Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (30 mẫu) SIÊU HAY

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ lớp 8 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 1,193 19/10/2022
Tải về


Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn 8

Bài giảng Ngữ Văn 9 Tức nước vỡ bờ

Dàn ý Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

2. Thân bài

30 bài Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ  (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh gia đình chị Dậu

- Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”

- Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất.

- Phải bán cái Tí - đứa con đầu lòng mới bảy tuổi để có tiền nộp sưu thuế nhưng vẫn không đủ.

→ Hoàn cảnh khó khăn, bần hàn đến tận cùng vì bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột.

b. Nhân vật chị Dậu

* Là người vợ hế mực yêu thương chồng:

- Khi không đủ tiền đóng sưu thuế khiến chồng bị bắt đi đánh thì một mình chạy vạy khắp nơi để kiếm đủ tiền nộp cho chồng.

- Khi chồng bị đánh thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng, lo lắng sợ chồng không tỉnh lại.

- Dịu dàng đỡ chồng dậy để ăn bát cháo cho lại sức.

- Đau khổ bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu để chồng không bị đánh.

- Khi bọn cai lệ đến nhà bắt chồng đi thì chị năn nỉ, thương xót sợ chồng bị đánh nên xuống nước van xin bọn chúng tha cho chồng.

* Hành động của chị Dậu với bọn cai lệ:

- Ban đầu gọi “ông” xưng “cháu”, ra sức van xin, mềm mỏng để mong bọn chúng nhẹ tay với chồng.

- Khi bọn chúng làm tới chị Dậu gằn giọng không cho chúng động vào chồng mình.

- Những uất ức của chị bị đẩy lên đến đỉnh điểm khi bọn cai lệ đánh vào ngực chị. Lúc này, bao nhiêu dồn nén bấy lâu nay của chị bộc phát thành hành động rõ ràng. Chị đứng lên đánh trả tên cai lệ một cách quật cường dù biết hậu quả vô cùng khôn lường.

→ Người phụ nữ dũng cảm, dám đứng lên chống lại áp bức của cường quyền.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bài giảng Ngữ Văn 8 Tức nước vỡ bờ

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (mẫu 1)

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

Nhà đã nghèo "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh", đến vụ thuế, anh Dậu lại ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải "nếm" cả những trận đòn của bọn lính tráng và người nhà lí trường. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Chế độ thực dân, phong kiến chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết dậy mà đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được "món nợ nhà nước", nào ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái. Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chổng trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam.

30 bài Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ  (ảnh 1)

Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tở tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được thể hiện qua hình ảnh cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì tuyệt nhiên không có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thôn xóm. Thậm chí y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông Lí cho tôi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.

Giữa nhà chị Dậu, đúng hơn là những túp lều giống như nơi chứa phân tro, trong đó chỉ có một người đàn ông vừa thoát chết, đang "ốm rề rề", một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ, cai lệ và người nhà lí trưởng hiện lên hệt một bọn đầu trâu, mặt ngựa đằng đằng sát khí. Chúng hùng hùng, hổ hổ "sầm sập tiến vào" nhà chị Dậu. Tay chúng cầm toàn những thứ dụng cụ đánh người để uy hiếp những người yếu bóng vía, nào "roi song", "tay thước", nào "dây thừng". Vừa vào đến nhà, cai lệ lập tức ra oai. Hắn "gõ đầu roi xuống đất". Trước chị Dậu và anh Dậu hắn tỏ ra rất hách dịch. Hắn gọi anh Dậu là "thằng", chị Dậu là "mày", xưng với họ là "ông", là "cha mày". Cai lệ động mở mồm là "thét", "quát". Hắn quát chị Dậu: "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Và khi "quát", khi "thét", cai lệ lúc thì "trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng không hách dịch như thế, nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa". Anh Dậu đang ốm đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí trưởng chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rầy cất bát cháo... mới kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?". Thấy anh Dậu vì sợ quá mà ''lăn đùng ra đó, không nói được câu gì", người nhà lí trưởng "cười một cách mỉa mại: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng không để lọt tai bất kì một lời van xin nào của người đàn bà ấy. "Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cái thừng”, "chạy sầm sập" đến chỗ anh Dậu..

"Sầm sập tiến vào", "sầm sập đến", "sấn đến", "nhảy vào"; "gõ đầu roi xuống đất", "thét", "quát", "mỉa mai", "hằm hè", "đùng đùng" "bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch", "tát cả vào mặt chị một cái đánh đốp", chân dung của cai lệ và người nhà lí trường được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi như vậy. Ngô Tất Tố không dùng bất kì một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ của chúng. Đó chính là sự sắc sảo, tinh tế của ngòi bút nhà văn. Bởi vì, lũ đầu trâu, mặt ngựa, xem việc đánh người như là việc tự nhiên, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn, thì làm gì biết suy nghĩ. Bỏ đi những chi tiết miêu tả nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chất bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.

Trong tiểu thuyết Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy nó nóng thật, nhưng nó chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chả ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả."

Cảnh ''tức nước vỡ bờ" miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của một tính cách nhất quan. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch của cai lệ, chị Dậu “run run". Chị sợ thì ít, mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ "ông", tự xưng là “cháu”. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng "cố tha thiết": "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhả cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại!". Đến khi thấy tính mạng cùa chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không đe hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô "ông – cháu", chị Dậu chuyển qua "ông – tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Thái của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" vả ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ – chị "túm lấy cổ" cai lệ "ấn dúi ra cửa.". Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu". Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc lằng сho một cái, ngã nhào ra thềm". Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trở nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Nhưng "tức nước" thì tất yếu "vỡ bờ". Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân của mình để che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng "thà ngồi tù".

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan". Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong "một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa". Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu của đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (5 mẫu) (ảnh 1)

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (mẫu 2)

Tắt đèn là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hoà nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông. Tức nước vỡ bờ vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc… Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn.

Năm đó là năm mất mùa, gia đình chị Dậu vốn nghèo khó phải đi làm thuê lại càng khó khăn hơn. Để đóng tiền sưu cho chồng, chị đã phải bán gánh khoai, bán đàn chó và đến cái Tí – con gái lớn của chị cũng bán cho ông bà Nghị Quế mới đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu. Nhưng bọn chúng đã không tha cho gia đình chị, bắt gia đình chị nộp cả sưu thuế cho người em trai đã mất từ năm ngoái. Vì không nộp, anh Dậu đã bị bọn chúng bắt, đánh đập đến nỗi như một cái xác rồi quẳng trả gia đình chị. Chị Dậu vô cùng thương chồng. May được bà hàng xóm thường tình giúp đỡ cho bát gạo để chị nấu cháo cho chồng.

Khi anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lức này phải đốì mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới bị bắt trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ mà lại bị trói bị đánh nữa chắc anh không sống nổi. Không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị, tên cai lệ bất nhân nhất định xông vào trói anh Dậu. Hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có gì khác ngoài đánh, trói. Hạng người này trong chế độ thực dân, phong kiến sẽ thành thứ công cụ thực sự, không còn là người, ở cái làng Đông Xá ấy, cai lệ thỏa sức hoành hành, tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn thể hiện tính chuyên nghiệp trong cướp bóc, hà hiếp dân lành. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng qua những gì hắn làm, có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt cho cái “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền lúc bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”,... Hành động của hắn như một con thú dữ. Bản tính ác thú của tên này thể hiện cả ra ngôn ngữ: khàn khàn, quát, thét, hầm hè, nham nhảm... Tiếng của hắn đâu phải là tiếng người! Nếu là người thì hắn đã phải mủi lòng trước cảnh một người ốm nặng, đã động lòng trước những lời van xin tội nghiệp của chị Dậu, hắn đã biết thương hại... Đằng này, dường như hắn không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của con người, hắn đáp lại những lời van vỉ của chị Dậu bằng chửi, đánh. Thật táng tận lương tâm!

Lúc đầu chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xồ đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (mẫu 3)

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhân vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách. Từ một quan “phụ mẫu” oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa. Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ.

Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. Ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.

Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế. Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.

Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt tia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: “Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột”. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chổng như thế nào? Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe doạ thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Bọn đầu trâu mặt ngựa hung hãn nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội cho nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tỉnh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

     Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt. Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

     Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nối bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.

     Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ (mẫu 4)

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ.

Những đề tài tiêu biểu mà Ngô Tất Tố thể hiện qua những tác phẩm của mình đó là sự nghèo khổ của những người nông dân, họ bị bần cùng hóa và lâm vào một con đường khó khăn, họ bị xã hội trà đạp, bị cái đói bao vây. Nhưng nhân dân đói khổ đó một phần là do chiến tranh gây ra một phần là do những thế lực cầm quyền tàn ác đã bòn rút hết những của cải của nhân dân, chúng ta đã thấy trong Tức nước vỡ bỡ hình ảnh người nông dân nghèo khổ luôn bị áp bức bóc lột, bị nộp sưu cao thuế nặng đã làm cho mỗi người đều cảm thấy phẫn uất trước những hiện tượng đó. Học phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi vừa chịu những ách bóc lột của những kẻ tàn dư còn sót lại, vừa những kẻ đi theo thực dân Pháp bán đứng Tổ Quốc.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt. Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất sưu cho anh Dậu. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ.  Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ, bản tính của hắn đâu phải là người. Lúc này đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.

Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn. Chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa: “Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh. tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

Bằng tài năng nghệ thuật, cách xưng hô chọn lọc phù hợp cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, Ngô Tất Tố đã truyền cho người đọc tình yêu thương, sự đồng cảm với nhân vật chị Dậu cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 5)

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn. Tức nước vỡ bờ là trích đoạn hay và rất tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

Tác giả khắc họa các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lẻo khẻo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.

Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu – từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai – được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất – được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là “chị Dậu”. Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoại động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê”. Đó là một bức kí họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, nhộn nhịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tố ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.

Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, “ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa” thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có “ngôn ngữ” riêng. Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất “hột” đã khiến cho nhân vật “tự thể hiện tính cách” đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.

Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồngthời là sức mạnh của một ngòi búi gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 6)

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhân vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách. Từ một quan “phụ mẫu” oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa. Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ.

Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt.

Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. Ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.

Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế.

Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế. Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.

Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Trong đoạn trích có hai nhân vật chính là chị Dậu và tên cai lệ.

Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: “Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột”. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chổng như thế nào?

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe doạ thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Bọn đầu trâu mặt ngựa hung hãn nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội cho nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng!

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: – u nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi chịu không được… Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của nó. Có thể nói đoạn trích này đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát.

Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 7)

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

Nhà đã nghèo "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh", đến vụ thuế, anh Dậu lại ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải "nếm" cả những "quả phật thủ'* của bọn lính tráng và người nhà lí trường. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Chế độ thực dân, phong kiến chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết dậy mà đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được "món nợ nhà nước", nào ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái. Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam.

Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tớ tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được thể hiện qua hình ảnh cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì tuyệt nhiên không có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thôn xóm. Thậm chí y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông Lí cho tôi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.

Giữa nhà chị Dậu, đúng hơn là những túp lều giống như nơi chứa phân tro, trong đó chỉ có một người đàn ông vừa thoát chết, đang "ốm rề rề", một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ, cai lệ và người nhà lí trưởng hiện lên hệt một bọn đầu trâu, mặt ngựa đằng đằng sát khí. Chúng hùng hùng, hổ hổ "sầm sập tiến vào" nhà chị Dậu. Tay chúng cầm toàn những thứ dụng cụ đánh người để uy hiếp những người yếu bóng vía, nào "roi song", "tay thước", nào "dây thừng". Vừa vào đến nhà, cai lệ lập tức ra oai. Hắn "gõ đầu roi xuống đất". Trước chị Dậu và anh Dậu hắn tỏ ra rất hách dịch. Hắn gọi anh Dậu là "thằng", chị Dậu là "mày", xưng với họ là "ông", là "cha mày". Cai lệ động mở mồm là "thét", "quát". Hắn quát chị Dậu: "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Và khi "quát", khi "thét", cai lệ lúc thì "trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng không hách dịch như thế, nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa". Anh Dậu đang ốm đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí trưởng chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rẩy cất bát cháo... mới kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?". Thấy anh Dậu vì sợ quá mà ''lăn đùng ra đó, không nói được câu gì", người nhà lí trưởng "cười một cách mỉa mai: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng không để lọt tai bất kì một lời van xin nào của người đàn bà ấy. "Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cái thừng”, "chạy sầm sập" đến chỗ anh Dậu..

"Sầm sập tiến vào", "sầm sập đến", "sấn đến", "nhảy vào"; "gõ đầu roi xuống đất", "thét", "quát", "mỉa mai", "hằm hè", "đùng đùng" "bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch", "tát cả vào mặt chị một cái đánh bốp", chân dung của cai lệ và người nhà lí trường được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi như vậy. Ngô Tất Tố không dùng bất kì một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ của chúng. Đó chính là sự sắc sảo, tinh tế của ngòi bút nhà văn. Bởi vì, lũ đầu trâu, mặt ngựa, xem việc đánh người như là việc tự nhiên, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn, thì làm gì biết suy nghĩ. Bỏ đi những chi tiết miêu tả nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chất bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.

Trong tiểu thuyết Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: " Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy nó nóng thật, nhưng nó chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chả ai ăn được. Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả."

Cảnh ''tức nước vỡ bờ" miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí của một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng.

Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch của cai lệ, chị Dậu “run run". Chị sợ thì ít, mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ "ông", tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bằng giọng "cố tha thiết": "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhả cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại!". Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không để hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô "ông - cháu", chị Dậu chuyển qua "ông - tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Thái của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" vả ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ - Chị "túm lấy cổ" cai lệ "ấn dúi ra cửa." Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu". Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc lằng сho một cái, ngã nhào ra thềm". Giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trở nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Nhưng "tức nước" thì tất yếu "vỡ bờ". Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: có áp bức, dứt khoát có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân của mình để che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng "thà ngồi tù".

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong "Tắt đèn" là "bức chân dung lạc quan". Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong "một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa". Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu của đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 8)

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn.

Đây là đoạn văn hay và rất tiêu biểu cho bút pháp tiểu thuyết trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Có thể nêu lên mọi khía cạnh nổi bật:

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lệ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lẻo khẻo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày đít thớt” đó.

Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu - từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai - được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất - được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là “chị Dậu”. Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoạt động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê”. Đó là một bức kí họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, nhộn nhịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tố ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.

Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, “ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa” thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có “ngôn ngữ” riêng. Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất “hột” đã khiến cho nhân vật “tự thể hiện tính cách” đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.

Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời là sức mạnh của một ngòi bút gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 9)

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ánh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc sảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy.

Việc thu sưu thuế vẫn diễn ra gay gắt, bọn tay sai của các quan trên, lí trưởng cứ thế lộng hành, nhà chị Dậu thì ngày càng khó khăn. Chị phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn cho nhà lí trưởng để nộp nốt sưu cho chồng của mình. Anh Dậu ngày càng đau ốm, sau trận đánh trói ấy, anh càng yếu dần, nếu bị chúng đánh trói nữa tưởng rằng sẽ chết mất. Và chị Dậu đang tìm mọi cách để bảo vệ chồng của mình. Đoạn trích nổi bật với cảnh cai lệ và chị Dậu đối đầu khi tên tay sai đến thúc sưu nhà chị rất gay cấn và đúng như nhan đề "tức nước vỡ bờ".

Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, chị chăm sóc chồng đang ốm vì vừa bị bọn cường hào lí trưởng đánh đập. Chị cũng thương con mình sâu sắc. Chị tất tả chạy ngược xuôi vay được vài nắm gạo và nấu bát cháo loãng cho chồng ăn lại sức. Từ cách chị chăm chồng, đỡ chồng dậy và cách xưng hô: "Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột" đã thể hiện sự dịu dàng vốn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày trước.

Chị trở thành trụ cột trong gia đình, gánh chịu mọi đau khổ, sự túng quẫn vì sưu thuế. Chị đổ mồ hôi sôi nước mắt để cứu anh Dậu. Chăm sóc anh nhưng lúc ấy bất ngờ tên tay sai của lí trưởng và cai lệ xông vào, trên tay là roi, thước và dây thừng, hò hét bắt anh chị phải nộp sưu thuế, Anh Dậu quá khiếp đảm đến nỗi suýt ngất, chỉ còn mình chị Dậu chạy vạy, đối phó với giai cấp thống trị. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị thì đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.

Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn, chị quên đi vị thế của mình chỉ là những người nông dân thấp hèn, chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Với tình yêu thương của một người vợ, chị đã chống trả lại bọn chúng. Hai hàm răng nghiến chặt: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!" đầy thách thức và đe dọa. Điều đó thể hiện thái độ căm giận lũ chó đểu, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng chiến đấu của chị, không thèm đấu lí nữa mà thẳng tay trừng trị chúng.

Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa "Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". Cách miêu tả rất độc đáo của Ngô Tất Tố đã khiến cuộc đối đầu của chị và tên cai lệ trở nên sinh động, trong xã hội bất công ấy, một cuộc chiến công lí diễn ra để trừng trị kẻ ác đáng làm người ta khâm phục. Có lẽ vì người nông dân đặc biệt là người phụ nữ họ đã phải chịu nhiều bất công nên khi bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng với mục đích tự vệ chính đáng. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh.

Nhân vật cai lệ là nhân vật tiêu biểu cho lũ tay sai, công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Hắn là một tên nghiện ngập, để xác định vai trò của mình trong việc đi thúc sưu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong xã hội ấy, cai lệ chỉ là tay sai, là tên đứng ra hành hạ người dân nghèo thay lũ quan lại tham lam và độc ác.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng nhưng cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 10)

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội.

Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu - một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy. Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ "tức nước vỡ bờ" qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 11)

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do nhà biên soạn đặt, nó là một câu thành ngữ thể hiện quy luật khi nước bị dồn ứ lâu, quá đầy sẽ làm vỡ bờ ngăn. Qua câu thành ngữ này nhằm nói lên quy luật xã hội: có áp bức ắt có đấu tranh. Lấy nó làm nhan đề đoạn trích là hoàn toàn hợp lí: một mặt vừa phản ánh đúng nội dung của tác phẩm, mặt khác nêu lên chân lí: khi con đường sống của quần chúng bị áp bức thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng chính mình. Tác phẩm có hai hình tượng trung tâm là tên cai lệ và chị Dậu. Mỗi nhân vật đại diện cho một giai cấp, một phẩm chất khác nhau, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về xã hội lúc bấy giờ.

Nhân vật cai lệ là đại diện cho bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hắn ta là một tên tay sai “chuyên nghiệp”, thành thạo trong việc đánh, trói, dọa nạt và cướp bóc của dân lành. Hành động gây tội ác được hắn ý thức rằng đang thực thi công việc của “người nhà nước”. Chính bởi suy nghĩ đó nên mỗi hành động của hắn vô cùng độc ác, không có chút tình thương. Trước hết là qua lời nói, hắn dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ: “thét” “quát” “hầm hè” “nham nhảm thét”,… Thể hiện rõ ràng nhất qua hành động. Mặc dù anh Dậu đang bị ốm nặng, chị Dậu tha thiết van xin, quỳ lạy nhưng hắn vẫn sẵn sàng bắt và đánh anh Dậu. Người nhà lí trưởng lo lắng không dám hạ thủ trước một người ốm nặng thì chính hắn là kẻ trực tiếp ra tay. Hắn “giật phắt cái thừng” từ tay người nhà lí trưởng “chạy sầm sập đến để trói anh Dậu”. Hắn là kẻ vô nhân tính, tàn bạo. Trước sự can ngăn của chị Dậu hắn chẳng ngại ngần “bịch luôn vào ngực”, “tát vào mặt”,… ngay cả với một người phụ nữ hắn cũng sẵn sàng đánh đập. Hắn quả thật không bằng loài cầm thú.

Bên cạnh tên cai lệ độc ác, bất nhân lại hiện lên hình ảnh của một chị Dậu có hoàn cảnh đáng thương nhưng giàu tình yêu thương và sức phản kháng mãnh liệt. Gia đình chị vốn là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy vất vả mãi mới lo được tiền sưu cho chồng, nay lại thêm tiền sưu cho người em đã mất, khiến gia đình chị càng khốn đốn hơn. Chị bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền nộp sưu, giữa tình cảnh đó thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt lôi anh Dậu đi. Tình cảnh hết sức khốn cùng và thảm thương.

Tình yêu thương của chị được thể hiện rõ nhất qua lời nói, hành động với chồng. Chị lấy bát cháo mang lại cho chồng, chị ngồi nhìn anh ăn và lo lắng từng miếng anh có ăn ngon miệng không. Dáng vẻ của người đàn bà ấy thật đáng trân trọng làm sao. Chị cũng khốn khổ chạy vạy khắp nơi, nhưng đến lúc này chị chỉ suy nghĩ cho chồng, cho con mà không hề quan tâm đến bản thân mình. Khi cai lệ đến chị hết sức van xin, khất sưu, chị hạ mình trước tên cai lệ mạt hạng để chồng không bị đánh trói. Khi mọi sự nỗ lực của chị đều bị khước từ chị sẵn sàng đứng lên đánh nhau với chúng để bảo vệ chồng. Chị quả là một phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng mình hết mực.

Nhưng không dừng lại ở đó, trong phụ nữ nông dân chất phác ấy còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sự phản kháng của chị thể hiện theo trình tự hết sức hợp lí từ chỗ cố gắng van xin, đến chống cự bằng lí lẽ và cuối cùng là đáp trả bằng hành động. Sự phản kháng của chị là bột phát nhưng cũng phần nào cho thấy sức sống tiềm tàng trong chị và những người nông dân như chị. Khi bị áp bức, bị dồn đến bước đường cùng chắc chắn họ sẽ vùng lên đấu tranh: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Chị Dậu vốn là người phụ nữ mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng yêu thương, chịu đựng nhưng không hề yếu đuối. Trái lại chị có một tinh thần phản kháng và sức sống mãnh liệt. Chị là đại diện điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tác phẩm thành công ở nghệ thuật xây dựng truyện. Tình huống truyện giàu kịch tính, được đẩy lên cao trào. Chính những xung đột mâu thuẫn đã làm cho tính cách mỗi nhân vật được bộc lộ. Tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ chưa đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật: cai lệ độc ác, bất nhân đại diện cho bộ máy cầm quyền; chị Dậu yêu thương chồng con, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, đại diện cho vẻ đẹp người nông dân. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, giản dị, dễ hiểu, mang hơi thở thời đại.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 12)

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhận vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách. Từ một quan "phụ mẫu" oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa. Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ.

Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt. Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.

Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế. Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.

Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Trong đoạn trích có hai nhân vật chính là chị Dậu và tên cai lệ. Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt tia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân. Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe doạ thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Bọn đầu trâu mặt ngựa hung hãn nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội (!) cho nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đến lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồnng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả thật sinh động và thu vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?! Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tím người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt. Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: – U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi chịu không được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khi đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã "xui người nông dân đấu tranh cách mạng...". Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế "tức nước vỡ bờ" và sức mạnh to lớn khôn lường của nó. Có thể nói đoạn trích này đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát.

Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy "nhà nước" bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu... Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng... nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 13)

Tức nước vỡ bờ là chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương truyện trước đó đã thuật lại không biêt bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế.

Nhà đã nghèo "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh", đến vụ thuế, anh Dậu lại ốm liệt giường. Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải "nếm" cả những "quả phật thủ'* của bọn lính tráng và người nhà lí trường. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Chế độ thực dân, phong kiến chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết dậy mà đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu những tưởng đã trả được "món nợ nhà nước", nào ngờ, bọn hào lí cho biết chị còn phải nộp suất sưu của "chú Hợi" đã chết từ năm ngoái. Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, người ta đem anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng. Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và người nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng", Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, chương truyện vừa phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ sai của bọn thực dân, phong kiến, vừa làm nổi bật những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam.

Bộ mặt thất thần, tàn ác của lũ tôi tớ tay sai dưới chế độ thực dân, phong kiến được thể hiện qua hình ảnh cai lệ và tên người nhà lí trưởng. Cai lệ là một thứ chức tước hẳn hoi. Trong tay hắn cũng có lính tráng để sai bảo. Nhưng làm "cai" thì chưa phải là quan. Đó chỉ là thứ chức tước hạng bét của nhà binh dưới chế độ cũ. Thực chất, cai lệ cũng là một loại đầy tớ, chân tay của quan phủ, quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng thì tuyệt nhiên không có chức quyền gì. Y đúng là đầy tớ của bọn thôn xóm. Thậm chí y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu từng năn nỉ hắn: "Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông Lí cho tôi". Nhưng hắn "hăm hăm vác gậy" bỏ đi mà không quên mát mẻ: "Tôi không dám làm bạn với nhà chị." Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy thân phận, địa vị khác nhau, thái độ của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng sự bất nhân, tàn ác thì không đứa nào chịu thua kém đứa nào. Chỉ cần một ít chi tiết nghệ thuật, chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa hết sức sắc sảo.

Giữa nhà chị Dậu, đúng hơn là những túp lều giống như nơi chứa phân tro, trong đó chỉ có một người đàn ông vừa thoát chết, đang "ốm rề rề", một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ, cai lệ và người nhà lí trưởng hiện lên hệt một bọn đầu trâu, mặt ngựa đằng đằng sát khí. Chúng hùng hùng, hổ hổ "sầm sập tiến vào" nhà chị Dậu. Tay chúng cầm toàn những thứ dụng cụ đánh người để uy hiếp những người yếu bóng vía, nào "roi song", "tay thước", nào "dây thừng". Vừa vào đến nhà, cai lệ lập tức ra oai. Hắn "gõ đầu roi xuống đất". Trước chị Dậu và anh Dậu hắn tỏ ra rất hách dịch. Hắn gọi anh Dậu là "thằng", chị Dậu là "mày", xưng với họ là "ông", là "cha mày". Cai lệ động mở mồm là "thét", "quát". Hắn quát chị Dậu: "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Và khi "quát", khi "thét", cai lệ lúc thì "trợn hai mắt", lúc thì "giọng hầm hè". Người nhà lí trưởng không hách dịch như thế, nhưng hắn mát mẻ, xúc xiểm cai lệ để tên này càng ngạo ngược hơn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền giám cho chị khất một giờ nào nữa".

Anh Dậu đang ốm đau, lại bị trói cho đến ngất xỉu đi, vừa thoát chết, vậy mà cả cai lệ và người nhà lí trưởng chẳng hề có một chút động tâm. Vào nhà, nhìn thấy anh Dậu "run rẩy cất bát cháo... mới kề vào đến miệng", cai lệ liền buông lời rủa sả: "Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?". Thấy anh Dậu vì sợ quá mà ''lăn đùng ra đó, không nói được câu gì", người nhà lí trưởng "cười một cách mỉa mai: Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy", cả hai tên bất nhân ấy không cần biết đến gia cảnh của chị Dậu. Chúng không để lọt tai bất kì một lời van xin nào cùa người đàn bà ấy. "Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu...! Hắn chỉ một mực thúc giục: "Nộp tiền sưu! Mau!". Rồi hắn đe dọa "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi". Thái độ của hắn ngày càng hung hãn. Hắn sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Thấy tên này "hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì" hắn "đùng đùng" "giật phắt cái thừng", "chạy sầm sập" đến chỗ anh Dậu...

"Sầm sập tiến vào", "sầm sập đến", "sấn đến", "nhảy vào"; "gõ đầu roi xuống đất", "thét", "quát", "mỉa mai", "hằm hè", "đùng đùng" "bịch luôn vào cái ngực chị Dậu mấy bịch", "tát cả vào mặt chị một cái đánh đốp", chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi như vậy. Ngô Tất Tố không dùng bất kì một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ của chúng. Đó chính là sự sắc sảo, tinh tế của ngòi bút nhà văn. Bởi vì, lũ đầu trâu, mặt ngựa, xem việc đánh người như là việc tự nhiên, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn, thì làm gì biết suy nqhĩ. Bỏ đi những chi tiết miêu tả nội tâm, Ngô Tất Tố vừa làm nổi bật bản chất bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú của bọn đầy tớ, tay sai, vừa tạo ra kịch tính căng thẳng cho mạch truyện.

Trong tiểu thuyết Tắt đèn, chị Dậu được miêu tả như một người phụ nữ rất mực dịu dàng. Vì bị áp bức bóc lột, chị Dậu đành chịu đựng, nhẫn nhục, và trong nhiều trường hợp, chị là người có thể nhẫn nhục, chịu đựng. Nhưng chị Dậu không thuộc loại người yếu đuối, chỉ biết than khóc. Thông minh, sắc sảo, đảm đang, tháo vát, chị Dậu còn tiềm tàng một khả năng phản kháng. Chả thế mà ngay giữa đình làng, trước mặt bọn hào lí, chị đã dám "tru tréo", kêu to lên sự bất nhân của chế độ sưu thuế thực dân, phong kiến: "Khốn nạn thân tôi! Trời ơi! Em tôi chết rồi còn phải đóng sưu, hở trời". Bị quăng từ đình làng về, rồi được cứu sống, anh Dậu chỉ còn biết khóc em, khóc cái Tí, khóc cho số phận của anh. Trái lại, chị Dậu tỏ thái độ bất cần. Chị bình tĩnh khuyên giải chồng: "Còn như mấy đồng tiền sưu, tuy nó nóng thật, nhưng nó chưa kịp thì khất. Thịt người tanh, chả ai ăn được.Thầy em cứ yên tâm nằm nghỉ, không phải lo lắng gì cả."

Cảnh ''tức nước vỡ bờ" miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí cúa một tính cách nhất quán. Chị Dậu có thể nhẫn nhục, chịu đựng, nhưng khi bị đẩy tới chân tường, thì cũng biết chống trả quyết liệt thể hiện một khả năng phản kháng tiềm tàng. Trước thái độ hung hăng, những lời hách dịch của cai lệ, chị Dậu "run run". Chị sợ thì ít, mà lo cho chồng thì nhiều. Chị gọi cai lệ "ông", tự xưng là cháu. Chị van xin, cầu khẩn bẳng giọng "cố tha thiết": "Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất...", "Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi. Xin ông trông lại!". Đến khi thấy tính mạng của chồng bị đe dọa, thái độ của chị Dậu thay đổi hoàn toàn. Chị vẫn cố van xin, nhưng vội vàng đặt đứa con đang bế xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ, không đe hắn đụng tới anh Dậu. Đang xưng hô "ông - cháu", chị Dậu chuyển qua "ông - tôi" với cai lệ. Người đàn bà uất ức đã liều mình đứng dậy tự đặt ngang hàng với cai lệ để cảnh báo hắn: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Thái độ của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Người đàn bà dịu dàng bỗng trở nên đáo để. Chị hạ cai lệ xuống thứ "mày" và ngang nhiên thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem".

Chị Dậu quật ngã bọn tay sai hung ác trong ngang hàng, bất khuất với sức mạnh kì lạ - Chị "túm lấy cổ" cai lệ "ấn dúi ra cửa." Cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu". Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị Dậu "túm tóc lẳng сho một cái, ngã nhào ra thềm". Giọng văn cùa Ngô Tất Tố trở nên hả hê. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu trở nên khỏe khoắn, quyết liệt bao nhiêu, thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười và hài hước bấy nhiêu. Thấy chị Dậu quá quyết liệt, anh Dậu vừa run vừa kêu: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội". Nhưng "tức nước" thì tất yếu "vỡ bờ". Nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất: "Thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...". Câu nói mộc mạc đầy phẫn uất ấy giống như lời tuyên ngôn hùng hồn cho quy luật: Có áp bức, dứt khoát có đấu tranh.

Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa. Đó còn là sức mạnh của tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Một người đàn bà lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chồng, tới con, nhiều lần lấy thân của mình để che chở đòn roi cho chồng, vì chồng con, người đàn bà ấy sẵn sàng "thà ngồi tù".

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong "Tắt đèn" là "bức chân dung lạc quan". Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong "một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa". Dưới ngòi bút của Ngô Tât Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu cùa đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 14)

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ảnh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy.

Việc thu sưu thuế vẫn diễn ra gay gắt, bọn tay sai của các quan trên, lí trưởng cứ thế lộng hành, nhà chị Dậu thì ngày càng khó khăn. Chị phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn cho nhà lí trưởng để nộp nốt sưu cho chồng của mình. Anh Dậu ngày càng đau ốm, sau trận đánh trói ấy, anh càng yếu dần, nếu bị chúng đánh trói nữa tưởng rằng sẽ chết mất. Và chị Dậu đang tìm mọi cách để bảo vệ chồng của mình. Đoạn trích nổi bật với cảnh cai lệ và chị Dậu đối đầu khi tên tay sai đến thúc sưu nhà chị rất gay cấn và đúng như nhan đề "tức nước vỡ bờ".

Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, chị chăm sóc chồng đang ốm vì vừa bị bọn cường hào lí trưởng đánh đập. Chị cũng thương con mình sâu sắc. Chị tất tả chạy ngược xuôi vay được vài nắm gạo và nấu bát cháo loãng cho chồng ăn lại sức. Từ cách chị chăm chồng, đỡ chồng dậy và cách xưng hô: "Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột" đã thể hiện sự dịu dàng vốn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày trước.

Chị trở thành trụ cột trong gia đình, gánh chịu mọi đau khổ, sự túng quẫn vì sưu thuế. Chị đổ mồ hôi sôi nước mắt để cứu anh Dậu. Chăm sóc anh nhưng lúc ấy bất ngờ tên tay sai của lí trưởng và cai lệ xông vào, trên tay là roi, thước và dây thừng, hò hét bắt anh chị phải nộp sưu thuế, Anh Dậu quá khiếp đảm đến nỗi suýt ngất, chỉ còn mình chị Dậu chạy vạy, đối phó với giai cấp thống trị. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị thì đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.

Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn, chị quên đi vị thế của mình chỉ là những người nông dân thấp hèn, chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Với tình yêu thương của một người vợ, chị đã chống trả lại bọn chúng. Hai hàm răng nghiến chặt: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!" đầy thách thức và đe dọa. Điều đó thể hiện thái độ căm giận lũ chó đểu, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng chiến đấu của chị, không thèm đấu lí nữa mà thẳng tay trừng trị chúng.

Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa "Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". Cách miêu tả rất độc đáo của Ngô Tất Tố đã khiến cuộc đối đầu của chị và tên cai lệ trở nên sinh động, trong xã hội bất công ấy, một cuộc chiến công lí diễn ra để trừng trị kẻ ác đáng làm người ta khâm phục. Có lẽ vì người nông dân đặc biệt là người phụ nữ họ đã phải chịu nhiều bất công nên khi bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng với mục đích tự vệ chính đáng. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh.

Nhân vật cai lệ là nhân vật tiêu biểu cho lũ tay sai, công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Hắn là một tên nghiện ngập, để xác định vai trò của mình trong việc đi thúc sưu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong xã hội ấy, cai lệ chỉ là tay sai, là tên đứng ra hành hạ người dân nghèo thay lũ quan lại tham lam và độc ác.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng những cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 15)

 

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội.

Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của chị Dậu - một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy. Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ "tức nước vỡ bờ" qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

 

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 16)

Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Mặc dù bị đàn áp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng họ không cam chịu, mà luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ một mặt vạch trần bản chất độc ác của giai cấp thống trị, mặt khác ngợi ca vẻ đẹp tình yêu thương và sức mạnh tinh thần phản kháng của những người nông dân.

Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do nhà biên soạn đặt, nó là một câu thành ngữ thể hiện quy luật khi nước bị dồn ứ lâu, quá đầy sẽ làm vỡ bờ ngăn. Qua câu thành ngữ này nhằm nói lên quy luật xã hội: có áp bức ắt có đấu tranh. Lấy nó làm nhan đề đoạn trích là hoàn toàn hợp lí: một mặt vừa phán ảnh đúng nội dung của tác phẩm, mặt khác nêu lên chân lí: khi con đường sống của quần chúng bị áp bức thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng chính mình. Tác phẩm có hai hình tượng trung tâm là tên cai lệ và chị Dậu. Mỗi nhân vật đại diện cho một giai cấp, một phẩm chất khác nhau, qua đó bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về xã hội lúc bấy giờ.

Nhân vật cai lệ là đại diện cho bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Hắn ta là một tên tay sai “chuyên nghiệp”, thành thạo trong việc đánh, trói, dọa nạt và cướp bóc của dân lành. Hành động gây tội ác được hắn ý thức rằng đang thực thi công việc của “người nhà nước”. Chính bởi suy nghĩ đó nên mỗi hành động của hắn vô cùng độc ác, không có chút tình thương. Trước hết là qua lời nói, hắn dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ: “thét” “quát” “hầm hè” “nham nhảm thét”,… Thể hiện rõ ràng nhất qua hành động. Mặc dù anh Dậu đang bị ốm nặng, chị Dậu tha thiết van xin, quỳ lạy nhưng hắn vẫn sẵn sàng bắt và đánh anh Dậu. Người nhà lí trưởng lo lắng không dám hạ thủ trước một người ốm nặng thì chính hắn là kẻ trực tiếp ra tay. Hắn “giật phắt cái thừng” từ tay người nhà lí trưởng “chạy sầm sập đến để trói anh Dậu”. Hắn là kẻ vô nhân tính, tàn bạo. Trước sự can ngăn của chị Dậu hắn chẳng ngại ngần “bịch luôn vào ngực”, “tát vào mặt”,… ngay cả với một người phụ nữ hắn cũng sẵn sàng đánh đập. Hắn quả thật không bằng loài cầm thú.

Bên cạnh tên cai lệ độc ác, bất nhân lại hiện lên hình ảnh của một chị Dậu có hoàn cảnh đáng thương nhưng giàu tình yêu thương và sức phản kháng mãnh liệt. Gia đình chị vốn là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy vất vả mãi mới lo được tiền sưu cho chồng, nay lại thêm tiền sưu cho người em đã mất, khiến gia đình chị càng khốn đốn hơn. Chị bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền nộp sưu, giữa tình cảnh đó thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt lôi anh Dậu đi. Tình cảnh hết sức khốn cùng và thảm thương.

Tình yêu thương của chị được thể hiện rõ nhất qua lời nói, hành động với chồng. Chị lấy bát cháo mang lại cho chồng, chị ngồi nhìn anh ăn và lo lắng từng miếng anh có ăn ngon miệng không. Dáng vẻ của người đàn bà ấy thật đáng trân trọng làm sao. Chị cũng khốn khổ chạy vạy khắp nơi, nhưng đến lúc này chị chỉ suy nghĩ cho chồng, cho con mà không hề quan tâm đến bản thân mình. Khi cai lê đến chị hết sức van xin, khất sưu, chị hạ mình trước tên cai lệ mạt hạng để chồng không bị đánh trói. Khi mọi sự nỗ lực của chị đều bị khước từ chị sẵn sàng đứng lên đánh nhau với chúng để bảo vệ chồng. Chị quả là một phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng mình hết mực.

Nhưng không dừng lại ở đó, trong phụ nữ nông dân chất phác ấy còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Sự phản kháng của chị thể hiện theo trình tự hết sức hợp lí từ chỗ cố gắng van xin, đến chống cự bằng lí lẽ và cuối cùng là đáp trả bằng hành động. Sự phản kháng của chị là bột phát nhưng cũng phần nào cho thấy sức sống tiềm tàng trong chị và những người nông dân như chị. Khi bị áp bức, bị dồn đến bước đường cùng chắc chắn họ sẽ vùng lên đấu tranh: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”. Chị Dậu vốn là người phụ nữ mộc mạc, khiêm nhường, giàu lòng yêu thương, chịu đựng nhưng không hề yếu đuối. Trái lại chị có một tinh thần phản kháng và sức sống mãnh liệt. Chị là đại diện điển hình cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tác phẩm thành công ở nghệ thuật xây dựng truyện. Tình huống truyện giàu kịch tính, được đẩy lên cao trào. Chính những xung đột mâu thuẫn đã làm cho tính cách mỗi nhân vật được bộc lộ. Tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ chưa đi sâu miêu tả nội tâm nhân vật: cai lệ độc ác, bất nhân đại diện cho bộ máy cầm quyền; chị Dậu yêu thương chồng con, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, đại diện cho vẻ đẹp người nông dân. Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, giản dị, dễ hiểu, mang hơi thở thời đại.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 17)

 

Ngô Tất Tố, nhà báo nổi tiếng, là một học giả có những công trình khảo cứu về triết học phương Đông và về văn học cổ có giá trị. Ông còn là nhà văn có tài luôn gần gũi nông dân “chân lấm tay bùn” với những án văn bất hũ, tiêu biểu trong số đó là tác phẩm “Tắt đèn”. Với cái nhìn sâu sắc, tài chọn lựa những nhân vật điển hình, nhà văn đã tái hiện hình ảnh thảm sầụ của nông dân Việt Nam, đồng thời “Tắt đèn” cũng chính là “cáo trạng” kể về tội ác của bọn quan lại, địa chủ và cường hào ác bá thời thực dân - phong kiến. Tiêu biểu cho cảnh thảm sầu đó là hình ảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Dù sống trong cảnh khổ cực, tủi nhục ra sao thì chị Dậu vẫn là người phụ nữ chất phát, lương thiện, giàu đức hy sinh và tình chân thật của một người vợ và người mẹ. Và khi bị chế độ áp bức đẩy vào chân tường, chị đẫ dám chống lại bằng chính sức mạnh của mình qua đoạn văn trích “Tức nước vỡ bờ”.

Vì thiếu sưu thuế mà anh Dậu bị bọn cường hào ác bá bắt giải ra đình hành hạ, đánh đập, bỏ nắng, phơi sương đến độ ngất xỉu. Vì bị sợ vạ lây nên bọn chung sai người nhà lý trưởng cõng cái xác không hồn của anh về trả cho gia đình chị Dậu. Trong cảnh khốn cùng, chị đã tìm mọi cách để cứu chồng tỉnh lại. Chỉ một hành động ấy thôi cũng đủ chứng tỏ chị có lòng thương yêu đậm đà đối với anh Dậu rồi. Anh Dậu vừa tỉnh lại thì trong nhà không có lấy một hạt gạo để cầm hơi. Chị phải vất vả ngược xuôi đi vay mượn ở hàng xóm được lon gạo về nấu cháo cho chồng. Cháo vừa chín, chị ngả mâm bát múc ra la liệt và “lấy quạt, quạt cho cháo mau nguội ” thì tiếng trống, tiếng tù và, tiếng chó sủa đã inh ỏi vang lên ở đầu làng. Hơn ai hết, chị đã một lần hiểu được sau âm thanh oan nghiệt kia chuyện gì sẽ xảy đến cho anh Dậu, cho gia đình chị. Bởi vậy chị càng băn khoăn, lo lắng.

Qua lời đối thoại của chị với bà hàng xóm lúc bà hớt hải chạy qua khuyên chị nên mang anh Dậu đi trốn sưu, cũng đã làm rõ sự băn khoăn suy nghĩ đó. Chị trả lời: “thưa cụ cháu cũng nghĩ như cụ". “Nghĩ như cụ" là chị cũng định mang anh Dậu đi trốn sưu, nhưng vì anh “nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ", nên chị đã nấn ná để cho chồng húp ba miếng cháo lấy lại sức trước khi đi trốn. Cháo nguội, chị bưng một bát lớn rồi “rón rén” đặt cạnh chỗ anh Dậu nằm. Có cử chĩ nào đầy tình thương trong bước đi nhẹ nhàng của người phụ nữ chỉ vì muốn cho chồng mình được yên tĩnh trong những phút ốm đau. Chẳng những thế chị còn cố nài nỉ: “Thầy hãy cố dậy húp lấy vài húp cho đỡ xót ruột". Lời nói ấy chỉ có ở những người phụ nữ vừa giàu lòng thương yêu, vừa kính trọng chồng. Thêm vào đó “chị còn cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không?". Chỉ một cử chỉ đó cũng đủ cho người đọc thấy chị là con người hy sinh, lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của chính bản thân mình.

Anh Dậu vừa bưng bát cháo đưa lên miệng húp thì tên cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập, hùng hổ tiến vào. Chúng hoạnh hoẹ, chửi bới, đe dọa, để cố đòi cho được tiền sưu.

“Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xải cũ:

- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!".

Trước cử chỉ, giọng nối sặc mùi quan liêu, hách dịch nhưng vô cùng bệ rạc đó của tên cai lệ, anh Dậu hoảng quá “vợ để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì". Chỉ một mình chị Dậu tay nách con tìm cách đối phó. Những giây phút đầu tiên chị Dậu đã “run run” lo sợ, nhưng rồi chị đã bình tĩnh trỡ lại và cố tìm lời khôn khéo để vừa khất cho được tiền sưu thuế, vừa trả đũa lại kẻ thù. Chị đã tự hạ mình xuống hàng “con” “cháu” và tôn xưng kẻ thù là “ông”. Dù bị xâm phạm đến danh dự của cá nhân, của gia đình mình, bị đe dọa: “giời cả nhà mày đi" và bị chửi bới: “nói cho cha mày nghe đấy à”, thì chị vẫn cố nén sự tức giận của mình, vẫn cố chứng minh sự vô lý của việc chính quyền bắt nhà chị phải đóng sưu, vẫn cố van xin tha thiết:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất... và khi không thuyết phục được thì chị đã hé ra một chút liều để xin khất sưu: "Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!”

Không đáp lại lời cầu xin, tên cai lệ ra lệnh cho người nhà lý trưởng “trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”. Người nhà lý trưởng “hình như không dám hành hạ một người” ốm nặng thì chính anh ta giật phắt sợi dây thừng đi đến chỗ anh Dậu. Lúc này chị Dậu mới “xám mặt”, ấy là màu sắc biểu hiện của người đang trong tâm trạng vừa sợ, vừa lo. Chị vội vàng đặt con xuống đất, chạy lại vừa đỡ lấy tay cai lệ vừa năn nỉ:

Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Đúng là một cảnh tượng sống động đã xảy ra giữa một người đàn ông có chút quyền lực với người nữ nông dân có con mọn hiếm thấy. Hành động của hắn như lửa đổ thêm dầu. Chị Dậu đã liều mạng cự lại. Lời nói của chị ở vị trí của một kẻ ngang hàng với kẻ thù và như ra lệnh “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”, và rồi chị nói như thách thức: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Xét về thái độ và ngôn ngữ, nếu cai lệ và người nhà lý trưởng ỷ thế cậy quyền, tỏ ra quan liêu, hách dịch thì chị Dậu là người biết thủ phận, nhịn nhục dù đang chịu sự bất công chèn ép. Điều ấy được biểu hiện ở những lời xưng hô ban đầu của chị. Thay đổi cách xưng hô ấy là diễn biến tâm trạng biểu hiện thành lời nói. Tự hạ mình thành hàng “con cháu”, “tôi”, và khi căm giận tới tột cùng thì chị đã xưng là “bà”, còn cai lệ từ vai “ông” biến thành “mày”. Không dừng lại ở lời nói, chị đã đáp trả bằng hành động khi cai lệ “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch”.

Lấy bạo lực trừng trị bạo lực. Chị đã biến sự căm thù thành hành động tích cực nhất. Chị đã xông về phía tên cai lệ để: “túm lấy cổ ấn giúi ra cửa”. Người nhà lý trưởng thấy đàn anh của mình bị đánh ngã nên hắn lại xông vào. Với sức mạnh của nữ lực điền, chị nắm lấy tóc quẳng cho một cái, khiến “hắn ngã chòng queo ra thềm”. Chị vừa biểu lộ tinh thần đấu tranh, vừa chứng tỏ tiềm năng của những người nô lệ khi đã bị đẩy đến chân tường. Điều ấy càng được chứng tỏ ở câu trả lời của chị khi nghe anh Dậu nhắc đến chuyện “phải tù phải tội” khi đánh bọn người đi đòi sưu thế:

Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...”

Chị Dậu đúng là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam sau lũy tre làng.

Khi bị quyền lực bất công dồn vào chân tường, họ biết vùng dậy. Dù là đấu tranh “tự phát” đánh bọn cai lệ người nhà lý trưởng để “thà chịu ngồi tù”, nhưng hành động đấu tranh của chị đã giúp ta nhận rõ thêm phần nào chân lý: “Nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh”, “Tức nước” (quyền lực bất công đàn áp) thì “vỡ bờ” (nhân dân vùng lên chống lại); thấy rõ sức mạnh tiềm tàng của phụ nữ Việt Nam.

Với nghệ thuật chọn lọc những chi tiết gây căng thẳng, miêu tả thật tự nhiên và đầy kịch tính, nhà văn Ngô Tất Tố đã làm xúc động người đọc qua nhân vật chị Dậu trong tác phẩm: “Tắt đèn” ông xứng đáng là người có công lớn trong việc hình thành và phát triển nền tiểu thuyết Việt Nam thuộc dòng văn học Hiện thực phê phán, thật xứng với lời nhận xét của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan rằng: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo", và của nhà văn Nguyễn Tuân: “Xui người nông dân nổi loạn".

Hiện nay phụ nữ đã biết đâu tranh giành quyền lợi thiết thực hàng ngày, vừa chống những hiện tượng tiêu cực để xây dựng xã hội vừa dạy dỗ con cái, biết lo cho chồng con và còn là những giáo viên dạy giỏi, thợ dệt tiên tiến, bác sĩ tận tụy trong việc làm để xây dựng đất nước. Họ cũng đã đồng lòng chung sức họp lại để đương đầu với mọi khó khăn trước mắt. Để khỏi phụ lòng những bà mẹ, những người chị đáng kính, em càng nỗ lực trong học tập, tích cực rèn luyện để sau này có đầy đủ tài năng về phẩm chất chống lại bất cứ một ai muốn dùng quyền lực để buộc con người hôm nay phải sống cảnh tủi nhục như chị Dậu đã phải sống.

 

BPhân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 18)

“Tắt đèn”là bản tố khổ chân thật, sâu sắc, chan hoà nước mắt và lòng căm phẫn của người nông dân nghèo bị bóc lột, đàn áp. Có lẽ chính nhà văn Ngô Tất Tố cũng không cầm được nước mắt. Cái đáng quý ở nhà văn này là thái độ phẫn nộ với giai cấp bóc lột và lòng thương người mênh mông. “Tức nước vỡ bờ” vốn là câu tục ngữ mang tính quy luật tự nhiên (nước đã dâng lên cao thì bờ ngoài vỡ nhưng cũng có ý nghĩa xã hội sâu sắc…, Người ta đã vận dụng câu tục ngữ này làm tiêu đề, tên gọi của một đoạn trích hết sức điển hình trong tiểu thuyết Tắt đèn.

Năm đó là năm mất mùa, gia đình chị Dậu vốn nghèo khó phải đi làm thuê lại càng khó khăn hơn. Để đóng tiền sưu cho chồng, chị đã phải bán gánh khoai, bán đàn chó và đến cái Tí- con gái lớn của chị cũng bán cho ông bà Nghị Quế mới đủ tiền nộp sưu cho anh Dậu. Nhưng bọn chúng đã không tha cho gia đình chị, bắt gia đình chị nộp cả sưu thuế cho người em trai đã mất từ năm ngoái. Vì không nộp, anh Dậu đã bị bọn chúng bắt, đánh đập đến nỗi như một cái xác rồi quẳng trả gia đình chị. Chị Dậu vô cùng thương chồng. May được bà hàng xóm thường tình giúp đỡ cho bát gạo để chị nấu cháo cho chồng.

Khi anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lức này phải đốì mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới bị bắt trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ mà lại bị trói bị đánh nữa chắc anh không sống nổi. Không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị, tên cai lệ bất nhân nhất định xông vào trói anh Dậu. Hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có gì khác ngoài đánh, trói. Hạng người này trong chế độ thực dân, phong kiến sẽ thành thứ công cụ thực sự, không còn là người, ở cái làng Đông Xá ấy, cai lệ thỏa sức hoành hành, tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn thể hiện tính chuyên nghiệp trong cướp bóc, hà hiếp dân lành.

Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng qua những gì hắn làm, có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt cho cái “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền lúc bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”,… Hành động của hắn như một con thú dữ. Bản tính ác thú của tên này thể hiện cả ra ngôn ngữ: khàn khàn, quát, thét, hầm hè, nham nhảm… Tiếng của hắn đâu phải là tiếng người! Nếu là người thì hắn đã phải mủi lòng trước cảnh một người ốm nặng, đã động lòng trước những lời van xin tội nghiệp của chị Dậu, hắn đã biết thương hại… Đằng này, dường như hắn không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của con người, hắn đáp lại những lời van vỉ của chị Dậu bằng chửi, đánh. Thật táng tận lương tâm!

Lúc đầu chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xồ đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 19)

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực trước Cách mạng tháng tám, nhiều tác phẩm của ông nhằm có giá trị tố cáo sâu sắc chúng ta đã thấy được những hình ảnh đó qua những nhân vật nổi bật trong tác phẩm “Tức nước vỡ bờ.”

Những đề tài tiêu biểu mà Ngô Tất Tố thể hiện qua những tác phẩm của mình đó là sự nghèo khổ của những người nông dân, họ bị bần cùng hóa và lâm vào một con đường khó khăn, họ bị xã hội trà đạp, bị cái đói bao vây. Nhưng nhân dân đói khổ đó một phần là do chiến tranh gây ra một phần là do những thế lực cầm quyền tàn ác đã bòn rút hết những của cải của nhân dân, chúng ta đã thấy trong “Tức nước vỡ bỡ” hình ảnh người nông dân nghèo khổ luôn bị áp bức bóc lột, bị nộp sưu cao thuế nặng đã làm cho mỗi người đều cảm thấy phẫn uất trước những hiện tượng đó. Học phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi vừa chịu những ách bóc lột của những kẻ tàn dư còn sót lại, vừa những kẻ đi theo thực dân Pháp bán đứng Tổ Quốc.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt. Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này.

Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ, bản tính của hắn đâu phải là người. Lúc này đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh.

Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén:" Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn. Chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa " Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh. tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

Bằng tài năng nghệ thuật, cách xưng hô chọn lọc phù hợp cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, Ngô Tất Tố đã truyền cho người đọc tình yêu thương, sự đồng cảm với nhân vật chị Dậu cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 20)

Văn học Việt Nam trong thời kí kháng chiến chống Pháp thường xoay quanh chủ đề về nông dân. Trong đó tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố tiêu biểu trong thể loại ấy đã để lại không ít ấn tượng trong làng văn học bấy giờ. Đặc biệt là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã phần nào thể hiện được nội dung phản ánh một phần trong thiên tiểu thuyết.

Đoạn trích đã phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tang của người nông dân. Có đủ các hạng người được tác giả khắc họa sinh động, từng hình tượng nhân vật đều mang một nét phong cách tiêu biểu đặc trưng mà mình thể hiện. qua đó ta thấy được bức tranh thu nhỏ về đời sống nông thôn Việt nam trước Cách mạng Tháng Tám. Giữa đám sâu bọ hại dân bán nước lúc nhúc nơi làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sang lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực một lòng vì chồng thương con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phi thường phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh.

Hình tượng nhân vật chị Dậu được xem là điển hình cho người phụ nữ Việt trước Cách mạng Tháng Tám ở nước ta.Mở đầu đoạn trích, tác giả nêu nên hoàn cảnh gia định chị Dậu, thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh, đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế ngày đó. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở dã man, chị Dậu một than một mình chạy vạy khắp nơi ngược xuôi để lo suất sưu cho anh Dậu .Đường cùng, chị đã phải đứt ruột gạt nước mắt mà bán con gái cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy cùng ổ chó cộng lại với được mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất sưu để chồng được thả về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đầy gia đình chị đến mức đường cùng cơ cực.Anh Dậu về nhà với tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hang xóm tốt bụng ái ngại cho cảnh đói nhà chị nên mang cho bát gạo để nấu cháo.

 

Đoạn trích tức nước vỡ bờ là cảnh buổi sớm hôm sau.Anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kíp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lúc này phải đối mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới được thả trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ lại trói lại bị đánh nữa thì anh không sống nổi. không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị Dậu, tên cai lệ bất nhân vẫn nhất định xông vào trói anh Dậu. hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có hì khác ngoài đáng đập, trói người. hạng người này trong chế độ thực dân phong kiến bấy giờ là thứ công cụ thực sự, không còn là người, còn cai lệ thì hoành hành tác oai tác quái. Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn bộc lộ tính chuyên nghiệp trong hành nghề cướp bóc, hà hiếp người khác.

Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng những gì hắn làm, nói đều thể hiện rõ là bộ mặt của “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái bốp”…. hành động của hắn như một con thú dữ. bản tính của hắn đâu phải là người. nếu là người hắn đã mủi lòng mà xót thương, xúc động mà không lỡ hành xử như vậy với người phụ nữ mỏng manh như chị Dậu. hắn chỉ đáp lại những lời van xin thống thiết của chị Dậu bằng những cú đạp, những hành động của một con dã thú đội lốt người. Xuất hiện trong thoáng chốc song nhân vật cai lệ được Ngô Tất Tố khắc họa một cách rõ nét, sống đông hệt như con ác thú thực sự. qua đó ta thấy thương xót cho cuộc sống người nông dân Việt Nam nói chung bấy giờ.

Thử tưởng tượng cảnh chị dậu phải sống hay cũng chính là hình ảnh người nông dân phải trải qua. Thật kinh khủng. Sống trong không khí âm u, đè nặng bởi sưu cao thuế nặng ấy người nông dân phải chịu sự cùm kẹp như thế nào? Chị dậu thương chồng, con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong ban lĩnh phụ nữ của chị. Vẻ đẹp của chị còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương đầu với lũ ác tà là tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Giống bao phụ nữ nông dân khác, chị có thể cam chịu, nhẫn nhục. Chị đã phải “van xin tha thiết” trước bọn người nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nún nhịn trước sự vô lí, bất nhân. Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại còn bịch ngực chị, xông đến trói anh Dậu thì nước tràn bờ và chị “liều mạng cự lại”.

Ngô Tất Tố rất tài tình khi miêu tả rất tinh những diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu, để nó diễn ra một cách chân thực trước mắt người đọc. ta có thể xem quá trình diễn biến ấy làm hai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh liệtThoạt đầu chị xưng cháu gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại lời là cái quát của cai lệ “ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” thậm chí còn “giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. lúc này chị vẫn một mực tha thiết “Cháu van ông…ông tha cho". Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn xông tới đấm vào ngực chị. Đến đây, mới thấy bắt đầu dấu hiệu phản kháng của người phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “không thể chịu được” nữa, chị Dậu đứng lên với vị trí ngang hang kẻ thù, đối đầu trực diện.

Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng. Chị xưng mày tao với tên cai lệ: “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Từ cháu-ông đến tôi-ông bây giờ là bà-mày, niềm căm hận bốc lên ngùn ngụt trong chị. Căm thù, khinh bỉ tột độ, chị sẵn sàng đè bẹp kẻ thù với sức mạnh của một “bản năng sống” mạnh mẽ. sức mạnh ấy được phóng ra như một năng lượng tiềm táng thành những hành động mạnh bạo: túm lấy cổ, ấn giúi ra cửa, túm tóc, lẳng. Trước sức mạnh ấy, hai tên kia đã thất bại thảm hại hay cũng chính là thất bại tất yếu mà lũ tay sai bè phái bán nước hại dân nhận được.

Bằng tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, khả năng dựng cảnh, tính huống Ngô Tất Tố đã dựng lên một khung cảnh sống ngột ngạt nơi làng quê. Từ đó mà ta thấy được rõ hơn, đồng cảm hơn với cuộc sống cũng cực ủa người nông dân bấy giờ. Nhưng phía sau đó vẫn là một niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 21)

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ phơi bày bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời thể hiện sự sâu sắc nỗi thống khổ cũng như sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Có đủ các hạng người được khắc họa sinh động trong bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ấy. Giữa cái dám sâu bọ hại dân lúc nhúc ở cái làng quê u ám đang rên xiết trong vụ thuế kinh tởm thấy sáng lên một chị Dậu đảm đang, chịu thương chịu khó hết mực vì chồng vì con, một chị Dậu lam lũ, nhẫn nhục nhưng cũng đầy sức mạnh phản kháng, quyết không để đói khổ làm hoen ố phẩm hạnh.

Hình tượng nhân vật này được xem là điển hình cho người phụ nữ nông dân bây giờ. Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng nhất hạng cùng đinh đang lâm vào tình cảnh bức bách của sưu thuế. Chồng ốm đau lại bị đánh đập khổ sở, chị Dậu một thân một mình chạy vạy ngược xuôi để lo suất Sưu cho anh Dậu. Đường cùng, chị đã phải đứt ruột, gạt nước mắt mà bán con cho Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán gánh khoai mới đủ tiền nộp suất SƯU để chồng được tha về. Nào ngờ bọn lí dịch lại bắt phải nộp cả suất SƯU của người em chồng đã chết từ năm ngoái, đẩy gia đình chị đến cùng cực.

Anh Dậu về nhà nhưng lâm vào tình trạng thập tử nhất sinh. Bà hàng xóm tốt bụng ái ngại cho cảnh đói nhà chị Dậu mang cho bát gạo để nấu cháo. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là cảnh buổi sớm hôm sau. Khi anh Dậu cố gượng ngồi dậy, chưa kịp đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã đầy tớ của lí trưởng xộc vào định trói anh để nã thuế. Chị Dậu lức này phải đốì mặt với tình thế nguy ngập: chồng chị vừa mới bị bắt trói, tưởng đã chết đêm qua, bây giờ mà lại bị trói bị đánh nữa chắc anh không sống nổi. Không đếm xỉa đến những lời van xin tha thiết của chị, tên cai lệ bất nhân nhất định xông vào trói anh Dậu. Hắn là một tên tay sai chuyên nghiệp; với hắn không có gì khác ngoài đánh, trói. Hạng người này trong chế độ thực dân, phong kiến sẽ thành thứ công cụ thực sự, không còn là người, ơ cái làng Đông Xá ấy, cai lệ thỏa sức hoành hành, tác oai tác quái.

Vụ thuế đang là thời điểm tốt nhất để hắn thể hiện tính chuyên nghiệp trong cướp bóc, hà hiếp dân lành. Chỉ là một tên tay sai mạt hạng nhưng qua những gì hắn làm, có thể nói hắn là hiện thân đầy đủ, rõ rệt cho cái “nhà nước” phi nhân tính, nhân quyền lúc bấy giờ. Hắn “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng cai lệ giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”, “sấn đến để trói anh Dậu”, “tát vào mặt chị một cái đánh bốp”,... Hành động của hắn như một con thú dữ. Bản tính ác thú của tên này thể hiện cả ra ngôn ngữ: khàn khàn, quát, thét, hầm hè, nham nhảm... Tiếng của hắn đâu phải là tiếng người! Nếu là người thì hắn đã phải mủi lòng trước cảnh một người ốm nặng, đã động lòng trước những lời van xin tội nghiệp của chị Dậu, hắn đã biết thương hại... Đằng này, dường như hắn không có khả năng hiểu được ngôn ngữ của con người, hắn đáp lại những lời van vỉ của chị Dậu bằng chửi, đánh. Thật táng tận lương tâm!

Chỉ xuất hiện trong một thoáng chốc song nhân vật cai lệ dã được Ngô Tất Tố khắc họa một cách rõ nét, sống động hệt như một con thú ác thực sự, đang sống. Làm sao những người dân lành có thể sống yêu ổn được dưới roi song, tay thước, dây thừng của hạng người đểu cáng này! Thế mà chị Dậu đã phải sống, cả nhà chị Dậu đã phải sống và nói rộng ra, cả cái làng Đông Xá này đã phải sống, tất cả những người nông dân ở biết bao cái làng khác cũng đã phải sống. Chỉ có điều sống dở chết dở, sống đau sống đớn mà thôi! Chị Dậu thương chồng, con hết mực. Bát cháo chị nấu cho anh Dậu và cử chỉ “rón rén bưng”, “chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không” cho thấy nét đẹp trong bản lĩnh phụ nữ của chị. Và, vẻ đẹp của chị Dậu còn được thể hiện một cách đặc sắc khi một mình chị phải đứng ra đương đầu với lũ ác là tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Như những người phụ nữ nông dân khác, chị Dậu có thể cam chịu, nhẫn nhục.

Chị đã phải “van xin tha thiết” trước bọn người đang nhân danh “nhà nước”, mặc dù là sự nhún chịu trước sự vô lí, bất nhân (đánh vào người đã chết). Chỉ đến khi tên cai lệ bất chấp, lại còn bịch vào ngực chị, xông đến trói anh Dậu thì “tức quá không thể chịu được”, chị đã “liều mạng cự lại”. Cái tài của Ngô Tất Tố là đã miêu tả rất tinh những diễn biến trong tâm lí và hành động của chị Dậu, để nó thế hiện ra chân thực trước mắt người đọc. Có thể xem quá trình diễn biến ấy có hai giai đoạn: từ chịu đựng nhẫn nhục đến phản kháng mãnh liệt. Thoạt đầu chị xưng cháu, gọi cai lệ bằng ông. Nhưng đáp lại những lời lễ phép thấu tình của chị, cai lệ quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” rồi: “Ông sẽ dỡ cả nhà mày đi”, chưa hết: “Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”.

Đến lúc này, chị Dậu vẫn một mực tha thiết: “Cháu van ông,...,ông tha cho!”. Đến mức như thế nhưng cai lệ không những không mủi lòng mà còn xông tới đấm vào ngực chị Dậu. Đến đây, mới thấy bắt đầu những dấu hiệu phản kháng của người phụ nữ này: chị xưng tôi, gọi cai lệ là ông. “Không thể chịu được” nữa, chị Dậu đã đứng lên, với vị thế của kẻ ngang hàng, trực diện với thế lực áp bức. Quá trình diễn biến ấy được đẩy lên đỉnh điểm, kịch tính đã hết mức căng thẳng khi tên cai lệ tát “đánh bốp” vào mặt chị Dậu. Thế là thực sự bắt đầu một giai đoạn mới của sự phản kháng, chị xưng, gọi mày với tên cai lệ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”... Từ cháu - ông đến tôi - ông và bây giờ là bà - mày, niềm căm giận đang bốc lên ngùn ngụt trong chị.

Căm thù, khinh bỉ tột độ, chị sẵn sàng đè bẹp kẻ thù với sức mạnh của một “bản năng sống” mạnh mẽ. Sức mạnh ấy được phóng ra như một năng lượng tiềm tàng thành những hành động: túm lấy cổ, ấn giúi ra cửa, túm tóc, lẳng. Trước sức mạnh ấy, hai tên tay sai đã thất bại thảm hại. Ngô Tất Tố miêu tả rất sống động cảnh chị Dậu tay không đánh bại hai tên tay sai đang lăm lăm vũ khí. Lòng căm phẫn, tình yêu thương chính là cội nguồn sức mạnh phản kháng mãnh liệt mà chị Dậu đã cho thấy những hành động cục súc, ác ôn của tên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp, “châm ngòi nổ” cho hành động vùng lên của chị Dậu.

Nhưng sâu xa hơn, căn bản hơn, chính là tình thương trong chị đã biến thành sức mạnh. Một người phụ nữ nghèo khổ, quen nhẫn nhục hi sinh đã dám đứng thẳng lên với một sức mạnh phản kháng phi thường. Vẻ đẹp nhân cách của chị Dậu đã được thể hiện rõ nét. Thì ra, đằng sau sự khiêm nhường, vị tha, mộc mạc, nhẫn nhục, trong con người ấy vẫn tiềm tàng ẩn chứa một sức sống dồi dào, mãnh liệt. Sức sống ấy được bộc lộ ra bằng sự phản kháng quyết liệt như ta đã thấy. Nó chứng minh một chân lí của muôn đời: có áp bức thì có đấu tranh — điều mà nhân dân ta đã tổng kết trong một hình ảnh giản dị: “Tức nước vỡ bờ”.

Ngòi bút Ngô Tất Tố đã đạt đến một trình độ điêu luyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: từ sự khéo léo trong khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của Tắt đèn.

Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 22)

Ngô Tất Tố là nhà văn bậc thầy trong trào lưu văn học hiện thực những năm mà đất nước còn gian khó, nhân dân bị đọa đầy. Trong hoàn cảnh ấy, tác giả lấy bối cảnh từ một vụ thu sưu thuế ở làng quê để qua đó phản ảnh số phận khổ đau của những người nông dân trong xã hội đương thời đồng thời tố cáo giai cấp thống trị. Đặc biệt qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, mâu thuẫn của giai cấp khác nhau đã tạo ra sự thu hút với người đọc, khiến họ thương cảm cho chị Dậu và dấy lên sự tức tối, lòng thù hận với giai cấp thống trị.

Trong đoạn trích, ông thành công trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội đương thời thông qua nhân vật chị Dậu. Và ông rất sắc xảo khi gây dựng những tình tiết trong truyện xoay quanh nhân vật chị Dậu, đã làm sáng lên phẩm chất của người nông dân dù bị đọa đầy.

Việc thu sưu thuế vẫn diễn ra gay gắt, bọn tay sai của các quan trên, lí trưởng cứ thế lộng hành, nhà chị Dậu thì ngày càng khó khăn. Chị phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn cho nhà lí trưởng để nộp nốt sưu cho chồng của mình. Anh Dậu ngày càng đau ốm, sau trận đánh trói ấy, anh càng yếu dần, nếu bị chúng đánh trói nữa tưởng rằng sẽ chết mất. Và chị Dậu đang tìm mọi cách để bảo vệ chồng của mình. Đoạn trích nổi bật với cảnh cai lệ và chị Dậu đối đầu khi tên tay sai đến thúc sưu nhà chị rất gay cấn và đúng như nhan đề "tức nước vỡ bờ".

Chị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng hết mực, chị chăm sóc chồng đang ốm vì vừa bị bọn cường hào lí trưởng đánh đập. Chị cũng thương con mình sâu sắc. Chị tất tả chạy ngược xuôi vay được vài nắm gạo và nấu bát cháo loãng cho chồng ăn lại sức. Từ cách chị chăm chồng, đỡ chồng dậy và cách xưng hô: "Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột" đã thể hiện sự dịu dàng vốn có trong mỗi người phụ nữ Việt Nam ngày trước.

Chị trở thành trụ cột trong gia đình, gánh chịu mọi đau khổ, sự túng quẫn vì sưu thuế. Chị đổ mồ hôi sôi nước mắt để cứu anh Dậu. Chăm sóc anh nhưng lúc ấy bất ngờ tên tay sai của lí trưởng và cai lệ xông vào, trên tay là roi, thước và dây thừng, hò hét bắt anh chị phải nộp sưu thuế, Anh Dậu quá khiếp đảm đến nỗi suýt ngất, chỉ còn mình chị Dậu chạy vạy, đối phó với giai cấp thống trị. Thoạt đầu, chúng định lôi anh Dậu đi nhưng không hành hung mà chúng lại chửi bới mỉa mai đến nỗi chị Dậu vẫn van xin "cháu xin ông" để khất hạn nộp sưu nhưng rồi chúng sấn đến đánh chị thì đã chạm đến giới hạn cuối cùng, tính cách của "người đàn bà lực điền" ấy mới bộc lộ một cách mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Vậy nên người ta mới nói có áp bức bất công thì ắt hẳn có sự đấu tranh. Chị Dậu đang đứng lên để bảo vệ gia đình và cuộc sống của mình. Chị liều mạng chống cự lại những cú đấm thô bạo bằng những lí lẽ sắc bén: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!". Không còn xưng hô tôn trọng với những kẻ độc ác và bạo tàn, chị quên đi vị thế của mình chỉ là những người nông dân thấp hèn, chị đứng lên ngang hàng với những kẻ bạo tàn để đấu tranh. Với tình yêu thương của một người vợ, chị đã chống trả lại bọn chúng. Hai hàm răng nghiến chặt: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!" đầy thách thức và đe dọa. Điều đó thể hiện thái độ căm giận lũ chó đểu, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế sẵn sàng chiến đấu của chị, không thèm đấu lí nữa mà thẳng tay trừng trị chúng. Một hành động phản kháng rất mạnh mẽ, chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi đầu ra cửa "Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm". Cách miêu tả rất độc đáo của Ngô Tất Tố đã khiến cuộc đối đầu của chị và tên cai lệ trở nên sinh động, trong xã hội bất công ấy, một cuộc chiến công lí diễn ra để trừng trị kẻ ác đáng làm người ta khâm phục. Có lẽ vì người nông dân đặc biệt là người phụ nữ họ đã phải chịu nhiều bất công nên khi bị dồn đến đường cùng, họ phản kháng với mục đích tự vệ chính đáng. Tuy vậy, hành động của chị Dậu chỉ là một cá nhân chứ chưa phải là cả xã hội cùng đấu tranh để giải phóng giai cấp. Có lẽ theo quy luật, càng nhiều áp bức thì sẽ càng xuất hiện đấu tranh.

Nhân vật cai lệ là nhân vật tiêu biểu cho lũ tay sai, công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Hắn là một tên nghiện ngập, để xác định vai trò của mình trong việc đi thúc sưu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong xã hội ấy, cai lệ chỉ là tay sai, là tên đứng ra hành hạ người dân nghèo thay lũ quan lại tham lam và độc ác.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng những cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 23)

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

Trong tác phẩm Tắt đèn, bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhận vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt bất nhân đến bọn cường hào tham lam hống hách. Từ một quan “phụ mẫu” oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa. Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Những nhân vật phản diện này tiêu biểu cho tầng lớp phong kiến thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ.

Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Nhà văn miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Nhà văn chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh sống tối tăm, ngột ngạt.

Thái độ yêu ghét của Ngô Tất Tố thể hiện rất rõ ràng qua từng trang viết. Tình cảm yêu mến, trân trọng mà ông dành cho người nông dân khiến ông thật sự là tri âm, tri kỉ của họ. ông cũng không giấu diếm sự khinh bỉ và căm ghét đối với bọn thống trị sâu mọt ở nông thôn. Về nghệ thuật, Tắt đèn được coi là tiểu thuyết hiện thực xuất sắc mà thành công lớn nhất là tác giả đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động, trong đó có những điển hình độc đáo.

Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm, nội dung xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế.

Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để đốc thuế. Bọn tay sai hung hãn xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng, nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt anh Dậu phải nộp cả suất của người em đã chết từ năm ngoái. Thành thử, anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, bọn chúng chắc chắn sẽ không buông tha. Đã thế anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn, tưởng chết đêm qua. Nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập này. Đoạn trích tiếp nối câu chuyện trên.

Qua đoạn trích, tác giả phơi bày và lên án bản chất tàn ác bất nhân của chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ và phản ánh tình cảnh đau thương của nông dân cùng quy luật có áp bức có đấu tranh. Nhà văn giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hổn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Trong đoạn trích có hai nhân vật chính là chị Dậu và tên cai lệ.

Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt tia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã đương đầu với bọn nha dịch tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe doạ thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Bọn đầu trâu mặt ngựa hung hãn nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có tội (!) cho nên chị phải van xin. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa tử lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng sấn tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông – cháu, tôi – ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ đến cao độ, đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy dữ dội. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ người độc ác được tác giả miêu tả thật sinh động và thu vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khỉ mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng ngọn lửa phản kháng trong lòng chị. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống, vừa run lại vừa kêu: – u nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta là phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên : Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi chịu không được… Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, Ngô Tất Tố đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn khôn lường của nó. Có thể nói đoạn trích này đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát.

Nhân vật cai lệ trong đoạn trích tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị ở nông thôn, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng. Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện cho nhà nước. Hắn nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ được ngòi bút tả thực của tác giả khắc họa nổi bật, có giá trị khái quát cao.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội.

Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ bài (mẫu 24)

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc.

Tác giả lấy đề tài từ vụ thuế hàng năm ở những làng quê Bắc Bộ, với những hình ảnh như in đậm vào tâm trí của người đọc, hiện lên số phận bi thảm của những người phụ nữ nói chung và những người nông dân nói riêng cùng bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Đó là tình cảnh của người nông dân “một cổ hai tròng” khi vừa chịu ách bóc lột của những kẻ tàn dư phong kiến còn sót lại, vừa của những kẻ đi theo thực dân pháp, bán đứng tổ quốc. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vẽ nên chân dung của hàng loạt những nhân vật ở trong tác phẩm. Điển hình cho những kẻ áp bức con người là vợ chồng Nghị Quế, luôn lợi dụng tình cảnh của những con người đang gặp khó khăn nhằm trục lợi hay những bọn tay sai cường hào tuy chỉ là những kẻ làm thuê nhưng chúng lại không biết thương yêu những người đồng loại vất vả mà lại chỉ biết áp bức những người nông dân tay không tấc sắt. đó chính là những con người đại diện tầng lớp tiêu biểu phong kiến tàn dư của xã hội.

Ngoài ra, tác giả còn rất khéo léo xây dựng hình tượng vô cùng kiên cường mà cũng đầy cảm động về hình ảnh của  chị Dậu - một người phụ nữ luôn hết lòng chăm lo cho chồng cho con mà không nghĩ cho mình bao giờ. Tốt đẹp là thế nhưng họ luôn phải chịu sự áp bức từ kẻ khác. Họ cũng không có cách nào để phản kháng hoàn toàn bởi chính họ còn không biết làm cách nào thoát ra khỏi vũng lầy. Mở đầu là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cô gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng anh Dậu vẫn không tránh được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chổng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình đang quẫn bách khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giữa lúc anh Dậu vừa bưng bát cháo kề vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập sấn vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu đã lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn chị Dậu một mình phải đối phó với những kẻ độc ác, luôn đòi ra tay với vợ chồng chị.

Ban đầu, khi bọn chúng ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai, đe dọa thì chị Dậu vẫn nhũn nhặn van xin tên cai lệ độc ác. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tĩnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự hạ mình. Bọn chúng chẳng thèm nghe mà sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định bắt trói anh một lần nữa thì chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác, bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Lúc đầu, chị cự lại tên cai lệ bằng lí lẽ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Thực ra, chị chỉ nói đốn lòng nhân đạo tối thiểu của con người. Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi – ông, ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chúng phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng bùng lên dữ dội. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc; lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy ? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thượng và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ "tức nước vỡ bờ" qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Tuy tác giả khỉ đó chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét rằng Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã “xui người nông dân đấu tranh cách mạng…”.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:

Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Phân tích tác phẩm Lão Hạc

Phân tích nhân vật lão Hạc

Đóng vai lão Hạc kể lại chuyện bán chó

Phân tích nhân vật ông giáo trong Lão Hạc

1 1,193 19/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: