TOP 15 mẫu Thuyết minh về món ăn mà em yêu thích (2025) SIÊU HAY
Thuyết minh về món ăn mà em yêu thích lớp 8 gồm dàn ý và 15 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Thuyết minh về món ăn mà em yêu thích
Dàn ý thuyết minh về một món ăn mà em yêu thích
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó
1. Thuyết minh về món nem rán
Dàn ý thuyết minh món nem rán
I. Mở bài:
- Giới thiệu về nền ẩm thực Việt Nam: phong phú, đa dạng
- Nem rán là một món ăn truyền thống của người Việt.
II. Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Có ý kiến nem rán xuất phát từ Trung Quốc, theo người dân di cư vào Việt Nam
+ Người Trung Quốc cũng có món Chunjian, với các nguyên liệu đơn giản như trứng, mộc nhĩ, thịt, ...được cuộn tròn rồi rán lên, ăn kèm với các loại rau.
+ Sau này, chính quyền Anh cai trị Hồng Kông, gọi món này là "egg rolls", món nem rán của Việt Nam hao hao giống nên cũng được gọi là "egg rolls".
+ Cũng có người cho rằng, người Hoa mang món này vào miền Nam rồi được một người phụ nữ Pháp truyền bá ra ngoài miền Bắc và toàn quốc.
+ Thế nhưng, tôi cho rằng, món nem rán này có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam.
+ Món nem rán là tổng hòa của những nguyên liệu như mộc nhĩ, thịt, cà rốt,... cùng với vỏ ngoài bằng bánh tráng mỏng., ăn cùng nước mắm.
- Nguyên liệu chính: tổng hợp của nhiều nguyên liệu và thực phẩm:
+ Phần vỏ bánh: là bánh đa nem, làm từ bột gạo, cán mỏng, phơi khô, khi rán lên có vị giòn, thơm mùi gạo.
+ Phần nhân bánh: bao gồm các loại thực phẩm như thịt, trứng, mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành, rau húng, cà rốt, ...
+ Thịt: được xay nhỏ, mịn, và là thịt ba chỉ.
+ Mộc nhĩ, nấm hương, miến, hành: được thái nhỏ, trộn chung với thịt lên cho thật đều.
- Cách làm:
+ Sau khi băm thịt nhuyễn, người ta trộn cùng các nguyên liệu khác đã được thái nhỏ.
+ Cho thêm các gia vị khác như bột nêm, nước mắm, bột nêm, bột canh, một chút tiêu đã xay nhỏ.
+ Trải bánh đa nem cho phẳng,lấy một phần nhân cho vào bánh đa nem rồi cuộn lại cho khéo.
+ Khi cuộn bánh, chú ý chặt tay rồi gấp hai bên bánh lên cho đều và đẹp là được.
+ Công đoạn cuối cùng là rán, cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi rồi thả nem đã cuộn vào, để lửa nhỏ, đợi nem chín vàng đều là được.
- Yêu cầu về thành phẩm:
+ Nem rán chín phải vàng đều, có độ giòn của vỏ bánh, nhân bánh có mùi thơm của thịt và tiêu, cùng các nguyên liệu khác.
+ Ăn kèm cùng với các loại rau như xà lách, và các loại rau thơm.
- Nước chấm: phải là nước mắm, hương vị riêng của người Việt
+ Nước mắm được pha chung với tỏi băm, thêm các gia vị như chanh, ớt, đường, tạo nên vị thơm cũng như thêm mùi vị
- Các loại nem rán và tên gọi ở mỗi vùng miền:
+ Về cơ bản, nem làm bằng thịt lợn, nhưng một số nơi như Hải Phòng, thì làm bằng hải sản, thịt cua bể.
+ Người Huế thì có món ram.
- Về tên gọi:
+ Mỗi vùng miền có một cái tên khác nhau: Miền bắc: nem rán, miền Trung: ram, miền Nam: chả giò.
-Giá trị của món nem rán trong nền ẩm thực Việt Nam và thế giới:
+ Nem rán cùng phở là những món ăn tinh thân mang hương vị đặc biệt của Việt Nam.
+ Nem rán ngày xưa chỉ được dành cho tầng lớp quan lại, quý tộc, người Pháp còn đặt cho nó cái tên sang trọng "pate hoàng gia".
+ Nem rán có mặt rất nhiều trong các mâm cơm của người Việt.
+ Nó cũng được vinh danh là một trong những món ăn được người nước ngoài ưa thích của Việt Nam.
+ Hiện nay, có một số cá nhân lợi dụng thương hiệu nem, phở Việt Nam để kinh doanh tại nước ngoài. Chúng ta nên bảo tồn, không chỉ văn hóa truyền thống như đình chùa, ... mà còn cả nền ẩm thực.
III. Kết bài:
- Khẳng định nem là món ăn truyền thống của người Việt Nam.
- Nó đứng một vị trí quan trọng trong nền ẩm thực nước nhà.
Thuyết minh về món nem rán – Mẫu 1
Ngày nay, mặc dù có nhiều cách làm nem rán ngon như nem rán hải sản, nem rán chay, chả giò... nhưng món nem rán truyền thống vẫn là món ăn ngon được người miền Bắc yêu thích và làm trong dịp ngày rằm, lễ Tết cổ truyền.
Nhân nem của miền Bắc có nhiều rau, củ quả hơn, ngoài ra còn có nấm hương, mộc nhĩ, thậm chí là miến. Đặc biệt nem miền Bắc được gói bằng bánh đa nem mỏng dính, cuốn nhiều lớp tới lúc rán lên thì thấy giòn nhưng cắn lại mềm.
Thịt nạc vai rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, sau đó rửa sạch, thái sợi, xắt nhỏ. Miến cũng ngâm sơ qua nước lạnh cho mềm, vớt ra để ráo, dùng kéo cắt khúc cỡ 1,5-2cm. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó thái sợi. Giá đỗ rửa sạch, vớt ra để ráo, dùng tay bóp nát cho bớt nước để nhân nem không bị ra nước khi gói. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Để món nem ngon, không bị nát thì các nguyên liệu không xắt nhỏ quá và độ dài của các loại nguyên liệu nên dài ngắn khác nhau.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào một cái tô lớn, trộn đều với chút gia vị, tiêu cho vừa khẩu vị, để khoảng 5 phút cho nhân ngấm gia vị, sau đó cho trứng vào trộn đều. Nếu bánh đa nem bị khô thì có thể bôi một lớp nước đã pha dấm lên bánh, nước pha dấm này vừa có tác dụng làm mềm bánh đa nem, vừa giúp cho nem giòn hơn khi rán. Đặt bánh đa nem lên mặt thớt sạch, múc khoảng 1 tới 1, 5 thìa nhân đã trộn, dàn trải nhân tạo hình nem, sau đó kéo bánh đa nem và bắt đầu cuốn một vòng cho chặt tay. Dùng ngón tay chỉnh hai đầu nem cho cân rồi gập 2 mép bánh đa nem lại rồi cuốn tròn tiếp là xong. Làm thế đến khi hết nguyên liệu.
Sau khi cuốn hết nem thì cho dầu vào chảo, không cần ngập dầu nhưng cũng phải nhập ít nhất nửa cái nem, đun nóng dầu ăn rồi thả nem vào chiên. Cho từng cái nem vào chảo và lấy đũa lăn nem tròn trên chảo để định hình và giữ cho hình dáng của nem tròn rồi mới xếp vào vị trí. Nếu mọi người cho nem vào chảo và cứ để như vậy cho tới khi vàng mặt rồi mới đảo mặt kia rán thì nem sẽ bị bẹt, không đẹp mắt.
Nếu ăn nem trong mâm cỗ Tết phải có bát nước chấm chua ngọt và ăn kèm với rau sống. Ai ăn bao nhiêu thì gắp vì đặc biệt nem chỉ chấm cái ăn liền mới giữ được độ giòn của vỏ bánh đa nem.
Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thêm sự góp mặt của món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Vì vậy, món ăn ngày Tết ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và ngon miệng hơn. Bữa cơm ngày Tết là thời điểm hết sức đầm ấm, gắn kết mọi người lại ôn chuyện năm cũ, bàn chuyện năm mới. Bởi thế mà, trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt dù ở vùng nào, xứ nào thì mâm cơm ngày Tết luôn gắn kết tình thân và luôn mang ý nghĩa thiêng liêng trong mỗi gia đình Việt.
Thuyết minh về món nem rán – Mẫu 2
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dim Sum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kỳ công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
Thuyết minh về món nem rán – Mẫu 3
Nem là món ăn truyền thống của người Việt. Món nem rất dễ thực hiện, nguyên liệu phổ biến. Vì vậy, để có được món nem rán giòn trong bữa cơm ngày Tết cũng như bữa cơm thường ngày chúng ta chỉ cần mất chút ít thời gian. Dưới đây là công thức và cách chế biến món nem rán giòn ngày Tết.
Món nem rán giòn là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng, được coi là món khoái khẩu của nhiều người. Trong bữa cơm ngày Tết không thể thiếu đi món nem thơm ngon, rán giòn.
Để chuẩn bị món nem rán cho bữa cơm Tết không hề khó và mất quá nhiều thời gian như nhiều người nghĩ. Dưới đây là cách làm món nem rán giòn cho bữa cơm Tết.
Nguyên liệu làm nem ngon:
● Thịt sấn vai: 400g
● Hành tây: 1 củ nhỏ
● Giá đỗ: 150gr
● Miến: 100gr
● Nấm hương: vài cái
● Mộc nhĩ: vài tai
● Cà rốt: 1 củ
● Trứng: 2 quả
● Hành hoa, rau mùi, hạt tiêu, mắm, gia vị.
● Vỏ bánh đa nem: 35 – 40 cái
Thực hiện làm món nem rán:
Chuẩn bị nguyên liệu:
● Thịt đem rửa sạch, xay (hoặc băm nhỏ).
● Hành tây, cà rốt thái nhỏ (hoặc xay thô nhỏ).
● Miến ngâm nước ấm tầm 30 độ C khoảng 5 phút cho mềm, cắt ngắn.
● Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, thái nhỏ.
● Giá đỗ, hành hoa, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở các bước trên vào một âu lớn. Rưới vào âu một thìa ăn cơm dầu ăn, thêm hạt tiêu, mắm, gia vị, hạt nêm (nên cho nhạt vì khi ăn còn chấm cùng mắm chua ngọt).
Đập vào âu 2 quả trứng (nếu nhiều nhân nem thì có thể cho nhiều trứng hơn) rồi trộn đều lên để các nguyên liệu quyện vào với nhau.
Trải bánh đa nem ra, dùng tay nhúng vào bia rồi xoa đều quanh mặt chiếc bánh (bia có tác dụng làm vỏ bánh được giòn). Xúc một ít nhân cho vào 1 đầu của chiếc bánh rồi cuốn lại (khi cuốn không nên cuốn chặt quá, khi rán nem sẽ bị bục).
Đun sôi dầu ăn, cho nem vào rán qua, khi ăn sẽ rán nem lại 1 lần nữa cho chín vàng đều là được (nên rán nem ngập dầu và lửa to sẽ làm nem không bị ngậm quá nhiều dầu ăn).
Nếu muốn làm nem cho bữa sau dùng dần, các bạn có thể làm 1 lúc thật nhiều nem, rán qua rồi cho vào hộp, cất vào ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Khi nào ăn chỉ cần lấy nem ra và rán cho chín vàng giòn luôn mà không cần phải rã đông.
Thuyết minh về món nem rán – Mẫu 4
Nem rán từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người Việt và rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng với cách làm đơn giản và hương vị hấp dẫn, nem rán đã trở thành một trong những dấu ấn của ẩm thực Việt Nam.
Về nguồn gốc, nem rán bắt nguồn từ món Dim sum của Trung Quốc và nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Hàn Quốc, món ăn này được gọi là Chungwon, Nhật Bản gọi là Harumaki hay Lumpia là tên của nem rán tại Indonesia và Philippines, người Đức gọi là Frühlingsrolle và người Pháp gọi chúng là Rouleau de printemps. Ngay ở Việt Nam, người miền Bắc gọi là nem rán, người miền Trung gọi là chả ram và người miền Nam lại gọi nó là chả giò. Tuy bắt nguồn từ một món ăn Trung Quốc nhưng nem rán đã được Việt hóa và trở thành một món ăn dân tộc, đặc sản tinh túy của ẩm thực Việt Nam.
Có thể được ưa thích và phổ biến rộng khắp trên thế giới như vậy là do nguyên liệu của món nem rán rất phong phú, dễ kiếm và có thể thay đổi linh hoạt. Nhưng chẳng ở đâu nem rán có sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu độc đáo như tại Việt Nam. Trong nem rán có sự hóa thân của hạt gạo thành bột mịn tráng lá đa nem, những giọt nước mắm thơm lừng làm từ tôm, cá, có sự hòa quyện của nhiều thực phẩm và hương liệu thiên nhiên.
Cũng vì vậy, chế biến nem rán đòi hỏi sự kỳ công ngay từ khâu chuẩn bị nguyên liệu với đầy đủ các thành phần gồm thịt băm (gồm cả nạc và mỡ để nem thêm ngậy và không bị khô), trứng gà hoặc vịt, miến, một số loại củ như su hào, cà rốt, khoai lang để nem rán giòn lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn dùng giá đỗ, củ đậu cho vào nhân nem dù những nguyên liệu này chứa nhiều nước, làm nem lâu giòn và nhanh bị mềm khi để nguội. Để nem được thơm, nguyên liệu còn có thêm cả nấm hương, mộc nhĩ, hành củ, hành tươi và rau mùi. Ngoài ra, để vừa ăn, trong nhân nem cũng nêm thêm một số gia vị như đường, nước mắm, hạt tiêu... Và tất nhiên, không thể thiếu lá đa nem hay còn gọi là bánh đa nem.
Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta bắt tay vào sơ chế. Nếu dùng miến thì ngâm nước đến khi mềm thì cắt nhỏ. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở đểu, rửa sạch rồi thái nhỏ. Các loại củ rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi. Hành và tỏi đập dập, băm nhỏ. Sơ chế xong nguyên liệu, chúng ta trộn đều và nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên, nêm cho vừa gia vị, sau đó đập trứng và đảo đều. Trộn đều nguyên liệu không chỉ giúp gia vị ngấm đều, vừa ăn mà còn giúp nguyên liệu quyện vào nhau dễ cuộn hơn và nem cũng chắc hơn. Việc cuộn nem đòi hỏi sự khéo léo sao cho nem tròn đều, không bị rách vỡ. Trước khi cuộn nem nên dấp nước dấm pha loãng đểu khắp lá đa nem. Việc này không chỉ khiến lá đa nem mềm, dễ gói mà còn giúp nem rán vàng và giòn hơn. Sau đó trải đều nhân nem ở chính giữa phía trên, gấp hai bên mép lá đa nem lại rồi cuộn tròn.
So với bước chuẩn bị và sơ chế, công đoạn chế biến nem lại đơn giản hơn. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào, đợi đến khi dầu nóng già, chúng ta nhẹ nhàng cho nem vào chảo để rán. Khi rán, phải thật khéo léo cho nem chín đều nhưng cũng không nên lật dở nhiều, dễ bị vỡ nem. Khi nem chín, vàng giòn, tỏa mùi thơm thì gắp ra đĩa.
Món nem rán như thế là đã hoàn thành được một nửa. Khâu quan trọng còn lại là pha nước chấm. Có nhiều người cho rằng nem ngon hay không là do nước chấm. Để có một bát nước chấm ngon nên pha bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước. Sau đó mới cho thêm giấm, nước cốt chanh, nước mắm. Bí quyết để có màu đẹp tự nhiên cho bát nước chấm là giã một ít ớt chín đỏ đã bỏ hạt và cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép vào. Nên thả ớt, tép chanh này cùng tỏi và rau mùi thái nhỏ vào sau cùng để những gia vị này nổi đều, bát nước chấm sẽ đẹp mắt hơn.
Để món ăn thêm hấp dẫn, trình bày đẹp mắt cũng trở thành một yêu cầu quan trọng. Chúng ta có thể xếp xung quanh đĩa một lớp cà chua, dưa chuột thái lát trộn, rau sống xếp bên dưới và nem rán đặt bên trên để món ăn có đủ màu sắc hài hòa. Nem rán là món ăn có cách thưởng thức phong phú và đa dạng, nó có thể trở thành món chính trong bữa cơm gia đình, có thể ăn kèm với bún và dưa góp hay trở thành món ăn chơi thông thường...
Không chỉ thơm ngon, món nem còn chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng, về giá trị, đây vừa là món ăn giàu chất dinh dưỡng lại vừa là một mặt hàng ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong nước và du khách nước ngoài. Với bạn bè quốc tế, các món ăn như phở, nem, nộm... đã trở thành những dấu ấn hấp dẫn về ẩm thực Việt Nam. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp tiềm ẩn bê' sâu của món ăn này nằm ở ý nghĩa đẹp đẽ của nó. Nguyên liệu đa dạng gợi ra sự phong phú, muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Tất cả lại cùng nhuần nhuyễn vào nhau như sự đồng lòng, gắn bó, đồng điệu giữa con người với con người.
Ẩm thực Việt Nam với chín đặc trưng cơ bản, như nhà sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã thì nem rán giờ đây đã là một món ăn thuần Việt với tính hòa đồng hay đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị, ngon và lành, tính dùng đũa, tính cộng đồng, hiếu khách, tính dọn thành mâm và đặc biệt nhất chính là tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị. Trong mỗi miếng nem rán thơm ngon không chỉ là sự kỳ công, cẩn thận của người chế biến mà còn là cả quá trình nỗ lực, khẳng định bản sắc dân tộc trong từng món ăn thức uống.
Thuyết minh về món nem rán – Mẫu 5
Nền ẩm thực của Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú với những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Chẳng vậy mà chúng ta có những món ăn được xếp vào hàng tinh túy của thế giới, nổi tiếng khắp năm châu như bánh mì, phở hay hủ tiếu. Những món ăn dân dã nhưng đậm chất quê hương, thấm đượm cái không khí, cái văn hóa của người Việt, một trong số đó là món chả nem - món ăn truyền thống, có mặt ở khắp các mâm cơm người Việt từ Bắc vào Nam.
Với người Việt Nam, món nem rán không chỉ là một món ăn dân dã, bình thường trên mâm cơm hàng ngày mà nó còn là một món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể biết rõ nguồn gốc, sự ra đời của món ăn này.
Có một vài ý kiến cho rằng, món nem rán của Việt Nam được xuất phát từ Trung Quốc và những người Hoa khi xưa di cư vào Việt Nam đã mang theo món ăn này. Bởi lẽ, người Trung Quốc cũng có một món ăn tương tự như người Việt Nam đó là món Chunjian cuộn rán như nem rán của Việt Nam. Món ăn này với các nguyên liệu đơn giản như mộc nhĩ, nấm hương, trứng, sau này thì có thêm chút thịt với vỏ là bột mì dày và được ăn kèm với các loại rau của mùa xuân. Sau này, khi chính quyền Anh nắm quyền cai trị Hồng Kông và một số tỉnh của Trung Quốc, đã gọi món ăn này là "egg roll" tức trứng cuộn, hay "spring roll" tức gỏi cuốn mùa xuân. Với vẻ ngoài có vẻ hao hao giống nhau, nguyên liệu cũng có phần tương tự nên người Anh đã gọi món nem rán của người Việt cùng là cái tên "egg roll", có lẽ vì vậy mà một số người cho rằng món nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cũng có người cho rằng, khi xưa người Hoa mang theo món ăn này vào Việt Nam, được truyền bá rộng rãi khắp các tỉnh phía Nam, sau này, nó được một người phụ nữ Pháp mang ra Hà Nội để kinh doanh. Người Hà Nội đã biến tấu nó theo phong cách riêng của mình để tạo nên loại nem rán hiện giờ của Việt Nam.
Thế nhưng theo tôi, nem rán là món ăn đặc biệt, mang hương vị đặc trưng, được sáng tạo bởi chính người miền Bắc của Việt Nam ta. Bởi lẽ, nguyên liệu và những thức gia vị, những nước chấm của món nem rán Việt Nam khác hẳn so với những món ăn của người Trung Quốc. Cùng một vài nguyên liệu chính, nhưng cách làm cũng như cách chế biến, cách ăn của nem rán Việt Nam cũng khác biệt hẳn so với món Chunjian của người Trung Quốc.
Nếu như món ăn của Trung Hoa chỉ gồm thịt, mộc nhĩ và trứng, thì món nem rán của Việt Nam là tổng hòa của nhiều thực phẩm và gia vị kết hợp để tạo nên hương vị hài hòa, đậm đà của món ăn. Với các nguyên liệu là thịt lợn, mộc nhĩ, nấm hương, trứng, còn thêm cả miến, hành, cà rốt, giá đỗ và một số loại rau thơm như húng để tăng màu sắc bắt mắt cho món ăn. Sự hòa quyện của các loại thực phẩm và gia vị ấy đêm lại một hương vị cực kỳ riêng biệt cho món ăn của người Việt Nam.
Các nguyên liệu chính để làm nhân nem được chọn lựa cực kỳ cẩn thận. Thịt lợn phải là loại ba chỉ tươi ngon, băm thật nhỏ, nhưng không được quá nát để có thể quyện lại cùng các loại thực phẩm và gia vị khác. Các nguyên liệu còn lại được nhặt và rửa sạch, thái thật nhỏ, vừa dễ gói vừa có thể giúp quyện thật sâu các loại gia vị.
Sau khi băm thịt xong, người ta trộn chung các loại nguyên liệu chính với nhau tạo thành một hỗn hợp kết dính, đa màu sắc, quyện vào nhau thắm thiết như cái tình giữa mùa xuân tươi đẹp của Việt Nam. Đánh hỗn hợp ấy thật đều, cho thêm trứng cùng các gia vị như muối, nước mắm, bột nêm, tiêu xay là ta đã có được một lớp nhân bánh thật hoàn hảo cho món nem rán rồi.
Về phần vỏ nem, nếu như người Trung Quốc ưa chuộng việc dùng bột mì dày làm vỏ bánh thì ở Việt Nam, người ta lại sử dụng bánh đa nem cho món nem rán đặc trưng của mình. Bánh đa nem được làm từ bột gạo xay nhỏ, cán mỏng rồi phơi thật khô, sau khi rán lên thì giòn và thơm mùi gạo. Bánh đa nem có nhiều hình dạng khác nhau nhưng đặc trưng nhất là hình tròn.
Phần chuẩn bị cho món nem rán cũng thật cầu kỳ, thế nhưng, để có được một món nem rán ngon đúng kiểu, người ta còn chú trọng cả khâu gói nem và rán nem nữa. Trải một chiếc bánh đa nem ra rồi thêm một phần nhân vào giữa, cuộn lại sao cho thật khéo, thật chặt rồi gấp hai bên bánh vào cho thật đẹp thật đều là được. Công đoạn cuối cùng là rán nem, dầu được cho vào chảo, đun nóng rồi thả nhẹ từng chiếc nem đã được gói thật xinh vào trong. Chiên sao cho nem được vàng đều tất cả các mặt. Khi chiên, lửa phải nhỏ, không được quá to để giữ nguyên được độ giòn của vỏ bánh cũng như hương vị của nhân bánh phía trong giữ được màu sắc của rau củ.
Nem rán xong phải vàng thật đều, vừa có độ giòn của vỏ nem phía ngoài, lại có độ mềm thơm của nhân nem phía trong mới đạt yêu cầu. Ngoài ra, nem rán phải ăn kèm với nước mắm - thứ đặc sản dân dã làm từ cá của người Việt, được pha cùng đường, chanh và ớt, tạo nên mùi thơm thật độc đáo cho hương vị của món nem rán này. Nem rán còn được ăn kèm với các loại rau mùi, rau xà lách, rau thơm nữa thì mới đúng cái hương vị thanh tao trên mâm cơm của người dân Việt Nam. Sự cầu kỳ trong cách làm món nem rán đã khiến chúng trở thành một món đặc sản của người Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp quý tộc thời trước. Có lẽ chính vì thế mà người Pháp đã gọi món ăn này với một cái tên thật sang trọng, thật quý tộc, đó là "Patê hoàng gia". Và người Pháp cũng ưa ái đặt món "nem" là một món ăn đặc trưng của người Việt trong từ điển của họ in từ năm 1651.
Nem rán, món ăn xuất hiện trong khắp ba miền của Việt Nam, nhưng ở mỗi miền, lại có những cách biến tấu và sáng tạo riêng của mình với những nguyên liệu sẵn có để tạo nên món ăn của quê hương mình. Ví như người dân đất cảng Hải Phòng lại biến tấu món nem rán với nhân thịt thành nhân của bề bề - thứ hải sản ngon nức tiếng của người dân nơi đây. Và từ đó, nem cua bể trở thành một món ăn đặc trưng của những người dân đất cảng nơi đây. Thỉnh thoảng hoặc như những người con xứ Huế, lại có món ram, chỉ dài chừng ngón tay, với nhân nem khá giống với món nem rán miền Bắc, được chiên và ăn ngay tại chỗ. Ram được chiên trong dầu đậu phộng, được ghép thành hình con công để tiến vua khi xưa. Hay ở Bình Định, người ta có món chả ram tôm đất. Miếng bánh ram vàng ươm, giòn rụm, với bên ngoài là vỏ bánh tráng, bên trong là nhân tôm thịt, ăn vào vừa thơm vừa béo, khiến cho các thực khác không thể nào chối từ được ....
Về tên gọi, nem rán ở mỗi vùng miền lại có những tên gọi khác nhau. Miền Bắc gọi là nem rán, miền Trung gọi là ram cuốn thì miền Nam lại gọi là chả giò. Mỗi vùng miền cũng đều biến tấu món ăn theo những hương vị đặc trưng riêng của nó nhưng vẫn luôn giữ được cái hương vị chung của món đặc sản dân tộc.
Ngày nay, nem rán đã thực sự được công nhận trở thành món ăn đặc trưng, tinh túy của nền ẩm thực Việt Nam. Nó không chỉ xuất hiện trong mỗi dịp lễ tết như một món ăn truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên mà trong mỗi dịp cưới hỏi, giỗ chạp hay trong những bữa cơm gia đình, nó đều được trân trọng xuất hiện với một niềm say mê và vui thích, tự hào. Hơn thế, người ta cũng thành công đem nem rán đông lạnh xuất khẩu sang thị trường thế giới. Nem rán được vinh danh là một trong những món ăn được yêu thích nhất của các thực khách nước ngoài khi tới với Việt Nam cùng với bánh mì và phở. Nó cũng thật vinh dự khi trở thành món ăn được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thưởng thức và khen ngon trong lần sang thăm Việt Nam vừa qua.
Đất nước chúng ta đang tiến hành bảo tồn hàng loạt những nét văn hóa, truyền thống, những phong tục đặc sắc, các đình chùa, miếu mạo, thế nên, văn hóa phi vật thể như nền ẩm thực cũng nên được quan tâm, bảo vệ và phát triển bởi tinh túy của văn hóa ẩm thực cũng sẽ góp một phần không nhỏ tạo nên bản sắc và linh hồn của một dân tộc. Những người con xa xứ, hãy dùng cái tên "nem" để thay thế cho "egg rolls", để giữ lại trong mình cái tinh thần của văn hóa dân tộc Việt.
Món nem rán chính là một đặc sản vô cùng tinh túy của nền văn hóa ẩm thực nước nhà. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ nét đặc văn hóa ấy để nó được trường tồn của dân tộc Việt Nam ta.
2. Thuyết minh món canh chua cá lóc
Dàn ý Thuyết minh về món canh chua cá lóc
1/ Mở bài: Giới thiệu về món canh chua cá lóc - món ăn đậm đà hương vị Nam Bộ
2/ Thân bài
a/ Nguồn gốc của món canh chua cá lóc
- Canh chua ra đời do đặc điểm địa hình sông nước và nông nghiệp Việt Nam. Mỗi vùng miền có những món canh chua khác nhau.
- Canh chua cá lóc được Khơ me ở Nam Bộ sáng tạo ra, dần dần trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng Nam Bộ.
b/ Hương vị món canh chua cá lóc
- Màu sắc hài hòa, bắt mắt, hòa quyện giữa nhiều nguyên liệu
- Canh nấu từ cá nhưng không có mùi cá tanh nồng khó chịu.
- Hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt. Vị chua ngọt đều dịu nhẹ, không gắt không nồng
c/ Cách làm món canh chua cá lóc
- Cách nấu đơn giản, không quá khó
* Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuẩn bị: cá lóc, dứa (quả thơm), đậu bắp (mướp tây), cà chua, giá đỗ, dọc mùng, me chua chín.
- Rau thơm các loại như hành lá, ngò gai, rau quế...
- Gia vị thêm hành khô, tỏi, ớt, muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm...
* Sơ chế nguyên liệu
- Hành tỏi lột vỏ băm nhuyễn.
- Cá lóc làm sạch vảy, ruột thái lát. Ướp cá với một phần hành tỏi vừa băm, thêm hạt nêm, nước mắm, dầu ăn và hạt tiêu, bột ngọt.
- Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát dài.
- Cà chua làm sạch, cắt miếng nhỏ...
* Nấu canh
- Trước tiên bạn bỏ hành tỏi vào phi thơm. Cho cá lóc đã ướp gia vị vào, đảo nhẹ nhàng một thời gian rồi cho nước vào.
- Bỏ thêm dứa, me chua. Sau đó cho cà chua, đậu bắp, giá đỗ và ngò gai vào.
- Nêm gia vị cho hợp khẩu vị, thêm rau thơm, hạt tiêu vào rồi tắt bếp.
d/ Công dụng và giá trị trong nền ẩm thực dân tộc
- "cá lóc" khác với "cá lóc" - loài cá có độc.
- Cá lóc ngọt, ít mỡ, giàu vitamin và chất dinh dưỡng, có thể chữa các bệnh nan y như ung thư, tim mạch... Ngoài ra giúp thanh nhiệt, bổ khí huyết.
- Cá lóc đen còn có công dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.
- Canh chua cá lóc ăn kèm với cơm trắng nóng hổi càng thêm đậm đà.
- Là món ăn đậm đà bản sắc Nam Bộ
3/ Kết bài: Khẳng định lại giá trị của món canh chua cá lóc
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 1
Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính “thực vật – sông nước”, tính “thực vật – sông nước” được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại…Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như “canh rau muống”, “cà dầm tương”:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
(Ca dao)
Hay như món “tép kho” cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc ta từ xa xưa, ngày nay tính “thực vật – sông nước” vẫn được thể hiện rõ ràng và món canh chua cá lóc cũng được xếp vào một trong những món ăn ngon của nền ẩm thực Việt thể hiện được tính chất này.
Canh chua cá lóc là một món ăn vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng miền tây Nam Bộ, món canh ngon tuyệt này có thể giúp xua tan đi mọi mệt mỏi trong những ngày hè nắng nóng và đem đến cảm giác ấm lòng vào những ngày mùa đông lạnh giá. Gọi là canh chua nhưng ngoài vị chua đặc trưng ra, món canh này có cả vị ngọt đậm đà nữa.
Có rất nhiều cách để nấu được món canh chua cá lóc tuyệt ngon chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để món canh này ngon đúng vị của nó. Nguyên liệu để nấu món này gồm: nguyên liệu nằm ngay ở tên món ăn và quan trọng nhất đó là cá lóc (1con khoảng 700 – 800g); dứa hay có nơi còn gọi là quả thơm (1 phần 4 quả); đậu bắp hay còn gọi là mướp tây (5 quả); cà chua (2 quả); giá đỗ (100g); dọc mùng (2 nhánh); me chua chín (50g). Rau thơm để nấu canh chua gồm hành lá, rau ngổ. Gia vị của món này gồm hành khô, tỏi, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, bột ớt, hạt tiêu, nước mắm và dầu ăn. Có thể thấy khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng khá là cầu kì để có được một món ăn ngon.
Khi đã xong khâu chuẩn bị, ta chuyển sang khâu sơ chế nguyên liệu. Đây là một khâu cũng rất quan trọng, nguyên liệu được sơ chế cẩn thận thì khi nấu mới ngon được. Đầu tiên ta làm sạch và băm nhuyễn hành khô và tỏi. Tiếp đó là cá lóc, ta làm sạch, thái lát, lấy dao khứa nhẹ trên mỗi lát cá để khi ướp với gia vị sẽ dễ thấm. Sau đó ướp cá với một nửa thìa hành tỏi đã được băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, một nửa thìa nước mắm, nửa thìa bột ngọt, nửa thìa dầu ăn, nửa thìa hạt tiêu rồi để khoảng mười lăm đến hai mươi phút để cá ngấm gia vị. Với quả dứa và đậu bắp ta làm sạch, cắt thành lát dài. Cà chua rửa sạch bổ thành miếng nhỏ như miếng cau, dọc mùng ta tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối sau đó rửa sạch và chần nhẹ qua nước sôi rồi để ráo. Đối với giá đỗ ta rửa sạch và để riêng để tránh lẫn với các nguyên liệu khác. Các loại rau thơm ta nhặt rửa sạch và thái nhỏ. Quả me chua chín ta bỏ hạt rồi ngâm nước ấm.
Khi đã sơ chế xong, ta thực hiện nấu món canh chua này. Trước hết, người nấu lấy một thìa hành tỏi đã băm nhuyễn phi thơm với dầu ăn và cho thêm nửa thìa bột ớt để tạo màu cho món ăn. Cho cá lóc đã được ướp gia vị vào đảo nhẹ sau đó cho nước vào để nấu canh, cho thêm nước me chua và dứa vào. Đợi đến khi nước sôi, ta dùng lấy thìa vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong. Khi cá sắp chín tới, ta cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng và giá đỗ vào, cho thêm một phần tư thìa muối, nửa thìa đường, nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngọt tùy thuộc vào khẩu vị mặn, nhạt của người ăn. Đợi đến khi cá chín, tắt bếp cho rau thơm và hạt tiêu vào, như vậy là đã hoàn thành xong món canh chua cá lóc thơm ngon rồi mà lại cực kì đơn giản, dễ làm, không yêu cầu tay nghề cao mà vẫn có thể làm được một món ăn tuyệt ngon cho gia đình.
Món canh chua ngon có vị ngọt đậm đà, cá vừa chín tới không bị chín quá và cũng không có mùi tanh. Màu sắc của món canh hấp dẫn và có mùi thơm đặc trưng. Đây là một món ăn rất bổ dưỡng làm phong phú thêm bữa ăn của gia đình lại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
Một số người đã nhầm giữa “cá nóc” và “cá lóc” vì thế cho rằng loài cá này gây độc nhưng theo nghiên cứu của y học thì cá lóc là một loại cá không có độc tính, cá lóc có vị ngọt, thịt ít mỡ, giàu khoáng chất và vitamin được xem là thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc có tác dụng bổ khí huyết và hỗ trợ chữa được nhiều chứng bệnh khác. Ngoài món canh chua cá lóc thì ta có thể chế biến được nhiều món khác từ loại cá này vừa là món ăn ngon vừa chữa được các bệnh như: mồ hôi trộm, sốt cao, viêm gan, vàng da…
Món canh chua cá lóc là một trong những món ăn ngon của dân tộc, mang đậm dấu ấn của quê hương. Món ăn như chất chứa tình cảm của người nấu dành riêng cho những ai yêu hương vị đặc trưng của quê hương mình, món ăn như một sợi dây níu giữ những ai xa quê về với quê hương đất Việt mình.
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 2
Là người Việt nam không ai là không một lần ăn thử món canh chua cá lóc. Đó là một món ăn dân dã của quê hương Việt Nam. Để làm được món canh chua cá lóc ngon thì phải có nguyên liệu ngon.
Người nội trợ phải đi đến chợ chọn mua con cá lóc đồng còn sống, vì phải nấu bằng cá lóc đồng mới ngon, nếu nấu bằng con cá lóc nuôi thì nồi canh sẽ có mùi tanh. Muốn nấu canh chua thì trong nguyên liệu không thể nào thiếu me, khóm, giá, bạc hà, cà chua. Ngoài ra, tùy theo sở thích từng người ta có thể thay nguyên liệu nấu canh chua bằng rau nhúc, rau muống, bông so đũa, bông điên điển…Nhưng thông thường người ta vẫn nấu với giá, khóm, bạc hà. Tất nhiên khi chọn rau non và tươi. Ta cũng không quên mua thêm ít rau nêm canh: ngò gai, cần tàu,… với một loại không thể thiếu cho nồi canh chua là ớt. Cần chuẩn bị thêm đường, bột ngọt, hạt nêm. Đó là tất cả các thứ cần cho nồi canh chua.
Chọn nguyên liệu xong ta bắt tay vào việc sơ chế cá lóc. Cá lóc mua về phải đập đầu, đánh vảy còn không thì dùng dao nhọn để lột (có từ nào cùng nghĩa mà hay hay thì thay vào) da cho sạch và dùng kéo cắt vây. Nhớ phải lấy cục máu tanh dưới ức con cá để nồi canh không có mùi tanh. Ta cần móc ruột và lấy mật ra không bị đắng, sau đó ta dùng chanh để khử mùi tanh. Có thể cứa con cá lóc ra thành năm khúc và để ráo. Bạc hà mua về tước bỏ vỏ rửa sạch và xắt xéo. Rau nhúc hoặc rau muống lặt sạch ngắt khúc và để ráo. Giá, cà chua rửa sạch, còn cà chua thì cắt thành muối.
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, ta bắt tay vào nấu. Đầu tiên ta bắt một nồi nước khoảng hai lít sau đó vắt me vào nấu. Nếu me không chín thì dùng me xanh. Chờ nước sôi cho me mềm, ta dùng giá vớt me ra tô rồi dầm cho kỹ, lấy hạt, còn nước chua cho vào nồi. Nên nhớ không dùng quá nhiều me vì nếu quá chua thì không ngon. Chờ nước sôi trở lại ta bỏ cá lóc vào nồi và tiếp tục đun một lát đến khi cá chin ta bắt đầu bỏ rau, bạc hà, khóm, giá, cà chua, trong lúc đun nhớ vớt bọt. Sau đó ta nêm vào nồi khoảng hai muỗng nước mắm, hai muỗng đường, một chút bột ngọt. Và cuối cùng ta bỏ thêm rau nêm, vài lát ớt vào nồi canh chua. Thế là sau khoảng một giờ ta đã có một nồi canh chua vừa ngon vừa bổ.
Tiêu chuẩn của một nồi canh chua ngon là nước phải trong, chua và có vị ngọt thanh. Cá lóc còn nguyên khứa không bị nát, rau phải còn giữ được màu xanh ban đầu. Nồi canh chua phải có mùi thơm của rau nêm, mùi ca lóc. Canh chua có thể ăn với cơm hoặc bún. Nước mắm dùng ăn với canh chua cá lóc là nước mắm nguyên chất có điển thêm vài lát ớt đỏ.
Người đi làm việc hoặc đi học về trưa đói bụng khát nước mà được ăn cơm với canh chua cá lóc chắm với nước mắm ngon thì có lẽ mọi mệt nhọc sẽ tan biến. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì nó phù hợp khẩu vị cho tất cả mọi người. Từ người dân lao động miệt vườn cho đến người tri thức, thương gia giàu có đều thích món canh chua cá lóc vì nó mộc mạc và đậm đà hương vị làng quê. Ngoài ra ăn canh chua cá lóc rất tốt cho sức khỏe bởi vì nó không có dầu mỡ. Cá lóc cung cấp chất đạm cho cơ thể. Các loại rau như giá, khóm, bạc hà,…cung cấp nhiều nguồn vitamin, muối khoáng quý báu giúp ta tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống bệnh tật. Giúp cơ thể lấy lại năng lượng để tiếp tục học tập và làm việc tốt. Thế đấy chỉ cần bỏ ra một ít công sức vào các món ăn và tình cảm của mình là ta có thể cho người thân thưởng thức mộn món ăn dân tộc rất ngon, rất hấp dẫn.
Canh chua cá lóc là một món ăn đậm đà hương vị quê hương. Nó nhắc ta nhớ đến những người dân lao động chân chất một nắng hai sương, những con người dầm mưa dãi nắng mà thật thà. Dù mai này có đi đâu xa thì tôi vẫn sẽ nhớ vể món canh chua có lóc dân dã, bình dân này.
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 3
Món canh chua cá lóc vốn là một món ăn quen thuộc, gắn bó với văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Ở từng địa phương khác nhau thì món canh chua cá lóc lại được chế biến với những cách thức khác nhau, thể hiện được những nét đặc trưng về ẩm thực của từng vùng miền. Khái niệm canh chua cá lóc được sử dụng phổ biến hơn ở khu vực Nam Bộ.
Món canh chua cá lóc của người Nam Bộ có hương vị đặc trưng đó là vị chua và vị ngọt. Cái tinh tế của món ăn này là vị chua không quá gắt mà chua dịu, khi ăn mang đến cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, vị ngọt của canh cũng không quá đậm mà chỉ ngọt nhẹ, hai hương vị này kết hợp với nhau đã tạo nên được nét đặc trưng cho món canh chua cá lóc.
Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.
Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.
Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ…
Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp. Bước cuối cùng là trình bày món ăn.
Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau.
Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.
Cách thức làm món canh chua cá lóc rất đơn giản, vì vậy mà ai cũng có thể tham khảo và nấu cho gia đình một món canh chua cá lóc đúng vị. trong những ngày hè,món canh chua cá lóc không chỉ xua đi cái nóng mà còn gắn kết tình cảm của những người thân trong bữa ăn gia đình.
Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn thơm ngon này nhé.
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 4
Cá lóc rửa sạch ướp với muối, bột ngọt, ớt bằm. Đậu bắp, bạc hà rửa sạch cắt xéo. Cà chua xắt múi. Thơm và ớt xắt lát. Me dầm lấy nửa chén nước, nếu là me chín thường đã tách bỏ vỏ, lấy nạc me, dùng khoảng 200g nấu với chừng một chén nước cho tan me, vớt bỏ xác và hột me.
Canh chua dường như đã là một món ăn đậm tính dân tộc của văn hóa ẩm thực Việt Nam từ lâu nay. Món canh tuy dân dã nhưng đầy chất Việt được phân hoá tinh tế và phong phú theo từng vùng miền đặc trưng trải dài cả nước. Ở miền Bắc thì có canh chua sấu, canh chua riêu... Miền Trung thì có canh chua khế, canh chua hến.... Còn miền Nam chắc ai cũng đã từng nghe đến canh chua cá lóc. Một món canh quen thuộc, đậm đà chất Nam Bộ.
Canh chua cá lóc “đúng kiểu” của người miền Nam phải vừa có cả vị chua lẫn vị ngọt. Có vị chua nhưng không được chua quá, có vị ngọt nhưng cũng không được ngọt quá, vị chua phải là vị chủ đạo, vị ngọt vừa phải. Hai vị này hòa quyện vào nhau sẽ tạo nên một món canh có hương vị rất lạ và rất ngon.
Nguyên liệu để làm món này gồm: cá lóc, cây bạc hà, cà chua, trái đậu bắp, trái thơm, giá, me, rau om, ngò gai, ớt sừng, tỏi, sả bằm. Gia vị: đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt.
Cá lóc rửa sạch ướp với muối, bột ngọt, ớt bằm. Đậu bắp, bạc hà rửa sạch cắt xéo. Cà chua xắt múi. Thơm và ớt xắt lát. Me dầm lấy nửa chén nước, nếu là me chín thường đã tách bỏ vỏ, lấy nạc me, dùng khoảng 200g nấu với chừng một chén nước cho tan me, vớt bỏ xác và hột me. Phụ gia và các loại rau ăn kèm gồm: giá sống rửa sạch để ráo; rau ngổ hay còn gọi là rau om lặt lấy phần non, ngắt khúc ngắn 5cm rửa sạch; đậu bắp cắt bỏ cuống, cắt chéo lát mỏng; bạc hà tước vỏ, cắt xéo khúc ngắn, hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng, phi vàng với ít dầu, đừng để hành cháy, vớt ra để ráo dầu, ít hành tươi và rau ngò gai cắt nhỏ, ít rau thơm, xà lách nhặt rửa sạch. Nước chấm cá: Tùy thích chỉ dùng nước mắm nguyên chất với ít giọt chanh và ớt tươi xắt lát hoặc làm nước mắm me: Pha phần nước mắm 3 hoặc 4 phần nước lọc, tùy độ mặn của nước mắm thêm chút đường cho có vị ngọt sau cùng cho vào từng ít một phần nạc me đã nấu hoặc xay cho hỗn hợp có thêm vị chua nhẹ, tùy thích cho thêm ớt hay không.
Đun sôi nước với nước me, cho cá vào nấu chín, sau đó thêm đậu bắp, thơm, cà chua, giá, bạc hà vào. Tắt lửa, nêm nếm lại cho vừa ăn. Để làm một tô canh chua dọn trong mâm cơm các bạn chỉ cần múc canh ra tô, rắc rau om, ngò gai, ớt xắt lát và tỏi phi lên trên. Tùy thích ăn canh chua với bún, cơm. Chấm nước mắm, kèm rau sống. Trình bày trên bàn tiệc theo cách dọn lẩu để tùy thực khách dùng cá, rau... ít nhiều tùy ý. Dọn lên bàn một nồi lẩu đã trình bày như một tô canh đồng thời dọn kèm thêm đĩa trẹt đựng nước mắm mặn hoặc nước mắm me để có thể gắp cá bỏ vào đĩa, các thứ phụ gia mỗi thứ một đĩa riêng, rau sống, bún... Chuẩn bị riêng nước dùng chua và cá đã ướp, cần dùng đến đâu châm thêm nước dùng cho sôi và thả cá vào nồi lẩu cho chín. Nếu để phục vụ cho số đông thực khách không nên làm chín cá trong nước dùng mà hấp cá đã ướp cho chín rồi để riêng, khi cần dùng thả cá đã hấp vào nước dùng sôi để làm nóng lại vì nếu làm chín cá trước với số lượng nhiều trong nước dùng, cá sẽ dễ bị bể vụn, miếng cá sẽ không còn ngon. Đồng bằng Nam Bộ vốn có nhiều các loại rau cho nên ngoài những phụ gia quen thuộc trong món canh chua cá lóc, có người thích dọn kèm một đĩa rau đủ thứ như rau đắng, bông điên điển, rau rút... ai muốn ăn loại nào cứ việc nhúng vào nồi lẩu cá sôi.
Món canh chua cá lóc là sự giao hòa của màu sắc - cái sắc vàng thơm ngon của hành phi trên mặt nước, cái sắc đỏ của cà chua, màu vàng của khóm, màu xanh của bạc hà, của rau thơm, của ngò gai, rau quế, màu trắng của giá, của thịt cá v.v... bên cạnh là bát nước mắm nguyên chất vàng thơm và vài lát ớt đỏ tươi, nhìn đã thấy ngon mắt và... thèm. Phải luôn đi kèm một đĩa rau sống với những bông hoa màu vàng ươm là bông điên điển và thêm một ít rau đắng những loại rau đặc trưng cho vùng Nam Bộ. Thế nên khi thưởng thức tô canh chua, thấy sao mà ngon, sao mà đậm đà đến thế... Ăn canh chua, ngon nhất vẫn phải ăn cùng cơm trắng và món thịt kho trứng ngọt thanh vị nước dừa, món cá rô đồng kho tiêu, hay món cá bống bắt được trên sông... Hương vị quê hương dân dã thấm vào từng thớ cá, vào vị chua chua ngòn ngọt của canh... làm nức lòng người thường thức.
Ăn canh chua cá lóc, nhấm nháp vị chua đặc trưng của canh hòa lẫn vị thơm thơm bùi bùi của thịt cá, vị thơm ngọt ngào của rau thơm, rau quế, vì mặn mà của nước mắm nguyên chất, vị đăng đắng của rau đắng, bông điên điển... thêm chút vị ngọt thanh nước dừa trong món thịt kho trứng, vị cay cay âm ấm của tiêu, của ớt... dường như cả quê hương Nam Bộ đang rất gần đây.
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 5
Bên cạnh những bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng, Việt Nam ta còn được bạn bè quốc tế biết đến vì có một nền ẩm thực đa dạng với hương vị ngon đậm đà. Một trong số những món ăn truyền thống của ta làm say mê du khách quốc tế chính là món canh chua cá lóc.
Canh chua là một món ăn đậm tính dân tộc của văn hóa ẩm thực Việt Nam từ lâu nay. Món canh tuy dân dã nhưng đầy chất Việt được phân hoá tinh tế và phong phú theo từng vùng miền đặc trưng trải dài cả nước. Để có được một món canh chua thơm ngon đậm đà, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Cá lóc rửa sạch ướp với muối, bột ngọt, ớt bằm. Đậu bắp, bạc hà rửa sạch cắt xéo. Cà chua xắt múi. Dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nửa chén nước, nếu là me chín thường đã tách bỏ vỏ, lấy nạc me, dùng khoảng 200g nấu với chừng một chén nước cho tan me, vớt bỏ xác và hột me. Phụ gia và các loại rau ăn kèm gồm: giá sống rửa sạch để ráo; rau ngổ hay còn gọi là rau om lặt lấy phần non, ngắt khúc ngắn 5cm rửa sạch. Nước chấm cá thì tùy chỉnh theo khẩu vị mỗi người, thông thường chúng ta sử dụng nước mắm nguyên chất với ít giọt chanh và ớt tươi xắt lát hoặc làm nước mắm me.
Để thực hiện món ăn này, đầu tiên chúng ta rán sơ cá cho vàng và thơm, vừa chín tới. Phi cà chua và dứa sơ qua, sau đó đổ nước đun sôi, cho cá vào, vặn nhỏ lửa, đun khoảng 5 - 10 phút cho cá chín kĩ rồi cho cho me đã dầm lấy nước vào, nêm nếm vừa ăn. Tiếp đến thêm đậu bắp, giá, bạc hà, rau ngổ vào, đun sôi, tắt bếp là hoàn thành.
Món canh chua cá lóc là sự giao hòa của màu sắc - cái sắc vàng thơm ngon của hành phi trên mặt nước, cái sắc đỏ của cà chua, màu vàng của khóm, màu xanh của bạc hà, của rau thơm, của ngò gai, rau quế, màu trắng của giá, của thịt cá. Bên cạnh là bát nước mắm nguyên chất vàng thơm và vài lát ớt đỏ tươi, nhìn đã thấy ngon mắt.. Phải luôn đi kèm một đĩa rau sống với những bông hoa màu vàng ươm là bông điên điển và thêm một ít rau đắng những loại rau đặc trưng cho vùng Nam Bộ. Ăn canh chua, ngon nhất vẫn phải ăn cùng cơm trắng và món thịt kho trứng ngọt thanh vị nước dừa, món cá rô đồng kho tiêu, hay món cá bống bắt được trên sông…
Món ăn dân giã này đã làm say mê bao du khách cũng như khẩu vị của con người Việt Nam ta. Mỗi địa phương có một cách chế biến món ăn này khác nhau và mang hương vị khác nhau. Chúng ta thật tự hào khi có được một món ăn ngon như thế trong kho tàng ẩm thực và cần phải trân trọng nó.
Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Mẫu 6
Đã tự bao giờ, cụm từ canh chua cá lóc đã đi liền với nhau như vậy. Một món ăn đặc trưng của con người vùng sông nước đồng bằng sông cửu long. Bất kỳ ai cũng có thể nấu một nồi canh chua trong bữa cơm. Nhưng để nấu một món canh chua cá lóc ra hồn và đúng điệu, đòi hỏi nhiều công phu và cả tấm lòng của người nộ trợ trong từng hương vị của món ăn đậm chất nam bộ này.
Muốn nấu nồi canh chua, người nội trợ phải chuẩn bị từ sáng sớm. Cho dù đã có sẵn hay chưa có nguyên liệu, người ta vẫn phải chọn những thứ tươi nhất. Trời vừa tinh mơ, người nội trợ đã xách giỏ ra chợ để mua những cọng rau còn ướt đẫm sương, để cái vị tươi của bạc hà, của cà chua, đậu bắp vẫn còn giữ lại để món canh chua thêm đậm đà. Còn có thêm giá đỗ, rau muống hoặc rau nhúc và khóm. Và khâu quan trọng nhất của việc chọn nguyên liệu chính là con cá lóc. Cá lóc không được nhỏ quá cũng không lớn quá. Thường con cá to hơn cổ tay người lớn một chút là đúng chuẩn. Con cá còn phải tươi, mắt còn trong và khi cầm cảm thấy chất nhớt trên mình con cá. Người ta thích ăn cá đồng vì thịt chắc và không có mùi tanh. Nhưng với tình hình khai thác quá mức hiện nay, người nội trợ thường chỉ có thể mua cá lóc nuôi và bằng kỹ thuật nấu nướng mà khử đi mùi tanh của con cá. Có thể dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu, như vậy con cá sẽ mất đi mùi tanh. Về nhà, người nội trợ đi một vòng quanh hè nhà để hái ít ngò và ớt, những gia vị làm tôn lên sức hấp dẫn của món canh chua. Và cuối cùng trong việc chọn nguyên liệu, đó là nước chua. Tùy một số địa phương ở đồng bằng sông cửu long mà người ta chọn những loại quả làm chua khác nhau. Đó có thể là trái bứa hay xoài phơi khô. Nhưng loại trái phổ biến nhất là trái me, và cũng là hương vị chính để phân biệt với món canh chua của những vùng miền khác. Như miền Bắc, miền Trung thì sử dụng trái sấu, trái khế. Tùy theo hình dạng mà các loại nguyên liệu được cắt gọn hay để nguyên. Bạc hà tước vỏ cắt khúc dài trong khi đậu bắp thì cắt ngắn hơn, cà chua cắt thành múi còn khóm thì cắt hình tam giác. Khi đã đầy đủ nguyên liệu, người nội trợ sau khi làm sạch con cá cắt ra thành từng khoanh tròn dày khoảng 1,5cm và tẩm ướp mỗi kí-lô cá với 1 muỗng súp nước mắm ngon + 1 muỗng cà phê muối + 1/2 muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng súp hành tím băm, trộn đều và để cho cá thấm gia vị. Trong thời gian chờ cá thấm gia vị, người nấu bắc lên bếp một nồi nước cho đến khi sôi. Khi nước sôi nhanh tay lấy một tô (bát) để dầm với me. Vị chua miền Nam phần nhiều xuất thân từ cây trái, nên vừa có chất tươi, vừa đa dạng và nhiều sắc thái. Để tổng hòa vị chua ấy, người nội trợ nêm một chút đường để dằn lại. Nấu canh chua kiểu miền Nam mà thiếu đường thì không thể ra đúng chất được. Cho cá đã ướp cũng như nước me vào nồi nước đang sôi chỉ vài phút là cá đã chín lại vớt cá ra nguyên liệu vào. Chỉ cho những loại nguyên liệu đó vừa chín là ta tắt bếp nhấc nồi xuống. Cho canh chua vào một tô lớn,rải ngò gai hay ngò ôm lên mặt. Tùy theo sở thích mà người ta cho cá vào chung với tô canh chua hay dĩa nước mắm ớt nguyên chất. Nhìn tô canh chua nghi ngút khói lại nồng nàn hương vị của các loại rau, gắp một miếng cá chấm nước mắm ớt là cùng cơm trắng thật không thể tả được cảm giác tuyệt vời được tận hưởng đầy đủ hương vị của món canh chua. Chua của me, vị ngọt của khóm,vị cay của ớt, vị đậm đà của cá. Nếu có thêm một nồi cá kho quẹt thì có thể nói đó là bữa cơm không gì sánh bằng.
Canh chua cá lóc là món ăn đặc trưng của người Nam bộ, dù là ở quê nhà hay đi xa, món canh chua cá lóc vẫn là người bạn thân thiết trong mỗi bữa ăn, là chiếc cầu nối giữa những thành viên trong gia đình. Hơi ấm gia đình chính là khi cả nhà quây quần bên tô canh chua nghi ngút khói, gắp cho nhau từng miếng bạc hà, kể cho nhau nghe những câu chuyện tầm phào trong bữa ăn cho đến khi nồi canh cũng không còn gì để châm thêm. Đó là nét đặc trưng của bữa cơm gia đình ở Nam bộ.
3. Thuyết minh về món thịt kho tàu
Dàn ý Thuyết minh về món thịt kho tàu
1. Mở bài:
Giới thiệu sơ qua về món thịt kho tàu
2. Thân bài:
Thịt kho tàu thường dùng dịp nào
Nguồn gốc món thịt
Ý nghĩa của món ăn vào ngày tết
Nói về đặc điểm, mùi vị, tính chất của món ăn
Cách làm thịt kho tàu
…..
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của bạn về món thịt kho tàu
Dàn ý Thuyết minh về món thịt kho tàu
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: món thịt kho tàu.
2. Thân bài
a. Cách nấu món thịt kho tàu
Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: Chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. .
Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại.
Trứng vịt đem đi luộc chín, bóc vỏ, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.
Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.
b. Ý nghĩa của món thịt kho tàu
Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta đặc biệt là dịp Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.
Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của món thịt kho tàu đối với con người.
Thuyết minh về món thịt kho tàu – Mẫu 1
Thịt kho tàu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người miền Tây nói riêng và Nam bộ nói chung. Dường như đã thành thông lệ cứ đến gần tết người dân Nam bộ lại rủ nhau làm món thịt kho tàu để ăn tết như một phần tất yếu.
Ngày nay món ăn bát cơm này còn hiện diện ngay trong bữa ăn hàng ngày của người dân việt. Để hiểu thêm về món ăn này, chúng ta hãy cùng sơ lược qua cách kho thịt của các vùng miền để thấy được nét đặc trưng của món thịt kho tàu miền Nam nhé. Miền Bắc lạnh giá thì gọi là thịt đông, nấu không có nước dừa và trứng luộc. Nhưng miền Nam nắng ấm lại nấu bằng nước dừa với vị béo ngậy. Và miếng thịt heo được cắt vuông vắn, lớn gấp 3 lần miếng thịt kho bình thường.
Nghe qua cái tên của món ăn là thịt kho tàu rất nhiều người sẽ nghĩ đây là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên theo nhiều người Nam bộ xưa kể lại thì chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Cũng có một số giả thuyết khác đặt ra về nguồn gốc của món ăn này tuy nhiên đến nay cũng chưa rõ đâu là giả thuyết đúng nhất.
Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng. Tất cả đã làm nên hương vị tuyệt vời của món thịt kho tàu.
Có thể nói thịt kho tàu hiện nay đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam trên cả nước bởi sức hấp dẫn mà món ăn này mang lại. Cách chế biến không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thử qua để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thịt kho tàu món ngon khó chối từ và dường như nó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người Nam bộ khi đi so sánh với các vùng miền khác trong cả nước.
Hy vọng đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn mỗi khi tự tay nấu món ăn cho gia đình trong mỗi bữa tối. Thịt kho tàu món ngon đúng vị không thể chối từ.
Thuyết minh về món thịt kho tàu – Mẫu 2
Khi nói đến món thịt kho tàu là món ăn quen thuộc hàng ngày nhưng cũng là một món ăn truyền thống vào dịp Tết nhất. Hầu hết mọi gia đình VN từ Bắc chí Nam đều chuẩn bị một nồi thịt kho thật lớn vào những ngày 29, 30 cuối năm, để dành ăn dần qua đến hết mồng Ba, mồng Bốn Tết.
Và đặc biệt là những miếng thịt heo kho trong dịp này thường được cắt lớn gấp ba lần miếng thịt kho ngày thường. Thịt kho, dưa giá, củ kiệu tôm khô, bánh chưng bánh tét… đều là những món ăn “kinh điển” trong những ngày Tết VN. Thịt kho có thể để lâu, nên hâm nóng sau khi ăn và lúc sáng sớm.
Dám chắc rằng rất nhiều người cũng nhầm tưởng rằng tên món này xuất phát từ Trung Quốc, là của người Tàu.
Nhưng rồi tôi cứ thắc mắc rằng ít khi thấy người Tàu ăn món này, mà nguyên liệu để dùng cho món thịt kho tàu, là thịt ba rọi, cái loại thịt có cả nạc, cả mỡ, cả bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chỉ có dân Việt.
Mãi cho đến khi đọc tài liệu về thịt kho tàu, mới thấy có cách giải thích hợp lý hơn cả: theo ông nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chả giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.
Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả Bắc Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.
Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ.
Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Ở ngoài Bắc, có lẽ để phù hợp với khí hậu lạnh, món thịt kho tàu đã được thay thế bằng đĩa thịt đông trong mâm cơm cúng ngày Tết. Tuy nhiên trong bữa ăn hằng ngày mùa lạnh, thì món thịt kho tàu vẫn là một trong những món được ưa chuộng nhất.
Thịt kho tàu ở ngoài Bắc, ít có nước dừa xiêm, nhưng vẫn không thể thiếu vị hành khô, nước mắm, vị của đường cháy tạo ra vị hơi ngọt, làm giảm cái mặn khát của các món kho thông thường, tạo màu vàng óng cánh gián quyến rũ.
Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá lõng bõng nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt.
Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.
Nước thịt kho tàu chấm dưa cải, hay rưới vào bát cơm gạo mới nóng hổi, không cần ăn thêm gì cũng thấy ngon. Không chỉ có vì bùi béo của thịt, nước thịt kho ngấm vào trứng luộc đã bóc vỏ, tạo nên vẻ quyến rũ lạ kỳ cho quả trứng, khác hẳn với vị ngán rất khó nuốt của trứng luộc thông thường.
Có một món nữa chắc sẽ làm xiêu lòng người thích thịt kho tàu, là xôi trắng ăn với thịt kho tàu. Buổi sáng, làm bát xôi trắng, với mấy miếng thịt kho tàu, chan ít nước thịt kho tàu lên, đảm bảo chắc dạ đến trưa.
Người Nam bộ còn có món bánh tráng ăn với thịt kho tàu, vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó cũng trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt, nhúng vào bát nước thịt đã dầm trứng, nêm thêm ít chanh với vài lát ớt cay, vừa ăn vừa xúyt xoa, còn gì bằng!
Cách làm thịt kho tàu
Nguyên liệu:
– Thịt bắp đùi heo: 1.5 kg
– Trứng vịt: 10 quả
– Hành tím: 4 củ
– Dừa xiêm: 2 quả
– 1 củ tỏi, 5 quả ớt
Cách làm:
– Thịt cạo rửa sạch, để ráo nước, thái miếng to, vuông khoảng 4-5cm.
– Ướp gia vị vào thịt để hai giờ cho thấm.
– Xào thịt cho săn lại. Cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Khi nước mắm và thịt sôi lên, đổ nước dừa vào nồi.
– Trứng vịt luộc chín bóc vỏ, cho vào nồi. Thả ớt vào kho chung.
– Đun nhỏ lửa, hớt bọt cho đến khi thật mềm là được.
Có lần một chị bạn thốt lên với tôi “Sao đàn ông ông nào cũng thích ăn thịt kho tàu vậy ta ?”. Tất nhiên không chỉ đàn ông, mà rất nhiều người thích ăn thịt kho tàu, nhưng bảo là đàn ông ăn thịt kho tàu cũng có lý của nó.
Không biết có ai đó nói với tôi rằng, dường như có cái gì đó liên tưởng giữa cái vị mềm mềm, ngọt thanh thanh dìu dịu của miếng thịt kho tàu với sự dịu dàng, giản dị trong tính cách của người phụ nữ trong gia đình.
Có thể người đó vì yêu món thịt kho Tàu mà nói quá lên đó thôi, nhưng rõ ràng là không phải là không có lý. Và có lẽ vì thế mà hầu hết đàn ông Việt, đều thích món thịt kho tàu chăng?
Thuyết minh về món thịt kho tàu – Mẫu 3
Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ "tàu", ở đây, theo nghĩa của người "miền dưới" là "lạt", như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: Món thịt kho "tàu" hóa ra lại là "ta" hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.
Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua nhồi thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.
Thuyết minh về món thịt kho tàu – Mẫu 4
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”
Tết đến, Xuân sang cuốn theo bao hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp Tết cổ truyền ấy, các món ăn như bánh chưng, bánh dày hay dưa món, củ kiệu,… là những món không thể thiếu. Một trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mà hầu như nhà nào cũng có chính là món thịt kho tàu.
Nghe cái tên “thịt kho tàu”, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, là của người Tàu nhưng sự thật không phải vậy. Vì người Tàu rất ít khi ăn món này, mà nguyên liệu để làm món thịt kho tàu là thịt ba rọi, cái loại thịt có có nạc, có mỡ, có bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chắn chỉ có dân Việt Nam.
Theo nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt và hoàn toàn là của người Việt nghĩ ra. Và giáo sư Trần Văn Khê đã nói: Món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.
Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: Chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. Nhưng phải biết cách chọn thực phẩm cũng như bí quyết nấu ăn thì mới có thể làm cho món ăn này trở nên ngon miệng, hấp dẫn.
Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Còn trứng thì tuyệt đối không mua trứng ung, bị thối, thiu. Không nên chọn trứng có quầng đen ở đáy vì đó là trứng hư, bị lõm. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt tay vào việc chế biến. Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại.
Trứng vịt đem đi luộc chín. Lưu ý, khi luộc trứng nên cho vào nồi một ít muối ăn vì nó sẽ làm tróc vỏ trứng. Luộc xong để vào nước lạnh, trứng sẽ dễ dàng bóc vỏ và không bị nứt. Khi vừa cho vào nước lạnh, phải bóc vỏ liền, tuyệt đối không để trứng nguội đi rồi mới bóc vỏ.
Sau khi bóc vỏ xong, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.
Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.
Ngoài ra, ta có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn và vàng óng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt. Món thịt kho tàu sau khi nấu chín thì toàn bộ trứng phải nổi lên mặt nước. Có màu vàng óng như màu mật ong. Trứng có màu đỏ au, trông đẹp mắt. Món ăn vừa miệng, không quá mặn hoặc quá nhạt. Chú ý, nấu lần đầu tiên ta nên nêm nhạt vì khi hâm lại nhiều lần thì vị sẽ đậm đà, mặn mà hơn.
Thưởng thức món thịt kho tàu có nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là dùng với cơm. Chỉ cần bới một tô cơm nóng, chan một ít nước thịt, cắt trứng ra, bỏ thịt và trứng vào và dùng chung với dưa giá hoặc củ kiệu thì đã thưởng thức trọn vẹn hương vị của món thịt kho tàu.
Cách thứ hai là ăn thịt kho tàu cùng với bánh tráng. Đây vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt và trứng đã cắt nhỏ. Rồi chấm một ít nước thịt thì còn gì ngon bằng.
Đây là món ăn để lưu trữ nhiều ngày trong dịp Tết. Thế nên ta phải bảo quản nó đúng cách để luôn thưởng thức trọn hương vị của món ăn hấp dẫn này. Thường thì khi hết ngày, nhiều người cất nồi thịt vào tủ lạnh nhưng cách này sẽ làm dở nồi thịt. Ta chỉ cần để ở ngoài là được.
Đặc biệt khi múc thịt, nên múc một bên và múc xong thì đậy nắp lại ngay tránh hôi gió. Nếu bỏ muỗng vào nồi hay quậy nồi thịt thì nó sẽ mau hư. Mỗi lần hâm lại thịt cần vớt cho sạch bọt. Khi nước cạn, ta cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Như thế, ta đã có thể bảo quản tốt món thịt kho tàu và mỗi lần thưởng thức, hương vị của nó sẽ không hề giảm đi.
Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta. Trứng có hình tròn, thịt có hình vuông như sự hòa quyện giữa trời và đất làm hòa quyện không khí Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.
Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết. Cái hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, vừa bùi vừa béo của thịt kho tàu đã làm xao xuyến biết bao người dân Việt.
Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Như các món ăn truyền thống khác, món thịt kho tàu không chỉ là một kiệt tác của những người nấu mà còn là niềm vui tinh thần trong những ngày Tết. Nó giúp gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt, gắn kết gia đình cùng tình làng nghĩa xóm. Không những thế, nó còn là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8