nhiều chiếc bút bi hiện đại khác cũng được sáng chế và ra đời.
Cấu tạo của bút bi gồm có hai phần chính đó là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút bi hầu hết đều được làm bằng nhựa có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại bút hoặc cũng có một số loại bút có vỏ được làm bằng kim loại nhẹ để bảo vệ lớp ruột ở bên trong. Vỏ bút không dài lắm, chỉ từ 12-15cm, rất phù hợp để chúng ta cầm tay viết một cách dễ dàng. Bên trên vỏ có thể in các hình ảnh hoạt hình hoặc các chữ để trang trí cho chiếc bút thêm xinh xắn. Và hầu hết ở phía dưới của vỏ sẽ có ghi tên hãng bút,tên nhà sản xuất và kích cỡ của đầu bút bi. Bên trong chiếc vỏ xinh xắn đó chính là phần ruột của bút. Bộ phận này khá đơn giản chỉ gồm một chiếc ruột bút rỗng bên trong chứa mực để viết và một chiếc lò xo cố định phía đầu bút để thuận tiện cho việc viết lách. Điều đặc biệt là ở đầu ruột bút sẽ có một viên bi nhỏ, kích cỡ chỉ tầm khoảng 5-12mm. Đây chính là bộ phận giúp cho bút có thể viết được và mực có thể ra đều đều. Còn mực bút cũng có rất nhiều loại mực phong phú như đen, xanh, đỏ… rất tiện lợi cho chúng ta lựa chọn thỏa thích. Ngoài ra chiếc bút bi còn có các bộ phận khác như phần nắp bút, nắp bấm… góp phần tạo nên được một chiếc bút bi hoàn hảo.
Chiếc bút bi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cuộc sống. Nhờ có nó mà mọi người có thể lưu giữ thông tin trên giấy, sử dụng để ghi chép những tài liệu quan trọng. Đây cũng là phương tiện để chúng ta bày tỏ cảm xúc trên trang giấy thay vì nói ra bằng lời. Đặc biệt đối với học sinh, chiếc bút bi là một đồ dùng không thể thiếu và luôn đồng hành với họ trong mọi lúc mọi nơi. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp học sinh viết nên được một bài văn hay, giải được bài toán khó. Một chiếc bút bi tốt có thể giúp người học sinh viết nên ước mơ tươi đẹp của mình. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp gắn kết những người học sinh lại với nhau qua những dòng lưu bút chia tay… Có thể nói bút bi đã trở thành một người bạn đồng hành của mỗi người học sinh trên con đường bước tới tương lai. Chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải biết trân trọng và gìn giữ chiếc bút bi của mình, không để nó bị xây xước hay hỏng hóc.
Mặc dù ngày nay đã có rất nhiều các loại thiết bị điện tử có thể thay thế cho bút bi như máy tính, điện thoại…. nhưng có lẽ chiếc bút bi sẽ mãi là đồ dùng tiện ích nhất đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Cây bút bi đã, đang và sẽ mãi là đồ dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 2)
Trong cuộc sống hằng ngày nói chung và trong học tập nói riêng, chiếc bút bi luôn được coi là một dụng cụ thiết yếu của con người. Hiện tại và tương lai, chiếc bút bi vẫn sẽ mãi là một dụng cụ quan trọng không thể thiếu.
Chiếc bút bi có một lịch sử ra đời vô cùng phong phú. Năm 1888, một thợ người Mĩ đã xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới song chưa được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một nhà báo người Hung-ga-ri đã quá thất vọng về việc sử dụng bút mực nên đã nghiên cứu và sáng tạo ra một loại mực rất nhanh khô và loại bút chứa loại mực đó, đó là bút bi.
Chiếc bút bi bao gồm hai thành phần chính đó là vỏ chứa và ruột bút. Vỏ bút bi được làm bằng nhựa hoặc có thể bằng kim loại, có chiều dài từ 14 -15 cm. Trên vỏ có dán thông số ghi ngày sản xuất và có thể ghi tên hãng. Một số bút bi còn có vỏ được chế tạo theo nhiều kiểu dáng bắt mắt. Ruột bút là một chiếc ống đựng mực được làm bằng nhựa dẻo bên trong chứa mực. Khi viết mực được in trên giấy là do sự chuyển động của một viên bi có đường kính rất nhỏ khoảng 0.5-1mm gắn ở đầu ngòi bút. Mực của bút bi rất nhanh khô, khô ngay sau khi chúng ta viết lên giấy. Vì vậy, chúng ta sẽ không phải lo sợ nét chữ bị nhòe hoặc phải chờ đợi cho mực khô. Ngoài hai thành phần chính thì bút bi còn có một số vật dụng phụ đi kèm như lò xo, nút bấm, đai cài… Tất cả tạo nên một chiếc bút bi hoàn chỉnh để đến tay người sử dụng một cách thuận tiện nhất.
Bút bi có nhiều loại, loại dùng một lần và loại có thể thay ngòi. Dù nhiều loại nhưng công dụng của nó vẫn là để viết, ghi chép lại những kiến thức, những điều quan trọng trong cuộc sống. Bút bi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là với học trò và các thầy cô giáo. Thêm vào đó bút bi cũng có thể dùng như một món quà tặng cũng có rất nhiều ý nghĩa. Chiếc bút bi với kiểu dáng thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi mọi nơi như để trong hộp bút, túi xách, cài vào túi áo, túi quần. Không chỉ có vậy giá thành của một chiếc bút bi cũng vô cùng rẻ phù hợp với túi tiền của mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh.
Chiếc bút bi có mặt trong đời sống là một phát minh quan trọng và thiết yếu với con người. Bất cứ nơi nào bất cứ việc gì cũng có thể sử dụng đến bút bi. Bút bi sẽ mãi là người bạn đồng hành tuyệt vời dệt lên những ước mơ hoài bão lớn lao.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 3)
Là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong đồ dùng học tập của học sinh, là một trong những phát minh độc đáo của con người nhằm phục vụ cho việc lưu giữ, ghi chép lại những sự vật, hiện tượng trong đời sống. Đó chính là cây bút bi - một vật dụng nhỏ bé nhưng vô cùng hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động học tập của học sinh.
Bút bi là tên gọi của một loại bút mực. Vì loại bút này có đặc điểm sử dụng đó là nhờ sự linh hoạt của viên bi nhỏ đầu bút. Viên bi này có thể lăn qua lăn lại trơn tru, dễ dàng để tạo ra mực mà người ta gọi với cái tên bút bi.
Về mặt cấu tạo thì bút bi có những bộ phận chính sau: Vỏ bút – đây là nơi người viết sẽ cầm để di chuyển bút, tạo ra các đường nét, nó cũng là bộ phận có vai trò bảo vệ ruột bút. Thông thường, vỏ bút thường được thiết kế với kích cỡ vừa tay người cầm, kích cỡ thường thấy của một cây bút bi là khoảng bằng ngón tay trỏ. Đặc biệt là phần chân bút, ở đó có những đường viền nổi, những hoa văn để tạo độ ma sát với tay người sử dụng. Nhờ đó mà cây bút sẽ không bị trơn, bị tuột khỏi tay của người viết. Bộ phận thứ hai của cây bút bi, đó là phần ruột bút. Đây là nơi chứa mực, là bộ phận quan trọng nhất của cây bút. Phần ruột bút rất nhỏ, trong đó có chứa mực, trong quá trình sử dụng, mực bút sẽ được bơm xuống thân bút, giúp cho bút có thể viết ra mực. Tuy nhiên, để viết được thì cây bút không thể thiếu một bộ phận quan trọng đó chính là đầu bút. Đầu bút được làm bằng kim loại, gắn với ống đựng mực. Trên đỉnh của ngòi bút là một viên bi nhỏ có thể di chuyển, viên bi này có thể lăn ra mực, điều tiết được lượng mực không ra nhiều quá, không ra ít quá. Vì kích cỡ viên bi rất nhỏ nên nếu không để ý sẽ khó có thể thấy được. Một bộ phận nữa của cây bút đó chính là lò xo và đầu nhấn của bút. Lò xo làm cho cây bút có độ đàn hồi mà khi người sử dụng nhấn đầu bút thì cây bút có thể bật lên, bật xuống phục vụ mục đích sử dụng và bảo vệ bút. Những bộ phận của cây bút được lắp ráp lại với nhau để tạo ra một cây bút hoàn chỉnh.Thao tác lắp ráp này rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng.
Ngày nay, bút bi cũng có rất nhiều mẫu mã,kiểu dáng khác nhau vô cùng bắt mắt mà thuận tiện trong sử dụng. Người mua có thể tự do lựa chọn loại bút mình yêu thích. Màu mực của bút bi cũng rất đa dạng, từ bút mực đỏ, mực xanh, mực tím, mực đen phục vụ được nhu cầu sử dụng, sở thích của mỗi người. Cây bút bi có thể dùng để viết bài, ghi chép những thứ cần ghi nhớ, lưu giữ những sự kiện, những kỉ niệm. Cây bút bi viết rất trơn tru, dễ dàng không bị lem mực, nhòe mực như các loại bút lông, bút máy. Mực của bút viết ra cũng nhanh khô hơn các loại bút khác. Điều đặc biệt, cây bút vô cùng tiện ích này có giá thành sử dụng rất rẻ, từ hai đến ba nghìn đồng một chiếc. Vì vậy mà bút bi được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại bút trên thị trường ngày nay.
Bút bi là một phát minh độc đáo, sáng tạo ở thế kỉ hai mươi. Trước đó, loại bút mà ông cha ta sử dụng đó chính là bút lông, loại bút này rất dễ bị lem mực, nếu kĩ thuật viết không tốt thì các chữ sẽ không rõ ràng vì đầu bút rất lớn, khi viết sẽ bị tõe ra các bên. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người, đề cao sự tiện ích cho người sử dụng thì cây bút bi đã được ra đời. Khi mới được phát minh, cây bút không được gọn nhẹ và sử dụng dễ dàng như ngày nay, nhưng trong quá trình sử dụng con người đã cải tiến cây bút bi để từ đó có được sự tiện ích như cây bút bi ngày nay.
Bút bi là vật dụng vô cùng hữu ích đối với cuộc sống con người, nó giúp những em học sinh ghi chép lại bài học, ghi chép lại những kiến thức đã được học. Giúp cho người sử dụng ghi chép, lưu giữ từ số liệu, sự kiện và cả những kỉ niệm đáng nhớ trong đời. Vì vậy mà cây bút tuy nhỏ bé, giá cả phải chăng nhưng vai trò của nó đối với cuộc sống của con người thì không nhỏ bé, tầm thường một chút nào.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 4)
Đối với những người lao động trí óc, đặc biệt là lứa tuổi học sinh thì có lẽ chiếc bút bi là một vật dụng không thể tách rời. Chiếc bút có rất nhiều công dụng không chỉ với học sinh mà tất cả mọi người không ai dám nói là chưa từng sử dụng đến cây bút bi.
Nếu đang là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc sử dụng một cây bút bi là một điều hết sức bình thường. Vì nếu không có bút bi thì học sinh sẽ không học được, không viết được những bài văn, giải được những bài toán và vẽ được những hình họa tinh nghịch. Không chỉ đối với học sinh mà nhiều người khác cũng cần đến chiếc bút bi khi cần thiết. Dù là ai, làm việc gì thì việc sở hữu một chiếc bút bi là điều không thể thiếu.
Còn với những em nhỏ đang học mẫu giáo thì chữ của các em đang còn non nớt, trong quá trình bắt đầu luyện nét điều tối kỵ là sử dụng bút bi vì nét chữ của bút bi vô cùng cứng cáp sẽ khiến các chữ bị vỡ nét và xấu. Quan trọng là các em nhỏ đang trong thời gian đầu tiên luyện chữ vì vậy việc lựa chọn cây bút là vô cùng quan trọng, hãy chọn cho em những cây bút chì, sau đó khi bắt đầu viết được thì luyện chữ bằng bút máy, tốt nhất là lên cấp hai hãy bắt đầu làm quen với bút bi.
Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế. Hiện nay trong nước ta có một số công ty sản xuất lâu đời và có tiếng trong lĩnh vực văn phòng phẩm nói chung và bút bi nói riêng đó chính là Thiên Long, Bến Nghé. Ở mỗi bên đều có những cấu tạo, mẫu mã riêng tuy nhiên nó đều có chung một công dụng. Bút bi được cấu thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Bộ phận nào cũng đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự trọn vẹn của chiếc bút chúng ta cầm ở trên tay. Bộ phận vỏ bút có thể được làm bằng chất liệu nhựa là phổ biến, hoặc một số loại bút được nhà sản xuất làm bằng kim loại nhẹ. Bộ phận vỏ bút được thiết kế chắc chắn và đẹp, có thể bảo vệ được ruột bút ở bên trong. Vỏ bút được thiết kế theo hình trụ, dài và tròn, có độ dài từ 10-15 cm. Ở trên vỏ bút có thể được sáng tạo bởi nhiều họa tiết đẹp hoặc chỉ đơn giản là có dán tên nhà sản xuất, số lô sản xuất và màu sắc của chiếc bút. Để thu hút người dùng là những bạn nhỏ lớp 6 vẫn ngây thơ và hồn nhiên nhiều nhà sản xuất đã dán thêm những họa tiết như là siêu nhân, hay công chúa. Điều này đánh đúng vào tâm lý người mua muốn sở hữu những chiếc bút có nhân vật mình thích. Hiện nay nhà sản xuất không chỉ tập trung vào cấu tạo mẫu mã của chiếc bút mà có chú trọng đến màu sắc của chúng, có khá nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng phù hợp với những yêu cầu khác nhau của người dùng. Bộ phận thứ hai chính là ruột bút,giữ vai trò quan trọng để tạo nên một chiếc bút hoàn hảo. Đây là bộ phận chứa mực, giúp mực ra đều để có thể viết được chữa trên mặt giấy. Ruột bút chủ yếu làm bằng nhựa, bên trong rỗng để đựng mực. Ở một đầu có ngòi bút có viên bi nhỏ để tạo nên sự thông thoáng cho mực ra đều hơn. Ở ruột bút có gắn một chiếc lò xo nhỏ có đàn hồi để người viết điều chỉnh được bút trong quá trình đóng bút và mở bút. Ngoài hai bộ phận chính này thì chiếc bút bi còn có nắp bút, nấp bấm, nắp đậy. Tất cả những bộ phận đó đều tạo nên sự hoàn chỉnh của chiếc bút bi bạn đang cầm trên tay.
Sử dụng bút bi rất đơn giản, tùy theo cấu tạo của bút mà sử dụng. Đối với loại bút bi bấp thì bạn chỉ cầm bấm nhẹ ở đầu bút thì có thể viết được. Còn đối với dạng bút bi có nắp thì chỉ cần mở nắp ra là viết được.
Chiếc bút bi tuy có cấu tạo đơn giản nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Bút bi vẽ lên ước mơ của nhiều những cô cậu học trò. Bút bi ký nên nên những bản hợp đồng quan trọng, xây dựng mối quan hệ gắn kết với nhau. Để chiếc bút bi bền và đẹp thì người sử dụng cần bảo quản cẩn thận và không vứt bút linh tinh, tránh tình trạng hỏng bút.
Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 5)
Đối với học sinh chúng ta ngoài vở viết, thước kẻ,… thì bút bi là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình học tập. Sử dụng bút bi hàng ngày nhưng không phải ai cũng nắm được nguồn gốc ra đời cũng như cấu tạo của cây bút bi. Để hiểu rõ hơn về người bạn thân thiết này chúng ta hãy cùng lần lượt đi tìm hiểu hành trình bút bi đến với mọi người.
Bút bi ra đời vào năm 1930 bởi nhà báo người Hungary tên là Lazo Biro. Lazo Biro là một nhà báo tài năng, trong quá trình làm việc của mình ông nhận thấy sự bất tiện của bút mực, khi liên tục làm tay và giấy tờ bị vấy bẩn, không những vậy bút mực còn rất hay bị hỏng. Trong một lần tình cờ nhìn ấy viên bi chạy qua vũng nước để lại những vệt dài ông đã nảy ra ý tưởng làm ra một loại bút viết mực mau khô để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Được sự giúp đỡ của anh trai, ý tưởng của ông nhanh chóng thành hiện thực và khi đưa vào tiêu dùng tất thảy mọi người đều yêu thích vì những tiện lợi mà loại bút này mang lại.
Bút bi có cấu tạo ba phần cơ bản: vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ bút thường được làm bằng những nguyên liệu dẻo, bền như nhựa. Vỏ bút có hình trụ thường dài từ 14 – 15 cm, vỏ bút có công dụng bao bọc ruột bút, khiến cho việc cầm bút chắc chắn và sử dụng đơn giản hơn. Ruột bút là một ống mực nhỏ, trong làm từ nhựa dẻo. Phía trên ruột bút là đầu bút được làm bằng kim loại, có một viên bi nhỏ ở đầu, khi viết con bi sẽ chuyển động khiến cho mực trong bút ra đều. Bộ phận còn lại là lò xò và nút điều chỉnh. Nút điều chỉnh sẽ giúp ta khi sử dụng thì bấm vào ngòi bút sẽ trồi ra, khi sử dụng xong tiếp tục ấn vào đó ngòi bút sẽ thụt vào trong, bảo vệ ngòi bút không bị hư hại.
Nguyên lý hoạt động của bút bi rất đơn giản, với loại bút bi có nút bấm chúng ta chỉ cầm bấm vào nút, ngòi bút sẽ trồi ra, viên bi trên đầu bút sẽ chuyển động, tạo nên những nét chữ thanh thoát đẹp đẽ. Khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút lại. Bảo quản bút bi cũng không hề cầu kỳ, khi sử dụng xong chúng ta chỉ cần bấm nút hoặc đóng nắp bút lại để đảm bảo bút khi bị rơi không bị va chạm với mặt đất sẽ dẫn đến hỏng ngòi bút.
Bút bi là vật dụng phổ biến đối với tất cả mọi người, luôn được ưa chuộng và tin dùng bởi những ưu điểm của mình. Bút bi nhỏ gọn, bền lại vô cùng dễ sử dụng và vận chuyển. Giá thành mỗi chiếc bút bi lại rất rẻ, phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên. Nhưng bên cạnh những ưu điểm, bút bi cũng còn một vài hạn chế: vì viết nhanh nên chữ thường không được đẹp, ngòi bút điều tiết mực không kịp có thể bị ra quá nhiều, khiến sách vở bị bẩn.
Bút bi có vai trò ý nghĩa to lớn với mỗi chúng ta. Bút là người bạn thân thiết đồng hành với mỗi học sinh trong quá trình học tập, cùng ta tiếp thu tri thức, nâng cánh những ước mơ. Người ta vẫn thường nói “nét chữ nết người”, chữ nghĩa cũng phần nào thể hiện tính cách con người. Bạn là người cẩn thận hay cẩu thả chỉ cần nhìn chữ bạn viết là tôi có thể biết điều đó. Không chỉ vậy, chỉ với cây bút nhỏ xinh ta có thể giãi bày biết bao nỗi niềm, tâm sự, làm vơi bớt nỗi buồn trong lòng,… Quả thật nếu thiếu bút, đời sống tư tưởng, tình cảm của chúng ta chẳng biết gửi gắm ở đâu.
Bút bi là người bạn thân thiết, đồng hành trong suốt cuộc đời ta. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng chúng ta phải có ý thức giữ gìn những người bạn yêu quý này, tránh quăng quật, vứt linh tinh làm hỏng bút.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 6)
Chẳng có điều gì là xuất hiện lẻ loi trong xã hội loài người, mọi vật luôn đi cùng nhau để hỗ trợ lẫn nhau. Thế nên từ khi học sinh biết đến trường sẽ có những chiếc cặp ra đời. Từ khi người ta biết dùng bút, thước phục vụ cho học tập, công việc thì bút, thước cũng từ đó mà xuất hiện. Hộp đựng bút – một dụng cụ rất quen thuộc đối với học sinh nhưng để hiểu hết về nó ta cần xem xét trên nhiều phương diện.
So với lịch sử của bút bi, kính đeo mắt hay một số vật dụng khác, dụng cụ đựng bút không được nhắc đến nhiều. Dù không có một mốc thời gian xác định nhưng có thể khẳng định rằng hộp bút ra đời song hành với thời gian ra đời của cây bút.
Theo một số sử liệu cho rằng thời trung đại những nhà thơ, nhà sử học…đã dùng ống đựng bút có hình dáng như một chiếc bình hoa để cắm bút lông. Ống đựng bút này được làm bằng sứ trang trí hoa văn bên ngoài, tuy nhiên nó chỉ được đặt trên những án thư và di chuyển rất bất tiện. Có lẽ vì thế mà các hộp đựng bút nằm ngang ra đời sau đó.
Có thể nói những chiếc hộp đựng bút được làm bằng gỗ có kích thước vừa vặn là tiền thân của hàng trăm kiểu dáng hộp viết, bóp viết ngày nay. Nhìn chung, các hộp viết, bóp viết đều có hình chữ nhật và được gọt, tỉa vuông để trở nên mềm mại. Có khá nhiều kiểu dáng khác nhau đồng nghĩa với việc kích thước cũng không giống nhau. Tuy nhiên nó dao động từ 18-25cm chiều dài và 12- 18cm chiều ngang. Độ dày và độ phồng còn tùy thuộc chất liệu làm ra bóp viết.
Chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại dụng cụ đựng viết này,nhưng nếu dựa vào chất liệu của nó, ta tạm chia ra thành các loại: hộp bút nhựa, hộp bút gỗ, bóp viết bằng vải, bóp viết bằng nỉ… Dựa trên phân loại của nó, ta có thể phần nào hình dung được sự đa dạng, phong phú của dụng cụ đựng viết về màu sắc, họa tiết, hoa văn…
Nếu như trước kia dụng cụ đựng viết chỉ dừng lại ở những hộp gỗ màu nâu sẫm hoặc đen bóng thì ngày nay nó nổi bật bởi hàng trăm nghìn màu sắc. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những hộp đựng viết có hình doremon chuột Mickey… cho những bạn nữ. Những bóp viết hình siêu nhân, người nhện…cho các chàng trai. Để tạo cảm giác mới lạ cho người dùng, nhà sản xuất còn khắc tên, logo theo nhu cầu trên từng bóp viết khác nhau.
Mặc dù rất đa dạng về chủng loại, nhưng nhìn chung dụng cụ đựng viết có cấu tạo hai phần: vỏ ngoài và ngăn bên trong chứa viết. Vỏ ngoài có in nhiều hình ảnh bắt mắt và thêm logo của các nhà sản xuất. Một số bóp viết bên ngoài còn có ngăn kéo nhỏ để chứa compa, giấy vụn…
Bên trong bóp viết được bảo vệ bằng lớp dây kéo chắc chắn, nơi đây học sinh đựng viết, thước kẻ, phấn màu..và một số vật dụng khác. Với nhiều hộp đựng viết bằng nhựa hoặc gỗ thì dây kéo được thay thế bằng chốt khóa hay nút gài.
Nhờ có hộp bút, bóp viết mà học sinh có thể sắp xếp những vật dụng học tập như: viết, thước, compa, phấn màu, giấy ghi chú…gọn gàng ngăn nắp, nhờ đó mà chúng ta có thể mang đi học, vào phòng thi tiện lợi. Không chỉ vậy, dụng cụ đựng viết còn có chức năng bảo vệ bút, thước an toàn.
Bóp viết, hộp đựng viết là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên và một số ngành nghề khác. Với chúng ta nó không chỉ là nơi chứa đựng vật dụng cần thiết mà còn là nơi cất giấu kỉ niệm như một cánh thư tay, một trang nhật kí, một dòng lưu niệm hoặc một cái kẹo mà cô bạn cùng bạn dành tặng. Chính vì thế mỗi chúng ta phải trân trọng đồ vật này và giữ gìn nó cẩn thận, tránh để bóp viết cọ sát, rơi xuống đất hoặc làm lem mực.
“Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời”
Tuổi học trò với màu áo trắng và những khát vọng tương lai không thể thiếu những người bạn tốt như bút, thước, cặp sách và cả hộp đựng bút. Cảm ơn những người bạn tưởng chừng như vô tri này, tôi sẽ sử dụng chiếc hộp đựng bút của tôi hiệu quả nhất và ý nghĩa nhất.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 7)
Bút bi là một đồ dùng quen thuộc và rất phổ biến trong đời sống con người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng, công sở, bút bi là một dụng cụ không thể thiếu.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn làm ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938, ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra đời, bút bi đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và trở nên thông dụng khắp thế giới.
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.
Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.
Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực gọi là ống mực. Ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Độ thanh hay đậm của nét bút là do kích thước của viên bi này. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Loại ống mực không nạp được thì chỉ sử dụng một lần và không thể bơm thêm mực.
Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn.
Bút bi có thế có nắp để dậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
So với các loại bút khác thì bút bi phổ biến hơn cả. Bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn,… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu,… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh…
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. Một cây bút tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu nằm trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học, nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập,…
Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng email vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi, phải không bạn!
Cùng với sách, vở,… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt: dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh làm rơi bút, hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi.
Bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó bằng công nghệ điện tử, nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 8)
Thuở học sinh ai cũng gắn bó với những đồ dùng học tập quen thuộc trong đó cặp sách như người anh cả to lớn và che chở cho những đồ dùng học tập. Chiếc cặp sách gắn bó thân thiết dù lúc này hay mưa.
Cặp sách dùng để chứa đồ vật và mang trên vai để di chuyển, đây là phát minh hữu ích của con người vào năm 1988, từ đó đến nay chiếc cặp sách đã được dùng phổ biến trên toàn thế giới.
Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản bao gồm bên trong và bên ngoài, với bên ngoài có các bộ phận như bề mặt cặp, quai xách, nắp mở. Còn với bên trong sẽ có nhiều ngăn, độ rộng khác nhau dùng để chứa sách vở, bút, thước, rộng hơn là dùng để chứa áo đi mưa, nước uống.
Mặc dù có nhiều mẫu mã đa dạng những quy trình làm ra chiếc cặp sách đều giống nhau cần sự tỉ mỉ, chính xác. Trước tiên cần chọn chất liệu: vải bố, vải cá sấu, vải da, vải càng tốt giá tiền cặp sách sẽ càng cao. Sau khi chọn vải sẽ đến công đoạn tái chế lại chất liệu để sử dụng bền lâu. Khâu may công đoạn giúp những chiếc cặp bền chắc hơn và thông thường thực hiện bằng máy may. Cuối cùng là công đoạn ghép nối giúp nối những chiếc cặp hoàn chỉnh.
Chiếc cặp sách trên thị trường có sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, có những cặp sách dành riêng cho nam và nữ. Nam thì cặp đeo chéo, nữ lại nhỏ gọn để các bạn dễ dàng di chuyển hơn.Cặp hai quai dành cho các học sinh tiểu học, khi sử dụng cần đeo hai vai để tránh cong vẹo cột sống. Riêng với các doanh nhân cặp sẽ nhỏ gọn và đắt tiền hơn phù hợp với công việc và môi trường.
Để cặp sách bền lâu khi sử dụng cần chú ý không để cặp nơi có nguồn nhiệt cao dễ bị biến dạng. Thường xuyên lau chùi bụi bẩn và nước. Nếu cặp bị bẩn phải giặt bằng tay và phơi ở những nơi có ánh sáng yếu. Một chiếc cặp sách nếu biết cách bảo quản có thể sử dụng từ 3-5 năm.
Chiếc cặp sách là đồ dùng học tập quen thuộc với học sinh giúp che nắng mưa và đồng hành với chúng ta đến trường. Hãy yêu cặp sách như một người bạn và chính nó sẽ giúp bạn đi đến tương lai tươi sáng hơn.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 9)
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở… Nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người được coi là đã phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy ở hiện đại là một kỹ sư người anh tên là Edward Nairne. Khi đó, nó được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, từ đó mà được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng. Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường hơn, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, mà chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà xuống mặt giấy một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Tuy nhiên, nếu chà quá mạnh hoặc quá nhiều lần sẽ khiến giấy rách. Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế… Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm. Nhưng không vì thế mà chúng ta quá lạm dụng nó. Mỗi người cần ý thức rèn luyện đức tính cẩn thận để hạn chế tối đa việc sử dụng tẩy.
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kỹ sư…
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 10)
Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.
Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, êke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm - 3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.
Khác với thước thẳng, êke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Eke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của êke rất đa dạng. Có những cây eke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước êke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.
Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.
Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gãy.
Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong…
Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.
Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.
Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.
Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm. Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.
Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.
Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gãy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.
Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.
Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.
Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 12)
Bút chì, chắc hẳn đây là một vật dụng khá quen thuộc với mỗi chúng ta. Ngay từ nhỏ bản thân chúng ta đã sử dụng bút chì, chữ cái đầu tiên chúng ta viết cũng là dùng bút chì viết ra. Vậy các bạn có biết bút chì có bao nhiêu loại, từ đâu mà có không?
Thật ra bút chì được phát minh năm 1795 bởi NiCoLas một nhà khoa học phục vụ cho quân đội. Ta có thể thấy rằng bút chì có từ rất sớm tuy nhiên hình dáng lúc ban đầu của nó lại không đẹp và gọn gàng như bây giờ mà khá to, được làm bằng gỗ thô có lẽ lúc đó người ta quan tâm đến công dụng của nó hơn là hình dáng. Hiện tại cây bút chì mang một hình dáng khá nhỏ gọn và tiện dụng, ruột bút được làm bằng chì (graphite), Vỏ bút thường được làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Lúc trước khi còn nhỏ bản thân tôi hay rút phần ruột của bút chì ra rồi tự hỏi làm như thế nào để tạo ra một cây bút chì như vậy, lúc đó cứ nghĩ rằng người ta sẽ tạo một cái vỏ hình tròn rồi bỏ ruột bút chì vào. Lớn lên rồi mới biết rằng sản xuất bút chì không đơn giản như vậy mà ban đầu phải tạo ra ruột bút chì bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn rồi trộn với nước để tạo ra ruột bút chì dài sau đó các sợi ruột bút chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp rồi đổ vào nữa phần vỏ bút có tạo rãnh và cuối cùng là đặt nữa phần vỏ bút còn lại lên trên rồi ép lại, sơn lên rồi cắt thành từng khúc là hoàn thành. Tuy nhiên bút chì cũng có nhiều loại ví dụ như bút chì đen truyền thống và bút chì màu, dùng để vẽ, viết hay tô màu. Ngoài phân loại bằng màu ra thì bút chì còn được phân loại bằng độ cứng, đi từ loại bút chì cứng và nhạt nhất đến loại mềm và nhạt nhất là 20 loại. Theo thứ tự là (9H đến H, F, HB ,B đến 9B) và thường những kí hiệu này chúng ta sẽ được thấy trên phần thân của bút chì. Hơn thế nữa hiện nay bút chì còn được thêm trên phần đầu một cục gôm nhỏ để thuận tiện hơn cho việc dùng bút nếu lỡ có viết sai sẽ dễ dàng xóa bỏ. Còn có một loại bút chì nữa là bút chì kim, thường được cấu tạo theo kiểu bấm và ngòi thì tự cho vào chứ không phải gọt như bút chì gỗ tuy nhiên bút chì bấm có ngòi khá yếu và dễ gãy, nét chì nhỏ và không đậm lắm.
Bút chì có rất nhiều công dụng hơn nữa những công dụng sẽ khác nhau đối với mỗi loại chì khác nhau. Ví như bút chì gỗ truyền thống thường để vẽ hoặc viết, bút chì màu để tô hoặc viền nét vẽ, còn có bút chì nước, bút chì màu dầu chuyên dành cho hội họa ngoài ra còn một loại bút chì trang điểm dành để kẻ chân mày nữa. Bút chì thường được sơn màu sắc và đặc biệt màu vàng được sơn rất phổ biến. Người ta không để nguyên màu gỗ của bút chì mà lại sơn màu lên thứ nhất là về vấn đề thẩm mĩ, thứ hai là để phân biệt màu của mặt bàn với màu của bút khi đặt bút lên bàn. Cho đến nay thì bút chì còn là món quà độc đáo và ý nghĩa khi thân bút được chạm khắc, trang trí tùy thích. Ngoài ra thì vỏ gọt của bút chì cũng có thể tạo nên những vật dụng chứa đựng hay trang trí với những màu sắc đẹp mắt.
Mỗi vật dụng đối với mỗi người sẽ có mỗi ý nghĩa và công dụng khác nhau, đối với tôi bút chì là những kí ức đẹp đẽ nhất thời thơ bé, là những lúc viết từng chữ nguệch ngoạc được ba cầm tay viết từng chữ một, là khi tôi làm mất bút và được mẹ tặng cho một cây bút mới, trên bút có mảnh giấy ghi tên tôi. Là những lúc bút chì được chia ra bút để viết vở sạch chữ đẹp và bút để làm bài tập, là những cây bút đẹp được mua về chỉ để cất đi và trang trí hay thậm chí là những lúc không biết bút chì màu để làm gì khi tất cả chỉ để viết như nhau. Nhìn vào cây bút chì như nhìn lại tất cả kỉ niệm đó, kỉ niệm đẹp như chỉ mới ngày hôm qua.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 13)
Trong cuộc sống con người chúng ta không thể nào thiếu học tập mà muốn học tập thật tốt thì cần phải có những vật dụng học tập trong đó quan trọng nhất là bút và sách. Bút rất quan trọng vì không có nó thì viết thế nào được, nếu như ngày xưa các nhà nho xưa thường viết bằng bút lông mực tàu thì từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đã mang theo chiếc bút máy. Vậy chiếc bút máy khác những chiếc bút bình thường ở chỗ nào?
Trước hết là về cấu tạo của chiếc bút máy thì mỗi người chúng ta ai cũng có thể biết rõ. Bút được chia ra làm hai phần chính là vỏ bút và ruột bút.
Vỏ bút lại chia thành phần thân bút và nắp bút. Hai phần ấy gắn được với nhau bằng những ren xoáy. Vỏ bút thường làm bằng nhựa và bằng sắt, bút làm bằng nhựa sẽ nhanh vỡ hơn khi va chạm mạnh còn vỏ bút làm bằng sắt sẽ bền hơn. Màu sắc của vỏ bút rất đa dạng nào là xanh, đỏ rồi lại tím vàng, nếu như ra cửa hàng thì có thể thoải mái lựa chọn màu mà mình yêu thích. Vỏ bằng sắt thì cũng được mạ những màu sắc rất đẹp. Ngoài ra trên những thân bút ấy còn có cả hoa văn họa tiết rất nhỏ nhưng đẹp. Nắp bút để bảo vệ ngòi bút bên trong cũng đỡ để dây mực ra ngoài gây bẩn. Không những thế trên nắp bút còn được thiết kế để kẹp vào sách cho không rơi. Nhìn chung cây bút máy có chiều dài tầm 10 centimet nhỏ thon gọn và rất tiện lợi khi mang theo bên người.
Phần ruột bút thì gốm có ngòi bút ở phía trên, đó chính là phần để viết. Ngòi bút thường thì có loại to và có loại nhỏ. Sau đó đến phần sắt để cầm vào đó viết, bên trong lớp vỏ sắt đó là một hệ thống nối từ ngòi bút đến ống đựng mực. Theo những bút ngày xưa thì phần ống mực làm bằng nhựa dẻo để rỗng bên trong và khi hút mực vào đó thì chúng ta phải xoắn ống đựng mực đó lại sau đó thả ra thì mực sẽ lên. Tuy nhiên việc đó cũng khá khó cho nên nhiều em học sinh không thể hút được và phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ. Khi phát triển hơn thì người ta sáng chế ra một loại ống đựng mực dễ hút mực hơn. Nó được thiết kế đẩy lên và xuống giống như nguyên tắc hút nước của xi lanh hoặc dạng xoay. Khi xoay xuống dưới thì mức sẽ vào khi xoay lên trên thì mực sẽ ra. Chính vì thế mà việc hút mực vào bút trở nên dễ dàng.
Về phân chia các loại bút máy thì có bút nét to và bút nét thanh nét đậm. Các hãng bút trên thị trường thì rất nhiều nhưng nổi tiếng và thông dụng nhất là các hãng như bút kim tinh ngày xưa, bút Trường Sơn, bút Nét Hoa, bút Kim Thành, Bút luyện viết chữ đẹp…
Công dụng của nó mà ai cũng biết là dùng để viết lên những dòng chữ của con người. Với đựng mực nhiều như thế chúng ta có thể viết nhiều lần mà không lo hết mực. Bút đặc biệt có công dụng lớn với những cô cậu học sinh tiểu học vì cấu tạo của bút máy không trơn như bút bi cho nên nó không bị hỏng chữ xấu chữ. Những chiếc bút máy ấy sẽ giúp cho những người mới học chữ viết thật đẹp và ngay ngắn nét thanh nét đậm.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết bảo quản bút vì bút có tốt thì viết mới đẹp được. Sau những thời gian viết thì khoảng một thằng bạn nên rửa bút một lần chỉ có thế bút mới không bị đóng cặn mực gây tắc không thể viết được. Chúng ta nên rửa bút bằng nước ấm. Tiếp nữa đó là thường xuyên lau bút cho sạch sẽ duy trì ngòi bút không nên viết ghì mạnh.
Như vậy có thể nói cây bút máy thật sự quan trọng trong công việc học tập của chúng ta, những ai đã lớn vẫn nên viết bút máy vì với cấu trúc của nó sẽ giữ được những nét chữ của chúng ta ngay ngắn và đẹp hơn chứ không như bút bi trơn dễ làm mất nét chữ. Đồng thời trong quá trình sử dụng thì cần bảo quản sạch sẽ để giữ bút được lâu hơn.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 14)
Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.
Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.
Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.
Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.
Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.
Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.
Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.
Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.
Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.
Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..
Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 15)
Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.
Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.
Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…
Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.
Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím...Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé...Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ
Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy
Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.
Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 16)
Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,... Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,...
Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch.
Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,...
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,... phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 17)
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như ngày nay, đối với người học sinh, ngoài những người bạn thân quen như sách vờ, bút thước... chúng em còn có thêm một người bạn đặc biệt khác: Máy vi tính.
Chiếc máy vi tính đầu tiên ra đời năm 1956. Ban đầu, chiếc máy vi tính có kích thước rất lớn, nó to bằng cả một căn phòng và chỉ thực hiện được một số phép tính đơn giản. Theo thời gian, bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học, kích thước chiếc máy tính đã được thu gọn lại như ngày nay.
Máy vi tính để bàn gồm hai bộ phận lớn tách rời nhau là CPU và màn hình. CPU là bộ phận quan trọng nhất của máy vi tính, đó là nơi xử lí các thông tin dữ liệu rất tinh vi. CPU có hình hộp chữ nhật, kích thước thường là 50 cm * 10 cm * 40 cm. Vỏ ngoài được làm bằng kim loại có phủ sơn cách điện.
Bên trong là ổ cứng, bộ vi xử lí, các mạch điện, dây dẫn... Mặt trước của máy vi tính là hình chữ nhật kích thước 10 cm * 40 cm. Tại đây có các bộ phận nhỏ để nhận đĩa mềm, kết nối USB và máy, hệ thống nút điều khiển máy... Mặt sau của CPU là ổ cắm dây nối CPU với nguồn điện, màn hình, bàn phím và con trỏ chuột.
Màn hình máy vi tính thường có kích thước và hình dáng tương đương một chiếc ti vi 21 inch. Nhưng ngày nay do sự phát triển của công nghệ, màn hình máy vi tính chỉ mỏng chừng 2 cm đến 3 cm và được làm bằng tinh thể lỏng.
Ngoài hai bộ phận trên còn cần có bàn phím và con trỏ chuột mới có thể hoàn chỉnh một chiếc máy vi tính. Bàn phím có hình chữ nhật, kích thước vào khoảng 16 cm * 25 cm, có các phím chữ nổi lên giúp nhập thông tin vào máy. Con trỏ chuột thon nhỏ, vừa tay nắm, có ba nút để điều khiển các lệnh trên màn hình.
Việc sử dụng máy tính khá đơn giản. Với người học sinh, công dụng chủ yếu là tạo lập văn bản, sử dụng các phần mềm ứng dụng, khai thác Internet và ... chơi game!
Để sử dụng máy, trước tiên, ta phải cắm phích vào ổ điện, bật máy CPU và bật máy màn hình. Tiếp đó, nếu tạo lập văn bản, ta nhấn hai lần chuột trái vào biểu tượng "W" (microsolf word) trên màn hình rồi sử dụng các phím chữ, đấu... nhập thông tin vào trang trắng trên màn hình. Để sử dụng các chương trình khác, ta cũng mở máy rồi sử dụng bàn phím và con chuột để nhập thông tin và tạo các lệnh.
Nhờ chiếc máy vi tính, người học sinh có thể trao đổi thông tin học tập, tâm tư tình cảm nhanh chóng, tiện dụng, có thể xem và thực hiện các thí nghiệm vật lí, hóa học, có thể tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc học tập... Ngoài ra, ta có thể giải trí bằng cách chơi trò chơi trên máy tính...
Chiếc máy vi tính là người bạn vô cùng hữu ích đối với người học sinh. Để bảo vệ người bạn đặc biệt này, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bàn phím, phủi bụi cho các bộ phận cùa máy. Ngoài ra, ta cần để máy nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt, nên cài một chương trình diệt "virus" - tác nhân có thể phá hoại dữ liệu trong máy.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 18)
Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.
Nguồn gốc: Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,…Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm.Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.
Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư. Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ.
Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.
Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ.
Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gãy. Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc.
Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong,…
Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương.
Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng. Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.
Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90 độ, một góc 60 độ và góc còn lại 30 độ. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.
Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm. Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái.
Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn. Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.
Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gãy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.
Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.
Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.
Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.
Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 19)
Có ai trong đời mà không viết hay chỉ đơn giản là vẽ vài nét? Như vậy, không có ai là không một lần cầm chiếc bút nói chung cũng như bút máy nói riêng.
Mọi đối tượng đều dùng bút, không cần phân biệt độ tuổi hay nghề nghiệp. Trong đời sống, giá trị của những chiếc bút là một vật dụng thiết yếu, một người bạn thân thiết với người học. Đối với những người mà không được ở gần nhau, chiếc bút máy giúp con người bày tỏ những suy nghĩ, những điều muốn nói, mà họ không có điều kiện nói chuyện với nhau.
Chiếc bút giúp tình cảm con người dù xa cách nhau, có thể vượt không gian và thời gian để xích lại gần nhau hơn; và chiếc bút trở thành thông điệp kết nối những trái tim. Còn có rất nhiều những tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng được tạo nên từ những cây bút nhỏ xinh. Cây bút giúp con người xây dựng nên một nền văn hóa phong phú và kho tàng kiến thức cho nhân loại.
Ở trường hợp khác, những nhà sử học, những người lính trong kháng chiến, đã dùng cây bút để ghi lại những sự kiện lịch sử, những bài ca để đời. Chiếc bút cũng giống như cỗ máy thời gian của chú mèo máy Doraemon đưa con người quay lại quá khứ và ngắm nhìn lại những sự kiện trong quá khứ. Vậy đấy, bút máy thật có giá trị với con người. Nhưng để có chiếc bút máy tiện lợi như ngày hôm nay, đã có một quá trình dài phát triển.
Có thể nói, chiếc bút đầu tiên là những hòn than hay những viên đá được khắc lên hang đá hay mai rùa. Khoảng 3000 năm trước, người Xume là những người đầu tiên sử dụng hình thức viết trên phiến đất sét để ghi lại lịch sử. Đến thời đại của nền văn minh Ai Cập cổ, khái niệm bút và giấy mới chính thức được hình thành (lúc đó con người đã phát minh ra giấy).
Chiếc bút thời ấy được làm từ thân cây sậy với đuôi được nghiền nát để giữ chất màu. Sau một thời gian, bút cây sậy sắc nhọn hơn với đường rãnh ở cuối. Từ đó, lịch sử chiếc bút mở sang trang mới, đó là bút lông (lông thiên nga, lông ngỗng,...), khi viết chấm đầu bút vào nghiên mực. Loại bút này có ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép của bàn tay.
Chính vì vậy, loại bút này tồn tại mấy trăm năm, và tạo nên nền văn hóa là viết thư pháp và vẽ tranh phổ biến rộng rãi ở phương Đông (Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa phát triển gắn với chiếc bút lông). Còn ở phương Tây, vào thế kỉ XIX, người ta đã phát minh ra chiếc bút cũng dưới dạng chấm mực, nhưng ngòi bút không dùng lông động vật và dùng kim loại, để bút bền và nét viết chuẩn xác hơn.
Tuy nhiên, loại bút này có hạn chế là luôn phải kèm theo lọ mực, mực viết thì ra không được đều. Năm 1884 là năm diễn ra một bước tiến lớn của bút, vào năm nay, chiếc bút máy đầu tiên đã ra đời, bởi ông Lewis Waterman. Sự sáng tạo quan trọng này của ông là một sự rất tình cờ và ngẫu nhiên: Ông thấy rất phiền phức khi lúc nào cũng phải kè kè lọ mực, tốc độ viết chậm chạp, nét mực thì chỗ đậm chỗ nhạt khó coi, điều này làm ảnh hưởng đến công việc của ông.
Waterman quyết tâm tìm ra câu trả lời mà hàng trăm chuyên gia đã bất lực. Cuối cùng ông cũng đã hiểu lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Làm thế nào để một cây bút chứa bình mực và làm cho mực chỉ chảy xuống khi người viết sử dụng? Câu trả lời là trong ống dẫn (đưa mực xuống đầu bút và xuống trang giấy), Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động.
Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Vậy là chiếc bút máy được ra đời và tồn tại đến ngày hôm nay. Chiếc bút máy có hai bộ phận cơ bản là vỏ và ruột. Vỏ bút thường làm bằng kim loại để bảo vệ bút và để việc viết chữ được dễ dàng hơn. Còn phần ruột bút có kết câu khá phức tạp, đầu tiên là bộ phận dẫn đến cuộc cách mạng bút là bình mực dự trữ. Đó là một khoảng rỗng bên trong để chứa mực.
Khi bơm mực chỉ cần cắm đầu bút vào lọ mực, bóp nhẹ ống mực và thả ra. Nhưng đến thế kỉ XX, người ta chế tạo ra kiểu bút thay mực, loại này không cần phải bơm mực. Nối tiếp bình mực là ống dẫn. Đây là một hệ thống ống dẫn gồm các rãnh. Hệ thống này đảm bảo khả năng rò rỉ mực ở áp suất thấp nhất, khiến mực ra đều. Bộ phận chính đảm nhiệm việc đó là lưỡi gà.
Lưỡi gà hình trụ, mặt ôm vào ngòi bút có rãnh thẳng ăn khớp với rãnh của ngòi bút để dẫn mực. Cái rãnh này ở phần gốc mỏng dần về phía đầu ngòi bút. Lưỡi gà và ngòi bút áp sát nhau nên kiểm soát được mực. Nét viết mảnh, thanh. Cuối cùng là ngòi bút. Ngòi bút thường được làm bằng kim loại. Ngòi bút hình thuôn nhỏ dần, hình lòng máng ôm lấy lưỡi gà.
Đầu ngòi bút nhọn, có một viên bi rất nhỏ gọi là “hạt gạo” để nét viết trơn và tránh bị rách giấy. Đầu ngòi có rãnh xẻ giúp mực chảy đều. Trên bề mặt ngòi bút thường được in logo của nhà sản xuất. Tất cả các bộ phận trên được ghép lại và tạo ra một đồ vật quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày nay, công nghệ phát triển, để có một chiếc bút máy có rất nhiều lựa chọn. Rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng và uy tín ở Việt Nam và cả thế giới như Hồng Hà, Thiên Long, Waterman, Parker, Montblanc, Pelikan Không chỉ phong phú về hãng mà bút máy còn vô cùng phong phú về hình thức.
Bút máy bây giờ có nhiều màu sắc và có những họa tiết khác nhau. Có những chiếc bút còn gắn cả các hình ngộ nghĩnh được các em nhỏ yêu thích như chuột Mickey, mèo Kitty,... Nếu ngày xưa, bút máy chỉ đơn thuần với những chất liệu không quá cầu kì, thì ngày nay con người đã khẳng định đẳng cấp với những chiếc bút có ngòi làm bằng kim loại quý hiếm, vỏ hộp đựng bút đính những viên kim cương hay đá quý.
Bút máy còn là những món quà thiết thực và vô cùng ý nghĩa. Bút có khi còn là những phụ kiện trang sức không thể thiếu của nhiều người. Hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển, trở nên quan trọng nhưng con người không thể nào quên những chiếc bút máy giản dị mà thân thiết. Là một học sinh, em yêu bút máy, và em luôn ngân ca câu hát:
Nào bàn nào ghế,
Nào sách nào vở
Nào mực nào bút
Nào phấn nào bảng…
Bút máy luôn là người bạn đồng hành với chúng em trên con đường học tập.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 20)
Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.
Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. Đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phẳng hơn, gỗ tốt, khó gãy.
Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.
Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.
Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người họa sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì tẩy được, còn bút bi thì không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.
Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quý nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có rất nhiều công dụng và có ích.
Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.
Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta.
Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.
Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 21)
Chẳng có điều gì là xuất hiện lẻ loi trong xã hội loài người, mọi vật luôn đi cùng nhau để hỗ trợ lẫn nhau. Thế nên từ khi học sinh biết đến trường sẽ có những chiếc cặp ra đời. Từ khi người ta biết dùng bút, thước phục vụ cho học tập, công việc thì bút, thước cũng từ đó mà xuất hiện. Hộp đựng bút – một dụng cụ rất quen thuộc đối với học sinh nhưng để hiểu hết về nó ta cần xem xét trên nhiều phương diện.
So với lịch sử của bút bi, kính đeo mắt hay một số vật dụng khác, dụng cụ đựng bút không được nhắc đến nhiều. Dù không có một mốc thời gian xác định nhưng có thể khẳng định rằng hộp bút ra đời song hành với thời gian ra đời của cây bút.
Theo một số sử liệu cho rằng thời trung đại những nhà thơ, nhà sử học…đã dùng ống đựng bút có hình dáng như một chiếc bình hoa để cắm bút lông. Ống đựng bút này được làm bằng sứ trang trí hoa văn bên ngoài, tuy nhiên nó chỉ được đặt trên những án thư và di chuyển rất bất tiện. Có lẽ vì thế mà các hộp đựng bút nằm ngang ra đời sau đó.
Có thể nói những chiếc hộp đựng bút được làm bằng gỗ có kích thước vừa vặn là tiền thân của hàng trăm kiểu dáng hộp viết, bóp viết ngày nay. Nhìn chung, các hộp viết, bóp viết đều có hình chữ nhật và được gọt, tỉa vuông để trở nên mềm mại. Có khá nhiều kiểu dáng khác nhau đồng nghĩa với việc kích thước cũng không giống nhau. Tuy nhiên nó dao động từ 18-25cm chiều dài và 12- 18cm chiều ngang. Độ dày và độ phồng còn tùy thuộc chất liệu làm ra bóp viết.
Chưa có một tiêu chí cụ thể nào để phân loại dụng cụ đựng viết này,nhưng nếu dựa vào chất liệu của nó, ta tạm chia ra thành các loại: hộp bút nhựa, hộp bút gỗ, bóp viết bằng vải, bóp viết bằng nỉ…Dựa trên phân loại của nó, ta có thể phần nào hình dung được sự đa dạng, phong phú của dụng cụ đựng viết về màu sắc, họa tiết, hoa văn…
Nếu như trước kia dụng cụ đựng viết chỉ dừng lại ở những hộp gỗ màu nâu sẫm hoặc đen bóng thì ngày nay nó nổi bật bởi hàng trăm nghìn màu sắc. Chúng ta dễ dàng tìm thấy những hộp đựng viết có hình doremon chuột Micky… cho những bạn nữ. Những bóp viết hình siêu nhân, người nhện…cho các chàng trai. Để tạo cảm giác mới lạ cho người dùng, nhà sản xuất còn khắc tên, logo theo nhu cầu trên từng bóp viết khác nhau.
Mặc dù rất đa dạng về chủng loại, nhưng nhìn chung dụng cụ đựng viết có cấu tạo hai phần: vỏ ngoài và ngăn bên trong chứa viết. Vỏ ngoài có in nhiều hình ảnh bắt mắt và thêm logo của các nhà sản xuất. Một số bóp viết bên ngoài còn có ngăn kéo nhỏ để chứa compa, giấy vụn…
Bên trong bóp viết được bảo vệ bằng lớp dây kéo chắc chắn, nơi đây học sinh đựng viết, thước kẻ, phấn màu..và một số vật dụng khác. Với nhiều hộp đựng viết bằng nhựa hoặc gỗ thì dây kéo được thay thế bằng chốt khóa hay nút gài.
Nhờ có hộp bút, bóp viết mà học sinh có thể sắp xếp những vật dụng học tập như: viết, thước, compa, phấn màu, giấy ghi chú…gọn gàng ngăn nắp, nhờ đó mà chúng ta có thể mang đi học, vào phòng thi tiện lợi. Không chỉ vậy, dụng cụ đựng viết còn có chức năng bảo vệ bút, thước an toàn.
Bóp viết, hộp đựng viết là người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên và một số ngành nghề khác. Với chúng ta nó không chỉ là nơi chứa đựng vật dụng cần thiết mà còn là nơi cất giấu kỉ niệm như một cánh thư tay, một trang nhật kí, một dòng lưu niệm hoặc một cái kẹo mà cô bạn cùng bạn dành tặng. Chính vì thế mỗi chúng ta phải trân trọng đồ vật này và giữ gìn nó cẩn thận, tránh để bóp viết cọ sát, rơi xuống đất hoặc làm lem mực.
“Mực tím dễ thương áo trắng ai
Đừng đem mây xuống vắng chân trời”
Tuổi học trò với màu áo trắng và những khát vọng tương lai không thể thiếu những người bạn tốt như bút, thước, cặp sách và cả hộp đựng bút. Cảm ơn những người bạn tưởng chừng như vô tri này, tôi sẽ sử dụng chiếc hộp đựng bút của tôi hiệu quả nhất và ý nghĩa nhất.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 22)
Trong năm đầu kỉ 21, toàn nhân loại bước vào cách mạng công nghệ. Có thể nói năm giao thời hai thế kỷ người ta chứng kiến đời loạt ngành công nghiệp đại. Cùng với đời hàng triệu thiết bị đại, máy tính bỏ túi, đồ dùng học tập thân thuộc với hệ học sinh, sinh viên đời.
Tưởng chừng máy tính bỏ túi phát minh cách vài chục năm. Đằng sau máy tính nhỏ bé chặng đường khổng lồ dài 4000 năm với cải tiến nhà khoa học giới. Từ năm 2000 TCN, bàn tính cổ thương nhân Ai Cập với hạt xâu thành chuỗi theo chiều dọc khung gỗ chữ nhật đời nhu cầu muốn giảm thời gian tính tiền thương nhân.
Rồi sau cải tiến máy đếm học sơ khai Pascal, trải qua bánh xe huyền thoại Leibniz, máy tính CS-10A Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống kg, LE-120A "HANDY" Busicom bỏ túi, cuối qua hàng loạt cải tiến nâng cấp chương trình phần cứng, có máy tính bỏ túi chiếm ngăn nhỏ cặp học sinh mà khối lượng chưa đến 200g.
Hiện nay, thị trường, có nhiều hãng sản xuất máy tính bỏ túi, hãng sản xuất Casio với nhiều loại máy khác. Dựa theo công dụng chúng, ta chia thành loại: loại đồ họa có hình rộng, dùng để vẽ đồ họa; loại lập trình chứa nhiều hàm toán học, có khả lập trình tốt; loại khoa học-tài có nhớ lớn, lưu nhiều chương trình, hình giống hình vi tính; loại hiển thị sách giáo khoa, loại chủ yếu sử dụng bạn học sinh, sinh viên.
Loại máy dùng cho giảng viên, giáo viên lớp học, suốt, có đầy đủ chức năng, chiếu trực tiếp lên máy chiếu OHP, nối với máy vi tính loại cuối loại Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép mang vào phòng thi, kỳ thi: Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh Đại học… gồm máy tính bỏ túi loại FX-220, FX-500A, FX-500 MS, FX-570 MS. Nhưng dù thuộc loại máy tính bỏ túi có cấu tạo giống.
Cấu tạo máy tính bỏ túi gồm phần: phần thân máy phần nắp. Phần thân máy chia làm phần: phần nhập gồm nút ấn phần xuất hình tinh thể lỏng. Bên máy tính bỏ túi, có chip vi xử lý đơn để giải phép tính thuật toán. Bên cạnh trang bị bảng mạch với nút cao su nhựa phía để ta nhập liệu phép tính.
Giống người, chịu kích thích từ một trường phát sinh xung thần kinh theo nơron trung ương thần kinh phân tích truyền kết đến làm có để trả lời kích thích tương ứng, ta bấm nút bàn phím, mạch điều khiển đóng phía lớp cao su gửi xung điện đến chip xử lý, đồng thời gửi tín hiệu đến hình hiển thị.
Màn hình hầu hết máy tính bỏ túi loại hình LED hay đi-ốt chân không. Sau này, việc sử dụng hình tinh thể lỏng hay hình LCD giúp tiết kiệm điện Nguồn lượng sử dụng máy tính bỏ túi pin, máy tính sử dụng hệ thống pin cồng kềnh khiến cho chúng có kích thước lớn.
Ngày nay, công nghệ lượng phát triển giúp pin ngày nhỏ gọn hơn, giúp giảm bớt kích thước máy tính bỏ túi đại. Từ năm 1970, có nhiều loại máy tính bỏ túi trang bị tế bào lượng mặt trời để cung cấp điện Các máy tính bỏ túi có khả lưu trữ liệu ngắn hạn nhớ, tương tự nhớ RAM.
Máy tính bỏ túi đơn giản nguyên lí hoạt động lại phức tạp. Như nói trên, máy tính bỏ túi thực phép tính nhờ vào hệ thống mạch tích hợp chip vi xử lý. Các mạch sử dụng bóng bán dẫn để thực phép tính cộng, trừ phép tính phức tạp số mũ hay. Về khả năng tính toán phụ thuộc vào số lượng bóng bán dẫn, nhiều bóng bán dẫn máy tính có khả tính toán phức tạp.
Ngày nay, máy tính bỏ túi đại có tiêu chuẩn mạch tích hợp với số lượng bóng bán dẫn gần giống. Giống hệ thống điện tử khác, chip xử lý bên chuyển đổi thông tin mà bạn nhập từ bàn phím thành hệ nhị phân tương đương. Trong hệ nhị phân hiển thị hai số 0, vi mạch sử dụng logic nhị phân cách chuyển bóng bán dẫn bật tắt.
Máy tính bỏ túi có vai trò vô quan trọng đời sống người. Đối với bạn học sinh-sinh viên, máy tính bỏ túi dụng cụ học tập vô quan trong môn khoa học tự nhiên: Toán-Lí-Hóa-Sinh. Không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực việc học tập thi cử, máy tính sử dụng rộng rãi kinh doanh, tại nhiều lĩnh vực chuyên môn khác (tại quầy thu ngân cửa hàng, máy tính dùng để tính tiền).
Máy tính bỏ túi thiết bị đơn giản thay ta tính toán phép tính đơn giản mà không cần dùng phương pháp truyền thống viết giấy hay tính nhẩm. Máy tính giúp người thực phép tính cách xác nhanh chóng. Việc phát minh máy tính bỏ túi giúp người tiết kiệm nhiều thời gian việc tính toán. Đối với phép tính phức tạp, sử dụng máy tính giúp ta giải với thời gian nhanh gấp nhiều lần so với cách truyền thống. Đồng thời, máy tính bỏ túi đảm bảo độ xác cao phép tính phức tạp.
Ngày nay, máy tính bỏ túi tiếp tục phát triển với công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, giúp có thêm nhiều chức tính toán phức tạp Bên cạnh đó, máy tính đại không dùng để tính toán phép tính nữa, mà sử dụng nhiều ứng dụng khác tính toán khối lượng thể kết hợp với hàm lượng calo cần thiết ngày, chuyển đổi tiền tệ hay đơn vị, tính toán lượng khí thải…
Nhưng, để máy tính có tác dụng hiệu quả, phải cần phải biết sử dụng cách. Khi muốn mở máy để tính toán, cần mở nắp máy ấn ON. Nếu muốn tắt máy, ta cần ấn nút Off. Các nút ấn thân máy chia thành nhóm: nhóm trắng ấn trực tiếp, nhóm vàng ấn sau nút Shift, nhóm đỏ ấn sau nút Alpha, nhóm xanh tím ấn trực tiếp chương trình gọi.
Không cần biết cách sử dụng mà cần phải biết cách bảo quản máy tính cách để máy tính có “tuổi thọ” lâu dài. Trong trình sử dụng không nên để rơi để vật nặng đè lên máy tính, điều gây vỡ hình, nhớ phải thay pin định kỳ năm/lần, pin yếu làm giảm độ bền máy tính.
Chúng ta nên tránh sử dụng cất máy nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, bụi bặm nơi có từ trường mạnh. Chúng ta không nên ấn phím đầu bút bi hay vật nhọn hay dùng hóa chất để chùi rửa bộ chữ bàn phím, nên dùng khăn mềm ẩm lau.
Ngày nay, công nghiệp đại ngày phát triển, với sáng tạo nỗ lực nghiên cứu không ngừng, nhà khoa học tìm nhiều phương pháp cải tiến máy tính bỏ túi trở nên hữu ích, giúp sống ngày đơn giản dễ dàng. Dù tương lai máy tính bỏ túi người bạn thân thiết lứa tuổi học trò, công cụ vô quan trọng đời sống hàng ngày người
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 23)
Từ xưa đến nay, sách luôn là kho tàng lưu trữ kiến thức, là một công cụ học tập hữu ích của con người. Sách cung cấp cho ta đầy đủ tri thức về mọi lĩnh vực trên thế giới, giúp ta thư giãn, giải trí và đôi khi còn làm thay đổi một phần nào đó trong cuộc sống của chính chúng ta. Trong đó cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một là một cuốn sách vô cùng bổ ích và không thể thiếu đối với mỗi học sinh Trung học cơ sở.
Cuốn sách nào cũng vậy, trang bìa rất quan trọng bởi nó thể hiện lĩnh vực mà cuốn sách muốn truyền đạt tới người đọc. Như bao cuốn sách khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một được trình bày rất đẹp và hợp lí. Bìa sách được làm bằng giấy cứng màu hồng nhạt trông rất sáng và đẹp.
Ở góc dưới cùng bên phải của bìa là tên và logo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Ở giữa cuốn sách là một khóm hoa thủy tiên đang đua nhau khoe sắc như đang đón chào chúng ta đến với kho tàng kiến thức dành cho học sinh lớp 8. Phía bên trên là dòng chữ “Ngữ văn” màu xanh dương kết hợp với con số 8 màu trắng được in nổi bật trên nền bìa màu hồng. Kích thước 17 x 24 cm vừa vặn, phù hợp với tầm tay của học sinh.
Cuốn sách dày gần hai trăm trang chứa đựng biết bao kiến thức bổ ích. Bìa sau cuốn sách cũng được làm bằng chất liệu giấy cứng màu trắng. Phía trên cùng in hình biểu tượng chất lượng mà sách đạt được. Ở giữa là tên sách giáo khoa của 11 bộ môn. Sau trang bìa, trang đầu tiên là “Lời nói đầu” giới thiệu cho người đọc biết mục đích và nội dung chung mà cuốn sách sẽ mang lại cho học sinh. Giấy in sách màu trắng có độ sáng hài hòa, chữ viết in đậm rõ ràng giúp học sinh nhìn rõ, đảm bảo thị lực cho học sinh.
Cuốn sách có tất cả 17 bài, phía trên mỗi bài đều có nội dung kiến thức cần đạt được. Cấu trúc mỗi bài thường có ba phần: phần Văn bản, phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn được in theo một thứ tự nhất định, rõ ràng. Sau mỗi bài học thường có phần Ghi nhớ được đóng khung rõ ràng, cẩn thận. Phía dưới là phần Luyện tập giúp học sinh củng cố lại kiến thức vừa học và nâng cao kiến thức hơn.
Ớ các văn bản văn học đều có các bức tranh minh họa giúp học sinh không cảm thấy khô khan, nhàm chán mà trái lại mỗi bài như một tri thức mới, hứng thú mới, kích thích sự thích thú, tò mò của lứa tuổi học trò. Không chỉ vậy, những bức tranh minh họa còn giúp học sinh có thể tưởng tượng, hiểu sâu hơn nội dung bài học. Kiến thức cuốn sách giáo khoa mang lại cho người đọc vô cùng phong phú và đa dạng.
Phần truyện gồm nhiều loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí giúp ta hiểu được cuộc sống của người nông dân Việt Nam và phẩm chất cao quý của họ dưới xã hội thuộc địa phong kiến. Phần thơ gồm thơ yêu nước đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Trần Tuấn Khải,…
Các tác phẩm thơ này không chỉ mang ý nghĩa giáo dục về tư cách đạo đức, về lòng yêu nước sâu sắc mà còn cho học sinh thấy được những vẻ đẹp khác nhau của các tác phẩm trữ tình. Bên cạnh các tác phẩm văn học Việt Nam là một phần văn học nước ngoài như đưa ta đến những chân trời mới lạ: Đan Mạch, Mĩ, Nga, Tây Ban Nha,…
Những truyện ngắn tuy nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương những người cùng khổ, đồng thời cho ta hiểu được một phần nào về xã hội của các nước bạn trong thế kỉ XIX, XX. Phần Tiếng Việt rèn cho học sinh cách sử dụng từ ngữ, câu văn, dấu câu sao cho phù hợp với tình huống, hoàn cảnh giao tiếp.
Phần Tập làm văn giúp học sinh nâng cao, củng cố một số kiến thức về văn bản, rèn luyện cho học sinh kĩ năng cơ bản về quá trình tạo lập văn bản như xây dựng bố cục, liên kết đoạn văn, các phương pháp để viết một bài văn. Ở lớp 8, học sinh tập trung học ba kiểu văn bản là tự sự, thuyết minh và nghị luận.
Sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt là hình tượng phổ biến trong các tác phẩm văn chương. Bởi vậy nội dung học của phần Tập làm văn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đọc hiểu văn bản. Ở cuối sách là trang mục lục giúp học sinh dễ tra cứu các bài học. Sách giáo khoa Ngữ văn 8 là một cuốn sách bổ ích bởi vậy ta cần giữ cho nó được sạch sẽ, không bị quăn mép bằng cách bọc bìa bằng ni lông.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một là một cuốn sách quý giá, là một kho tàng kiến thức không thể thiếu đối với mỗi học sinh Trung học cơ sở chúng ta.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 24)
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước... và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: "con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con". Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng... Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy... chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn... đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu... đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích "trang điểm" cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh... Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được "đẳng cấp" của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. "Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu", một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ "tài hoa" của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập... hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé!
Cùng với sách, vở... bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút... cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy!
Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ!
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 25)
Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.
Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.
Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.
Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.
Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.
Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 26)
Trong việc học tập của mỗi bạn học viên, có rất nhiều dụng cụ hữu dụng ship hàng quy trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức và kỹ năng một cách hiệu suất cao. Một trong số những đồ dùng học tập không hề thiếu, luôn sát cánh giúp những bạn ghi lại những kỹ năng và kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi .
Về nguồn gốc nguồn gốc, bút bi được ý tưởng bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định hành động và điều tra và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như vậy. Phải đến năm 1938, cây bút bi tiên phong trên quốc tế mới sinh ra .
Bút bi là một loại bút có cấu trúc đơn thuần và nguyên lí hoạt động giải trí không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thường thì gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có những thông số kỹ thuật ghi ngày, nơi sản xuấtPhần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng chừng từ 10 15 cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn sắt kẽm kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có năng lực hoạt động tròn đều đẩy cho mực ra đều. Ngoài ra bút còn có những bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất có ích và bảo vệ cho hoạt động giải trí của bút diễn ra thông thường .
Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổiCó loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tímHiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến NghéGiá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ
Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học viên. Đó là đồ vật thiết yếu, là người bạn sát cánh với con người trong đời sống. Bút bi được dùng trong nhiều nghành. Bút theo sinh viên, học viên học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, giám sát sổ sách. Bút còn là món quà Tặng Kèm dễ thương và đáng yêu và giàu ý nghĩa .
Loại bút này được ưu thích nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ luân chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời hạn bơm mực như bút máy, giá tiền lại rẻ. Tuy nhiên, cạnh bên đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy
Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Bút bi không phải chỉ tiện lợi trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc sống của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời .
Dù lúc bấy giờ, máy tính đang dần được con người sử dụng thoáng rộng, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc như đinh vẫn sẽ là một đồ vật tiện ích không hề thiếu trong thời điểm ngày hôm nay và tương lai .
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 27)
Chắc mọi người ai cũng biết bút bi là một vật dụng dùng để viết rất phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh thì đây ắt hẳn là một vật không thể thiếu được. Sau đây tôi xin được giới thiệu về cây bút bi.
Người xin cấp bằng sáng chế đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc người Mỹ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro đã quá thất vọng về việc sử dụng bút mực nên đã sáng chế ra một loại bút bi sử dụng mực báo khô nhanh và ngày 5/6 ông được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra bút bi đã được cải tiến nhiều lần để phù hợp với người sử dụng với các thương hiệu nổi tiếng như: Ba, Hoover, Xeros,… và đặc biệt là thương hiệu: Bic Gristal. Ti năm 1990, vào sinh nhật Biro ngày 29 tháng được coi là ngày của những nhà phát minh bút bi tại Achentina.
Bút bi được cấu tạo bởi ruột là một ống mực đặc, đầu ống gắn với một viên nhỏ có đường kính từ 0,7-1 mm được coi là ngòi bút. Khi viết lên giấy nhờ chuyển động của viên bi nên mực khô rất nhanh, vỏ bút thường được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại nhiều màu. Riêng loại làm bàng nhựa cứng thì chỉ dùng một lần khi hết thì vứt bỏ. Còn loại làm bằng kim loại giá cao hơn nhưng nạp lại mực nhiều lần. Bút bi có thô có nắp đậy khi không dùng đen hoặc nắp gắn liền với thân. Bút có nút bấm đầu bi ra khi viết, bấm thụt đầu bi lại khi không dùng đến. Việc điều khiển đầu bút bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như bấm nút hoặc xoay thân bút… Hằng năm, khi vào những năm học mới, các nhà sản xuất bút bi tại Việt Nam như Bến Nghé, Thiên Long,.. lại tung ra thị trường hàng tá mẫu mã khác nhau đơn giản đến cầu kì nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải biết cách sử dụng bút bi sao cho hợp lí. Khi viết, đè bút nghiêng khoảng từ 40°-60° và tránh vừa nằm vừa viết. Khi viết xong cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi vì nó là bộ phận quan trọng nhất. Ta phải để bút nằm ngang để mực trong ống có thể lưu thông. Có một mẹo nhỏ khi dùng bút bi: Bút để lâu ngày không dùng, mực sẽ bị khô và viết không ra thì ta có thể chữa trị cho nó bằng cách ngâm bút bi trong nước nóng khoảng mười lăm phút, cây bút của bạn sẽ được hồi phục.
Bút bi vừa rẻ tiền tại vừa tiện dụng nên có thể thấy bút bi hiện diện ở khắp nơi trong túi, trong xe hơi và bất nơi đâu cần đến bút. Ngoài ra, bút bi còn được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo tiêu dùng sản phẩm in trên bút vì bút bi có giá thành rẻ nhưng lại đạt hiệu quả cao. Vào những năm gần dây, bút bi còn là một phương tiên sáng tác nghệ thuật bằng cách vẽ lên người hay xăm hình bằng bút bi.
Bút bi luôn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn. Bút bi có thể là một vật vô tri vì nó không tự tạo ra những con chữ có ý nghĩa nhưng nếu ở trong tay những người chuyên cần, những người có học thì nó sẽ tạo ra những bài văn hay, những trang viết tuyệt vời. Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó. Hãy biến bút bút cây bút vô tri ấy thành một cánh tay đắc lực trong học tập bạn nhé!
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 28)
Cùng với cây thước, quyển sách, cuốn vở, cục tẩy,… bút bi là một trong những dụng cụ học tập cần thiết và rất quan trọng đổi với không chỉ học sinh mà là tất cả chúng ta.
Bút bi có lịch sử hình thành rất lâu đời. Khi con người chưa phát minh ra cây bút bi thì họ đã biết khắc những hình ảnh, kí hiệu, ngôn ngữ của dân tộc lên thẻ tre, hòn đá, vỏ sò,… Người Trung Ọuốc đã phát minh ra cây viết lông được viết bằng mực Tàu vài thế kỉ sau. Mãi cho đến thế kỉ gần đây, người Mỹ phát minh ra bút máy, sau đó họ mới sáng chế ra loại mực cô đặc. Bút bi được ra đời là do bàn tay tài hoa của La Lô Bi-rô người Ác-gen-ti-na sáng chế. Sau đó, các thương gia người Hoa nhập vào Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, cấu tạo của bút bi chỉ khoảng một gang tay, gồm hai phần vỏ và ruột bút, vỏ được làm từ nhựa cứng nhiều màu sắc, mẫu mã phong phú, có in logo, tên nhà sản xuất lên thân bút. Sự phối hợp giữa mẫu mã và màu sắc đã làm cho chiếc bút trở nên sang trọng hơn bao giờ hết. Phần ruột bao gồm một ống nhỏ chứa mực, đầu ống bàng kim loại có gắn một viên bi nhỏ. Khi ta viết, mực sẽ theo viên bi ra ngoài tạo nên chữ. Bút bi có nhiều loại và đa dạng như: bút bấm phần ruột có chứa lò xo, ngòi bút sẽ thụt ra thụt vào khi ta thao tác bấm nút ở phần đầu bút. Còn có bút đậy nắp thì rất đơn giản khi sử dụng, nhưng ta cần cẩn thận khi sử dụng vì nếu sơ ý để bút bị rơi xuống đất, đầu bị cắm thẳng xuống thì đầu bi sẽ bị vỡ và không thể sử dụng được nữa vì mực lúc đó sẽ không thể ra đều được. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rất nhiều loại bút khác nữa: bút lông kim, bút dạ quang, bút kim tuyến,… Bút được chế tạo ra qua rất nhiều công đoạn: Đầu tiên, chọn nhựa và qua quá trình điều chế phản ứng hóa học chúng ta sẽ có được loại nhựa cứng và an toàn với sức khỏe người sử dụng. Rồi tiếp theo là qua giai đoạn nhuộm màu, chọn khuôn, đổ nhựa, kiểm tra độ bền học và tính thẩm mĩ của màu sắc. Tất cả phải có sự phối hợp với nhau để tạo nên một cây bút bi hoàn hảo về chất lượng lẫn mẫu mã.
Đối với bút bi thì hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất, tiêu biểu như: Bến Nghé, Thiên Long, Hanson,… là những hãng quen thuộc với người Việt Nam với giá thành rất thấp, chỉ dao động từ 2000 đồng đến 10000 đồng. Thế nhưng, trên thế giới cũng có những hãng sản xuất bút bi rất uy tín, đi cùng với đó là giá cả cũng đắt, tiêu biểu có những nhãn hiệu như: Pelikan, Waterman, Monblanc,… dao động giá cả từ 2 triệu đến khoảng hàng tỉ. Những cây bút hàng hiệu như thế thì đa phần các doanh nhân thành đạt thường hay sử dụng để khẳng định đẳng cấp và uy tín của mình. Chúng ta thấy rằng, bút bi là một vật dụng rất tiện lợi, nhỏ gọn, viết nhanh. Nếu so với bút máy thì tiện lợi hơn nhiều vì có thể giữ vở sạch đẹp vì mực ta khô nhanh, không bị lem như bút máy, không cần phải bơm mực thường xuyên và đặc biệt là giá thành rất phải chăng.
Có thể nói, bút bi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là thành phần học sinh, sinh viên là thường sử dụng nhiều nhất. Có được một cây bút bi dường như có thêm một người bạn thân thiết cho mình và chúng ta cần phải trân trọng vì điều đó.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 29)
Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.
Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.
Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.
Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.
Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.
Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.
Thuyết minh về đồ dùng học tập (mẫu 30)
Trong quãng đời học sinh có biết bao nhiêu dụng cụ học tập luôn gắn bó và song hành với chúng ta, cùng ta ngày ngày đến trường như sách, thước kẻ, compa…Trong đó phải kể đến chiếc bút chì tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên.
Bút chì là một dụng cụ ra đời từ rất lâu từ thưở khai sinh ra chữ viết ông cha ta đã biết dùng mực tàu, dùng than nghiền nát trộn lẫn nước để tạo nên nét chữ. Trải qua bao thời gian bút chì dần dần hay đổi về hình dáng kiểu mẫu và trở nên phổ biến hơn, được biết đến rộng rãi nhất là ở trong nhà trường. Theo thời gian chiếc bút chì gần chiếm lĩnh thị trường và trở thành chiếc bút viết thông dụng.
Bút chì đã từ xưa mang đặc điểm cấu tạo rất đơn giản. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà đục đi và dùng để viết. Đến nay, bút chì thon nhỏ, có hình trụ dài, đường kính khoảng 0,7 cm, dài khoảng 15- 18 cm. Chiếc bút ngày nay dù có nhiều thay đổi về hình dáng, xong về cấu tạo cơ bản vẫn giống nhau, gồm hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Ruột bút là một khúc chì nhỏ, dài màu đen, bóng mịn. Loại bút này viết rất đều đẹp và không bị nhòe trên giấy. Bên ngoài khúc chì là vỏ bút. Vỏ bút là một lớp gỗ nhẵn bóng để khi cầm thì không bị đau tay. Vỏ bút có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, vàng, trắng,… Bút chì theo thời gian còn có nhiều màu người ta gọi là bút chì màu. Đầu bút thon, nhỏ về phía ngòi. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ để khi vẽ hình tiện lợi cho việc tẩy xóa. Trên thân bút còn có những mã vạch trông rất khoa học. Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất đã sáng tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng phong phú về màu sắc để tăng thêm tính thẩm mĩ cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh nhất là những em nhỏ thì họ còn in hình những chú mèo ngộ nghĩnh, những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Bút chì ngày nay còn có loại dùng để bấm để tránh bị gãy ngòi người ta gọi là bút chì kim. Loại này được viết bằng một chiếc ngòi nhỏ như cái tăm dễ viết hơn nhưng cũng cần cẩn thận trong quá trình viết vì nó rất mỏng và nhọn.
Hiện nay do nhu cầu sử dụng nhiều, bởi vậy đã có rất nhiều công ty sản xuất mặt hàng này. Trên thị trường phổ biến nhất là loại bút 2B, 5B…Một bút chì thông dụng giá từ 3000- 5000 đồng cũng có những loại đắt hơn. Bút chì có tác dụng rất to lớn. Bút chì phổ biến từ những em nhỏ chưa cắp sách đến trường có thể dùng bút chì màu để tô màu hay bút chì cũng là vật dụng gần gũi nhất đối với những cô cậu học sinh bắt đầu bước vào lớp Một, viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy học sinh. Nó là vật dụng không thể thiếu đối với những học sinh, sinh viên và những người àm công việc viết lách. Nhờ có bút chì mà ta có thể vẽ những bức tranh, những phong cảnh những hình học không gian, là đồ dùng không thể thiếu đối với những nghệ sĩ tài hoa. Ngày nay, trong thời đại truyền thông phát triển, bút chì vẫn trở thành một dụng cụ quảng cáo hữu hiệu. Bên cạnh sách vở, bút chì cũng cần có cách bảo quản. Khi dùng xong thì phải cất gọn gàng ngăn nắp để tránh gãy ngòi, không bị hư hỏng. Lưu ý, bút chì không viết được khi vở ướt thì sẽ hỏng bút. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé.
Chiếc bút chì như người bạn gần gũi tri âm tri kỉ cùng em đến trường. Bút chì luôn in đậm trong kí ức tâm hồn em để mỗi lần nhắc đến bút chì là ta nghĩ đến thời học sinh hồn nhiên, trong sáng.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8