Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (30 mẫu) SIÊU HAY
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" lớp 8 gồm dàn ý và 30 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" – Ngữ văn 11
Bài giảng Ngữ văn 8 Trong lòng mẹ
Dàn ý Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyên Hồng, đoạn trích Trong lòng mẹ và dẫn dắt vào những so sánh hay.
Lưu ý: học sinh lựa chọn viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của mình.
2. Thân bài
a. So sánh thứ nhất
"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi"
Tác giả so sánh “những cổ tục” lạc hậu với “hòn đá hay cục thủy tinh”: so sánh cái vô hình với cái hữu hình, có thể cầm nắm được.
Mục đích: diễn tả sự căm phẫn đến tột cùng của bé Hồng. Những cổ tục đó mà là hòn đá hay cục thủy tinh thì cũng vồ lấy mà cắn, nhai, nghiến nát để mong nó tan biến đi, không còn làm tổn thương đến cậu hay mẹ cậu nữa.
So sánh kết hợp với các động từ mạnh “cắn, nhai, nghiến” thể hiện sự mạnh mẽ của Hồng, đồng thời lột tả những cay đắng mà cậu đang phải chịu đựng từng ngày.
→ Một so sánh vô cùng độc đáo, giúp người đọc hình dung ra sự bất hạnh của Hồng đồng thời thêm yêu mến nhân vật này.
b. So sánh thứ hai
"Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".
So sánh: người ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình với ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Một so sánh vô cùng chính xác và độc đáo. Nó thể hiện sự hi vọng, khát khao đến tột cùng được gặp mẹ, mong chờ người ngồi trên xe là mẹ của mình. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện nỗi sợ, nỗi xấu hổ của một đứa trẻ nếu nhận nhầm mẹ.
Những hi vọng, những tia sáng bừng phát trong đầu một chú bé. Chú mang theo hi vọng như những người đi trên sa mạc mong ngóng tìm được một dòng nước để thỏa cơn khát của mình.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị của những so sánh đối với tác phẩm.
Bài giảng Ngữ văn 8 Trong lòng mẹ
Dàn ý Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"
1. Mở bài
- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyên Hồng (đặc điểm về con người, cuộc đời, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích "Trong lòng mẹ" (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề, những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Những so sánh hay trong đoạn trích "Trong lòng mẹ".
2. Thân bài
- Phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
+ Phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến"
+ Cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.
+ Phép so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
- Phép so sánh "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".
+ Phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ và có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng.
+ Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn, oi ả và nóng nực.
+ Diễn tả rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ.
3. Kết bài
Khái quát giá trị, ý nghĩa của việc sử dụng những so sánh đặc sắc trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của đoạn trích "Trong lòng mẹ" và nêu cảm nhận của bản thân.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (mẫu 1)
Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút của mình tới cuộc sống của những người cùng khổ mà ông nhất mực yêu thương, quý mến. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trích từ tập hồi kí "Những ngày ấu thơ" kể về những năm tháng tuổi thơ cơ cực, cay đắng của chính tác giả là một trong số những tác phẩm như thế. Một trong số yếu tố góp phần vào thành công của đoạn trích "Trong lòng mẹ" chính là việc sử dụng những phép so sánh độc đáo, đặc sắc, giàu giá trị.
Trước hết, so sánh độc đáo được sử dụng trong đoạn trích chính là phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Có thể dễ dàng nhận thấy phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến" đã diễn tả một cách sâu sắc sự căm phẫn đến tột cùng của bé Hồng. Thêm vào đó, phép so sánh với cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận. Với những nét độc đáo đó, biện pháp so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
Thêm vào đó, một phép so sánh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc đó chính là "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Đây là một phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ nhưng có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng từ sự hi vọng đến sự tuyệt vọng đến đỉnh điểm. Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực. Và để rồi, với việc sử dụng phép so sánh này tác giả đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ, không được sà vào vòng tay yêu thương, ấm áp của mẹ. Nỗi khao khát ấy lớn đến mức nếu như người phụ nữ kia không phải là mẹ thì đứa bé tội nghiệp ấy sẽ thất vọng biết bao nhiêu, rồi nó sẽ ngã quỵ xuống như những "người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực".
Tóm lại, đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã sử dụng nhiều biện pháp so sánh độc đáo, góp phần thể hiện rõ những nét tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Đồng thời qua đó cũng giúp người đọc thấy được tài năng của nhà văn Nguyên Hồng.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (mẫu 2)
Những ngày thơ ấu (viết năm 1938, Nhà xuất bản Đời nay in lần đầu năm 1940) là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyên Hồng. Đó là một tập hồi ký ghi lại những năm tháng tuổi thơ rất ít niềm vui nhưng nhiều cay đắng của tác giả, thể hiện một cách chân thật những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. (Thạch Lam)
Hồi kí Những ngày thơ ấu gồm 9 chương, Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm. Nhân vật chính của chương sách này là bé Hồng. Bé Hồng được đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp: bố mất, mẹ đi bước nữa bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ, đồng thời thường xuyên phải nghe những lời nói xấu về mẹ. Ta hiểu vì sao em vô cùng sung sướng khi mẹ trở về.
Trong chương sách này, nhà văn đã tập trung làm nổi bật tình cảm xót thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đôi với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh. Tình cảm ấy trước hết được thể hiện qua tâm trạng cua bé Hồng khi nói chuyện với bà cô. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng được miêu tả thật sinh động. Lúc đầu bé Hồng định nghe lời bà cô vào Thanh Hóa thăm mẹ. Nhưng khi nhận ra “ý nghĩa cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt “khi cười rất kịch”, đầy giả dối của bà cô, bé Hồng lẳng lặng “cúi đầu không đáp”. Cử chỉ “im lặng, cúi đầu xuống đất” của bé Hồng lại được miêu tả lặp lại một lần nữa khi bà cô tiếp tục giục giã em vào Thanh Hóa thăm mẹ, vì mẹ em dạo này “phát tài lắm”. Bà cô đưa tin mẹ bé Hồng có con khi chưa hết tang chồng, lại nghèo túng khốn khổ nơi đất khách quê người, thấy người quen lại tránh mặt để lăng nhục bé Hồng và gieo rắc vào đầu óc em sự “hoài nghi”, “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Những lời cay độc của bà cô như những con dao nứa cứa vào tâm hồn thơ dại của đứa trẻ. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục, “im lặng, cúi đầu” đến lúc không sao nén nổi nỗi đau đớn tủi nhục đã bật lên tiếng khóc, nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Và một thứ tình cảm phức tạp, vừa thương yêu, vừa căm tức nẩy sinh trong tâm hồn ngây thơ của bé Hồng, khiến em “cười dài trong tiếng khóc”.
Bé Hồng cười (cười mỉa mai) vì hiểu thâu những rắp tâm “tanh bẩn" của cô, vì khinh bỉ thái độ rất cay độc của bà: làm ra vẻ thông cảm, nhưng kỳ thực: chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc em những hoài nghi “để em khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Bé Hồng khóc vì thương mẹ bị đày đọa, bị lăng nhục, bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, vô nhân đạo. Khóc vì thương mẹ chỉ vì “sợ hãi những thành kiến tàn ác” mà xa lìa hai con “để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh như một kẻ giết người”. Càng thương mẹ, bé Hồng càng căm ghét những hủ lục phong kiên vô lý, tàn nhẫn đã đày đọa, trói buộc người phụ nữ. Lòng căm ghét cao độ, mãnh liệt ấy đã được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, cùng với nhịp văn gấp gáp, dồn dập: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
Vậy là, dù có tinh ma, độc địa đến đâu, bà cô bé Hồng cũng không thể chia rẽ được tình cảm giữa em với người mẹ: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lần và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Tâm địa xấu xa của bà cô chỉ làm khơi sâu thêm tình cảm thương yêu mẹ của bé Hồng và thổi bùng lên trong em sự căm ghét sâu sắc những kẻ đối xử tàn nhẫn với mẹ em. Có thể nói, chương Trong lòng mẹ là lời khẳng định chân thành đầy cảm động sự bất diệt của tình mẫu tử. Tình cảm thiêng liêng muôn đời ấy không một thế lực nào có thể tàn phá nổi.
Cuối chương hồi kí, tác giả đã diễn tả thật cụ thể và sinh động tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹ. Một buổi chiều tan học, bố Hồng “chơi thoáng thấy một bóng người trông xe kéo giống mẹ” và em “liền đuổi theo, gọi rối rít”. Nhưng nếu người trên xe lại là người khác thì cái lầm đó thành ra một trò cười lức bụng cho lũ bạn. “Cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suối chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Thủ pháp so sánh ví von này đã diễn tả được một cách cụ thể sự khao khát tình mẹ con thật là mãnh liệt như người bộ hành ở giữa sa mạc khát nước đến cháy bỏng. Nỗi vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ còn được nhà văn thể hiện qua những cử chỉ, hành động. Vì cuống cuồng đuổi theo xe, bố Hồng “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi” và “ríu cả chân lại” khi trèo lên xe. Và đến khi được bàn tay dịu hiền của mẹ xoa đầu thì bé Hồng “òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Đó là! khóc đầy hạnh phúc.
Để diễn tả những rung cảm sâu xa và niềm hạnh phúc lớn lao của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả rất cụ thể những cảm giác của em khi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ, “đầu ngả vào cánh tay mẹ". Em còn cảm nhận được cả mùi quần áo quen thuộc của mẹ và “những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra (...) thơm tho lạ thường”. Vừa trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, tác giả vừa diễn tả những ý nghĩ của em bình luận về niềm hạnh phúc tuyệt vời của mình: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một sự êm dịu vô cùng”. Trong những giây phút say sưa và “rạo rực” ấy, bé Hồng không còn nghĩ gì, thứ gì khác nữa kể cả những âu yếm mẹ con với nhau và những lời cay độc của bà cô trước đó. Tất cả tâm trí của em đều dồn cho sự tận hưởng tình mẹ. Đôi với em, niềm sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời là được sống trong lòng mẹ.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (mẫu 3)
Được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ, Nguyên Hồng luôn hướng ngòi bút của mình tới cuộc sống của những người cùng khổ mà ông nhất mực yêu thương, quý mến. Đoạn trích "Trong lòng mẹ" trích từ tập hồi kí "Những ngày ấu thơ" kể về những năm tháng tuổi thơ cơ cực, cay đắng của chính tác giả là một trong số những tác phẩm như thế. Một trong số yếu tố góp phần vào thành công của đoạn trích "Trong lòng mẹ" chính là việc sử dụng những phép so sánh độc đáo, đặc sắc, giàu giá trị.
Trước hết, so sánh độc đáo được sử dụng trong đoạn trích chính là phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi". Có thể dễ dàng nhận thấy phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến" đã diễn tả một cách sâu sắc sự căm phẫn đến tột cùng của bé Hồng. Thêm vào đó, phép so sánh với cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận. Với những nét độc đáo đó, biện pháp so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
Thêm vào đó, một phép so sánh để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc đó chính là "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc". Đây là một phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ nhưng có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng từ sự hi vọng đến sự tuyệt vọng đến đỉnh điểm. Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực. Và để rồi, với việc sử dụng phép so sánh này tác giả đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ, không được sà vào vòng tay yêu thương, ấm áp của mẹ. Nỗi khao khát ấy lớn đến mức nếu như người phụ nữ kia không phải là mẹ thì đứa bé tội nghiệp ấy sẽ thất vọng biết bao nhiêu, rồi nó sẽ ngã quỵ xuống như những "người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn và nóng nực".
Tóm lại, đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã sử dụng nhiều biện pháp so sánh độc đáo, góp phần thể hiện rõ những nét tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Đồng thời qua đó cũng giúp người đọc thấy được tài năng của nhà văn Nguyên Hồng.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (mẫu 4)
Nhận xét về con người và văn chương Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyên Hồng đã sống hơn 60 năm, viết hơn 40 năm, ông đã đổ ra bao nhiêu nước mắt cho đời và cho nghệ thuật. Bây giờ nằm dưới ba tấc đất dòng nước mắt ấy có vơi cạn được không?”. Và trong rất nhiều những giọt nước mắt ông đã đỗ ra ấy, có những giọt nước mắt xót xa cho đời mình, cho người mẹ dấu yêu, cho hồi kí “Những ngày thơ ấu” làm lòng người rưng rưng. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương IV được coi là đoạn trích hay nhất, nó không chỉ làm “đỗ ra bao nhiêu nước mắt” của chính người viết mà còn là rất nhiều thế hệ độc giả cũng nhòa lệ khi đọc những trang văn viết về tình mẫu tử thiêng liêng ấy.
Đoạn trích có nhiều hình ảnh so sánh gây ấn tượng nhưng xúc động hơn cả là hình ảnh so sánh viết về khát khao gặp mẹ của bé Hồng khi vừa mới tan trường.
Nếu người quay lại ấy là người khác… Và cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
Lần theo từng dòng hồi kí, với lời văn vừa tự sự, miêu tả lại giàu sắc thái biểu cảm, người đọc như cảm nhận được bé Hồng đang bấm từng đốt ngón tay mong ngày mẹ trở về.
Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về… Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về… Có thể nói ước mong gặp mẹ của bé Hồng thật mãnh liệt. Dường như bao nhiêu cay đắng, tủi cực của một thời thơ ấu xa vắng mẹ đã trào lên đầu ngọn bút để Nguyên Hồng diễn tả thật tinh tế, xúc động những xúc động cực điểm của một linh hồn bé dại được gặp mẹ sau bao ngày trông ngóng.
Người đọc có lẽ khó cầm được nước mắt, cảm thương, xót thương cho nỗi hoài mong đến tội nghiệp của bé. Người mẹ trở về, niềm hạnh phúc đến với bé quá đột ngột, bất ngờ khiến bé không dám tin vào mắt mình nữa và nghĩ rằng:
Nếu người quay lại ấy không phải là mẹ tôi… để khát khao gặp mẹ của bé được ví như người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt còn người mẹ được ví như ảo ảnh của dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm.
Trước hết đây là hình ảnh so sánh vừa chính xác vừa gợi cảm. Bằng lời văn miêu tả giàu sắc thái biểu cảm câu văn như truyền thẳng đến người đọc rung động mãnh liệt về tình mẫu tử thiêng liêng.
Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa; Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực. Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con. Mồ côi cha, lại phải sống xa mẹ giữa họ hàng giàu có mà băng giá tình thương, luôn reo rắc vào đầu bé những rắp tâm tanh bần về người mẹ nhưng trong trí óc non nớt thơ ngây của bé Hồng, tình thương và lòng yêu mẹ vẫn vẹn nguyên, lúc nào bé cũng tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, khát khao được gặp mẹ. Sâu thẳm trong tâm hồn bé có một niềm tưởng nhớ không bao giờ hết, đó là mẹ.
Nhà văn đã dùng hình ảnh người khách bộ hành ngã gục giữa sa mạc với đôi mắt gần rạn nứt để so sánh với bé Hồng vừa diễn tả được chính xác hoàn cảnh sống của bé Hồng, vừa diễn tả khát khao gặp mẹ của bé thật cháy bỏng, mãnh liệt. Khát khao ấy giống như ánh nhìn mòn mỏi đau đáu của người khách bộ hành giữa sa mạc mênh mông nóng bỏng mơ về một dòng nước trong mát.
Còn người mẹ nhà văn đã so sánh giống như dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã trước sa mạc. Đây là hình ảnh so sánh đẹp bởi mẹ vốn bao dung, hiền hoà nhân hậu, mẹ vốn dịu dàng như nước suối nguồn trong mát, tắm mát tâm hồn con trước mọi nỗi đắng cay của cuộc đời.
Nhà văn đã đẩy sự vật so sánh và hình ảnh so sánh đến tận cùng của cái chết và sự sống, với lối văn biểu cảm đế nhấn mạnh và làm nồi bật nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng là mãnh liệt đến vô cùng. Với bé, niềm hạnh phúc, niềm khát khao duy nhất lúc này đó chính là mẹ. Mẹ là tất cả.
Qua hình ảnh so sánh này, ta càng thấu hiểu, cảm thông với nhà văn, với những tuổi thơ bất hạnh. Tuổi thơ có bao điều khao khát ước mơ, nhưng có khát khao, ước mơ nào lớn hơn là khao khát tình mẹ. Có lẽ không chỉ với tuổi thơ, mà với cả cuộc đời mỗi con người, mẹ chính là điều thiêng liêng nhất vì mỗi khi va vấp ưu phiền, mỗi khi hạnh phúc êm đềm, con chỉ tìm về với mẹ thôi.
Cũng qua hình ảnh so sánh này, nhà văn càng diễn tả niềm đau đớn tuyệt vọng, cùng cực của bé Hồng nếu không được gặp mẹ. Ta hãy tưởng tượng giữa sa mạc mênh mông cát trắng nóng bỏng xuất hiện trước mắt người khách bộ hành ngã gục dòng nước trong suốt nhưng chao ôi đó chỉ là ảo ảnh chứ không phải sự thật, ta mới cảm thông với niềm đau vô hạn của bé Hồng nếu người đàn bà ngồi trên xe kéo không phải là mẹ.
Hình ảnh so sánh trên không chỉ chính xác, gợi cảm mà còn rất phù hợp với cách nói truyền thống. Thơ ca biết bao lời hay, ý đẹp viết về tình mẹ, nhưng lời nào cũng gắn liền tình mẹ với dòng nước mát:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hay là từ lời bài hát ngọt ngào: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào.
Chẳng biết tự bao giờ, trong trái tim mỗi người con, mẹ chính là suối nguồn trong mát không vơi cạn, là đại dương mênh mông, đầy ắp tình thương. Qua trang văn của Nguyên Hồng, một lần nữa, người đọc lại cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua dòng chữ thấm đẫm nước mắt của trái tim người con yêu mẹ, xa vắng mẹ.
Có nhà văn đã từng nói: Khi tôi viết nghĩa là tôi đau ở đâu đó. Có lẽ bao nhiêu kỉ niệm của thời thơ ấu đắng cay, xa vắng mẹ của chính nhà văn đã hoá thành dòng chữ, dòng nước mắt rung động nức nở lòng người đọc.
Phân tích các hình ảnh so sánh trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (mẫu 5)
Được coi là nhà văn của phụ nữ và trẻ em, Nguyên Hồng viết về họ với tình yêu và sự cảm thông sâu sắc. Trong số những người phụ nữ xuất hiện ở những trang viết của ông, ta thực sự xúc động khi bắt gặp hình ảnh người mẹ.
Có một điều người đọc dễ nhận thấy, hầu hết hình ảnh người mẹ trong các sáng tác của Nguyên Hồng đều là những phụ nữ bất hạnh. Những người mẹ ấy là nạn nhân của đói nghèo, lễ giáo nghiệt ngã, tình đời đen bạc. Có người mẹ phải đồng sàng nhưng dị mộng với người chồng tuổi nhiều gấp đôi, rồi chồng cờ bạc, nghiện ngập, chết, phải tha phương cầu thực kiếm sống (Những ngày thơ ấu). Có người mẹ vì lỗi lầm mà bị ruồng rẫy phải bỏ nhà, xa con, gặp con trong đau khổ, lén lút (Mợ Du), Có người mẹ chỉ hiện lên trong kí ức của người con bất hạnh (Huệ Chi trước lễ cưới). Phải chăng khi viết về những người mẹ này, Nguyên Hồng đã dứt khoát đứng về phía những con người bất hạnh để cảm thông, bênh vực, yêu thương bằng chủ nghĩa nhân đạo tha thiết. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “Không có người mẹ thánh mẫu, không có nhà văn Nguyên Hồng”. Phải chăng vì thế mà mở đầu cho thiên hồi kí Những ngày thợ ấu có dòng đề từ ngắn gọn mà kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi. Và những dòng viết xúc động nhất trong tác phẩm đặc sắc này cũng là những dòng tình cảm thiết tha hướng về người mẹ hiền từ, bất hạnh, kết tinh ở chương IV, đoạn trích Trong lòng mẹ:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Không biết không gian buổi chiều buồn thương dễ lay động tới tình mẹ, tình quê hương trong trái tim mỗi người con hay không mà cảnh mẹ gặp con qua trang viết của Nguyên Hồng thường được bao bọc trong không gian là: buổi chiều. Chiều hôm đó, tan học ở trường ra, tôi nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi.. (Trong lòng mẹ) còn trong đoạn trích Huệ Chi trước lễ cưới thì Trời chiều gió to thêm, những cành lá hoàng lan, khế, me, bưởi, sấu reo như nổi sóng…
Nhưng cũng có một không gian tràn ngập ánh trăng đêm: ánh trăng cuồn cuộn, tràn trề hương hoa cau và hoa lí…
Như vậy, cảnh ngộ người mẹ gặp con qua trang viết của Nguyên Hồng, thường được tắm đẫm trong một không gian trữ tình, phù hợp với tình mẹ con.
Thạch Lam cho rằng: Trên trang viết của Nguyên Hồng nổi lên hình ảnh người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mà tác giả nói đến với tất cả tình yêu tha thiết của người con.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng nhớ về người mẹ thuở thiếu thời như thế này:
… Hình dáng mẹ tôi chưa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa…
Người mẹ trong hồi ức, trong mơ của Huệ Chi (Huệ Chi trước lễ cưới) cũng mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh đầy ấn tượng như thế: vấn khăn tóc đuôi gà, gương mặt ngăm ngăm nâu, mắt bồ câu nửa vui, nửa buồn, răng hạt huyền, mặc áo the màu gụ…
Người mẹ bé Hồng (Trong lòng mẹ): Vạt áo nâu… gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má… Hơi quần áo mẹ tôi và hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường…
Người mẹ qua ánh mắt yêu thương của bé Hồng, cũng phúc hậu, dịu hiền đẹp một vẻ đẹp khó quên. Người mẹ (Mợ Du) trong truyện ngắn cùng tên với gương mặt trắng mát, gò má hơi cao, mắt có quầng thâm…
Có thể nói, người mẹ trong sáng tác của Nguyên Hồng đều mang nét đẹp dịu dàng, thuần hậu rất Á Đông, nhưng cũng ẩn hiện nỗi buồn. Người đọc như thấy hình ảnh người mẹ qua trang viết của Nguyên Hồng có ẩn hiện dáng hình người mẹ, người chị xa xưa.
Người mẹ trong sáng tác của Nguyên Hồng, dù trong tình cảnh nào, dù có bị vùi dập đến đâu nhưng họ vẫn như đoá sen thơm ngát giữa bùn lầy, thương con, yêu con đến da diết.
Trong lòng mẹ – Đoạn trích miêu tả hình ảnh người mẹ sụt sùi khi gặp con: Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. Bé Hồng khát khao được bé lại đễ cảm nhận trực tiếp người mẹ có một êm dịu vô cùng khi bàn tay mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng… Đúng như suy nghĩ của bé, phải chăng sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại vẫn tươi đẹp như thuở còn sung túc. Đúng là, người mẹ sống được là nhờ có con, niêm vui của mẹ trong cõi đời này đó chính là con.
Người mẹ trong Huệ Chi trước lễ cưới lại hiện ra vói biết bao âu yếm, yêu thương: Trưa nay, tối nay mẹ lại nấu chè ngô non, chè đỗ đãi, lại luộc ngồng cải, thổi xôi hoa cau, chưng mắm cáy… lại rang tép riu cho con ăn nhé…
Người mẹ ấy dù sống trong nhung lụa, đài các vẫn không nguôi ngoai hương vị dân dã, quê mùa. Cùng với hình ảnh người mẹ, Nguyên Hồng như làm sống lại trong ta cả khung trời kí ức về một chiều quê sông nước bâng khuâng với ngọn khói lam chiều toả trên mái rạ với bữa cơm có mẹ, có bát canh ngọt ngào toả khói… dù có đi đâu ta vẫn tha thiết nhớ về.
Truyện ngắn Mợ Du lại khắc hoạ hình ảnh người mẹ trong cảnh ngộ gặp con thương cảm đến rơi lệ. Người mẹ ấy dù lầm lỡ, nhưng vẫn yêu thương con đến thắt lòng. Mỗi lần trở về gặp con, là mỗi lần ngòi bút của Nguyên Hồng cũng rung lên nức nở: ánh trăng vằng vặc, gội xuống tràn trề hai gương mặt đầm đìa nước mắt áp lên nhau… Tiếng khóc dồn dập vỡ lở cả một góc vườn, rì rì tiếng dế. Người mẹ ấy hôn hít vào má, vào trán Dũng khóc nức nở:
– Giời ơi! Giời ơi! Mợ chết mất! Dũng ơi! Dũng ơi!
Thế rồi người mẹ ấy đã trút hơi tàn với một bộ xương hốc hác, gồ ghề, xám xịt không người thân nơi đất khách quê người.
Phải chăng Mợ Du, mẹ của Dũng; mẹ của Huệ Chi hay người mẹ của bé Hồng đều là sự hoá thân từ một người mẹ. Đó là những mảnh đời khác nhau của một người mẹ đã sinh ra nhà văn Nguyên Hồng, để từ đó mỗi trang viết của ông chính là tiếng lòng nức nở của đứa con yêu với người mẹ khổ đau của mình. Nguyên Hông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng là vì vậy.
Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 8 hay, chi tiết khác:
Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8