TOP 21 mẫu Thuyết minh về Sa Pa (2025) SIÊU HAY

Thuyết minh về Sa Pa lớp 8 gồm dàn ý và 21 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 10,933 07/01/2025
Tải về


Thuyết minh về Sa Pa

30 bài Thuyết minh về Sa Pa  (ảnh 1)

Dàn ý Thuyết minh về Sa Pa

1. Mở bài: Giới thiệu về Sa Pa, ý nghĩa đối với địa phương.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về nguồn gốc, lịch sử phát triển.

- Cấu trúc cơ bản, ích lợi.

3. Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về sự phát triển của cảnh ở hiện tại và tương lai.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 1)

Chưa đi chưa biết Sa Pa

Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng

Nắng viền thác Bạc một vầng

Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay

Sa Pa thành phố mờ hơi sương, với biết bao thắng cảnh đẹp đẽ làm say mê lòng người. Ta biết đến một Phanxiphang hùng vĩ, nóc nhà của Đông Dương, những triền đồi vàng óng khi đến mùa lúa được thu hoạch và cũng không thể không nhắc đến khu du lịch Hàm Rồng nổi tiếng vừa hùng vĩ mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.

Núi Hàm Rồng nằm ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, điểm thấp nhất của núi lên đến 1450m, và cao nhất là 1850 m so với mực nước biển. Núi Hàm Rồng rất hùng vĩ, đan xen nó là các kiểu núi khác nhau, với màu xanh bạt ngàn của cây cối phủ kín bốn phương. Vì là địa hình núi cao, nên mỗi khi mùa đông về, nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện hiện tượng băng giá, thậm chí là tuyết gây hứng thú và tò mò với người dân cả nước.

Khu du lịch Hàm Rồng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Sa Pa. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1996, với diện tích 148ha. Khu du lịch này khai thác chính những yếu tố thiên nhiên hoang sơ để tạo nên sự thu hút riêng cho mình. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi là những khung cảnh thiên nhiên khác nhau, vừa hùng vĩ lại vô cùng thơ mộng. Là những vườn lan rộng lớn với hơn 6000 giò lan của 194 loại phong lan khác nhau. Hoa thơm nở bốn mùa, ong bướm vây lượn ngày đêm. Bên cạnh vườn lan là những vườn hoa hết sức đa dạng, màu sắc rực rỡ: hoa cánh bướm, thược dược, cẩm tú cầu, hoa bất tử,… cùng hàng chục giống hoa lạ, độc đáo được đưa từ Nga, Pháp, Nhật về trồng thử nghiệm. Đường đi lên Hàm Rồng quanh co, uốn lượn, trước đây chưa được lát gạch quả là một thử thách với du khách, nhưng trong những năm gần đây đã được lát đá thành các bậc thềm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người chinh phục đỉnh núi này. Trước khi lên đến đỉnh, chúng ta sẽ phải đi qua một con đường hẹp, dẫn vào hang Tam Môn. Con đường này chỉ vừa cho một người đi qua, và khi đã đi qua đó là cả một khoảng trời mênh mông mở ra trước mặt, với vườn cây ăn trái hết sức đa dạng: đào, lê, mận,…

Lên đến sân mây, tức đỉnh của Hàm Rồng một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ mở ra trước mắt chúng ta. Ở độ cao 1800m chúng ta cảm nhận được cái lạnh thấu xương khi vừa mới dưới kia thôi nắng vàng vẫn trải rực rỡ, ta cảm nhận được mây trắng bồng bềnh vườn qua tóc. Một khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Nùi Hàm Rồng là một trong những tiềm năng du lịch lớn của thành phố Lào Cai. Đến với Sa Pa nếu ta chưa lên đến núi Hàm Rồng ấy là chưa đến Sa Pa vậy. Khu du lịch này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mảnh đất Lào Cai giàu có, phong phú về tài nguyên.

Sa Pa thơ mộng, hùng vĩ càng trở nên đẹp đẽ hơn khi có khu du lịch Hàm Rồng. Khu du lịch này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà hơn thế còn cho con người không gian nghỉ dưỡng thoải mái, sảng khoái, bỏ lại sau lưng những khói bụi ồn ảo của thành phố. Để con người được hòa mình trọn vẹn vào khung cảnh thiên nhiên.

Không chỉ vậy, Sa Pa nói chung và Hàm Rồng nói riêng còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác, sáng tạo cho biết bao thế hệ nghệ sĩ như bài Chiều Sa Pa của Huyền Thanh:

Hàm Rồng cổng đá chơ vơ

Vườn Lam khói tỏa trăng mờ cheo leo

Hút heo vương ánh tà chiều

Thôn nghèo cô tịch liêu xiêu mẹ già.

Cùng vô vàn những vần thơ hay và đặc sắc khác.

Một lần đến với Sa Pa ta sẽ còn nhớ mãi về hình ảnh những em bé H-mông đáng yêu, nụ cười giòn tan hòa trong cái nắng rực rỡ. Nhớ về một Hàm Rồng hùng vĩ, nhưng bên cạnh đó là nét nguyên sơ, tinh tế, mơ mộng. Sa Pa là thế đấy, cái lạnh thấu xương cũng không thể làm phai nhạt vẻ đẹp của thiên nhiên, sự nồng ấm của tình người.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 2)

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm.

Sa Pa một thị trấn nhỏ quanh năm chìm đắm trong sương mù mờ ảo, là nơi mà ai cũng muốn ghé thăm mỗi khi lên Tây Bắc xa xôi, một người con gái dịu dàng, ân cần, trao cho ta những cảm xúc vấng vương khó tả.

Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.

Được biết, di chuyển đến Sa Pa ngoài con đường chính đi từ thành phố Lào Cai du khách còn có thể di chuyển từ quốc lộ 4D kéo dài từ xã Bình Lư, Lai Châu. Chiếm phần lớn bộ phận dân cư tại đây là người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, mặc dù trong sách vở ghi chép Sa Pa là nơi của dân cư thiểu số.

Sa Pa là nơi hội tụ của các vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có núi rừng, vừa có mây mù giăng lối, thoạt nhìn trông như chốn bồng lai tiên cảnh, tạo nên một bức tranh có bố cục hài hòa, dễ chịu.

Theo thông tin, Sa Pa tọa lạc trên một dãi mặt bằng rộng lớn nằm ở độ cao từ 1500 đếm 1650 mét phía sườn núi Lô Suây Tông.

Do ở độ cao như vậy, mà Sa Pa luôn chìm trong làn sương mù dày đặc, tạo nên một cảm giác bồng bềnh, một bức tranh huyền ảo đẹp đến lạ kì. Theo lịch sử ghi chép, vào năm 1897 có một cuộc tổng điều tra về lượng người thuộc dân tộc thiểu số của vùng núi miền cao.

Sự kiện đánh dấu mốc ra đời của thị trấn Sa Pa là vào năm 1903, khi đoàn thám hiểm thuộc sở đia lý Đông Dương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ đã phát hiện ra một cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả.

Sau đó, họ nghiên cứu về thổ nhưỡng cũng như vị trí địa lý, khí hậu cây cỏ nơi đây và tiến hành xây dựng một khu điều dưởng vào năm 1909, dần dần người Pháp tiếp tục xây dựng những ngôi biệt thự to lớn ở đây.

Tuy nhiên, Sa Pa đã bị oanh tạc bởi dấu tích của chiến tranh năm 1947, mãi cho đến thập niên 1990 Sa Pa mới được xây dựng trùng tu trở lại. Đã là nơi được biết từ xưa thích hợp nghỉ dưỡng, nên sau khi xây dựng lại thì bắt đầu phát triển nhiều nhà hàng, khách sạn, biệt thự hơn, mỗi năm đón một lượng khách du lịch lớn đến ghé thăm.

Nhiều người cũng không khỏi thắc mắc về ý nghĩa nguồn gốc của tên gọi Sa Pa. Thực chất nó được bắt nguồn từ tiếng H’Mông nghĩa là Bãi Cát do ngày trước nơi đây chỉ có một bãi cát nơi mà cư dân bản địa thường hay họp các phiên chợ.

Vì người phương tây không thể đọc chữ có dấu nên từ chữ “Sa Pả” chuyển dần thành Sa Pa, thậm chí họ còn viết nó thành “Cha Pa”.

Nói đến tên thì nơi đây quả thật được phát âm, và có rất nhiều tên nhưng người dân nơi đây đã thống nhất gọi là Sa Pa vì dễ đọc và dễ viết nhất kể cả những du khách phương Tây khi ghé thăm. Thị trấn Sa Pa được ví như là một viên ngọc, thoắt ẩn thoắt hiện giữa không trung mờ ảo, rồi bất chợt hiện lên lung linh, rạng rỡ giữa sắc nắng của mùa xuân tươi mát.

Có vị trí địa lý được tạo hóa ban tặng mà Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới của Bắc bán cầu. Nhờ vậy mà quanh năm có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa rõ rệt, mùa hè thì mát mẻ, dịu nhẹ chỉ có mưa lác đác từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông giá lạnh, hơi hanh khô, chỉ có mưa lớt phớt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ảnh hưởng bởi địa hình cao, bị chia cắt mạnh nên Sa Pa luôn mang trong mình những nét đặc trưng riêng hiếm có. Trung bình mỗi năm lượng mưa chỉ đạt khoảng 1800 đến 2200 mm rải rác các tháng chủ yếu là tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8.

Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa rõ rệt, vào mùa hè sẽ có gió Tây và Tây bắc và mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió Bắc và Đông Bắc. Thị trấn Sa Pa là nơi duy nhất và cũng là nơi đặc trưng của Việt Nam mà có tuyết.

Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sa Pa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa.

Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.

Đây là nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao 3143 mét, với độ cao này là nơi lí tưởng cho du khách những ai muốn chinh phục nó. Bên cạnh đó còn là khu vực có nhiều loài động vật quý hiếm trong đó có đến 37 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Sa Pa còn có một đia điểm rất thích hợp để nghiên cứu khoa học, đó là bãi đá cổ ở thung lũng Mường Hoa.

Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây.

Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sa Pa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

Qua bài văn thuyết minh về Sa Pa, chúng ta có thể thấy được thời tiết khắc nghiệt mà người dân nơi đây phải chịu mỗi khi mùa đông đến. Tuy vậy, với vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, Sa Pa cũng đã góp phần vào một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước bởi không chỉ vẻ đẹp mà còn những văn hóa, phong tục của người dân nơi đây.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 3)

Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc.

Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.

Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898. Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pa. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.
Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật... Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là "hùng hồ", tức "suối đỏ". Đây là nơi sinh sống của dân cư 06 dân tộc Kinh, H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng: Hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch. Hội sải sán (đạp núi) của người H'Mông. Lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm. Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là "chợ tình Sa Pa" vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H'Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.

Các dịch vụ du lịch của Sa pa được các du khách ngoại quốc đánh giá khá tốt. Một số khách sạn ở Sapa như Violet, Royal, Vitoria,... được xây dựng khoảng 2004 đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước khá tốt. Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Vườn hoa Hàm rồng được xây dựng theo địa thế tự nhiên của đỉnh Hàm rồng, để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào... điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình. Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất

Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.

Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Chúng ta ngước nhìn lên Thác Bạc từ độ cao trên 200 m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân. Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian…
Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của ngườI Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 4)

Sa Pa là một điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Nằm ở độ cao trung bình 1500 – 1800 m so với mặt nước biển, Thị Trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ, với nhiệt độ trung bình 15-18°C.

Khách du lịch đến đây không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn vúi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc trên núi như : H’Mong đen, Dzao đỏ, Tày, Dzáy…

Sapa có đỉnh Fanxipang cao 3.143 m trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liên còn là mỏ của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.

Sapa có Núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sapa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc, trên đường đi tới động Tả Phìn lại có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến một hang động với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Tại Tả Phìn này với hai tộc người là Mông và Dao đã tạo nên cơ sở sản xuất mặt hàng thổ cẩm xuất bán cho cả nước và nước ngoài khá nổi tiếng.

Đặc biệt thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được những thông tin đó. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia và đang được Nhà nước ta đề nghị xếp hạng di sản thế giới. Chúng ta ngước nhìn lên Thác Bạc từ độ cao trên 200 m những dòng nước đổ ào ào tạo thành âm thanh núi rừng và mưa xuân. Sapa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.

Chợ phiên của Sapa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sapa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dzao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.

Nhờ được tạo hóa ưu ái mà thiên nhiên Sapa hiện lên như một bức tranh tiên cảnh đầy tráng lệ nhưng cũng không kém phần thơ mộng níu chân bao du khách.

TOP 21 mẫu Thuyết minh về Sa Pa (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 5)

“Chưa đi chưa biết Sa Pa
Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng
Nắng viền thác Bạc một vầng
Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay…”

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm.

Sa Pa một thị trấn nhỏ quanh năm chìm đắm trong sương mù mờ ảo, là nơi mà ai cũng muốn ghé thăm mỗi khi lên Tây Bắc xa xôi, một người con gái dịu dàng, ân cần, trao cho ta những cảm xúc vấng vương khó tả. Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh. Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.

Được biết, di chuyển đến Sa Pa ngoài con đường chính đi từ thành phố Lào Cai du khách còn có thể di chuyển từ quốc lộ 4D kéo dài từ xã Bình Lư, Lai Châu. Chiếm phần lớn bộ phận dân cư tại đây là người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, mặc dù trong sách vở ghi chép Sa Pa là nơi của dân cư thiểu số. Sa Pa là nơi hội tụ của các vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có núi rừng, vừa có mây mù giăng lối, thoạt nhìn trông như chốn bồng lai tiên cảnh, tạo nên một bức tranh có bố cục hài hòa, dễ chịu.

Theo thông tin, Sa Pa tọa lạc trên một dãi mặt bằng rộng lớn nằm ở độ cao từ 1500 đếm 1650 mét phía sườn núi Lô Suây Tông. Do ở độ cao như vậy, mà Sa Pa luôn chìm trong làn sương mù dày đặc, tạo nên một cảm giác bồng bềnh, một bức tranh huyền ảo đẹp đến lạ kì. Theo lịch sử ghi chép, vào năm 1897 có một cuộc tổng điều tra về lượng người thuộc dân tộc thiểu số của vùng núi miền cao.

Sự kiện đánh dấu mốc ra đời của thị trấn Sa Pa là vào năm 1903, khi đoàn thám hiểm thuộc sở đia lý Đông Dương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ đã phát hiện ra một cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sau đó, họ nghiên cứu về thổ nhưỡng cũng như vị trí địa lý, khí hậu cây cỏ nơi đây và tiến hành xây dựng một khu điều dưỡng vào năm 1909, dần dần người Pháp tiếp tục xây dựng những ngôi biệt thự to lớn ở đây.

Tuy nhiên, Sa Pa đã bị oanh tạc bởi dấu tích của chiến tranh năm 1947, mãi cho đến thập niên 1990 Sa Pa mới được xây dựng trùng tu trở lại. Đã là nơi được biết từ xưa thích hợp nghỉ dưỡng, nên sau khi xây dựng lại thì bắt đầu phát triển nhiều nhà hàng, khách sạn, biệt thự hơn, mỗi năm đón một lượng khách du lịch lớn đến ghé thăm.

Nhiều người cũng không khỏi thắc mắc về ý nghĩa nguồn gốc của tên gọi Sa Pa. Thực chất nó được bắt nguồn từ tiếng H’Mông nghĩa là Bãi Cát do ngày trước nơi đây chỉ có một bãi cát nơi mà cư dân bản địa thường hay họp các phiên chợ. Vì người phương tây không thể đọc chữ có dấu nên từ chữ “Sa Pả” chuyển dần thành Sa Pa, thậm chí họ còn viết nó thành “Cha Pa”.

Nói đến tên thì nơi đây quả thật được phát âm, và có rất nhiều tên nhưng người dân nơi đây đã thống nhất gọi là Sa Pa vì dễ đọc và dễ viết nhất kể cả những du khách phương Tây khi ghé thăm. Thị trấn Sa Pa được ví như là một viên ngọc, thoắt ẩn thoắt hiện giữa không trung mờ ảo, rồi bất chợt hiện lên lung linh, rạng rỡ giữa sắc nắng của mùa xuân tươi mát.

Có vị trí địa lý được tạo hóa ban tặng mà Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới của Bắc bán cầu. Nhờ vậy mà quanh năm có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa rõ rệt, mùa hè thì mát mẻ, dịu nhẹ chỉ có mưa lác đác từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông giá lạnh, hơi hanh khô, chỉ có mưa lớt phớt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ảnh hưởng bởi địa hình cao, bị chia cắt mạnh nên Sa Pa luôn mang trong mình những nét đặc trưng riêng hiếm có. Trung bình mỗi năm lượng mưa chỉ đạt khoảng 1800 đến 2200 mm rải rác các tháng chủ yếu là tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8. Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa rõ rệt, vào mùa hè sẽ có gió Tây và Tây bắc và mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió Bắc và Đông Bắc. Thị trấn Sa Pa là nơi duy nhất và cũng là nơi đặc trưng của Việt Nam mà có tuyết.

Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sa Pa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa. Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.

Đây là nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao 3143 mét, với độ cao này là nơi lí tưởng cho du khách những ai muốn chinh phục nó. Bên cạnh đó còn là khu vực có nhiều loài động vật quý hiếm trong đó có đến 37 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Sa Pa còn có một đia điểm rất thích hợp để nghiên cứu khoa học, đó là bãi đá cổ ở thung lũng Mường Hoa.

Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây. Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sa Pa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 6)

Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông.

Đến Sapa mà chưa đến thăm Nhà thờ đá Sapa thì quả thật là đáng tiếc, công trình kiến trúc này được người Pháp xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX – đây là công trình duy nhất do người Pháp xây dựng còn nguyên vẹn ở Sapa. Từng chi tiết trong nhà thờ đều mang đậm phong cách kiến trúc Gothic La Mã cổ, tất cả được hiện hữu rõ nét qua từng mái vòm cửa sổ, những ô cửa kính, tháp chuông,…

Ở ngay Nhà thờ Đá là quảng trường Sapa, nơi diễn ra chợ tình. Thường họp từ đêm thứ 7 và ngày chủ nhật hôm sau nên nếu đến vào dịp cuối tuần, bạn có thể đến xem các nam thanh nữ tú ở nhiều vùng lân cận như Tả Phìn, San Sả, Cát Cát, Lao Chải, Tả Van,… đã đến để gặp gỡ nhau, cùng thổi khèn lá, hát giao duyên, rồi ném còn, kéo co, múa hát,… tại chợ tình.

Khí hậu Sapa quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình nằm trong khoảng từ 15 đến 18 độ C. Đặc biệt, đến mùa đông lạnh thì có những khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ C và còn xuất hiện cả tuyết nữa. Ít nhiều ảnh hưởng bởi khí hậu ôn đới nên Sapa mưa nhiều vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Với độ cao trung bình từ 1.500 – 1.800m thì địa hình Sapa thích hợp đón gió, mây trắng quanh năm lửng lơ treo trên đỉnh núi. Đến với Sapa bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên trăm hoa đua nở cùng những bản làng ẩn hiện trong màn sương giống hệt trong những câu chuyện cổ tích ta từng được nghe.

Ngay sau khu nhà thờ Đá là khu du lịch Núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm ngay sát thị trấn nên rất thuận tiện cho du khách, trên dãy núi có hình con Rồng. Tại đây có rất nhiều cảnh đẹp với các khu lan đậm chất núi rừng, bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Sapa lấp ló trong màn sương. bạn chỉ cần đi bộ để tới đây, đây được coi như vườn Đà Lạt tại Tây Bắc với rất nhiều hoa cỏ xanh mướt.

Núi Hàm Rồng ngày càng được tôn tạo đẹp hơn, xanh hơn với nhiều hoa trái hơn, nhiều địa điểm để du khách chụp ảnh lưu niệm. Đứng ở Hàm Rồng, bạn như cảm thấy mây như ùa vào lòng bàn tay, hoa rực rỡ trên mặt đất, nắng cũng trở nên dịu dàng. Buổi chiều ở Hàm Rồng, du khách có thể ngắm nhìn hoàng hôn buông lơi và chìm dần xuống những dãy núi xanh thẫm rất đẹp mắt.

Thung lũng Mường Hoa nằm cách thị trấn Sapa 8km về phía Đông Nam, có vị trí nằm tại xã Hầu Thào. Đến thăm Mường Hoa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hình thù kỳ lạ khác nhau trên bãi đá sa thạch cổ Sapa. Trên đó là những hình khắc và ký tự kỳ lạ mà cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của chúng là gì.

Ngày nay, bãi đá cổ Sapa đã được xếp hạng di tích quốc gia và trở thành di sản độc đáo của người Việt Cổ. Ngoài ra, con suối xinh đẹp mềm mại kéo dài 15km trải dài qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Bản Hồ cũng chính là một kỳ quan hiếm có của thiên nhiên diệu kỳ của Lào Cai.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 7)

Chưa đi chưa biết Sa Pa
Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng
Nắng viền thác Bạc một vầng
Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay

Sa Pa thành phố mờ hơi sương, với biết bao thắng cảnh đẹp đẽ làm say mê lòng người. Ta biết đến một Phanxiphang hùng vĩ, nóc nhà của Đông Dương, những triền đồi vàng óng khi đến mùa lúa được thu hoạch và cũng không thể không nhắc đến khu du lịch Hàm Rồng nổi tiếng vừa hùng vĩ mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.

Núi Hàm Rồng nằm ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, điểm thấp nhất của núi lên đến 1450m, và cao nhất là 1850 m so với mực nước biển. Núi Hàm Rồng rất hùng vĩ, đan xen nó là các kiểu núi khác nhau, với màu xanh bạt ngàn của cây cối phủ kín bốn phương. Vì là địa hình núi cao, nên mỗi khi mùa đông về, nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện hiện tượng băng giá, thậm chí là tuyết gây hứng thú và tò mò với người dân cả nước.

Khu du lịch Hàm Rồng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Sa Pa. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1996, với diện tích 148ha. Khu du lịch này khai thác chính những yếu tố thiên nhiên hoang sơ để tạo nên sự thu hút riêng cho mình. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi là những khung cảnh thiên nhiên khác nhau, vừa hùng vĩ lại vô cùng thơ mộng. Là những vườn lan rộng lớn với hơn 6000 giò lan của 194 loại phong lan khác nhau. Hoa thơm nở bốn mùa, ong bướm vây lượn ngày đêm.

Bên cạnh vườn lan là những vườn hoa hết sức đa dạng, màu sắc rực rỡ: hoa cánh bướm, thược dược, cẩm tú cầu, hoa bất tử,… cùng hàng chục giống hoa lạ, độc đáo được đưa từ Nga, Pháp, Nhật về trồng thử nghiệm. Đường đi lên Hàm Rồng quanh co, uốn lượn, trước đây chưa được lát gạch quả là một thử thách với du khách, nhưng trong những năm gần đây đã được lát đá thành các bậc thềm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người chinh phục đỉnh núi này.

Trước khi lên đến đỉnh, chúng ta sẽ phải đi qua một con đường hẹp, dẫn vào hang Tam Môn. Con đường này chỉ vừa cho một người đi qua, và khi đã đi qua đó là cả một khoảng trời mênh mông mở ra trước mặt, với vườn cây ăn trái hết sức đa dạng: đào, lê, mận,…

Lên đến sân mây, tức đỉnh của Hàm Rồng một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ mở ra trước mắt chúng ta. Ở độ cao 1800m chúng ta cảm nhận được cái lạnh thấu xương khi vừa mới dưới kia thôi nắng vàng vẫn trải rực rỡ, ta cảm nhận được mây trắng bồng bềnh vườn qua tóc. Một khung cảnh vô cùng lãng mạn. Nùi Hàm Rồng là một trong những tiềm năng du lịch lớn của thành phố Lào Cai. Đến với Sa Pa nếu ta chưa lên đến núi Hàm Rồng ấy là chưa đến Sa Pa vậy. Khu du lịch này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mảnh đất Lào Cai giàu có, phong phú về tài nguyên.

Sa Pa thơ mộng, hùng vĩ càng trở nên đẹp đẽ hơn khi có khu du lịch Hàm Rồng. Khu du lịch này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà hơn thế còn cho con người không gian nghỉ dưỡng thoải mái, sảng khoái, bỏ lại sau lưng những khói bụi ồn ảo của thành phố. Để con người được hòa mình trọn vẹn vào khung cảnh thiên nhiên. Không chỉ vậy, Sa Pa nói chung và Hàm Rồng nói riêng còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác, sáng tạo cho biết bao thế hệ nghệ sĩ:

Hàm Rồng cổng đá chơ vơ
Vườn Lam khói tỏa trăng mờ cheo leo
Hút heo vương ánh tà chiều
Thôn nghèo cô tịch liêu xiêu mẹ già.

Cùng vô vàn những vần thơ hay và đặc sắc khác.

Một lần đến với Sa Pa ta sẽ còn nhớ mãi về hình ảnh những em bé H-mong đáng yêu, nụ cười giòn tan hòa trong cái nắng rực rỡ. Nhớ về một Hàm Rồng hùng vĩ, nhưng bên cạnh đó là nét nguyên sơ, tinh tế, mơ mộng. Sa Pa là thế đấy, cái lạnh thấu xương cũng không thể làm phai nhạt vẻ đẹp của thiên nhiên, sự nồng ấm của tình người.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 8)

Trong mắt du khách quốc tế, Sa Pa vốn đã nổi tiếng với danh xưng “thị trấn trong mây” và không ngừng cuốn hút bởi thiên nhiên hùng vĩ, thung lũng Mường Hoa đẹp mê mải và dãy Hoàng Liên Sơn sừng sững giữa biển mây cuồn cuộn như suối thác. Đặc biệt, với cáp treo dẫn lên đỉnh Fansipan và tàu hỏa leo núi Mường Hoa khởi hành từ trung tâm thị trấn, du khách có thêm những phương tiện thú vị để ngắm toàn cảnh thị trấn và núi non trùng điệp từ trên cao.

Hành trình tới đỉnh Fansipan – “Nóc nhà Đông Dương” tại Việt Nam trên cáp treo ba dây sẽ đưa du khách lướt qua những tầng mây trắng, các vạt rừng nguyên sinh xanh rì uốn lượn theo thung lũng Mường Hoa hình lòng chảo và núi non Hoàng Liên Sơn. Qua ô cửa kính trong vắt, những vạt đỗ quyên thắm màu khi xuân sang, hay lớp lớp ruộng bậc thang óng vàng khi thu tới tưởng như trong tầm tay với, đẹp ngỡ ngàng.

Những năm gần đây, Sa Pa ngày càng thu hút du khách bởi nơi đây, trên đỉnh Fansipan còn tọa lạc quần thể các công trình kiến trúc tâm linh uy nghi sừng sững giữa núi non mây ngàn – mang tới cho họ những trải nghiệm thiêng liêng nơi địa đầu tổ quốc. Giữa không gian thiền thanh tịnh, vẳng nghe tiếng chuông chùa ngân vang trong gió núi, đứng dưới Đại tượng Phật A Di Đà – bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam hay Đức Quan thế Âm Bồ Tát cầu nguyện bình an, hạnh phúc, để lòng lắng sâu và thật an yên trước khi đặt tay lên chóp tháp 3.143 m – dấu mốc quan trọng cho hành trình chinh phục “Nóc nhà Đông Dương” huyền thoại.

Quanh co trên những cung đường núi với xe máy, thậm chí đi bộ để ngắm bản làng, ngắm núi rừng cũng là một cách “thưởng thức” Sa Pa. Những bản làng như Tả Van, Tả Phìn, Lao Chải… chào đón du khách với cuộc sống vùng cao đặc trưng đầy màu sắc, những nếp nhà bình yên phủ khói lam chiều và những trải nghiệm hiếm nơi nào có.

Cũng tại khu vực đỉnh Fansipan, các lễ hội đậm màu sắc Tây Bắc diễn ra liên tục suốt bốn mùa như Lễ hội Mùa đông quy mô chưa từng có tại Sa Pa đang diễn ra tới ngày 20/1 hay Hội xuân Mở cổng trời và Lễ hội khèn hoa Tây Bắc sẽ diễn ra đầu tháng 2 tới. Phiên chợ vùng cao đặc sắc tại khu vực ga đi cáp treo gói gọn cả hương vị vùng cao của đồng bào dân tộc với lạp xưởng Sa Pa, phở Bắc Hà, trâu gác bếp, xôi nếp nương… do bà con dân tộc chế biến trực tiếp tại chỗ, chương trình biểu diễn của những nghệ nhân các bản làng sẽ mở ra hành trình khám phá Sa Pa bất tận và khó quên.

Sa Pa – kỳ quan vùng Tây Bắc ẩn chứa bao điều kỳ diệu của thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lào Cai đang thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 9)

Sa Pa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, phong cảnh thiên nhiên với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng cây, tạo nên bức tranh có bố cục hài hoà, có cảnh sắc thơ mộng và hấp dẫn từ cảnh quan đất trời vùng đất phía Tây Bắc. Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1500 đến 1650 mét ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2228 mét. Từ thị trấn nhìn xuống có thung lũng Ngòi Dum ở phía đông và thung lũng Mường Hoa ở phía tây nam.

Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C – 15 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2011, 15 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm. Năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898 . Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật… Sa Pa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909, một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở Sa Pa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, Sa Pa được xem như thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở Sa Pa gần 300 biệt thự.

Sa Pa bị tàn phá nhiều theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến năm 1947 và trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979. Hàng ngàn ha rừng thông bao phủ thị trấn bị đốt sạch, nhiều toà biệt thự cổ do Pháp xây cũng bị phá huỷ. Vào thập niên 1990, Sa Pa được xây dựng, tái thiết trở lại. Nhiều khánh sạn, biệt thự mới được xây dựng. Từ 40 phòng nghỉ vào năm 1990, lên tới 300 vào năm 1995. Năm 2003, Sa Pa có khoảng 60 khách sạn lớn nhỏ với 1.500 phòng. Lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng lên từ 2.000 khách vào năm 1991 đến 60.000 khách vào 2002.

Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay SaPá tức “bãi cát” do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là Sa Pa.

Thị trấn Sa Pa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là “hùng hồ”, tức “suối đỏ”. Đây là nơi sinh sống của dân cư 06 dân tộc Kinh, H’Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Các dân tộc ở Sa Pa đều có những lễ hội văn hóa mang nét đặc trưng như hội roóng pọc của người Giáy vào tháng giêng âm lịch, hội sải sán (đạp núi) của người H’Mông, lễ tết nhảy của người Dao diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Những ngày phiên chợ ở Sa Pa nhộn nhịp vào tối thứ bảy kéo dài đến chủ nhật hàng tuần. Chợ Sa Pa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách từ phương xa tới. Người ta còn gọi nó là “chợ tình Sa Pa” vì ở đây nam nữ thanh niên người dân tộc H’Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.

Sa Pa có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc cao khoảng 200 m, cầu Mây là một di tích lịch sử của người dân tộc, cổng Trời là điểm cao nhất mà đường bộ có thể đi tới để đứng ngắm đỉnh Phanxipan, rừng Trúc, động Tả Phìn, bãi đá cổ Sa Pa nằm trong thung lũng Mường Hoa. Hàm Rồng là nơi trồng rất nhiều loại hoa, màu sắc sặc sỡ và được trồng theo từng khuôn viên. Ở nơi đây cũng có vườn lan với nhiều loại hoa quý hiếm.

Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều loài gỗ quý và chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương. Trong khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn còn có đến 136 loài chim, 56 loài thú và 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Vườn hoa Hàm rồng được xây dựng theo địa thế tự nhiên của đỉnh Hàm rồng, để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào… điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ thị trấn Sa Pa vào tầm mắt của mình.

Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng. Đặc trưng nổi bật của Sa Pa là lễ hội “Roóng pọc” của ngườI Giáy Tả Van vào ngày Thìn tháng giêng âm lịch, cùng với lễ hội Roóng pọc còn hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm.

Được coi là nơi đẹp và hùng vĩ bậc nhất miền Bắc, Sapa luôn thu hút lượng lớn khách du lịch quanh năm. Đến Sapa rồi, người ta cứ muốn ở lại mãi.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 10)

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan khoảng gần 3km, du khách sẽ đến bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, giữa thung lũng bốn bề là núi, Cát Cát là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng cho du khách khi muốn tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của con người vùng cao Tây Bắc.

Cát Cát là bản của dân tộc Mông, được hình thành từ giữa thế kỷ 19. Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện và chọn bản làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức. Ở đây có một thác nước đẹp mà theo tiếng Pháp có nghĩa là CatScat. Chính vì vậy, bản cũng lấy tên là Cát Cát (đọc chệch đi của CatScat).

Gần 80 hộ dân hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng ngọn thác Cát Cát (còn gọi là thác Tiên Sa) ầm ầm, tung bọt trắng xoá. Bên cạnh thác có hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ thu hút rất đông du khách ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm.

Bản Cát Cát không chỉ hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình mà còn bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát xây nhà dựa vào sườn núi, các nóc nhà chỉ cách nhau chừng vài chục mét. Đó là những căn nhà ba gian có vì kèo ba cột ngang được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ.

Nhà có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn đóng kín, chỉ mở khi nhà có việc lớn như đám cưới, tang ma, dịp lễ Tết. Trong nhà có gian thờ, sàn gác dự trữ lương thực, bếp, nơi ngủ và nơi tiếp khách. Độc đáo nhất là những chiếc cối giã gạo được đồng bào Mông thiết kế hết sức sáng tạo, không dùng sức người mà sử dụng sức nước để cho ra những hạt gạo trắng tinh, thơm lành. Quanh nhà là những bụi tre um tùm, xanh mát cùng những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt.

Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Đến bản Cát Cát, du khách sẽ được tham quan khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Những sản phẩm tinh xảo, độc đáo được tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những con người nơi đây không chỉ đem lại sức sống cho bản làng mà còn thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người Mông được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bảo tồn được khá nhiều phong tục, tập quán độc đáo, trong đó không thể không kể đến “tục kéo vợ”. Khi người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè để nhờ lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà rồi giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu bị từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.

Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách còn có dịp tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, cầu mệnh cho dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông. Ngoài ra, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản như rượu ngô, thắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị…

Để phát triển tiềm năng văn hóa, du lịch bản Cát Cát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều chương trình đặc sắc nhằm thu hút khách như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Mông” hay “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách được tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hoá dân gian phong phú của người dân địa phương qua các điệu múa cổ truyền, lời ca giao duyên mượt mà, sâu lắng; xem các nghệ nhân cao tuổi chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm, rèn dao cuốc; hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối…

Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, Cát Cát lâu nay đã trở thành điểm du lịch ấn tượng, không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước khi đến Sa Pa. Nhờ phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, đời sống của đồng bào dân tộc địa phương được cải thiện đáng kể, đem lại cho Cát Cát một diện mạo mới nhưng không làm mất đi những nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 11)

Chợ tình Sa Pa – nơi hẹn hò, gặp gỡ của những chàng trai khoe tài, những cô gái khoe sắc, nơi những điệu khèn, bài sáo được vang ngân du dương hòa cùng đất trời nơi biên giới.

Chợ tình là nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Đây không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà đó còn là nơi các chàng trai cô gái hẹn hò, giao duyên. Các chàng trai thể hiện tài năng bằng cách thổi những điệu khèn tìm người yêu, các cô gái múa những điệu múa ô, múa gậy uyển chuyển mà không kém phần rộn ràng. Khi điệu khèn đã ưng con mắt, điệu múa đã ưng lòng người thì những nhóm nhỏ của các chàng trai cô gái lại tách riêng, để rồi qua bài hát, qua điệu múa mà những ánh mắt bắt được nhịp của nhau rồi tách riêng để hò hẹn, tìm hiểu. Tình yêu bắt đầu ở Chợ tình Sa Pa như thế.

Trước kia khi việc đi lại còn nhiều khó khăn, để kịp đến chợ phiên Sa Pa vào sáng chủ nhật, đồng bào phải đi từ chiều thứ bảy, ngủ tại chợ vào buổi tối. Tối thứ bảy là ngày hội đúng nghĩa, khi những người thân yêu, những người bạn hoan hỉ mừng vui bên chén trà, chén rượu, đôi trai gái được gặp nhau bên câu hát. Phiên chợ này chưa tìm được người thương thì hẹn nhau phiên chợ tới. Cứ thế, tình yêu của các đôi lứa nảy nở từ những phiên “Chợ Tình”. Và “Chợ Tình Sa Pa” xuất hiện trong tâm thức của đồng bào giản đơn, dung dị như chính ý nghĩa sơ khai như thế.

Đến với chợ tình Sa Pa, du khách sẽ được hòa mình trong không gian đậm chất xưa và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc như hát giao duyên của người Dao Đỏ, thưởng thức tiếng khèn, tiếng sáo da diết yêu thương của các chàng trai người Mông, tiếng đàn môi tự tình của các cô gái.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 12)

Từ thị trấn Sa Pa, quãng đường dài 12km với những vạt thông xanh, những giàn su su bao phủ sườn đồi, những thảm hoa hồng trải rộng dưới thung lũng… sẽ đưa du khách đến với khu du lịch thác Bạc. Thác có độ cao khoảng 200m, nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa thơ mộng.

Đứng dưới chân ngọn thác, du khách có thể nhìn thấy dòng nước ầm ầm đổ xuống, tung bọt trắng xóa với âm thanh vang dội núi rừng tạo nên cảm giác vô cùng hoang dã và kì bí. Bao quanh thác còn có thảm thực vật quanh năm xanh tốt. Đặc biệt vào mùa đông, khu vực thác Bạc là một trong những nơi có băng tuyết dày nhất Sa Pa.

Men theo bậc thang lên chiếc cầu vòm ở độ cao chừng 30m, du khách sẽ có cảm tưởng như thác nước đang đổ về phía mình, trên là màn bụi nước lan tỏa như vệt mây che khuất phần nào ngọn thác, dưới là bọt nước bắn tung như “nhảy múa” dưới nắng vàng, phả hơi mát lạnh, âm vang trầm bỗng giữa đại ngàn gió núi. Leo tiếp lên cao, du khách còn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh phố núi Sa Pa, thung lũng Sín Chải với bản làng thấp thoáng trong màn sương mờ ảo, bao quanh là những dãy núi trập trùng, nhấp nhô về phía chân trời.

Sau khi ngoạn cảnh thỏa thích, thả bước dạo quanh khu du lịch thác Bạc, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những phụ nữ dân tộc Mông, Dao trong trang phục thổ cẩm sặc sỡ sắc màu bán những món quà lưu niệm là những sản phẩm thủ công đẹp mắt như vòng, nón, ví, khăn thêu… Và dưới những tán cây rợp mát, một vài hàng quán với các món ăn dân dã như cơm lam, bắp nướng, trứng gà nướng, khoai lang nướng trên bếp than hồng dậy mùi thơm phức, cùng rượu mơ, rượu táo mèo, rượu san lùng… luôn sẵn sàng mời gọi du khách.

Từ chân thác Bạc rẽ vào con đường bên phải, đi thêm một đoạn du khách sẽ tới Trại cá hồi thác Bạc Sa Pa, nơi có thể tận mắt ngắm nhìn từng đàn cá hồi vân bơi lội ngay ở miền nhiệt đới. Và nếu muốn thử món ăn mang đậm hương vị châu Âu này, du khách có thể đến nhà hàng thác Bạc Sa Pa nằm gần cổng khu du lịch để thưởng thức lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng, trứng cá hồi muối, thăn cá hồi nướng sốt mù tạt… hay mua ruốc cá hồi về làm quà cho người thân.

Du khách đắm mình dưới dòng suối trong mát, gột rửa mọi lo toan, tha hồ trò chuyện thư giãn và có những giây phút tự tại dưới những bóng cây rừng xanh mởn, từ đỏ để mọi phiền não trôi theo dòng thác Bạc.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 13)

Nhắc đến Lào Cai, không thể không nhắc tới thành phố du lịch Sapa và Ruộng bậc thang Sa Pa. Ruộng bậc thang Sa Pa là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay con người đã làm nên khung cảnh tuyệt vời cho ruộng lúa. Vẻ đẹp thơ mộng mà kì vĩ của nó đã khiến biết bao khách du lịch, biết bao người đồng bằng tới Sa Pa được dịp sửng sốt, ngỡ ngàng.

Di sản Ruộng bậc thang ở Sa Pa thuộc xã Tả Van, phía đông nam thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Di sản độ đáo này có từ hàng trăm năm nay, do những đôi bàn bàn tay tài hoa, cần mẫn, chịu khó của người nông dân vùng cao đời này tiếp nối đời kia tạo ra.

Lịch sử hình thành ruộng bậc thang gắn liền với lịch sử và văn hóa cư trú của tộc người Mông, Dao, La Chí, Nùng… trên các địa danh Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì và Sa Pa. Khai khẩn ruộng bậc thang là một quá trình công phu và tốn nhiều công sức. Ban đầu, những thửa ruộng bậc thang chỉ hình thành dưới chân núi để họ chủ động nguồn nước suối tưới tiêu. Sau này dân số tăng lên, họ bắt đầu khai khẩn ruộng bậc thang lên cao dần trên đỉnh núi, hình thành nên những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ ôm quanh những quả núi như ngày nay.

Quả núi chọn để làm ruộng có độ dốc vừa phải, có nguồn nước từ khe suối, có khả năng tạo mặt bằng và ít sỏi đá. Việc khai khẩn ruộng bậc thang được tiến hành vào mùa xuân, thường thì vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 để đến tháng 4 – 5 là có thể kịp lấy nước phục vụ canh tác. Công việc khai khẩn được nối tiếp từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên các triền ruộng tựa như những bức tranh nghệ thuật hoành tráng “treo” trên các sườn núi.

Làm ruộng bậc thang giỏi nhất phải kể đến người Hà Nhì, rồi tới người Dao, người Mông, người Giáy, Tày… những dân tộc quanh năm sống trên những triền núi cao Hoàng Liên Sơn. Trong đời sống tâm linh của các tộc người này, họ quan niệm vạn vật hữu linh nên những thửa ruộng bậc thang, công cụ lao động, và thóc lúa đều được phong thần như: thần ruộng, thần lúa, thần sấm, thần mó nước…

Vẻ đẹp ruộng bậc thang là điểm nhấn độc đáo của vùng núi rừng Tây Bắc nước ta. Vào mùa lúa chín, những bậc thang cứ từng lớp, từng lớp vàng ươm lên đến tận chân trời. Tạo hóa đã khéo léo ban tặng cho thiên nhiên Sa pa một cảnh quan mà không phải nơi đâu cũng có. Mọi thửa ruộng bậc thang dù lớn hay nhỏ đều được chạm khắc trông thật thuận mắt và dễ dàng cho việc canh tác. Có những cánh đồng bậc thang rộng hàng trăm héc ta ở Lao Chải, Tả Van, Tả Phìn… Chúng trông giống như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét mềm mại, uốn lượn mà các họa sĩ chân đất họa nên.

Những cánh đồng bậc thang không chỉ là những cảnh đẹp mà nó còn là những bồ thóc di động của đồng bào các dân tộc miền núi. Đây là một phương thức canh tác nông nghiệp hiệu quả trên địa hình dốc, núi đồi, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho Lào Cai từ nhiều năm nay. Con người đã tận dụng những điều kiện vốn có của tự nhiên, tác động vào tự nhiên để trồng trọt, sản xuất và cũng từ đó mà tạo nên những vẻ đẹp đặc sắc cho cuộc sống của mình.

Ruộng bậc thang đã mang lại nguồn sống cho con người. Các thế hệ người Mông, Tày, Dao,… nối tiếp nhau không ngừng bồi đắp thêm những nấc ruộng mới. Từ năm 2007, khi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận Ruộng bậc thang Sa Pa là Danh thắng cấp Quốc gia thì những cánh đồng của người dân trở thành một tài sản chung được gìn giữ. Không chỉ tạo ra thóc lúa, ruộng bậc thang còn là bản sắc của con người nơi đây.

Di sản Ruộng bậc thang Sa Pa đang là địa điểm thu hút du khách lên chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ vào mùa nước đổ và mùa lúa chín. Sau hơn 100 năm ra đời, giờ đây vẻ đẹp của ruộng bậc thang Sa Pa đã vượt ra khỏi tầm vóc quốc gia và đang trong quá trình đi ra với thế giới để trở thành một di sản để đời.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 14)

Trên đường từ thành phố Lào Cai đi Sapa, qua đoạn cầu 32, khi còn cách phố núi khoảng 6 km thì một đỉnh núi hùng vĩ hiện ra trước mắt khiến du khách choáng ngợp. Đó là đỉnh Hàm Rồng cao 1.800 m so với mực nước biển với hình dáng uốn lượn “rồng cuộn hổ ngồi” giữa thiên nhiên sương mù bao phủ.

Ngọn núi này mang tên Hàm Rồng bởi chính hình dáng một chú rồng mà đuôi gác lên Cổng trời, giáp với xã Hầu Thào và Sa Pả, phần đầu nằm ngay thị trấn Sapa. Nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy “hàm răng rồng” khổng lồ hướng về phía tây nam đỉnh Hoàng Liên Sơn. Núi Hàm Rồng có sự tích được nghe kể và thuyết minh lại từ người dân khắp vùng rằng: Cách đây từ rất lâu, khi mà lãnh địa mênh mông này mọi sinh vật đều sống hỗn độn trong bùn đất. Vào thời khai thiên lập địa, Ngọc Hoàng ban sắc lệnh: Tất cả mọi sinh vật còn sống sót trong bùn lầy hãy tự lập lấy địa phận của mình.

Lệnh vừa ban, các loài sinh vật tranh nhau chỗ ngụ cư; lúc đó còn lại ba anh em nhà Rồng đang sinh sống trong cái hồ lớn, được tin này nhìn sang hướng đông đã bị chiếm hết chỗ. Ba anh em chạy về hướng Tây còn rộng hơn giành được địa phận cho mình. Hai người anh lớn khoẻ nên chạy nhanh hơn, ở đó chờ người em. Vì yếu nên người em chạy chậm, không nhìn thấy hai anh, nên đã lạc vào đám đông toàn là sư tử, hổ, báo, gấu… đang giành nhau địa phận. Nhìn thấy đám sinh vật quái ác kia, người em sợ quá rùng mình, co người, há mồm để tự vệ.

Vừa lúc đó lời ban của Ngọc Hoàng đã hết thời hạn, thân hình người em út nhà Rồng hoá thành núi đá, có dáng đầu ngẩng cao, mồm há, nhe răng. Và hai người anh nhà Rồng cũng hoá thành đá, hình dáng đó vẫn còn cho tới ngày nay. Giờ đây, nếu ta đứng ở Sâu Chuô (xã Sa pả) quan sát sẽ thấy rất rõ hình ba dãy núi nhỏ giống như ba con Rồng trên khu núi Can hàng. Hai con quay về hướng Lào Cai, đó là hình ảnh hai người anh nhà Rồng. Một con nhìn sang dãy Hoàng Liên Sơn, đó là hình ảnh người em nhà Rồng. Còn cái ao tiếng địa phương gọi là “Pangl Kruôr” nơi ba anh em nhà Rồng trước đây ở nay là khu Lam Đường.

Với người địa phương, truyền thuyết về núi Hàm Rồng tựa như một chuyện thật: và được linh thiêng hoá như một vị thần, có công tạo nên dãy núi Can Thàng ngày nay. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các bậc già làng, trưởng họ ở địa phương xung quanh đều mang lễ vật đặt vào trong hàm con rồng cúng Thổ thần. Truyền thuyết này được người dân lưu truyền và được thuyết minh kể lại cho đến tận ngày nay.

Khi ghé Sapa, du khách thường dành nửa ngày để khám phá đỉnh núi này. Các bậc thang bằng đá dài đưa ta vào không gian núi rừng thoáng đãng và tiếng chim muông hót vang. Dọc đường đi là những chiếc xích đu đẹp mắt để bạn có thể nghỉ chân. Vườn lan với đủ chủng loại từ khắp dãy Hoàng Liên Sơn tụ tập về đây khoe sắc.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 15)

Chinh phục đỉnh núi Fansipan với độ cao 3.143m luôn là một đích đến của các bạn trẻ yêu thích phượt. Nhất là khi có cơ hội được ngắm bình minh ngay trên “Nóc nhà Đông Dương” này… Nơi đây ngày nay còn có những công trình Phật giáo kỳ vĩ.

Chinh phục Fansipan là giấc mơ của nhiều người bởi đây là điểm cao nhất trong 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia; đến nay vẫn còn giữ vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo. Núi cao 3.143m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn (chạy dọc giữa sông Hồng và sông Đà từ Lào Cai đến Yên Bái), cách thị trấn Sa Pa khoảng 9km về phía Tây Nam, giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Cách nay vài năm, muốn lên khám phá đỉnh Fansipan, du khách phải đi đường bộ mất thời gian từ 2 ngày đến 4 ngày, băng vượt qua rừng núi hiểm trở với thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ngày nay, du khách dễ dàng chinh phục đỉnh Fansipan bằng cáp treo.

Từ thị trấn Sapa, đi thêm 5km hướng đèo Ô Quy Hồ về Lai Châu, xe rẽ xuống thung lũng Mường Hoa, đến khu du lịch Fansipan Legend, tại đây có ga cáp treo đi lên đỉnh núi. Khách lên ca-bin cáp treo có sức 30 người vận hành lên núi; đồng thời thưởng thức cảnh đẹp núi rừng hùng vĩ; những thửa ruộng bậc thang sắc màu tuyệt đẹp; làng bản thanh bình, nhà cửa đẹp như tranh nép dưới thung lũng hoặc bên sườn non cao. Có khá nhiều dòng thác nhỏ, chen lách giữa rừng cây, đá núi đổ xuống thung lũng tạo nên con suối Mường Hoa lãng mạn.

Bước ra khỏi ca-bin cáp treo gần đỉnh núi, du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp của mây và núi, nhất là khi đứng ở Sân Mây, sương dày đặc tỏa khí lạnh đến run người. Gần đấy có tháp Đại hồng chung dáng cổ kính, cao ngất, uy nghi, sừng sững trấn sườn Đông đỉnh Fansipan. Muốn lên tới đỉnh núi phải qua “cổng trời” Thanh Vân Đắc Lộ và đi thêm 600 bậc tam cấp. Qua cổng trời đầy mây, khách có thể dừng chân ở Bích Vân thiền tự khấn nguyện. Sau khi lên hết 600 bậc đá, sẽ tới điểm cao nhất. Người ta thiết kế một sàn gỗ rộng để khách có thể thoải mái chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng. Trên đỉnh Fansipan là lá cờ Tổ quốc tung bay.

Từ trên đỉnh núi quay xuống một quãng, du khách có dịp khám phá những công trình kỳ vĩ. Đầu tiên là tượng Phật A Di Đà bằng đồng cao 21,5m, tọa thiền trên tòa sen. Từ tượng Phật đi xuống dưới là thác 9 tầng nước tuôn róc rách, trong lành và lạnh lẽo; tiếp theo là con đường La Hán – nơi có nhóm tượng Thập bát La Hán bằng đồng cao 2,5m; sau là đến Kim Sơn Bảo Thắng Tự – Công trình Phật giáo đẹp tuyệt vời ở độ cao nhất Việt Nam. Dọc đường đến chùa có những cây đỗ quyên hàng trăm năm tuổi, gie mình từ vách núi. Thường cuối mùa xuân, độ tháng Ba Âm lịch, hoa nở rực rỡ điểm xuyến trên nền xanh vô tận của núi rừng Tây Bắc.

Kiến trúc Kim Sơn Bảo Thắng Tự mang phong cách cổ kính của những ngôi chùa gỗ Việt Nam ở thế kỷ XV-XVI. Trong Đại hùng Bảo điện có nhiều pho tượng Phật được chế tác tinh xảo, công phu bằng lõi gỗ mít, đặc biệt nhất là bức tượng Phật A Di Đà ngồi cao 3,8m. Bảo tháp 11 tầng nằm ở trục chính Kim Sơn Bảo Thắng Tự là nơi ngắm bao quát dãy Hoàng Liên Sơn. Công trình được ốp đá sa thạch, mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo thời Trần.

Tiếng chuông chùa trầm mặc đồng vọng, bàng bạc trên đỉnh Fansipan mây mù bao phủ, khiến du khách đến đây như buông hết muộn phiền.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 16)

Fansipan là đỉnh núi kỳ vĩ, cao nhất Việt Nam (3.143m), được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dọc giữa sông Hồng và sông Đà từ Lào Cai đến Yên Bái. Cách đây vài năm, muốn lên khám phá đỉnh Fansipan, bạn phải đi đường bộ với thời gian từ 2 – 4 ngày, vượt qua một địa hình rừng núi rất hiểm trở với thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng chinh phục đỉnh Fansipan bằng cáp treo với thời gian chỉ khoảng 25 phút.

Từ thị trấn Sa Pa thơ mộng, lãng đãng sương mù, đi thêm 5 km hướng đèo Ô Quy Hồ về Lai Châu, rẽ xuống thung lũng Mường Hoa, đến khu du lịch Fansipan Legand, bạn sẽ đến ga cáp treo lên đỉnh Fansipan. Ngồi trên cáp treo, bạn sẽ được thưởng thức trọn vẹn cảnh quan núi rừng hùng vĩ, thâm u. Bạn sẽ “lướt” trên những thửa ruộng bậc thang với những sắc màu tuyệt đẹp, những bản làng thanh bình, nhà cửa lưa thưa dưới thung lũng, bên sườn non cheo leo.

Sau khi băng qua thung lũng, lên độ cao trên 2.000 m, ta sẽ bắt gặp những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn với rất nhiều loài cây cổ thụ khổng lồ. Từ độ cao ước chừng 2.500 m tới đỉnh, đã thấy xuất hiện nhiều loài cây ôn đới như tùng, bách, thông ba lá… Bất chợt, bạn sẽ gặp những cây đỗ quyên cổ thụ hàng trăm tuổi, đứng chơ vơ bên sườn núi cao ngất, la đà mây sương ẩm ướt. Có khá nhiều dòng thác nhỏ, chen lách giữa rừng cây, đá núi đổ xuống thung lũng tạo nên con suối Mường Hoa lãng mạn. Cảnh vật đẹp như trong tranh thủy mặc.

Bước ra khỏi cabin cáp treo gần đỉnh, bạn sẽ bất ngờ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đứng ở Sân Mây có lúc mây sương dày đặc bay vùn vụt, tan tỏa nghi ngút, mát lạnh đến run người. Gần đấy có tháp Đại hồng chung cao ngất, uy nghi, sừng sững trấn sườn đông đỉnh Fansipan. Muốn lên tới đỉnh phải qua “cổng trời” Thanh Vân Đắc Lộ giống như cổng “thiên đình” và đi thêm 600 bậc tam cấp. Qua cổng trời đầy mây, khách có thể dừng chân ở Bích Vân thiền tự đốt hương khấn nguyện. Nếu sức khỏe không tốt lắm bạn có thể đi xe điện lên đỉnh.

Sau khi lên hết 600 bậc đá, bạn sẽ tới đỉnh, điểm cao nhất có khối tam giác inox khắc độ cao của núi. Chung quanh chóp núi người ta đã thiết kế một sàn gỗ rộng để khách có thể thoải mái chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng. Bạn sẽ thấy bao nhiêu mệt nhọc như tan biến theo mây khói trên đại ngàn hùng vĩ nhất Đông Dương! Cao hơn cả đỉnh Fansipan là lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên chóp biểu tượng. Dù là đi bằng cáp treo, bạn cũng sẽ rất tự hào vì mình đã chinh phục “nóc nhà Đông Dương”, cho thấy thiên nhiên dù có hiểm trở như thế nào, nhưng con người vẫn có thể chế ngự được!

Lúc từ trên đỉnh quay xuống một quãng, ta sẽ gặp và khám phá những công trình kỳ vĩ do bàn tay con người xây dựng trên đỉnh núi thiêng này. Đó là tượng Phật Adiđà bằng đồng cao 21,5 m sừng sững uy nghiêm ở độ cao 3.000 m, tọa thiền trên tòa sen trông vô cùng an nhiên tự tại giữa mây sương vần vũ. Từ tượng Phật Adiđà đi xuống dưới là thác 9 tầng nước tuôn róc rách, trong mát và lạnh lẽo…

Tiếp theo là con đường La Hán – nơi có nhóm tượng Thập bát La Hán bằng đồng cao 2,5 m; Kim Sơn Bảo Thắng tự – công trình tâm linh Phật giáo hoành tráng ở nơi cao nhất Việt Nam. Dọc đường đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cây đỗ quyên hàng trăm năm tuổi, gieo mình xuống từ vách núi. Thường cuối mùa xuân, độ tháng 3 âm lịch, khi nhiệt độ ấm lên, đổ quyên nở hoa rực rỡ với những sắc màu trắng, vàng, đỏ, tím hồng, điểm xuyến trên nền xanh bát ngát của núi rừng Tây Bắc…

Kim Sơn Bảo Thắng tự có kiến trúc mang phong cách cổ kính của những ngôi chùa gỗ Việt Nam ở thế kỷ 15-16. Trong Đại hùng Bảo điện có nhiều pho tượng Phật được chế tác tinh xảo, công phu bằng lõi gỗ mít, sơn son thếp bạc. Bảo tháp 11 tầng nằm ở trục chính Kim Sơn Bảo Thắng tự là nơi ngắm bao quát dãy Hoàng Liên Sơn. Công trình được ốp đá sa thạch, mang đậm dấu ấn kiến trúc Phật giáo thời Trần.

Đỉnh Fansipan ngày nay không còn là chốn thâm u, bí hiểm nữa. Chiều chiều tiếng chuông chùa Kim Sơn trầm mặc, ngân nga, đồng vọng, bàng bạc trên đỉnh Fansipan nghìn năm mây mù bao phủ như tiếng gọi con người tĩnh tâm quay về với nguồn cội!

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 17)

Nói đến địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, tôi liền nghĩ đến Sapa. Sapa là một thị trấn thuộc huyện Sapa. Do nằm ở vùng núi nên Sapa có thời tiết mát mẻ vào mùa hè.

Cái lạnh của Sapa khiến cho những người khách du lịch cảm thấy thích thú. Ngoài khí hậu mát mẻ, Sapa còn rất thu hút với nét đẹp bạt ngàn của núi đồi. Những quả đồi xanh mướt ẩn sau mỗi lớp sương mù. Người dân nơi đây thì vô cùng thân thiện. Khi tôi đến Sapa lần đầu tiên, tôi đã được ăn cơm tại nhà của một người dân địa phương. Chúng tôi ngồi quây quần bên bếp sưởi, cùng nhau ăn cơm và trò chuyện. Nếu bạn đã đến Sapa thì không thể nào không đến thăm đỉnh Phan-xi -păng – địa điểm nổi tiếng tại Sapa. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ không khỏi tán dương của vùng đất yên bình này.

Nếu có cơ hội tôi rất mong được trở lại Sapa để cảm nhận sự dễ chịu mà nơi này mang lại.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 18)

“Chưa đi chưa biết Sa Pa

Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng

Nắng viền thác Bạc một vầng

Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay…”

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm.

Sa Pa một thị trấn nhỏ quanh năm chìm đắm trong sương mù mờ ảo, là nơi mà ai cũng muốn ghé thăm mỗi khi lên Tây Bắc xa xôi, một người con gái dịu dàng, ân cần, trao cho ta những cảm xúc vấng vương khó tả.

Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.

Được biết, di chuyển đến Sa Pa ngoài con đường chính đi từ thành phố Lào Cai du khách còn có thể di chuyển từ quốc lộ 4D kéo dài từ xã Bình Lư, Lai Châu. Chiếm phần lớn bộ phận dân cư tại đây là người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, mặc dù trong sách vở ghi chép Sa Pa là nơi của dân cư thiểu số.

Sa Pa là nơi hội tụ của các vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có núi rừng, vừa có mây mù giăng lối, thoạt nhìn trông như chốn bồng lai tiên cảnh, tạo nên một bức tranh có bố cục hài hòa, dễ chịu.

Theo thông tin, Sa Pa tọa lạc trên một dãi mặt bằng rộng lớn nằm ở độ cao từ 1500 đếm 1650 mét phía sườn núi Lô Suây Tông.

Do ở độ cao như vậy, mà Sa Pa luôn chìm trong làn sương mù dày đặc, tạo nên một cảm giác bồng bềnh, một bức tranh huyền ảo đẹp đến lạ kì. Theo lịch sử ghi chép, vào năm 1897 có một cuộc tổng điều tra về lượng người thuộc dân tộc thiểu số của vùng núi miền cao.

Sự kiện đánh dấu mốc ra đời của thị trấn Sa Pa là vào năm 1903, khi đoàn thám hiểm thuộc sở đia lý Đông Dương trong quá trình nghiên cứu, xây dựng bản đồ đã phát hiện ra một cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả.

Sau đó, họ nghiên cứu về thổ nhưỡng cũng như vị trí địa lý, khí hậu cây cỏ nơi đây và tiến hành xây dựng một khu điều dưởng vào năm 1909, dần dần người Pháp tiếp tục xây dựng những ngôi biệt thự to lớn ở đây.

Tuy nhiên, Sa Pa đã bị oanh tạc bởi dấu tích của chiến tranh năm 1947, mãi cho đến thập niên 1990 Sa Pa mới được xây dựng trùng tu trở lại. Đã là nơi được biết từ xưa thích hợp nghỉ dưỡng, nên sau khi xây dựng lại thì bắt đầu phát triển nhiều nhà hàng, khách sạn, biệt thự hơn, mỗi năm đón một lượng khách du lịch lớn đến ghé thăm.

Nhiều người cũng không khỏi thắc mắc về ý nghĩa nguồn gốc của tên gọi Sa Pa. Thực chất nó được bắt nguồn từ tiếng H’Mông nghĩa là Bãi Cát do ngày trước nơi đây chỉ có một bãi cát nơi mà cư dân bản địa thường hay họp các phiên chợ.

Vì người phương tây không thể đọc chữ có dấu nên từ chữ “Sa Pả” chuyển dần thành Sa Pa, thậm chí họ còn viết nó thành “Cha Pa”.

Nói đến tên thì nơi đây quả thật được phát âm, và có rất nhiều tên nhưng người dân nơi đây đã thống nhất gọi là Sa Pa vì dễ đọc và dễ viết nhất kể cả những du khách phương Tây khi ghé thăm. Thị trấn Sa Pa được ví như là một viên ngọc, thoắt ẩn thoắt hiện giữa không trung mờ ảo, rồi bất chợt hiện lên lung linh, rạng rỡ giữa sắc nắng của mùa xuân tươi mát.

Có vị trí địa lý được tạo hóa ban tặng mà Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới của Bắc bán cầu. Nhờ vậy mà quanh năm có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa rõ rệt, mùa hè thì mát mẻ, dịu nhẹ chỉ có mưa lác đác từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa đông giá lạnh, hơi hanh khô, chỉ có mưa lớt phớt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ảnh hưởng bởi địa hình cao, bị chia cắt mạnh nên Sa Pa luôn mang trong mình những nét đặc trưng riêng hiếm có. Trung bình mỗi năm lượng mưa chỉ đạt khoảng 1800 đến 2200 mm rải rác các tháng chủ yếu là tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 8.

Sa Pa có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa rõ rệt, vào mùa hè sẽ có gió Tây và Tây bắc và mùa đông lại chịu ảnh hưởng của gió Bắc và Đông Bắc. Thị trấn Sa Pa là nơi duy nhất và cũng là nơi đặc trưng của Việt Nam mà có tuyết.

Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…

Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sa Pa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa.

Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.

Đây là nơi có đỉnh Phan Xi Păng cao 3143 mét, với độ cao này là nơi lí tưởng cho du khách những ai muốn chinh phục nó. Bên cạnh đó còn là khu vực có nhiều loài động vật quý hiếm trong đó có đến 37 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Sa Pa còn có một đia điểm rất thích hợp để nghiên cứu khoa học, đó là bãi đá cổ ở thung lũng Mường Hoa.

Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây.

Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sa Pa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

Qua bài văn thuyết minh về Sa Pa, chúng ta có thể thấy được thời tiết khắc nghiệt mà người dân nơi đây phải chịu mỗi khi mùa đông đến.

Tuy vậy, với vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng, Sa Pa cũng đã góp phần vào một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam, thu hút hàng ngàn khách du lịch trong và ngoài nước bởi không chỉ vẻ đẹp mà còn những văn hóa, phong tục của người dân nơi đây.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 19)

Thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng Sa Pa là một phát hiện quan trọng của thực dân Pháp trong quá trình cai trị ở nước ta. Dù đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng đồng bào các dân tộc huyện Sa Pa vẫn giữ được những nét văn hóa của riêng mình để phát triển du lịch.

Năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer quyết định tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh lính Pháp ở Đông Dương. Sau thời điểm bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra cao nguyên Lâm Viên, đạt nền móng cho sự ra đời của thành phố Đà Lạt sau này, năm 1897, chính quyền thuộc địa Pháp cung mở những cuộc thăm dò lên vùng núi phía Bắc nước ta và phát hiện cảnh quan mặt bằng Lồ Suối Tủng và làng Sa Pả, nơi có khí hậu tương tự như vùng ôn đới châu Âu, thích hợp để xây dựng khu nghỉ dưỡng. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ là “Sa Pả” là tên vốn có theo tiếng H’Mông ở vùng này, có nghĩa là “bãi cát” (Hán Việt: Sa Bá, 沙坝), người Pháp viết tên khu là “Chapa”. Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,…

Sau khi khám phá ra vùng đất thơ mộng này, người Pháp bắt đầu công cuộc xây dựng hàng loạt các biệt thự nghỉ dưỡng ở đây. Giao thông tuyến Hà Nôi – Lào Cai cũng được củng cố toàn diện. Một tuyến đừng sắt Hà Nội – Lào Cai đã được xây dựng. Sa Pa được coi là thủ phủ mùa hè của các quan chức Pháp thời bấy giờ.

Nhằm phục vụ tốt nhất cho các quan chức và và khách, Sa Pa được đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt; hệ thống điện chiếu sáng, sử dụng nguồn thuỷ điện sản xuất từ nhà máy thuỷ điện trung tâm, cạnh thác Cát Cát hiện nay vẫn còn đang vận hành tốt; và nhà dây thép (bưu điện) phục vụ các nhu cầu điện thoại, điện báo. Nhà thờ trung tâm thị trấn được xây dựng năm 1934. Cuối những năm của thập kỷ 30 (thế kỷ trước), Sa Pa phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của mình; vào mùa hè, Sa Pa đón đến hàng ngàn khách Âu sống và làm việc ở Việt Nam bấy giờ lên đây nghỉ mát.

Đặc biệt là hàng trăm biệt thự và công trình được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho phố núi thơ mộng này mang nhiều dáng dấp của một thành phố ở Châu Âu.

Đất trời đã ban phú cho Sa Pa cảnh sắc tuyệt đẹp. Ngoài những cảnh sắc thiên nhiên vón có, những công trình kiến trúc nhân tạo đước con người xây dựng cũng góp phần dệt nên vẻ đẹp nên thơ, cổ kính của Sa Pa.

Đèo Ô Quy Hòa khúc khuỷu vẽ ra bức tranh hùng vĩ của Sa Pa. Đây được xem là cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. Cổng trời Sa Pa là địa điểm du lịch rất nổi tiếng tọa lạc trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ

Nổi tiếng nhất là đỉnh Fanxipan. Đứng ở độ cao trên 3000 mét, toàn cảnh núi rừng bạt ngàn, bất tận. Bước từng bậc thang lên đỉnh Fanxipan như đang chinh phục thiên đường mây. Và hòa mình với thiên nhiên bao la hùng vĩ, tận hưởng cái se se lạnh của chốn ”thiên đường”.

Sa Pa có núi Hàm Rồng ở sát ngay trung tâm thị xã, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh phố núi, Thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Để tham quan vườn hoa, du khách phải leo một chặng đường dài hàng ngàn bậc đá. Cứ cách một đoạn ngắn, cảnh trí lại trải ra trước mắt đó là vườn lan tự nhiên, vườn châu Âu, rừng hoa đào… điểm cuối cùng là điểm cao nhất của đỉnh Hàm Rồng được bố trí như một đài quan sát, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt thu toàn bộ Sa Pa vào tầm mắt của mình.

Nhà thờ đá Sa Pa nằm ở ngay trung tâm thị trấn Sapa, được xây dựng từ năm 1895. Là công trình kiến trúc Gotic La Mã với những mái vòm, chóp nhọn, tháp chuông,… Đây là công trình cuối cùng còn sót lại từ thời Pháp thuộc mà vẫn còn nguyên vẹn.

Trải qua thời kì chiến tranh ác liệt, Sa Pa bị tàn phá nặng nề, gần như hoang tàn, đổ nát bởi các băng đảng cát cứ và chính người Pháp sau khi rút đi. Bẵng đi một thời gian khá dài không có các hoạt động du lịch trên địa bàn Sa Pa, chỉ có người dân địa phương tham gia vào công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế. Khu du lịch Sa Pa xinh đẹp lại ngủ quên như chưa hề được đánh thức trước đó. Từ những năm 1990, nơi đây mới được xây dựng lại và phát triển cho đến ngày nay.

Kho tàng di sản văn hoá dân gian giàu bản sắc và khá phong phú gồm nhiều loại hình khác nhau của người dân Sa Pa có giá trị to lớn đối với việc phát triển du lịch nơi đây. Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa rất đặc sắc, còn in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ.

Di sản văn hoá các dân tộc ở Sa Pa còn được thể hiện trong một số nghề thủ công tiêu biểu. Người Xá Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm. Người Mông có nghề rèn đúc. Các nghề thủ công với những bí quyết mang dấu ấn tộc người thực sự là di sản văn hoá dân gian đặc sắc.

Người Sa Pa rất thân thiện và hiếu khách. Hầu hết, con người ở đây đều là dân tộc thiêu số hiền lành, chấc phát, lao động chân tay. Từ khi nền du lịch phát triển, có nhiều du khách, họ tham gia vào các hoạt động du lịch, tuy nhiên rất hạn chế.

Nhiều người ví von Sapa là nàng thơ của đất trời Tây Bắc, là tình nhân của những kẻ lữ khách đường xa. Đến Sapa, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi khung cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ, mà còn có cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa của người dân bản địa. Sapa mộc mạc nhưng ân tình không dứt. Hơn một thế kỷ đã qua, Sa Pa vẫn giữ vẻ hoang sơ, thuần khiết, lộng lẫy và quyến rũ của cảnh sắc tự nhiên và sắc mầu văn hóa độc đáo các dân tộc thiểu số nơi đây.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 20)

Ai đến Sapa ngoài khám phá vẻ đẹp núi Hàm Rồng, thác Bạc thì không thể bỏ qua vẻ đẹp bất tận của những thửa ruộng bậc thang độc đáo. Đây được xem là những chiếc thang khổng lồ nối liền đất với trời, trở thành những địa điểm du lịch độc đáo tại Sapa.

Nói về lịch sử hình thành ruộng bậc thang thì nó đã có từ hàng trăm năm nay đây là một trong những “trái ngọt” do những bàn tay cần mẫn của người nông dân thuộc dân tộc thiểu số tạo nên. Nói về kĩ thuật làm ruộng bậc thang giỏi nhất đẹp nhất thì phải kể tới người Hà Nhì, người Mông, Dao… sinh sống quanh năm trên núi cao.

Những thửa ruộng bậc thang dù lớn hay nhỏ đều được “chạm khắc” một các tỉ mỉ và đẹp mắt nhất và quan trọng nhất nó mang đến sự dễ dàng trong việc canh tác cho người dân trong vùng. Ruộng bậc thang cũng chính là một trong những nét văn hóa thể hiện sự tài tình trong nghệ thuật “chinh phục “ tự nhiên của người dân vùng cao. Do địa hình hiểm trở diện tích đất thịt ít cho nên việc canh tác lúa nước trở nên vô cùng khó khăn, để khắc phục tình trạng đó người dân đã chọn các sường dốc, núi có đất màu bạt thành tam cấp để tạo những vạt đất bằng. Ngoài ra với cách này lúa cũng sẽ có thể hứng nước từ đỉnh núi xuống tốt hơn.

Ruộng bậc thang không chỉ thể hiện một nét văn hóa của người dân tộc vùng cao mà nó còn trở thành một trong những công trình nghệ thuật độc đáo. Ruộng bậc thang Sapa đã được vinh danh trở thành một trong 7 kỳ quan kì vĩ nhất Thế giới.

Những ai đã từng một lần đến với Sapa được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kì vĩ của những thửa ruộng bậc thang này bạn mới cảm nhận hết được sự tài hoa, sáng tạo của con người. Đồng thời nó cũng được ví như những bậc thang nối liền vươn cao tới tận trời xanh. Mỗi năm ruộng bậc thang Sapa thu hút hàng triệu lượt khách tham quan du lịch.

Thời điểm ngắm ruộng bậc thang đẹp nhất có lẽ là vào mùa thu khi mà những cánh đồng lúa chín rộ ngả một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm quý giá được dệt bằng tơ lụa thượng đẳng. Những cánh đồng mấp mô men theo sườn núi tạo nên bức tranh thiên nhiên sinh động giữa đất trời Tây Bắc hùng vĩ.

Ruộng bậc thang sapa cùng với ruộng bậc thang Banaue của Phillipines, Yuangyang ( Trung Quốc), Ubud ( Indonexia), Mae Rim ( Thái Lan)…. Trở thành một trong những kiệt tác thiên nhiên tuyệt vời được tạo nên dưới bàn tay tài hoa của con người. Những thửa ruộng bậc thang vẫn nối tiếp nhau ra đời dưới những bàn tay tài hoa của người “nghệ sĩ” các dân tộc thiểu số như Hà Nhì, Mông , Dao….. Nó không chỉ có giá trị văn hóa, du lịch mà còn trở thành nguồn cung cấp lương thực dồi dào cho con người.

Ruộng bậc thang Sapa chính là một nét đẹp văn hóa độc đáo của Việt Nam nói chung và của đồng bào dân tộc ít người nói riêng. Nó thể hiện truyền thống canh tác lâu đời của người dân vùng cao cũng đồng thời là một kiệt tác nghệ thuật dưới bàn tay của những con người tài hoa.

Thuyết minh về Sa Pa (mẫu 21)

Sa Pa thành phố mờ hơi sương, với biết bao thắng cảnh đẹp đẽ làm say mê lòng người. Ta biết đến một Phanxiphang hùng vĩ, nóc nhà của Đông Dương, những triền đồi vàng óng khi đến mùa lúa được thu hoạch và cũng không thể không nhắc đến khu du lịch Hàm Rồng nổi tiếng vừa hùng vĩ mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.

Núi Hàm Rồng nằm ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, điểm thấp nhất của núi lên đến 1450m, và cao nhất là 1850 m so với mực nước biển. Núi Hàm Rồng rất hùng vĩ, đan xen nó là các kiểu núi khác nhau, với màu xanh bạt ngàn của cây cối phủ kín bốn phương. Vì là địa hình núi cao, nên mỗi khi mùa đông về, nhiệt độ xuống thấp sẽ xuất hiện hiện tượng băng giá, thậm chí là tuyết gây hứng thú và tò mò với người dân cả nước.

Khu du lịch Hàm Rồng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Sa Pa. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1996, với diện tích 148ha. Khu du lịch này khai thác chính những yếu tố thiên nhiên hoang sơ để tạo nên sự thu hút riêng cho mình. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi là những khung cảnh thiên nhiên khác nhau, vừa hùng vĩ lại vô cùng thơ mộng. Là những vườn lan rộng lớn với hơn 6000 giò lan của 194 loại phong lan khác nhau. Hoa thơm nở bốn mùa, ong bướm vây lượn ngày đêm. Bên cạnh vườn lan là những vườn hoa hết sức đa dạng, màu sắc rực rỡ: hoa cánh bướm, thược dược, cẩm tú cầu, hoa bất tử,… cùng hàng chục giống hoa lạ, độc đáo được đưa từ Nga, Pháp, Nhật về trồng thử nghiệm. Đường đi lên Hàm Rồng quanh co, uốn lượn, trước đây chưa được lát gạch quả là một thử thách với du khách, nhưng trong những năm gần đây đã được lát đá thành các bậc thềm tạo điều kiện thuận lợi để mọi người chinh phục đỉnh núi này. Trước khi lên đến đỉnh, chúng ta sẽ phải đi qua một con đường hẹp, dẫn vào hang Tam Môn. Con đường này chỉ vừa cho một người đi qua, và khi đã đi qua đó là cả một khoảng trời mênh mông mở ra trước mặt, với vườn cây ăn trái hết sức đa dạng: đào, lê, mận,…

Lên đến sân mây, tức đỉnh của Hàm Rồng một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ mở ra trước mắt chúng ta. Ở độ cao 1800m chúng ta cảm nhận được cái lạnh thấu xương khi vừa mới dưới kia thôi nắng vàng vẫn trải rực rỡ, ta cảm nhận được mây trắng bồng bềnh vườn qua tóc. Một khung cảnh vô cùng lãng mạn. Nùi Hàm Rồng là một trong những tiềm năng du lịch lớn của thành phố Lào Cai. Đến với Sa Pa nếu ta chưa lên đến núi Hàm Rồng ấy là chưa đến Sa Pa vậy. Khu du lịch này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của mảnh đất Lào Cai giàu có, phong phú về tài nguyên.

Sa Pa thơ mộng, hùng vĩ càng trở nên đẹp đẽ hơn khi có khu du lịch Hàm Rồng. Khu du lịch này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà hơn thế còn cho con người không gian nghỉ dưỡng thoải mái, sảng khoái, bỏ lại sau lưng những khói bụi ồn ảo của thành phố. Để con người được hòa mình trọn vẹn vào khung cảnh thiên nhiên.

Không chỉ vậy, Sa Pa nói chung và Hàm Rồng nói riêng còn khơi nguồn cảm hứng sáng tác, sáng tạo cho biết bao thế hệ nghệ sĩ:
Chiều Sa Pa – Huyền Thanh
Hàm Rồng cổng đá chơ vơ
Vườn Lam khói tỏa trăng mờ cheo leo
Hút heo vương ánh tà chiều
Thôn nghèo cô tịch liêu xiêu mẹ già..

Một lần đến với Sa Pa ta sẽ còn nhớ mãi về hình ảnh những em bé H-mong đáng yêu, nụ cười giòn tan hòa trong cái nắng rực rỡ. Nhớ về một Hàm Rồng hùng vĩ, nhưng bên cạnh đó là nét nguyên sơ, tinh tế, mơ mộng. Sa Pa là thế đấy, cái lạnh thấu xương cũng không thể làm phai nhạt vẻ đẹp của thiên nhiên, sự nồng ấm của tình người.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Thuyết minh về chiếc nón lá

Thuyết minh về bánh chưng

Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Từ bài Bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì

1 10,933 07/01/2025
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: