Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 146/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2018 |
Ngày công báo: | 02/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1019 đến số 1020 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, chậm nhất đến ngày 01/01/2020 cơ quan bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, Nghị định cũng làm rõ những quy định sau:
- Đối với mức đóng của nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì được giảm trừ mức đóng khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế cùng tham gia trong năm tài chính.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.
5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước.
3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Cựu chiến binh, gồm:
a) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/ NĐ-CP).
b) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg);
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg .
5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:
a) Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;
- Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
b) Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này;
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
d) Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975;
đ) Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
7. Trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
10. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.
14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:
a) Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
b) Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.Bổ sung
1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định này.
3. Học sinh, sinh viên.
4. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Bổ sung
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
1. Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
2. Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
3. Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.
1. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số đối tượng như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
b) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo quy định tại Điều 2 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này: Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này từ nguồn kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
2. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 8, 11, 12 và 16 Điều 3 Nghị định này: Hàng quý, cơ quan lao động - thương binh và xã hội chuyển kinh phí từ nguồn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nguồn thực hiện chính sách bảo trợ xã hội vào quỹ bảo hiểm y tế. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm, cơ quan lao động - thương binh và xã hội phải thực hiện xong việc thanh toán, chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế của năm đó.
3. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 6, 7, 10, 13, 14 và 17 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế: Hàng quý, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành và số tiền đóng, hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này. Thời điểm để tính số tiền phải đóng: Các đối tượng được lập danh sách hàng năm, tính tiền đóng từ ngày 01 tháng 01; đối với các đối tượng được bổ sung trong năm, tính tiền đóng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này (trừ những người đang tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng khác, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng): Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan quản lý đối tượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này.
5. Đối với học sinh, sinh viên quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh, sinh viên hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
- Học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
6. Đối với các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này:
a) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện của hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của người tham gia và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này.
7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
8. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, hàng tháng người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này cùng với việc đóng bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định từ các nguồn như sau:
a) Đối với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thì do ngân sách nhà nước đảm bảo;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp thì sử dụng kinh phí của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Đối với doanh nghiệp thì sử dụng kinh phí của doanh nghiệp.
9. Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của cấp có thẩm quyền và bảng tổng hợp đối tượng, kinh phí ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế mỗi quý một lần. Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế của năm đó.
10. Đối với đối tượng quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định này, hàng quý cơ quan, đơn vị, tổ chức cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế theo quy định vào quỹ bảo hiểm y tế.
1. Đối với nhóm đối tượng quy định tại Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế:
a) Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng hàng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở. Khi nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng được điều chỉnh kể từ ngày áp dụng mức đóng bảo hiểm y tế mới, mức lương cơ sở mới;
b) Số tiền đóng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi được tính từ ngày sinh đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ em là người Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, số tiền đóng bảo hiểm y tế được tính từ ngày trẻ về cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này:
a) Số tiền đóng của người tham gia và hỗ trợ của ngân sách nhà nước hàng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm người tham gia đóng bảo hiểm y tế;
b) Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng bảo hiểm y tế.
3. Đối với nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này:
a) Số tiền đóng của người tham gia hàng tháng được xác định theo mức đóng bảo hiểm y tế nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế;
b) Khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng bảo hiểm y tế.
4. Đối tượng tham gia vào các ngày trong tháng thì số tiền đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tháng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế.
1. Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
2. Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1, khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
6. Ảnh của người tham bảo hiểm y tế (trừ trẻ em dưới 6 tuổi) đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế không có giấy tờ xác nhận nhân thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 3, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:
- Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
- Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.
b) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó:
- Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
- Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
8. Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.
9. Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế quy định tại Điều này tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định, trừ đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.
5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
4. Người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định này.
7. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.
8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định tại Điều này. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.
1. Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu, hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị ký hợp đồng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bản sao giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Bản chụp có đóng dấu của cơ sở đối với quyết định phân hạng bệnh viện của cấp có thẩm quyền (nếu có) hoặc quyết định về tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập;
d) Danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế, danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bằng văn bản hoặc bản điện tử).
2. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hoàn thành việc ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.
1. Nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 7 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất bổ sung nội dung trong hợp đồng nhưng không trái quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Điều kiện để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm:
a) Có đủ điều kiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đảm bảo việc cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh lần đầu:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 16 Nghị định này đến cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo ngày ghi trên dấu công văn đến), cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện xong việc xem xét hồ sơ và ký hợp đồng. Trường hợp không đồng ý ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
a) Thời hạn của hợp đồng từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm, tối đa không quá 36 tháng;
b) Đối với hợp đồng ký lần đầu, thời hạn của hợp đồng được tính kể từ ngày ký đến hết ngày 31 tháng 12 của năm thời hạn hợp đồng hết hiệu lực, tối đa không quá 36 tháng;
c) Trường hợp ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc ký hợp đồng năm sau trước ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Trước khi hợp đồng hết hiệu lực 10 ngày, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội thỏa thuận gia hạn và thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng một phụ lục hợp đồng thì phụ lục đó có giá trị pháp lý, trừ khi có thỏa thuận khác.
3. Các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 nhưng ra viện kể từ ngày 01 tháng 01 thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm sau;
b) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tiếp tục ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì tính vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh năm đó.
4. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phải quy định rõ phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Các bên có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.
1. Đối với trạm y tế xã, phường, nhà hộ sinh công lập và phòng khám đa khoa khu vực
a) Cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng với trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện huyện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác do Sở Y tế phê duyệt để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường, nhà hộ sinh công lập, phòng khám đa khoa khu vực cho người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế cho trạm y tế xã, phường, nhà hộ sinh công lập, phòng khám đa khoa khu vực và thanh toán chi phí sử dụng giường bệnh (nếu có) và dịch vụ kỹ thuật y tế thực hiện trong phạm vi chuyên môn; đồng thời theo dõi, giám sát và tổng hợp để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan, đơn vị, trường học (trừ cơ quan, đơn vị, trường học được cấp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định khoản 1 Điều 34 Nghị định này), cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp với cơ quan, đơn vị, trường học.
1. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Thực hiện các quy định tại Điều 40 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển dữ liệu điện tử để thực hiện giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Trong 10 ngày đầu của tháng đầu kỳ ký hợp đồng, cung cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh danh sách những người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này vào đầu mỗi quý bằng bản điện tử hoặc văn bản có ký tên đóng dấu;
c) Bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế quản lý hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc tiếp nhận, kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế;
e) Hoàn thiện hệ thống giám định và bảo đảm duy trì tiếp nhận, phản hồi kịp thời việc tiếp nhận dữ liệu điện tử, kết quả giám định khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật bảo hiểm y tế.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật phù hợp tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Gửi dữ liệu điện tử để phục vụ quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngay sau khi kết thúc lần khám bệnh hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú hoặc kết thúc đợt điều trị nội trú của người bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
d) Gửi dữ liệu điện tử về chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đề nghị thanh toán chậm nhất trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung tại hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được nội dung sửa đổi, bổ sung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng được thực hiện bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động.
2. Hai bên thỏa thuận thống nhất chấm dứt hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi vi phạm hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì thông báo cho Sở Y tế đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý y tế của bộ ngành đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý có trách nhiệm có văn bản đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải trình bằng văn bản các nội dung liên quan đến kiến nghị về hành vi vi phạm.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị giải trình của cơ quan quản lý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gửi văn bản giải trình cho cơ quan quản lý kèm theo các bằng chứng chứng minh (nếu có).
Sau khi nhận được văn bản giải trình của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan quản lý có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp xem xét, tổ chức xác minh và kết luận đối với kiến nghị về hành vi vi phạm. Nội dung kết luận phải nêu rõ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoặc không có hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân phát hiện cơ quan bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì thông báo cho cơ quan quản lý.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý có trách nhiệm có văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải trình bằng văn bản các nội dung liên quan đến kiến nghị về hành vi vi phạm.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị giải trình của cơ quan quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm gửi văn bản giải trình cho cơ quan quản lý kèm theo các bằng chứng chứng minh (nếu có).
Sau khi nhận được văn bản giải trình của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp (trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp là cơ quan bị kiến nghị thì mời cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên) xem xét, tổ chức xác minh và kết luận đối với kiến nghị về hành vi vi phạm. Nội dung kết luận phải nêu rõ cơ quan bảo hiểm xã hội có hoặc không có hành vi vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
1. Thanh toán theo giá dịch vụ là phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định và chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu chưa được tính vào giá dịch vụ được sử dụng cho người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thanh toán theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, trừ chi phí của các dịch vụ y tế đã được thanh toán theo phương thức khác.
a) Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng thống nhất đối với các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc;
b) Chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế chưa tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thì thanh toán theo giá mua theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Chi phí máu và chế phẩm máu thanh toán theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hàng năm được tính theo công thức sau:
T = [Tn-1 x k] thuốc, hóa chất + [Tn-1 x k] vật tư y tế + [Tn-1] máu, chế phẩm máu + [Tn-1] dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh+ Cn
Trong đó:
a) T là tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở bằng tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú và tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú;
b) Tn-1 là chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm trước liền kề tại cơ sở đã được cơ quan bảo hiểm xã hội thẩm định quyết toán;
c) k là hệ số điều chỉnh do biến động về giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tương ứng của từng yếu tố thuốc, hóa chất, vật tư y tế chưa được tính vào giá dịch vụ, không bao gồm các chi phí đã được tính trong Cn.
d) Cn là phần chi phí phát sinh tăng hoặc giảm trong năm tại cơ sở do các nguyên nhân: áp dụng dịch vụ kỹ thuật mới; bổ sung thuốc, hóa chất mới, vật tư y tế mới; áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới; giá máu, chế phẩm máu mới; điều chỉnh hạng bệnh viện; đối tượng người có thẻ bảo hiểm y tế; thay đổi phạm vi hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có); thay đổi mô hình bệnh tật; số lượt khám bệnh, chữa bệnh. Chi phí này được tổng hợp vào chi phí thực tế để làm cơ sở tính tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo báo cáo quyết toán năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thẩm định nhưng không vượt tổng mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Hàng năm, căn cứ chỉ số giá của từng yếu tố thuốc, hóa chất, vật tư y tế do Tổng cục Thống kê công bố, Bộ Y tế thông báo hệ số k sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.
1. Thanh toán theo định suất được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoại trú.
2. Phạm vi thanh toán theo định suất, bao gồm chi phí trong phạm vi được hưởng và mức hưởng của người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
3. Các bệnh, nhóm bệnh, dịch vụ y tế, chi phí không thuộc phạm vi thanh toán theo định suất do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Quỹ định suất giao cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hàng năm phải bảo đảm trong phạm vi quỹ định suất giao cho tỉnh và trong phạm vi quỹ định suất toàn quốc.
5. Xử lý chênh lệch quỹ định suất giao cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Trường hợp quỹ định suất có kết dư trong năm (quỹ định suất được giao lớn hơn chi khám bệnh, chữa bệnh), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạch toán số kết dư này vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và làm căn cứ xác định quỹ định suất cho năm sau. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao ký hợp đồng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh ban đầu bao gồm cả trạm y tế xã, cơ sở có trách nhiệm chuyển một phần kết dư cho các trạm y tế xã;
b) Trường hợp quỹ định suất bội chi trong năm (quỹ định suất được giao nhỏ hơn chi khám bệnh, chữa bệnh), cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự cân đối trong nguồn thu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
6. Trường hợp tổng chi phí trong phạm vi quỹ định suất toàn quốc năm giao quỹ lớn hơn tổng quỹ định suất toàn quốc đã giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi thực hiện, lộ trình thực hiện, kỹ thuật xác định quỹ và thanh toán theo định suất quy định tại Điều này.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong trường hợp chưa có thẻ bảo hiểm y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ em dưới 6 tuổi và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định.
Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số trẻ em đã được khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ; thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp trẻ em chưa được cấp thẻ thì thực hiện cấp thẻ theo quy định.
2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người phải điều trị ngay sau khi hiến mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau khi lấy bộ phận cơ thể người có trách nhiệm tổng hợp danh sách số người đã hiến và chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế sau khi hiến, gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán theo quy định.
Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số người đã hiến bộ phận cơ thể đã được khám bệnh, chữa bệnh sau khi hiến và chi phí do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến để thực hiện thanh toán, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này:
a) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 06 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
b) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 06 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 06 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó;
c) Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 06 tháng lương cơ sở được tính từ ngày 01 tháng 01, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 05 năm liên tục đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
4. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh cần phải có nhân viên y tế đi kèm và có sử dụng thuốc, vật tư y tế theo yêu cầu chuyên môn trong quá trình vận chuyển, thì chi phí thuốc, vật tư y tế được tổng hợp vào chi phí điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến.
5. Trường hợp người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng cần phải tiếp tục sử dụng thuốc sau khi ra viện theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo chế độ quy định. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp khoản chi thuốc này vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh trước khi ra viện.
6. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện được xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng và phải chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hoặc cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện để thực hiện các dịch vụ đó, thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thực hiện dịch vụ trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh, mẫu bệnh phẩm. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm có trách nhiệm thanh toán chi phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ, sau đó tổng hợp vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nguyên tắc, danh mục xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị thực hiện dịch vụ.
7. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các dịch vụ kỹ thuật do nhân viên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển giao kỹ thuật thực hiện theo chương trình chỉ đạo tuyến, đề án nâng cao năng lực chuyên môn cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận chuyển giao kỹ thuật, hợp đồng chuyển giao kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế:
a) Trường hợp dịch vụ kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận chuyển giao kỹ thuật, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức giá dịch vụ đã được phê duyệt;
b) Trường hợp dịch vụ kỹ thuật chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận chuyển giao kỹ thuật, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận chuyển giao kỹ thuật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế về các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo chương trình, đề án, hợp đồng để làm cơ sở thanh toán, đồng thời trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật để làm cơ sở thực hiện khi tiếp nhận kỹ thuật y tế này;
c) Đối với chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá mua của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định về đấu thầu.
8. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai kỹ thuật, phương pháp mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quy định về giá dịch vụ y tế thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ kỹ thuật để làm căn cứ thanh toán. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội về việc triển khai kỹ thuật, phương pháp mới.
9. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
2. Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ;
b) Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
2. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
3. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau:
1. 90% dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:
a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại các Điều 14, 26, 27 và 30 Nghị định này;
b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này.
2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và được quy định như sau:
a) Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế. Mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cụ thể hàng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Mức trích quỹ dự phòng là số tiền còn lại sau khi đã trích quỹ quản lý quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản này, tối thiểu bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế.
1. Chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế gồm:
a) Chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp;
b) Chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; phát triển, quản lý người tham gia; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cải cách thủ tục; tổ chức thu; thanh tra, kiểm tra và chi khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
c) Chi ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư phát triển.
2. Nội dung chi cụ thể quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 5% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người: Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia bảo hiểm y tế.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Số tiền trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này bằng 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ:
a) Mức chi bằng 10% số thu bảo hiểm y tế tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia bảo hiểm y tế để mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 10% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người : Số người tham gia bảo hiểm y tế làm việc trên tàu đánh bắt.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thứ nhất trong hộ gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua và cấp cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế. Cơ quan bảo hiểm xã hội trích chuyển số tiền quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan, tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế; tổng hợp số tiền đã trích chuyển vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế trình Chính phủ điều chỉnh mức trích chuyển kinh phí chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1. Số tiền trích để lại cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
a) 5% số thu bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 5% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người: Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi; học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tham gia bảo hiểm y tế.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế áp dụng đối với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi hoặc học sinh, sinh viên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm y tế.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
Định kỳ 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền quy định tại điểm này cho cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổng hợp vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
b) 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Số tiền trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này bằng 1% tính trên số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán khoản chi này ngay sau khi nhận được tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Số tiền trích để lại cho người làm việc trên tàu đánh bắt xa bờ:
a) Mức chi bằng 10% số thu bảo hiểm y tế tính trên số người làm việc trên tàu có tham gia bảo hiểm y tế để mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu, công thức tính như sau:
Số tiền trích = 10% x (Nsố người x Mbảo hiểm y tế x Lcơ sở x Th)
Trong đó:
- Nsố người : Số người tham gia bảo hiểm y tế làm việc trên tàu đánh bắt.
- Mbảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thứ nhất trong hộ gia đình theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
- Lcơ sở: Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
- Th: Số tháng đóng bảo hiểm y tế.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua và cấp cho các chủ tàu đánh bắt xa bờ tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế. Cơ quan bảo hiểm xã hội trích chuyển số tiền quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan, tổ chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mua tủ thuốc, thuốc, vật tư y tế; tổng hợp số tiền đã trích chuyển vào quyết toán quỹ khám bệnh, chữa bệnh.
4. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế trình Chính phủ điều chỉnh mức trích chuyển kinh phí chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1. Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định này (trừ cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 19 Nghị định này) được cấp kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất một người có đủ điều kiện hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
b) Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Nội dung chi:
a) Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích hoặc các trường hợp bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
b) Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tủ tài liệu quản lý hồ sơ sức khỏe tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
c) Chi mua văn phòng phẩm phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
3. Thanh toán, quyết toán kinh phí:
a) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành;
b) Đối với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí của cơ sở và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có);
c) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí, không tổng hợp vào quyết toán chi phí của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế;
d) Đối với cơ quan, đơn vị khác thực hiện hạch toán các khoản chi khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế của cơ quan, đơn vị và quyết toán với cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực thuộc (nếu có) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định hiện hành.
4. Cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp kinh phí chi cho khám bệnh, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, không được sử dụng vào các mục đích khác. Số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng, không phải quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
1. Nguồn hình thành quỹ dự phòng:
a) Số tiền được trích hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Nghị định này và điểm a khoản 3 Điều 35 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Các khoản thu chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế;
c) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế;
d) Tiền lãi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.
2. Nội dung sử dụng quỹ dự phòng:
a) Bổ sung kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm. Sau khi thẩm định quyết toán, bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng;
b) Hoàn trả ngân sách nhà nước kinh phí cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trường hợp quỹ dự phòng không đủ để bổ sung kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho các tỉnh, thành phố theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phương án giải quyết trước khi báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ các biện pháp giải quyết để bảo đảm đủ và kịp thời nguồn kinh phí cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
1. Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch tài chính về thu, chi quỹ bảo hiểm y tế; chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và đầu tư từ số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tài chính.
2. Hàng năm, trước ngày 01 tháng 10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp và lập báo cáo quyết toán quỹ bảo hiểm y tế năm trước theo quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm y tế.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin; quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và bí mật có liên quan; quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, lưu trữ và an toàn thông tin.
2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm sự tương thích, thông suốt và an toàn, tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với Bộ Y tế và với cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Bảo đảm tính bảo mật, tính riêng tư đối với dữ liệu và thông tin khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, đường truyền, phần mềm, nhân lực đáp ứng nhu cầu quản lý khám bệnh, chữa bệnh và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
1. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế;
d) Ứng dụng công nghệ thông tin khác phục vụ công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Kinh phí thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế vào viện điều trị trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng ra viện từ ngày Nghị định có hiệu lực thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Các hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
3. Nội dung chi, quản lý và thanh quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu năm 2018 tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện thì tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
4. Đối với quyết toán quỹ bảo hiểm y tế năm 2017 và năm 2018, áp dụng theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn.
5. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa thực hiện được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định này thì chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 phải gửi đầy đủ dữ liệu điện tử về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để phục vụ quản lý.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Nghị định này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2018.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế; riêng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6, Điều 8 tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018;
b) Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; riêng các quy định tại Điều 11, khoản 2 Điều 17, Điều 18 thì tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018;
c) Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính sửa đổi khoản 5 Điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
d) Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
đ) Khoản 6 Điều 11, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
a) Hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
c) Hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh ban đầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
d) Ban hành bộ mã Danh mục dùng chung để sử dụng thống nhất trong toàn quốc, bao gồm: Dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền, vật tư y tế, trang thiết bị, máu và chế phẩm máu, bệnh y học cổ truyền, mã chẩn đoán bệnh theo phân loại quốc tế (ICD), mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các bộ mã đáp ứng yêu cầu quản lý;
đ) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh; cập nhật kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và chuyển dữ liệu về hệ thống tiếp nhận dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của Bộ Y tế và hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phục vụ quản lý bảo hiểm y tế và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
e) Quy định cụ thể nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế;
g) Quy định lộ trình thực hiện liên thông dữ liệu về kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thông tin điều trị của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế;
h) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, trong đó có tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế đột xuất, định kỳ hoặc hàng năm.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Cân đối, bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để bảo đảm nguồn thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Báo cáo Chính phủ tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ;
c) Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế hàng năm và gửi Bộ Y tế để tổng hợp theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 và 15 Điều 3; khoản 3 Điều 4 và Điều 6 Nghị định này.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành;
b) Hướng dẫn lập danh sách đối tượng quy định tại các khoản 3, 5, điểm a khoản 9, 11, 12, 16 và 17 Điều 3, các khoản 1, 2 và 4 Điều 4 Nghị định này.
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
a) Chỉ đạo cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp ký hợp đồng với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn, địa bàn giáp ranh và các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh;
c) Chỉ đạo bảo hiểm xã hội các cấp cung cấp biểu mẫu, hướng dẫn cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập danh sách, quản lý danh sách tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
d) Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc tiếp nhận, giám định và phản hồi kịp thời cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; đảm bảo chính xác, an toàn, bảo mật thông tin và quyền lợi của các bên liên quan;
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ, hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế và gửi Bộ Y tế, Bộ Tài chính để tổng hợp theo quy định tại Nghị định này;
e) Quy định thẩm quyền ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;
g) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ)
Mẫu số 1 |
Bảng tổng hợp đối tượng và kinh phí do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế |
Mẫu số 2 |
Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế |
Mẫu số 3 |
Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế |
Mẫu số 4 |
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp, cấp lại và đổi thẻ bảo hiểm y tế |
Mẫu số 5 |
Giấy hẹn khám lại |
Mẫu số 6 |
Giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế |
Mẫu số 7 |
Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế |
Mẫu số 8 |
Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu |
BHXH........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỐI TƯỢNG VÀ KINH PHÍ DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÓNG, HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Năm 20...
(Đơn vị tính: Thẻ; Đồng)
Số TT |
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ |
Số thẻ BHYT đã phát hành |
Số tiền đóng BHYT tính theo mức đóng quy định |
Số tiền do người tham gia đóng |
Số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ |
Số tiền cơ quan tài chính, lao động đã chuyển |
Số tiền cơ quan tài chính, lao động còn phải chuyển |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=2-3 |
5 |
6=4-5 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 |
Trẻ em dưới 6 tuổi |
|
|
|
|
|
|
2 |
Người thuộc hộ gia đình nghèo |
|
|
|
|
|
|
3 |
Người thuộc hộ gia đình cận nghèo |
|
|
|
|
|
|
|
- Đối tượng được NSNN hỗ trợ 100% mức đóng |
|
|
|
|
|
|
|
- Đối tượng được NSNN hỗ trợ ...% mức đóng |
|
|
|
|
|
|
4 |
Học sinh, sinh viên |
|
|
|
|
|
|
5 |
Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình |
|
|
|
|
|
|
6 |
............ |
|
|
|
|
|
|
|
|
... ngày.... tháng.... năm 20...
|
Ghi chú: Trường hợp cá nhân, tổ chức trong hoặc ngoài nước hỗ trợ thêm mức đóng cho người tham gia được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT, thì phần kinh phí hỗ trợ của cá nhân, tổ chức được tổng hợp vào cột 3 "Số tiền do người tham gia BHYT đóng".
BHXH........................ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Năm 20...
(Kèm theo công văn số..../... ngày... tháng... năm... của BHXH...)
STT |
Họ và tên |
Mã số BHXH |
Ngày tháng năm sinh |
Giới |
Địa chỉ |
Số thẻ BHYT đã phát hành trong năm |
Nơi đăng ký KCB ban đầu |
1 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
... ngày.... tháng.... năm..... |
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH
Họ và tên chủ hộ:.......................................... Số điện thoại (nếu có)...................
Số sổ hộ khẩu (hoặc sổ tạm trú):..........................................................................
Địa chỉ: Thôn (bản, tổ dân phố).................... Xã (phường, thị trấn).....................
Huyện (quận, thị xã, TP thuộc tỉnh):............................... Tỉnh (TP):....................
STT |
Họ và tên |
Mã thẻ BHYT |
Ngày, tháng, năm sinh |
Giới tính |
Nơi cấp giấy khai sinh |
Mối quan hệ với chủ hộ |
Số CMND/ Thẻ căn cước/Hộ chiếu |
Ghi chú |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: Người kê khai có thể tra cứu Mã số bảo hiểm y tế và Mã hộ gia đình tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn)
|
Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã kê khai
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH..... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:...../TNHS |
........., ngày...... tháng...... năm.... |
GIẤY TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ HẸN TRẢ KẾT QUẢ CẤP, CẤP LẠI
Người nộp hồ sơ:.........................................................................................................
Tên đơn vị (nếu là đại diện cho đơn vị nộp hồ sơ):....................... Mã đơn vị:...........
Họ và tên người tham gia bảo hiểm y tế:....................................................................
Mã thẻ bảo hiểm y tế:..................................................................................................
Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu:......................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ:...................................................................................................
Email (nếu có).............................................................................................................
Nội dung yêu cầu giải quyết:......................................................................................
1. Thành phần hồ sơ nộp gồm:
TT |
Tên giấy tờ |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định:...................... ngày
3. Thời gian nhận hồ sơ: ngày......... tháng.......... năm...............
4. Thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ: ngày............. tháng................ năm............
5. Đăng ký nhận kết quả tại:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả |
□ |
- Qua dịch vụ bưu chính |
□ |
Địa chỉ nhận kết quả:..................................................................................................
6. Đối với kết quả là tiền giải quyết chế độ, đề nghị nhận tại:
- Cơ quan BHXH |
□ |
- Nhận qua tài khoản |
□ |
Số tài khoản:.................................................. Ngân hàng...........................................
Tên chủ tài khoản:.......................................................................................................
NGƯỜI NỘP HỒ SƠ |
NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ |
Đã nhận kết quả giải quyết vào ngày........ tháng....... năm...........
NGƯỜI NHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn:
1. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyển cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
2. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).
3. Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Một số trường hợp cần lưu ý:
a) Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.
c) Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.
4. Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:
a) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và chứng minh nhân dân.
b) Người khác nhận thay:
- Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn...)
- Nếu là người giám hộ: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn...). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.
- Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành./.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (BYT/SYT/....) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............. |
|
Họ tên người bệnh:...................................................... Nam □ Nữ □
Sinh ngày:..../....../.........
Địa chỉ:........................................................................... ............................................
Số thẻ bảo hiểm y tế:
|
|
|
|
Hạn sử dụng: Từ...../...../.......... Đến...../...../..........
Ngày khám bệnh:...../......./.........
Ngày vào viện:....../....../.......... Ngày ra viện:....../....../...........
Chẩn đoán:............................................................................................................
..............................................................................................................................
Bệnh kèm theo:.....................................................................................................
Hẹn khám lại vào..... giờ... ngày.... tháng.... năm........, hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có dấu hiệu (triệu chứng) bất thường.
Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại./.
........., ngày.... tháng.... năm......
BÁC SĨ, Y SĨ KHÁM BỆNH |
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (BYT/SYT..) Số:......../20.../GCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số Hồ sơ:...... |
GIẤY CHUYỂN TUYẾN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
Kính gửi:................................
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:.......................................................... trân trọng giới thiệu:
- Họ và tên người bệnh:....................................................... Nam/Nữ:........... Tuổi:............
- Địa chỉ:...............................................................................................................................
- Dân tộc:.................................................................................. Quốc tịch: ..........................
- Nghề nghiệp:.............................................................. Nơi làm việc..................................
Số thẻ: |
|
|
|
|
Hạn sử dụng:.......................................................................................................................
Đã được khám bệnh/điều trị:...............................................................................................
+ Tại:................................... (Tuyến.........) Từ ngày ....../....../........ đến ngày ......./...../......
+ Tại:................................... (Tuyến.........) Từ ngày ....../....../........ đến ngày ......./...../......
TÓM TẮT BỆNH ÁN
- Dấu hiệu lâm sàng:......................................................... ..........................................
............................................................................................... ...................................
.................................................................................................. ................................
- Kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng:.............................................. ..............................
..................................................................................................... .............................
........................................................................................................ ..........................
........................................................................................................ ..........................
........................................................................................................... .......................
- Chẩn đoán:.......................................................................................................................................
................................................................................................................. .................
- Phương pháp, thủ thuật, kỹ thuật, thuốc đã sử dụng trong điều trị:................... ..............
....................................................................................................................... ...........
.......................................................................................................................... ........
.......................................................................................................................... ........
- Tình trạng người bệnh lúc chuyển tuyến:.......................................................... ..........
..................................................................................................... .............................
..................................................................................................... .............................
........................................................................................................ ..........................
- Lý do chuyển tuyến: Khoanh tròn vào lý do chuyển tuyến phù hợp sau đây:
1. Đủ điều kiện chuyển tuyến.
2. Theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.
- Hướng điều trị:................................................................. ........................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
- Chuyển tuyến hồi:............. giờ............. phút, ngày........... tháng............. năm 20............
- Phương tiện vận chuyển:............. ..............................................................................
- Họ tên, chức danh, trình độ chuyên môn của người hộ tống:..........................................
..................................................................................................................................
Y, BÁC SĨ KHÁM, ĐIỀU TRỊ |
Ngày.... tháng..... năm 20... NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHUYỂN TUYẾN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
HỢP ĐỒNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
(Số: /HĐKCB-bảo hiểm y tế)(1)
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày.... tháng.... năm.....;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày.... tháng.... năm.....;
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày.... tháng.... năm.....;
Căn cứ Nghị định số......../2018/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số........ ngày....... tháng..... năm....... của.................. về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...........................(2)
Căn cứ Quyết định số... ngày.... tháng.... năm........ của........... về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh/huyện(3)......................................
Hôm nay, ngày.............. tháng....... năm 20.... tại.................................................
Chúng tôi gồm:
Bên A: Bảo hiểm xã hội (tỉnh/huyện)..........................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Địa chỉ thư điện tử:......................................................................................................
Điện thoại:............................ Fax:...............................................................................
Tài khoản số:...................................... Tại ngân hàng.................................................
Đại diện là ông (bà):....................................................................................................
Chức vụ: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (Giấy ủy quyền số:........... ngày......... tháng....... năm.......)(4)
Bên B: (Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh/cơ quan ký hợp đồng khám chữa bệnh): ...........................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Địa chỉ thư điện tử:......................................................................................................
Điện thoại:......................................... Fax:..................................................................
Tài khoản số:................................ Tại Kho bạc nhà nước..../Ngân hàng....................
Đại diện là ông (bà):....................................................................................................
Chức vụ: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc (Giấy ủy quyền số:.......... ngày........... tháng...... năm........)(5)
Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm... theo các điều khoản như sau:
Điều 1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh
1. Đối tượng phục vụ: Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạm vi cung ứng dịch vụ
Bên B bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cung cấp đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 2. Phương thức thanh toán
Hai bên thống nhất các phương thức thanh toán và thể hiện cụ thể về đối tượng, phạm vi (ghi rõ phương thức thanh toán).
Điều 3. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán
Hai bên thực hiện việc tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 32 của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của bên A
1. Quyền của bên A
a) Thực hiện đúng theo Điều 40 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Yêu cầu bên B bảo đảm thực hiện nội dung quy định tại khoản 2 Điều 1 Hợp đồng này;
c) Yêu cầu bên B cung cấp tài liệu để phục vụ công tác giám định, bao gồm: hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan về khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế; đề án liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ kỹ thuật y tế, hợp đồng làm việc giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề (nếu có); Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện Đề án hoặc hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ y tế cho tuyến dưới; danh mục dịch vụ kỹ thuật; danh mục và giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định hoặc không đúng với nội dung hợp đồng này.
2. Trách nhiệm của bên A:
a) Thực hiện đúng theo quy định tại khoản 5 Điều 41 của Luật bảo hiểm y tế và các Điều 19, 20, và 21 Nghị định số.../2018/NĐ-CP;
b) Thực hiện tạm ứng cho bên B theo quy định; trường hợp hai bên chưa thống nhất về kết quả giám định, bên A vẫn thực hiện tạm ứng cho bên B theo quy định và thực hiện các quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm y tế;
c) Không yêu cầu bên B kiểm tra lại thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế đối với những người bệnh bảo hiểm y tế đã được quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh qua năm tài chính;
d) Không xuất toán hoặc thu hồi chi phí bên B đã sử dụng cho người bệnh và đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thiện thủ tục thanh toán đối với trường hợp thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế sai do lỗi của cơ quan bảo hiểm xã hội;
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh trong thực hiện công tác giám định;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm của bên A trong thực hiện bảo hiểm y tế;
g) Cung cấp cho bên B danh sách người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số ...../2018/NĐ-CP.
Điều 5. Quyền và Trách nhiệm của bên B
1. Quyền của bên B:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật bảo hiểm y tế;
b) Yêu cầu bên A cung cấp danh sách người đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo Mẫu số 8 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số...../2018/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm của bên B:
a) Thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật bảo hiểm y tế.
b) Chỉ định sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ y tế phải đảm bảo hợp lý, an toàn, hiệu quả; tránh lãng phí, không lạm dụng;
c) Cung cấp cho bên A các tài liệu để thực hiện công tác giám định, bao gồm: hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan về khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế; đề án liên doanh, liên kết thực hiện dịch vụ kỹ thuật y tế, hợp đồng làm việc giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề (nếu có); Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện Đề án hoặc hợp đồng chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ y tế cho tuyến dưới; danh mục dịch vụ kỹ thuật; danh mục và giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Trường hợp có thay đổi nhân sự trong thực hiện công việc thuộc hợp đồng phải thông báo cho bên A biết để bổ sung phụ lục hợp đồng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm của bên B trong thực hiện bảo hiểm y tế.
Điều 6. Thời hạn thực hiện hợp đồng
Từ ngày... tháng... năm... đến hết ngày 31 tháng 12 năm...
(Hai bên ký Hợp đồng một năm hoặc dài hạn và gia hạn tự động hoặc bổ sung trong Phụ lục Hợp đồng.)
Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Tranh chấp về bảo hiểm y tế được thực hiện theo Điều 48 của Luật bảo hiểm y tế.
1. Nếu có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc và giải quyết trên tinh thần hợp tác, tự thỏa thuận, hòa giải.
2. Trường hợp không thống nhất được thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số....../2018/NĐ-CP.
3. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định tại Điều 48 của Luật bảo hiểm y tế. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng để hai bên thực hiện.
4. Trong thời gian tranh chấp, hai bên vẫn phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
5. Trường hợp có thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 25 của Luật bảo hiểm y tế, Điều 22 và 23 Nghị định số ......./2018/NĐ-CP.
Điều 8. Cam kết chung
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.
2. Các thông báo và thỏa thuận được thực hiện bằng văn bản gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử theo địa chỉ nêu trong Hợp đồng này.
3. Hai bên thống nhất phối hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo thuận lợi trong giám định và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Các bên không được cung cấp hoặc đưa thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của các bên, ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
5. Khi thực hiện công tác kiểm tra, bên A phải thông báo cho bên B trước về thời gian, nội dung kiểm tra.
6. Các thỏa thuận khác (nếu có) phải được hai bên ghi nhận thành các Phụ lục của Hợp đồng này nhưng không trái quy định của pháp luật.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và kết thúc khi hai bên đã thực hiện xong nghĩa vụ và thanh toán cho bên B.
ĐẠI DIỆN BÊN B
|
ĐẠI DIỆN BÊN A |
Ghi chú:
(1): số hợp đồng được đánh theo số thứ tự hợp đồng trong một năm, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm kết thúc hợp đồng.
(2): ghi theo Quyết định thành lập đơn vị hoặc Quyết định phê duyệt phạm vi chuyên môn của đơn vị.
(3): ghi theo Quyết định thành lập đơn vị.
(4), (5): ghi trong trường hợp hai bên cử đại diện cho Giám đốc ký Hợp đồng./.
Tùy theo điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất bổ sung nội dung trong hợp đồng nhưng không trái quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế./.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI tỉnh/huyện...
DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ ĐĂNG KÝ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TẠI.... (Tên cơ sở khám chữa bệnh)
STT |
Họ và tên |
Tuổi |
Địa chỉ |
Mã thẻ BHYT |
Ghi chú |
|
Nam |
Nữ |
|
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Ngày............ tháng......... năm........
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
Ghi chú: Danh sách theo mẫu này được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng file điện tử hoặc bản có ký tên đóng dấu của cơ quan BHXH.
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 146/2018/ND-CP |
Hanoi, October 17, 2018 |
ELABORATING AND PROVIDING GUIDANCE ON MEASURES TO IMPLEMENT CERTAIN ARTICLES OF LAW ON HEALTH INSURANCE
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Health Insurance dated November 14, 2008 of which certain Articles were amended and supplemented by the Law on Health Insurance dated June 13, 2014;
Upon the request of the Minister of Health;
The Government hereby issues the Decree that elaborates and provides guidance on measures to implement certain Articles of the Law on Health Insurance.
PERSONS ELIGIBLE TO PARTICIPATE IN HEALTH INSURANCE
Article 1. Group of health insurance policyholders whose contributions are paid by both employees and employers
1. Employees working under indefinite-term employment contracts or fixed-term employment contracts, each of which has the term of at least 3 months; managers of enterprises, non-state public service providers, managers or administrators of cooperatives who are entitled to wages or salaries; public officials, servants and employees.
2. Lay public officers at communes, wards and townlets in accordance with laws.
Article 2. Group of health insurance policyholders whose contributions are paid by social insurance agencies
1. Persons eligible to be entitled to retirement pensions and incapacity benefits
2. Persons currently entitled to monthly social insurance benefits in connection with occupational accidents or diseases; rubber plantation workers currently entitled to monthly benefits in accordance with the Government’s regulations.
3. Employees on sick leaves in connection with diseases defined in the List of diseases of which long-term treatments are required, issued by the Ministry of Health.
4. Public officers of communes, wards or townlets who leave work and are currently entitled to monthly social insurance benefits.
5. Employees on parental leaves who are entitled to childbirth and adoption benefits.
6. Persons currently entitled to unemployment benefits.
Article 3. Group of health insurance policyholders whose contributions are paid by the state budget
1. Public officers of communes, wards or townlets who leave work and are currently entitled to monthly social insurance benefits financed by the state budget.
2. Persons already terminating entitlement to incapacity benefits who are currently entitled to monthly benefits financed by the state budget.
3. Persons rendering meritorious revolutionary services under the provisions of the Ordinance on preference treatment for persons rendering meritorious revolutionary services.
4. War veterans, including:
a) Veterans who participated in resistance wars from April 30, 1975 backwards according to the provisions of clauses 1, 2, 3 and 4, Article 2 of the Government's Decree No. 150/2006/ND-CP dated December 12, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterans (hereinafter referred to as Decree No. 150/2006/ND-CP), which was amended and supplemented in clause 1, Article 1 of the Government’s Decree No. 157/2016/ND-CP dated November 24, 2016, amending and supplementing the Government's Decree No. 150/2006/ND-CP dated December 12, 2006, detailing and guiding the implementation of certain Articles of the Ordinance on Veterans (hereinafter referred to as Decree No. 157/2016/ND-CP).
b) Veterans who participated in resistance wars after April 30, 1975 according to the provisions of clause 5, Article 2 of the Government's Decree No. 150/2006/ND-CP dated December 12, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterans and clause 1, Article 1 of the Government’s Decree No. 157/2016/ND-CP dated November 24, 2016, amending and supplementing the Government's Decree No. 150/2006/ND-CP, including:
- Servicemen and national defense workers already entitled to benefits under the Prime Minister's Decision No. 62/2011/QD-TTg of November 9, 2011 on compensation regimes and policies for persons participating in national protection wars, sent on international missions in Cambodia, and giving friendship supports to Laos after April 30, 1975, who have already retired, been demobilized or resigned (hereafter referred to as Decision No. 62/2011/QD-TTg);
- Officers, professional servicemen, non-commissioned officers, soldiers and national defense workers directly participating in the national defense war, dispatched on international missions in Cambodia and giving friendship supports to Laos after April 30, 1975, who are now, depending on their respective specialty, working at agencies, organizations and enterprises (not entitled to benefits under the Decision No. 62/2011 / QD-TTg);
- Officers and professional servicemen already fulfilled their active military service obligations in the period of building and defending the Fatherland, who have been demobilized, retired or transferred to agencies, organizations and enterprises;
- Militia and self-defense force members engaged in combats or directly rendering combat services after April 30, 1975, who have been entitled to benefits under the Decision No. 62/2011/QD-TTg.
5. Persons engaged in the resistance war and protecting the Fatherland, including:
a) Persons fighting the war against the US for protection of the Motherland who have been granted benefits under one of the following documents:
- Prime Minister’s Decision No. 290/2005/QD-TTg dated November 1, 2005 on compensation regimes and policies for certain persons directly fighting the anti-US resistance war who have yet to be awarded compensation treatment from the Communist Party and Government of Vietnam;
- Prime Minister’s Decision No. 188/2007/QD-TTg dated December 6, 2007 on amendments to Prime Minister’s Decision No. 290/2005/QD-TTg dated November 1, 2005 on compensation regimes and policies for certain persons directly fighting the anti-US resistance war who have yet to be awarded compensation treatment from the Communist Party and Government of Vietnam;
- Prime Minister’s Decision No. 142/2008/QD-TTg dated October 27, 2008 on implementation of compensation regimes for servicemen involved in the anti-US resistance war for national salvation who have had less than 20 years working in the army and are now demobilized and discharged from the military to return to localities;
b) Persons who have already been entitled to benefits under the Decision No. 62/2011/QD-TTg but are not veterans as stipulated in clause 4 of this Article;
c) Officers and soldiers of the People's Police participating in the anti-US resistance war for national salvation who have less than 20 years working in the People's Police, who have resigned or returned from the People's Police to their localities and have been entitled to benefits under the Prime Minister's Decision No. 53/2010/QD-TTg dated August 20, 2010 on compensation regimes for officers and soldiers of the People's Police participating in the anti-US resistance war for national salvation who have less than 20 years working in the People's Police, and currently resign and return to their localities;
d) Young volunteers who have been provided with benefits according to the Prime Minister's Decision No. 170/2008/QD-TTg dated December 18, 2008 on health insurance, funeral and burial benefits for young volunteers involved in the resistance war against France, the Decision No. 40/2011/QD-TTg dated July 27, 2011 regulating compensation regimes for young volunteers who have completed their duties in the resistance war and the Government’s Decree No. 112/2017/ND-CP dated October 6, 2017 providing for compensation regimes and policies applicable to young volunteers in the military base in the South who were involved in the resistance war during the 1965 – 1975 period;
dd) Frontline non-combat soldiers participating in the resistance war against France, against the US or the Fatherland protection war and sent on international missions who have been entitled to benefits under the Prime Minister's Decision No. 49/2015/QD-TTg dated October 14, 2015 on a number of compensation regimes and policies for frontline non-combat soldiers involved in the resistance war against France, against the United States, the war for protection of the Fatherland, or sent on international missions.
6. Incumbent National Assembly deputies and incumbent members of all-level People’s Councils.
7. Children under 6 years of age.
8. Persons eligible to be entitled to monthly social protection benefits under laws on the elderly, the disabled and subject of social protection programs.
9. Members of poor households; ethnic minority people living in areas with difficult socio-economic conditions; people living in areas with extremely difficult socio-economic conditions; persons living in island communes or districts and some other subjects, specifically including:
a) Members of poor family households defined according to the classification criteria regarding incomes, members of multi-dimensional poor households that have a shortage of health insurance as stipulated in the Prime Minister's Decision No. 59/2015/QD-TTg dated November 19, 2015 promulgating the multi-dimensional poverty approach for the period of 2016-2020 and other decisions of competent authorities to amend, supplement or replace the poverty line applied over periods of time;
b) Ethnics living in areas with difficult socio-economic conditions under the regulations adopted by the Government and the Prime Minister;
c) Inhabitants living in areas with extremely difficult socio-economic conditions under the regulations adopted by the Government and the Prime Minister;
d) Residents living in island communes or districts in accordance with regulations of the Government and the Prime Minister.
10. Persons who are awarded the title of People’s artisans or outstanding artisans living in families earning the monthly income per capita lower than the base pay regulated by the Government.
11. Relatives of persons rendering meritorious revolutionary services who are natural parents, spouses or children of revolutionary martyrs; persons providing accommodations for martyrs.
12. Relatives of persons rendering meritorious revolutionary services, except those defined in clause 11 of this Article, including:
a) Natural parents, spouses, children aged from over 6 years to under 18 years, or 18 years or older if they are still going to school or are suffering serious disabilities or extremely serious disabilities, of the followings: Revolutionaries carrying out activities before January 1, 1945; revolutionaries carrying out activities from January 1, 1945 to the August Uprising in 1945; heroes of the People’s Armed Forces and heroes of labor in the resistance war stage; wounded soldiers and sick soldiers suffering a reduction by 61% and more of their labor capacity; partisans infected with toxic chemicals whose labor capacity is reduced by at least 61%.
b) Natural children aged 6 years or older of partisans exposed to toxic chemicals causing deformities and disabilities due to consequences thereof, unable to be self-reliant in performing everyday life activities or suffering from reductions in capabilities for self-reliance in everyday life activities, who are entitled to monthly benefits.
13. Relatives of officers, professional servicemen, non-commissioned officers and military soldiers in active service, administrative officers, non-commissioned officers and technical or engineering officers, non-commissioned officers in the people’s public security forces, trainees of the people’s police, non-commissioned officers and cryptographic officers who are paid salaries as servicemen, cryptographic trainees entitled to the same compensation regimes and policies as trainees of military and police education institutions, including:
a) Natural parents; natural parents-in-law; legal caregivers of selves and spouses;
b) Spouses;
c) Natural children or legally adopted children aged from 6 years to under 18 years; natural children and legally adopted children aged 18 years or older if they are still taking formal education.
14. Persons already donating human body organs under laws on organ donation and transplantation.
15. Foreigners studying in Vietnam who receive scholarships financed by the state budget of Vietnam.
16. Home attendants of persons rendering meritorious revolutionary services, including:
a) Attendants of Vietnamese heroic mothers;
b) Attendants of wounded soldiers, sick soldiers who suffer from a reduction by at least 81% of labor capacity;
c) Attendants of partisans suffering diseases due to exposure to toxic chemicals whose labor capacity is reduced by at least 81%.
17. Persons aged 80 years or older who are entitled to monthly benefits for elderly people under laws on social insurance.
Article 4. Group of health insurance policyholders whose contributions are supported by the state budget
1. Members of near-poor family households defined according to the near-poor criteria under regulations of the Government and the Prime Minister.
2. Members of multidimensional-poverty family households falling into the cases specified in point a, clause 9, Article 3 hereof.
3. Pupils and students.
4. Members of family households doing business in the agriculture, forestry, aquaculture and salt industry who earn an average income in accordance with regulations of the Government and the Prime Minister.
Article 5. Group of family-based health insurance policyholders
1. Persons whose names are inscribed in family household records, except those subjects specified in Article 1, 2, 3, 4 and 6 hereof.
2. Persons whose names are inscribed in temporary residence records, except those specified in Article 1, 2, 3, 4 and 6 hereof and those already participating in health insurance as prescribed in clause 1 of this Article.
3. The following persons eligible for family-based participation in health insurance:
a) Dignitaries, sub-dignitaries and clergy;
b) Persons residing in social relief establishments, except for those defined in Articles 1, 2, 3, 4 and 6 hereof without health insurance contributions supported by the state budget.
Article 6. Group of health insurance policyholders whose contributions are paid by employees
1. Relatives of public national defense workers and employees on active service in the military, including those defined in point a, b and c, clause 13, Article 3 hereof.
2. Relatives of public security workers on active service in the People’s Police, including those defined in point a, b and c, clause 13, Article 3 hereof.
3. Relatives of those performing other tasks in cryptographic organizations, including those defined in point a, b and c, clause 13, Article 3 hereof.
CONTRIBUTION RATES, STATE BUDGET SUPPORT RATES AND CONRIBUTION METHODS APPLIED TO CERTAIN POLICYHOLDERS
Article 7. Health insurance contribution rates and health insurance contribution responsibilities
1. Monthly health insurance contribution rates shall be subject to the following regulations:
a) The contribution rate shall be equal to 4.5% of the employee’s monthly pay with respect to those policyholders specified in clause 1, Article 1 of this Decree.
- Employees on sick leaves from at least 14 days per a month in accordance with laws on social insurance shall not be required to pay health insurance contributions and shall be entitled to health insurance benefits;
- With respect to employees that are detained, held in custody or suspended from work for investigations, consideration of judgement whether they have committed violations against laws, the monthly contribution rate shall be defined as 4.5% of 50% of each employee's monthly pay. In case where a competent authority makes its judgement that none of violations has been committed, the employee shall be required to pay health insurance contributions in proportion to the accrued pay amount that he/she has received;
b) The contribution rate shall be equal to 4.5% of the retirement pension and incapacity benefit with respect to those policyholders specified in clause 1, Article 2 of this Decree;
c) The contribution rate shall be equal to 4.5% of the monthly pay that an employee receives before his/her pregnancy and parental leave with respect to those policyholders specified in clause 5, Article 2 of this Decree;
d) The contribution rate shall be equal to 4.5% of the unemployment benefit with respect to those policyholders specified in clause 6, Article 2 of this Decree;
dd) The contribution rate shall be equal to 4.5% of the base pay rate with respect to those policyholders other than the abovementioned;
e) The health insurance contribution rate of those policyholders defined in Article 5 hereof shall be determined as follows: The first policyholder shall be required to pay 4.5% of the base pay rate; the second, third and fourth policyholder shall be required to pay 70%, 60% and 50%, respectively, of the contribution rate of the first policyholder; the fifth and subsequent policyholder shall be required to pay 40% of the contribution rate of the first policyholder.
Any relief or deduction in the health insurance contribution rate as specified in this point shall be granted only if family members participate in the family-based health insurance within the same financial year.
2. With respect to those policyholders whose contribution rates are supported by the state budget, the relief or deduction in the contribution rate shall not be applied in accordance with point e, clause 1 of this Article.
3. In case where a policyholder referred to in clause 1, Article 1 hereof enters into one more or multiple indefinite-term employment contracts or fixed-term employment contracts, each of which has the term of at least three months, he/she shall be bound to pay the health insurance contribution rate determined on the basis of the employment contract under which the highest pay is agreed upon in comparison with other employment contracts.
4. In case where health insurance policyholders specified in Article 6 hereof and those specified in Article 1, 2, 3 and 4 hereof overlap, health insurance contributions shall be paid in the following order: Health insurance contributions are paid by both employees and employers; by social insurance agencies; by the state budget; by employers.
5. The Ministry of Health shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in appealing to the Government for approval of adjustments to the health insurance contribution rates in order to ensure the balance of the health insurance package, comparability with state budget capabilities and contributions of those responsible for paying health insurance contributions in accordance with the Law on Health Insurance.
Article 8. State budget’s support rate
1. From the entry into force of this Decree, the state budget’s support rates shall be applied to the following policyholders:
a) The state budget's support shall be paid for 100% of the health insurance contribution rate with respect to members of near-poor families residing in poor districts referred to in the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008 regarding quick and sustainable poverty reduction support programs, and districts where regimes and policies defined in the Resolution No. 30a/2008/NQ-CP are applied;
b) The state budget’s support shall be paid for at least 70% of the health insurance contribution rate with respect to those policyholders referred to in clause 1 and 2 Article 4 hereof;
c) The state budget’s support shall be paid for at least 30% of the health insurance contribution rate with respect to those policyholders referred to in clause 3 and 4, Article 4 hereof.
2. In case where a policyholder falls into multiple beneficiaries of the state budget’s health insurance contribution support as prescribed in clause 1 of this Article, the state budget’s support for the policyholder entitled to the highest support rate shall be applied.
3. People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall, based on the local government budget's capabilities and other legal funding sources, and after taking into account 20% of the funding defined in point a, clause 3, Article 35 of the Law on Health Insurance (if any), formulate and appeal to the provincial-level People’s Councils for their decision on the rate of support for health insurance contributions which is higher than the minimum support rate specified in clause 1 of this Article.
Article 9. Method for paying health insurance contributions by certain policyholders
1. With respect to persons entitled to monthly retirement pensions, incapacity benefits and social insurance benefits covered by the state budget as prescribed in Article 2 and clause 2 of Article 3 hereof: On a monthly basis, social insurance agencies shall pay health insurance contributions for these policyholders by using funds for retirement pensions and social insurance benefits covered by the state budget.
2. With respect to policyholders prescribed in clause 3, 8, 11, 12 and 16 of Article 3 hereof: On a quarterly basis, agencies of labor, war invalids and social affairs shall remit funds derived from state budget spending on implementation of compensation policies for persons rendering meritorious revolutionary services, or funds derived from state budget spending on implementation of social protection policies, into the health insurance package. Not later than December 15 of each year, agencies of labor, war invalids and social affairs must complete payments and fund transfers to the health insurance package during that year.
3. With respect to policyholders referred to in clause 1, 4, 6, 7, 10, 13, 14 and 17 of Article 3, and those specified in clause 1 and 2 of Article 4 hereof of whom 100% of the health insurance contribution has been covered by the state budget's support: On a quarterly basis, social insurance agencies shall prepare a consolidated report on the number of health insurance cards which have already been issued and the contribution and contribution support amounts according to the Form No. 1 of the Appendix to this Decree, send it to the financial institution to transfer the funds to the health insurance package as stipulated in clause 9 of this Article. The time of calculation of the health insurance contribution payable: Policyholders shall be listed annually and their health insurance contributions shall be calculated as from January 1; with respect to policyholders added to the list, their contributions shall be calculated from the date specified in the Decision on approval of the abovementioned list issued by the competent authority.
4. As for policyholders specified in clause 6 of Article 3 hereof (except policyholders other than those mentioned above, policyholders entitled to retirement pensions, social insurance benefits and benefits for persons rendering meritorious revolutionary services): On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, agencies in charge of management of policyholders shall pay health insurance contributions for these policyholders.
5. With regard to pupils and students specified in clause 3 of Article 4 hereof:
a) On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, pupils and students, or parents or guardians thereof, shall be responsible for paying health insurance contributions on their part as prescribed in clause 2 of Article 10 hereof to social insurance agencies;
b) The state budget shall give support as follows:
- Health insurance contributions of pupils and students studying at educational institutions or vocational training establishments affiliated to ministries and central bodies shall be supported by the central budget. On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, provincial-level Social Insurance agencies shall make general reports on the number of health insurance cards which have already been issued, contribution amounts collected from pupils and students and contribution amounts supported by the state budget by using the Form No. 1 of the Appendix to this Decree and send them to the Vietnam Social Security so that the Vietnam Social Security prepares a consolidated report for submission to the Ministry of Finance in order to transfer the state budget’s support amounts to the health insurance package in accordance with clause 9 of this Article.
- Health insurance contributions of pupils and students studying at educational institutions or other vocational training establishments shall be supported by the budget of the local jurisdictions where these educational entities are located, irrespective of registered permanent residences of pupils and students, including the central budget allocations (if any). On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, social insurance agencies shall make general reports on the number of health insurance cards which have already been issued, contribution amounts collected from pupils and students and contribution amounts supported by the state budget by using the Form No. 1 of the Appendix to this Decree and send them to the financial authority in order to transfer state budget expenditures used for supporting health insurance contributions to the health insurance package in accordance with clause 9 of this Article.
6. With respect to those policyholders whose health insurance contributions are partially supported by the state budget in accordance with clause 4 of Article 4 hereof:
a) On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, representatives of family households shall directly pay health insurance contributions on their part as prescribed in clause 2 of Article 10 hereof to social insurance agencies;
b) On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, social insurance agencies shall make general reports on the number of health insurance cards which have already been issued, contribution amounts collected from policyholders and contribution amounts supported by the state budget by using the Form No. 1 of the Appendix to this Decree and send them to the financial authority in order to transfer state budget expenditures used for supporting health insurance contributions to the health insurance package in accordance with clause 9 of this Article.
7. With respect to family-based policyholders as defined in Article 5 hereof: On a periodic basis, every 3 months, 6 months or 12 months, representatives or members of families participating in the health insurance shall pay health insurance contributions as prescribed in clause 3 of Article 10 hereof to social insurance agencies.
8. With respect to health insurance policyholders referred to in Article 6 hereof, on a monthly basis, employers shall make health insurance contribution payments for them and pay health insurance contributions for their employees in accordance with regulations in force by using the following funding sources:
a) If these employees work for state budget-financed units, state budget allocations shall support health insurance contributions of these policyholders;
b) If these employees work for public service units, their health insurance contributions shall be paid by each unit’s budget in accordance with laws on autonomy mechanisms of public service units;
c) If these employees work for enterprises, their health insurance contributions shall be paid by each enterprise’s budget.
9. Based on regulations on delegation of authority by competent authorities and the general report on policyholders, state budget expenditures on health insurance contributions and health insurance contribution support, sent by social insurance agencies, the financial authority shall be responsible for transferring these expenditures to the health insurance package once every quarter of a financial year. Not later than December 15 of each year, transfer of state budget expenditures to the health insurance package in that year must be completed.
10. With respect to policyholders specified in clause 15 of Article 3 hereof, on a quarterly basis, scholarship-granting entities or organizations shall pay health insurance contributions in accordance with regulations in force into the health insurance package.
Article 10. Determination of contribution and support amounts applied to certain policyholders in case of the State’s adjustments to health insurance contribution rates and base pay rates
1. With respect to policyholders referred to in Article 4 hereof whose health insurance contributions are wholly supported by the state budget:
a) The amount of the state budget's monthly payment of or support for health insurance contributions shall be defined as the health insurance contribution rate multiplied by (x) the base pay rate. If the state adjusts the health insurance contribution rate and the base pay rate, the amount of health insurance contribution paid or supported by the state budget shall be adjusted from the date of application of the new health insurance contribution rate and the new base pay rate;
b) The amount of health insurance contribution for children under 6 years of age shall be calculated from the date of birth to the date on which children reach 72 months of age. If a Vietnamese child is born abroad, the amount of health insurance contribution shall be calculated from the date on which that child returns and resides in Vietnam in accordance with laws.
2. With respect to those policyholders whose health insurance contributions are partially supported by the state budget in accordance with clause 3 and 4 of Article 4 hereof:
a) The monthly amount of health insurance contribution paid by the policyholder and the state budget’s monthly support for health insurance contributions shall be defined as the health insurance contribution rate multiplied by (x) the base pay rate determined on the date of the policyholder's payment of health insurance contribution;
b) If the State adjusts the health insurance contribution rate or the base pay rate, the policyholder and the state budget shall not be required to make additional payments or shall not be entitled to reimbursement of the difference arising owing to any adjustment to the health insurance contribution rate or the base pay rate for the rest of time during which the policyholder has already paid his/her health insurance contributions.
3. With respect to family-based policyholders as defined in Article 5 hereof:
a) The monthly amount of health insurance contribution shall be defined as the health insurance contribution rate multiplied by (x) the base pay rate determined on the date of payment of health insurance contribution;
b) In case where the State adjusts the health insurance contribution rate or the base pay rate, the policyholder shall not be required to pay additional health insurance contributions or shall not be entitled to reimbursement of the difference arising owing to any adjustment to the health insurance contribution rate or the base pay rate for the remaining time during which the policyholder has already paid health insurance contributions.
4. If the policyholder participates in the health insurance amidst days of a month, the health insurance contribution amount shall be determined in a unit month from the date of payment of health insurance contribution.
Article 11. Preparation of list of policyholders awarded health insurance cards
1. Employers shall prepare the list of policyholders belonging in the group of policyholders prescribed in Article 1 hereof.
2. Educational institutions and vocational education establishments shall be responsible for preparing the list of policyholders in the group under their jurisdiction as provided in clause 15 of Article 3 and clause 3 of Article 4 hereof.
3. Affiliates of the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security shall be responsible for compiling the list of policyholders belonging in the group under their management as provided in clause 1 of Article 1 and clause 13 of Article 3 and Article 6 hereof and under the instructions of the Ministry of National Defence or the Ministry of Public Security.
4. As regards any policyholder who donates his/her organs under laws, social insurance agencies shall consult his/her hospital discharge form, issued by the healthcare establishment where he/she donates his/her organs, in order to issue the health insurance card.
5. Commune-level People’s Committees shall be responsible for compiling the list of policyholders referred to in Article 2; clause 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 and 17 of Article 3; clause 1, 2 and 4 of Article 4 and Article 5 hereof.
6. The list of health insurance policyholders shall be prepared by using the Form No. 2 and No.3 of the Appendices to this Decree.
Article 12. Health insurance cards
Health insurance cards shall be issued by competent social insurance agencies and contain the following information:
1. Personal information of a policyholder, including full name, gender, date of birth, permanent residence or workplace address.
2. Health insurance coverage rate stipulated in Article 14 hereof.
3. Start date of a health insurance card.
4. Name of the primary healthcare establishment.
5. The consecutive 5-year or longer period of health insurance participation of policyholders making co-payment of healthcare costs. The consecutive period of health insurance participation refers to the date subsequent to the previous date of issue inscribed on a health insurance card; in case of an interval, it must be less than 03 months.
With respect to persons dispatched by competent authorities to go on an educational or business trip; spouses, natural children, or legally adopted children aged under 18 years, accompanying their parents serving terms of office at Vietnam’s overseas missions, their overseas stay period shall be accepted as the period of health insurance participation.
With respect to employees working abroad, the period of their health insurance participation before their overseas work shall be assumed as the period of health insurance participation if they resume participating in the health insurance within duration of 30 days from the date of their entry.
If employees await completion of required procedures for entitlement to unemployment benefits as provided by the Law on Employment, the period of the previous health insurance participation shall be assumed as the period of health insurance participation.
With respect to policyholders, referred to in point a of clause 3 of Article 12 of the Law on Health Insurance, who retire, are demobilized, transfer to other business or resign, if they have not yet participated in the health insurance during the period of their study or military service in the people’s army, the people’s public security force or a cryptographic body, that period shall be assumed as the consecutive period of health insurance participation.
6. Photo of the policyholder (not applicable to children under 6 years of age) in case where he/she does not have any photo personal identification document issued by competent bodies or authorities, or any certificate issued by commune-level police authorities or other documents endorsed by educational institutions or vocational education establishments in charge of management of pupils or students, or other legitimate personal identity documents.
Article 13. Validity period of health insurance cards
1. With respect to policyholders specified in clause 6 of Article 2, health insurance cards shall have validity from the first month of entitlement to unemployment benefits which is determined in the decision on entitlement to unemployment benefits, issued by a competent regulatory authority.
2. With regard to policyholders specified in clause 7 of Article 3 hereof:
a) If a child is born before September 30, his/her health insurance card shall be valid until the end of September 30 of the year in which he/she reaches 72 months of age;
b) If a child is born after September 30, his/her health insurance card shall be valid until the end of the last date of the month in which he/she reaches 72 months of age.
3. With respect to policyholders referred to in clause 8 of Article 3 hereof, their health insurance cards shall be valid from the date of social welfare entitlement determined in the decision issued by the district-level People’s Committee.
4. With respect to the policyholders specified in clause 9 of Article 3, or the policyholders prescribed in clause 1 of Article 4 hereof, if their health insurance contributions are wholly supported by the state budget, their health insurance cards shall be valid from the date specified in the decision on approval of the list of policyholders, issued by a competent authority.
5. With respect to the policyholders specified in clause 10 of Article 3 hereof, their health insurance cards shall be valid from the date specified on the decision on approval of the list of policyholders, issued by a competent authority.
6. With respect to the policyholders specified in clause 14 of Article 3 hereof, their health insurance cards shall be valid immediately after the date of donation of their organs.
7. With regard to policyholders specified in clause 3 of Article 4 hereof:
a) Health insurance cards shall be annually issued to students at general education institutions, including the following cases:
- As regards 1st - grade pupils, each health insurance card shall be valid from the 1st day of October of the first year of elementary education;
- As regards12th - grade students, each health insurance card shall be valid till the end of September 30 of that school year.
b) Each health insurance card shall be annually issued to pupils and students at higher education establishments and vocational training facilities, including the following cases:
- As regards first-year students of academic programs, each health insurance card shall be valid from the first date of the academic year, except the case in which 12th - grade students hold their health insurance cards remaining valid;
- As regards last-year students of academic programs, each health insurance card shall be valid till the last date of the final month of each academic program.
8. With regard to others, each health insurance card shall be valid from the first date of payment of health insurance contribution. If the policyholders referred to in clause 4 of Article 4, Article 5 and 6 hereof participate in the health insurance for the first time or do not incessantly participate in the health insurance for at least 3 months in a financial year, each health insurance card shall have the validity period of 12 months from the date on which it is in effect as per point c of clause 3 of Article 16 in the Law on Health Insurance.
9. The validity of each health insurance card as prescribed in this Article shall be equivalent to the amount of health insurance contribution in accordance with regulations in force, except policyholders who are children under 6 years of age.
BENEFIT ENTITLEMENT RATES, PROCEDURES FOR INSURANCE COVERED HEALTHCARE SERVICES
Article 14. Rates of entitlement to health insurance coverage with respect to cases prescribed in clause 1 and clause 7 of Article 22 in Law on Health Insurance
1. When receiving medical examination and treatment services in accordance with Article 26, 27 and 28 in the Law on Health Insurance; clause 4 and 5 of Article 22 in the Law on Health Insurance, health insurance policyholders shall be entitled to the health insurance fund’s coverage of permissible medical costs at the following rates:
a) 100% of medical costs paid by the policyholders prescribed in clause 3, 4, 8, 9, 11 and 17 of Article 3 herein;
b) 100% of medical costs, and any restrictions on the rate of payment of medical costs such as medicines, chemicals, medical supplies and medical technology services as regulations of the Minister of Health shall not be applied to:
- Revolutionaries performing their activities before January 1, 1945;
- Revolutionaries performing their activities from January 1, 1945 to the date of the uprising event taking place in August, 1945;
- Vietnamese heroic mothers;
- War invalids, beneficiaries of the same compensation policies as war invalids, class-B war invalids and sick soldiers whose labor capacity is reduced by at least 81%;
- War invalids, beneficiaries of compensation policies as war invalids, class-B war invalids and sick soldiers whose injuries are cured or whose diseases relapse;
- Partisans suffering diseases due to exposure to toxic chemicals whose labor capacity is reduced by at least 81%;
- Children under 6 years of age.
c) 100% of healthcare service costs at the commune level;
d) 100% of medical service costs if the cost of each medical examination or treatment accounts for less than 15% of the base pay rate;
dd) 100% of medical costs if a patient participates in the health insurance for a consecutive period of at least 5 years and has made the co-payment of medical costs in a year which is greater than total base pay amount received during 6 months, except self-referrals to inappropriate-level healthcare establishments;
e) 95% of medical costs paid by the policyholders prescribed in clause 1 of Article 2, clause 12 of Article 3, and clause 1 and 2 of Article 4 herein;
g) 80% of medical costs paid by others;
h) With respect to patients who are diagnosed, given therapeutic indications and referred to commune-level healthcare establishments for their management, monitoring and dispensing of medicines by higher-level healthcare establishments under regulations of the Minister of Health, their medical costs shall be paid by the health insurance fund within their scope of insurance benefit entitlement and contribution rates as prescribed in point a, b, dd, e ad g of clause 1 of this Article.
2. If a person is classified into different groups of policyholders, he/she shall be entitled to the health insurance benefit which is offered to the policyholder entitled to the highest health insurance benefit in accordance with clause 1 of this Article.
3. In case where a health insurance card holder visits an inappropriate-level healthcare establishment at his/her discretion, and then is referred to another healthcare establishment by the receiving healthcare establishment, he/she shall be paid the health insurance fund’s coverage at the coverage rate specified in clause 3 of Article 22 in the Law on Health Insurance, except the following cases: he/she is given emergency treatment services; he/she is given inpatient treatment services while being diagnosed with any other disease of which treatment is out of professional capabilities of the referring healthcare establishment; his/her pathological conditions have changed to the extent that they are out of competencies of the referring healthcare establishment.
4. Health insurance policyholders who register their primary healthcare services at commune-level healthcare establishments in adjacent provinces shall be entitled to 100% coverage of costs of healthcare services in the list of covered healthcare services with respective coverage rates as defined in clause 1 of this Article if they are offered medical services rendered by these commune-level healthcare establishments in adjacent provinces.
5. In case of conversion of the health insurance benefit entitlement rate, the new entitlement rate shall be applied from the effective date of the new health insurance card.
Article 15. Procedures for insurance covered healthcare services
1. When visiting healthcare establishments for medical examination or treatment services, health insurance policyholders must present photo health insurance cards; in case of absence of the photo, they shall be required to present one of their photo identity documents issued by competent bodies or authorities, or certificates endorsed by commune-level police authorities or others endorsed by educational institutions in charge of management of pupils or students; other legitimate personal identification documents.
2. When children under 6 years of age go to healthcare establishments to receive medical examination or treatment services, only health insurance cards shall be needed. If a child is not awarded health insurance cards, a copy of the written evidence of birth or a copy of the birth certificate must be shown; in case where such child needs medical treatment after birth but he/she is not awarded the written evidence of birth, the head of the healthcare establishment, parents or guardian of that child shall be required to sign in the medical record as a basis for payment of health insurance benefits as prescribed in clause 1 of Article 27 hereof and shall bear responsibility for their endorsement.
3. When visiting healthcare establishments to receive medical examination or treatment services, a health insurance policyholder who is expecting a new health insurance card which is reissued or replaces the preexisting one must present the note of appointment for reissuance and replacement of health insurance card issued by the social insurance agency or any entity or individual authorized by the social insurance agency to receive applications for reissuance and replacement of health insurance cards by using the Form No. 4 of the Appendix to this Decree, and any document evidencing personal identity of that policyholder.
4. When a health insurance policyholder who has donated his/her organ visits healthcare establishments to receive medical examination or treatment services, he/she must present documents referred to in clause 1 or clause 3 of this Article. In case where the medical treatment is needed immediately after the organ donation, the head of the healthcare establishment performing organ procurement and the patient or the patient's relative must bear their signature on the medical record as a basis for payment of health insurance benefits in accordance with clause 2 of Article 27 hereof, and shall be responsible for their endorsement.
5. In case of a referral to another healthcare establishment at the different level, a policyholder shall be required to present his/her referral dossier formulated by the referring healthcare establishment and the referral form by using the Form No. 6 of the Appendix to this Decree. In case where the referral form is valid until the end of December 31 while the medical treatment has not yet been completed, use of that referral form till the end of that medical treatment shall be allowed.
In case of a follow-up examination, a health insurance policyholder must show the note of follow-up appointment of the healthcare establishment which is prepared by using the Form No. 5 of the Appendix to this Decree.
6. In case the emergency treatment service is needed, a health insurance policy may choose to be hospitalized at any healthcare establishment and shall be required to present documents referred to in clause 1, clause 2 or clause 3 of this Article before discharge from that healthcare establishment. After the emergency treatment stage, if the insured patient is allowed by the healthcare establishment to implement procedures for referral to another ward or department of that healthcare establishment in order for them to receive further health monitoring and treatment, or to be referred to another healthcare establishment, these referrals shall be defined as appropriate-level referrals.
The healthcare establishment that does not enter into the health insurance-covered healthcare service contract shall be responsible for providing patients allowed for hospital discharge with valid documents and evidences relating to medical costs which they use for directly claiming payments of their health insurance benefits at social insurance agencies under the provisions of Article 28, 29 and 30 hereof.
7. If a health insurance policyholder takes up a temporary residence while going on a business trip, working on the move or taking a full-time training program, he/she shall be entitled to receive primary health care at an appropriate-level healthcare establishment or the healthcare establishment at the level equivalent to the healthcare establishment providing primary care which is inscribed on his/her health insurance card, and shall be required to present documents stipulated in clause 1, clause 2 or clause 3 of this Article and one of the following documents (either in the form of an authentic copy or a duplicate): business travel form, decision to send personnel to participate in a training course, student identity card, temporary residence evidencing document and school transfer approval form.
8. Healthcare establishments and social insurance agencies shall not be allowed to adopt supplemental procedures for health insurance-covered services in addition to those procedures stipulated in this Article. In case where healthcare establishments or social insurance agencies need copies of the health insurance card and other documents relating to medical examination and treatment of patients to serve administrative tasks, they shall be required to make copies at their expense and shall not be allowed to request patients to make copies or pay photocopy costs.
HEALTH INSURANCE-COVERED SERVICE CONTRACTS
Article 16. Health insurance-covered service contracts
1. In case of a first-time health insurance-covered service contract, documents shall include:
a) Request form for signing the contract, prepared by the requesting healthcare establishment;
b) Duplicate of the healthcare license, issued by a competent regulatory authority to the requesting healthcare establishment;
c) Internally stamped duplicate of the decision on ranking of hospitals made by a competent regulatory authority (if any) or the decision on medical level issued by a competent regulatory authority with respect to non-public healthcare establishments;
d) List of medical technology services, medicines, chemicals or medical supplies, approved by a competent regulatory authority (whether in the written or electronic form).
2. In case where a healthcare establishment obtains a competent regulatory authority’s approval of supplementation of functions, duties, scope of professional practices and hospital ranking, that healthcare establishment shall be responsible for informing a competent social insurance agency of adding the abovementioned information to the health insurance-covered service contract. Within duration of 10 working days of receipt of the written document stating approval from the healthcare establishment, the receiving social insurance agency shall be responsible for completely signing on appendices to the contract or entering into a new contract.
Article 17. Contractual terms and conditions, requirements for eligibility of a healthcare establishment for signing a health insurance-covered service contract with
1. Contractual terms and conditions shall be established by using the Form N0.7 of the Appendix to this Decree. Depending on conditions of a healthcare establishment, a social insurance agency and that healthcare establishment shall agree on supplements to contractual terms and conditions without committing any violation against legislative regulations on health insurance.
2. Requirements for eligibility of a healthcare establishment for signing a health insurance-covered service contract shall be comprised of the followings:
a) Fully meet requirements for conformance to medical practicing regulations in accordance with laws on healthcare services and have obtained a competent regulatory authority’s medical service license;
b) Ensure provision of medicines, chemicals and medical supplies are in line with the scope of functions of that healthcare establishment.
Article 18. Conclusion of health insurance-covered service contracts
1. In case of entering into a health insurance-covered service contract for the first time:
a) A healthcare establishment sends 01 set of documents referred to in Article 16 hereof to a social insurance agency;
b) Within duration of 30 days of receipt of all required documents (based on the postmark date of received document), a social insurance agency must complete the processing of submitted documents and contract signing. In case of refusal to sign a health insurance-covered service contract, a written response clearly stating reasons for such refusal must be sent.
2. Validity period of a health insurance-covered service contract:
a) The validity period of a contract shall range from January 1 to end of December 31 of each year, but shall be restricted to 36 months;
b) In case of the health insurance-covered service contract signed for the first time, the validity period of this contract shall start from the signature date to end of December 31 in the year on which the contract expires, but shall not exceed 36 months;
c) In case of signing a health insurance-covered service contract on an annual basis, a healthcare establishment and a social insurance agency shall completely conclude the contract of the following year before December 31 of that year.
10 days before the contract expires, if the healthcare establishment and the social insurance agency agree on the contract extension and negotiate about the implementation of the contract based on an appendix to that contract, that appendix shall have legal value, unless otherwise agreed upon.
3. If a policyholder receives medical services prior to January 1, but is discharged from a healthcare establishment ahead of January 1, his/her medical costs shall be subject to the following regulations:
a) In case where that healthcare establishment continues to sign a health insurance-covered service contract, such medical costs shall be taken into account as the following year's medical costs;
b) In case where that healthcare establishment decides not to continue to sign a health insurance-covered service contract, such medical costs shall be taken into account as that year's medical costs.
4. A health insurance-covered service contract shall clearly specify the method for payment of health insurance-covered medical costs where relevant to actual conditions of that healthcare establishment.
5. Contracting parties shall be responsible for assuring rights and interests of patients holding health insurance cards under laws on health insurance and preventing any suspension of medical services provided for patients holding health insurance cards.
Article 19. Contracts for health insurance-covered medical services performed at commune- or ward-level health stations, public maternity homes, regional general clinics and healthcare establishments of public service entities and educational institutions
1. With respect to commune- or ward-level health stations, public maternity homes and regional general clinics
a) A social insurance agency shall sign a contract with a district-level healthcare center or hospital or other healthcare establishment approved by the provincial-level Department of Health to provide medical services at a commune- or ward-level health stations, maternity homes and regional general clinics for health insurance policyholders;
b) The healthcare establishment signing the health insurance-covered medical service contract prescribed in point a of this clause shall be responsible for providing medicines, chemicals and medical supplies for commune- or ward-level health stations, public homes, regional general clinics and paying costs incurred from use of patient beds (if any) and medical technologies within the scope of its medical functions; concurrently, making monitoring, supervisory and consolidated reports for the purpose of making payments to social insurance agencies.
2. With respect to healthcare establishments of entities or educational institutions (except those receiving state budget allocations funding primary care services as prescribed in clause 1 of Article 34 hereof), social insurance agencies shall be authorized to sign health insurance-covered medical service contracts directly with entities and educational institutions.
Article 20. Rights and responsibilities of social insurance agencies for implementation of health insurance-covered medical service contracts
1. Rights of social insurance agencies:
a) Implement regulations laid down in Article 40 of the Law on Health Insurance;
b) Request healthcare establishments to carry out the transfer of electronic data for evaluation and payment of health insurance-covered medical costs under regulations promulgated by the Minister of Health.
2. Responsibilities of social insurance agencies:
a) Implement regulations laid down in Article 41 of the Law on Health Insurance;
b) Within duration of 10 first days of the first month in the validity period of a contract, provide healthcare establishments with the list of holders of health insurance cards submitting an electronic or signed and stamped written application for registration of primary care services by using the Form No. 8 of the Appendix to this Decree at the beginning of each quarter;
c) Ensure compliance with laws on medical examination and treatment, regulations on management of medical records in accordance with regulations promulgated by the Minister of Health;
d) Cooperate with healthcare establishments in receiving and checking procedures for health insurance-covered medical services; revoke and temporarily impound health insurance cards and take actions within their jurisdiction against any violation; give information technology support for evaluation of health insurance-covered medical costs and payment thereof to healthcare establishments;
dd) Protect rights and interests of health insurance policyholders; deal with claims or complaints related to health insurance benefits under their jurisdiction;
e) Establish a perfect system for evaluating and ensuring the continuous receipt of electronic data and results of evaluation of health insurance-covered medical services, and the timely response upon receipt thereof to healthcare establishments under regulations promulgated by the Minister of Health.
Article 21. Rights and responsibilities of healthcare establishments for implementation of health insurance-covered medical service contracts
1. Rights of healthcare establishments:
Implement regulations laid down in Article 42 of the Law on Health Insurance.
2. Responsibilities of healthcare establishments:
a) Implement regulations laid down in Article 43 of the Law on Health Insurance;
b) Ensure provision of medicines, chemicals or medical supplies and medical technology services is in line with their level of medical practices as regulated by the Minister of Health;
c) Send electronic data for the purpose of performing the task of management of health insurance-covered medical services immediately after completion of each medical examination or completion of each outpatient treatment or completion of each inpatient treatment of a patient under regulations of the Minister of Health;
d) Send electronic data on health insurance-covered medical costs to request payments made not later than 7 working days from the date of completion of medical examination and treatment of patients in accordance with the regulations of the Minister of Health.
Article 22. Contract amendment and supplementation
1. In the course of implementation of a health insurance-covered medical service contract, if there is any party requesting amendments or supplements to contractual terms and conditions, they must inform the other party in writing for at least 30 days in advance of which terms and conditions subject to amendment or supplementation in that contract.
2. In case where both parties agrees on which terms and conditions are amended or supplemented, amendment and supplementation shall be carried out by bearing their signatures on appendices or entering into a new contract.
3. In case where both parties fail to reach agreement on amendment or supplementation, the existing contract shall remain valid for implementation.
Article 23. Cases of contract termination
1. A contract shall be terminated in case the contracting healthcare establishment is subject to business closure, dissolution, bankruptcy or revocation of its license.
2. A contract shall be terminated in case both parties agree on contract termination in accordance with laws.
3. In the course of implementation of a health insurance-covered medical service contract, if a social insurance agency, entity, organization or individual discovers that any healthcare establishment commits any violation against the contract, they must inform the provincial Department of Health, the Ministry of Health or a health authority of a ministry or sectoral administration with respect to the healthcare establishment under its respective control (hereinafter referred to as regulatory authority).
Within duration of 5 working days of receipt of the notification, the regulatory authority shall be responsible for sending the defaulting healthcare establishment a written request for submission of a written explanation for matters relating to the allegation of violations.
After receipt of the written explanation from the regulatory authority, the healthcare establishment shall be responsible for sending the regulatory authority the written explanation, enclosing evidences (if any).
After receipt of the written explanation from the defaulting healthcare establishment, the regulatory authority shall be responsible for cooperating with the same-level social insurance agency in carrying out review, verification and judgement of the allegation of violations. The judgement must clearly conclude whether or not the healthcare establishment at question commits any violation and may suggest remedial actions (if any).
4. In the course of implementation of a health insurance-covered medical service contract, if an entity, organization or individual discovers that a social insurance agency commits any violation against the contract, a notification of such violation must be sent to the regulatory authority.
Within duration of 05 working days of receipt of the abovementioned notification, the regulatory authority shall be responsible for sending the social insurance agency a written explanation for matters relating to the allegation of violations.
After receipt of the written request for explanation from the regulatory authority, the social insurance agency shall be responsible for sending the regulatory authority the written explanation, enclosing evidences (if any).
After receipt of the written explanation from the social insurance agency, the regulatory agency shall be responsible for cooperating with the same-level social insurance agency (in the event that the same-level social insurance agency is the body reported for violations, the higher-level social insurance agency is invited to cooperate with the regulatory authority) in carrying out the review, verification and judgement of the allegation of violations. The judgement must clearly conclude whether or not the social insurance agency at question commits any violation and may recommend remedial actions (if any).
ARRANGEMENT FOR PAYMENT OF MEDICAL COSTS BETWEEN SOCIAL INSURANCE AGENCIES AND HEALTHCARE ESTABLISHMENTS
Article 24. Service price-based payment
1. Payment made based on a service price refers to the method of payment of medical costs on the basis of the price of the medical examination and treatment service which is decided by a competent regulatory authority and costs of medicines, chemicals, medical supplies, blood, blood products which have not yet been included in the service price when being used for treatment of patients at a healthcare establishment.
2. The method for making payments based on prices of medical services shall be applied to the payment of health insurance-covered medical costs, except those costs of medical services which have been settled according to another payment method.
3. Payment principles:
a) The prices of health insurance-covered medical services shall be applied uniformly to same-rank hospitals nationwide;
b) If costs of medicines, chemicals and medical supplies have not been yet included in the prices of medical services, they shall be settled at the purchase prices under legislation on bidding;
c) Costs of blood and blood products shall be settled following instructions given by the Minister of Health.
4. Total annual payment of health insurance-covered medical costs to healthcare establishments shall be calculated according to the following formula:
T= [Tn-1 x k] medicines, chemicals + [Tn-1 x k] medical supplies + [Tn-1] blood, blood products +[Tn-1] medical services + Cn
Where:
a) T means total payment of health insurance-covered medical costs at a healthcare establishment equal to an addition of total inpatient medical cost and total payment of outpatient medical costs;
b) Tn-1 means the health insurance-covered medical cost incurred in the preceding year at a healthcare establishment of which settlement is audited by the social insurance agency;
c) k means the indexing factor indicating any adjustment made owing to any change in the price of medicines, chemicals and medical supplies at a healthcare establishment, relevant to specific elements of medicines, chemicals and medical supplies which have not been included in service prices, exclusive of costs included in Cn.
d) Cn means the cost increasing or decreasing within a year at a healthcare establishment for the following reasons: applying new technologies; providing an additional amount of medicines, chemicals and medical supplies; applying new prices of health insurance-covered medical services; applying new prices of blood and blood products; adjusting hospital ranks; adjusting persons eligible to be awarded health insurance cards; changing the scope of operations of the healthcare establishment under the competent authority’s decisions (if any); changing illness models; changing the number of a patient’s medical visits. This cost shall be integrated into the actual cost used as a basis for calculation of total payment of health insurance-covered medical costs to that healthcare establishment.
5. The health insurance fund shall pay medical costs based on the annual financial report of a healthcare establishment which have been evaluated but do not exceed total payment of health insurance-covered medical costs determined according to clause 4 of this Article.
6. On an annual basis, depending on the price indices of specific elements of medicines, chemicals and medical supplies, declared by the General Statistics Office, the Ministry of Health shall inform the k coefficient after reaching an agreement with the Ministry of Finance.
Article 25. Capitation payment
1. The capitation payment method shall be applied to healthcare establishments providing health insurance-covered outpatient medical services.
2. The capitation payment method shall be applied to costs in the list of health insurance-covered costs with entitlement rates with respect to health insurance card holders registering primary care services and those registering primary care services at another healthcare establishment who seek care at the healthcare establishment making capitation payments.
3. The capitation payment method shall not applied to diseases, groups of diseases, medical services or medical costs which are not in the list of those permitted for capitation payments, regulated by the Minister of Health.
4. The capitation payment fund’s allocations given to healthcare establishments providing health insurance-covered medical services must be within the provincial-level or national capitation payment fund limit.
5. Handling of the difference in the capitation payment fund’s allocations given to healthcare establishments
a) In case where the capitation payment fund has the residual value (i.e. the positive difference in which the capitation payment fund’s allocations are greater than medical costs), the healthcare establishment shall be required to post such residual value into its revenues and use it as a basis for determination of the next year’s capitation payment fund. In case where a healthcare establishment is authorized to sign a contract for provision of primary care services, even including commune-level health stations, it shall be responsible for transferring a part of the residual value to a commune-level health station;
b) In case of the capitation payment fund’s overspending within a financial year (i.e. the negative difference in which the capitation payment fund's allocations are less than medical costs), the healthcare establishment shall balance its revenue of their own accord in compliance with regulations in force.
6. In case where total cost falling within the national capitation payment fund’s annual limit on allocations is greater than total allocations already given by that fund, the Vietnam Social Security shall send a general report to the Council for Management of Vietnam Social Security for its approval and preparation of another report for submission to the Ministry of Finance and the Ministry of Health. The Ministry of Health shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in reviewing the submitted report and preparing the consolidated report for submission to the Prime Minister to seek decisions.
7. The Minister of Health shall regulate the scope and schedule of implementation, techniques for determination of the fund and capitation payment as prescribed in this Article.
Article 26. Payment of patient transportation costs
1. Patient transportation costs must be paid if a health insurance policyholder defined as one of those referred to in clause 3, 4, 7, 8, 9 and 11 of Article 3 hereof seeks emergency care or wishes to refer to shift the level of medical practices from a district-level healthcare establishment to the higher-level one, including:
a) From the district level to the provincial level;
b) From the district level to the central level.
2. Rate of payment of transportation costs:
a) In case of use of the means of transport owned by a referring healthcare establishment, the health insurance fund shall pay two-way transportation costs to that healthcare establishment at the rate equal to 0.2 petrol litre/kilometer based on the actual distance between two healthcare establishments and the petrol price quoted at the time of referral. If there is more than one patient transported on the same vehicle, the rate of payment shall be the same as that for transportation of a single patient. The receiving healthcare establishment shall sign on the transport order issued by the referring healthcare establishment; in case of such referral occurring out of administrative hours, the receiving physician's signature shall be required;
b) In case of use of the means of transport which is not owned by a referring healthcare establishment, the health insurance fund shall pay one-way (departing) transportation costs to that healthcare establishment at the rate equal to 0.2 petrol litre/kilometer based on the actual distance between two healthcare establishments and the petrol price quoted at the time of referral. The referring healthcare establishment shall be responsible for paying these costs directly to a patient before his/her referral, and then making payment arrangements with a social insurance agency.
Article 27. Payment of medical costs in certain cases
1. With respect to payment of medical costs to children under 6 years of age, if they have not been awarded health insurance cards, the healthcare establishment shall prepare the list of under-six-years-old children and health insurance-covered medical costs belonging in the list of costs covered by health insurance benefits with respective benefit entitlement rates for submission to the social insurance agency in accordance with regulations in force.
The receiving social insurance agency shall, based on the list of children who are sent from another healthcare establishment and have been provided with medical care services, assume responsibility for checking and verifying the issuance of health insurance cards to these children; making payments for medical costs. If they have not been awarded health insurance cards yet, these cards must be issued in accordance with regulations in force.
2. With respect to payment of medical costs to a person donating his/her organs, if he/she is required to receive medical treatment after donation but he/she has not been awarded the health insurance card yet, the healthcare establishment receiving his/her organ shall be responsible for preparing the list of donators and medical costs in the list of costs covered by health insurance benefits together with respective rates of benefit entitlement after donation for submission to the health insurance agency for completion of payments in accordance with regulations in force.
The health insurance agency shall, based on the list of organ donators who have receive medical examination and treatment services after donation and costs sent by the healthcare establishment, make payments and issue health insurance cards.
3. With respect to payment of medical costs of a patient participating in the health insurance for a consecutive period of at least 5 years and has made the co-payment of medical costs in a year which is greater than total base pay amount received during 6 months in accordance with point dd of clause 1 of Article 14 hereof:
a) If a patient makes co-payment for each visit or multiple visits for medical care at the same healthcare establishment which is greater than the base pay amount received during 6 months, that healthcare establishment shall not be allowed to collect the patient’s co-payment which is greater than the base pay amount that he/she has received during 6 months. The healthcare establishment shall be responsible for providing an invoice for the co-payment amount equal to the base pay amount during 6 months so that the patient can use it as a basis for requesting the health insurance agency to give its certification of exemption from making any co-payment in that year;
b) In case where the patient's accrued amount of co-payments in a financial year at different healthcare establishments or at the same healthcare establishment is greater than 6 months’ base pay amount, that patient may present evidencing documents to the social insurance agency issuing his/her health insurance card to pay the amount of co-payment greater than 6 months’ total base pay amount and receive the certification of exemption from co-payment in that year;
c) In case where the patient's co-payment amount is greater than the 6 months’ total base pay amount as from January 1, the health insurance fund shall cover 100% of costs incurred from healthcare services falling within the scope of a patient’s interests from the anniversary date of 5 consecutive years of health insurance participation to the end of December 31 in that year.
4. With respect to a hospital referral, if medical staff is required to accompany the patient, and medicines or medical supplies used to meet medical demands during the process of patient transportation are needed, costs incurred from use of these medicines or medical supplies shall be taken into account as medical care costs of the referring healthcare establishment.
5. In case where a patient retrieves a stable health conditions after the inpatient care stage, but continues to use medicines after hospital discharge according to the healthcare establishment's medical indication, subject to regulations of the Minister of Health, the health insurance fund shall pay costs of medicines falling in the list of health insurance-covered medicines with respective coverage rates determined according to the prescribed insurance benefits. The healthcare establishment shall enter costs of medicines into costs of medical care services of a patient before hospital discharge.
6. In case where a healthcare establishment does not perform any subclinical test, imaging diagnosis, functional assessment and has to refer a patient or send a pathology specimen to another healthcare establishment providing health insurance-covered medical services or any healthcare establishment accredited by a competent authority to render these services, the health insurance fund shall pay costs incurred from performing medical services in the list of health insurance-covered medical services with respective coverage rates in accordance with regulations adopted by the healthcare establishment referring the patient and sending the pathology specimen. The healthcare establishment referring the patient and sending the pathology specimen shall be responsible for paying costs incurred by the receiving healthcare establishment or the service provider, and then entering these costs into the patient’s medical costs as a basis for making payment arrangements with the social insurance agency.
The Minister of Health shall regulate principles and the list of subclinical test, imaging diagnosis and functional assessment services allowed to be sent to a healthcare establishment or a service provider.
7. Payment of medical costs for medical technology services performed by staff members of the transferor healthcare establishment of medical technologies according to programs for giving directions to lower-level healthcare establishments and schemes for promotion of professional competencies for the transferee healthcare establishment of medical technologies or medical technology transfer contracts under regulations promulgated by the Minister of Health.
a) If a medical technology service is transferred under the approval decision of a competent authority to the healthcare establishment receiving the handover of that medical technology service, the health insurance fund shall make payments at the approved service price;
b) If a medical technology service is not approved by a competent authority for transfer to the healthcare establishment receiving the handover thereof, the transferee healthcare establishment shall be responsible for informing a social insurance agency signing the health insurance-covered medical service contract in writing of medical technology services permitted to be provided according to programs, schemes or contracts as a basis for payments, and concurrently submit the list of medical technology services to the competent authority for its approval for provision of these services upon receipt thereof;
c) As for costs incurred from use of medicines, chemicals or medical supplies, the health insurance fund shall pay them at the purchase prices determined by the healthcare establishment providing health insurance-covered medical services in accordance with existing regulations on bidding.
8. With respect to payment of medical costs, if a healthcare establishment uses a new medical technology and method approved by a competent authority and their service price has not been regulated yet, that healthcare establishment must set and apply for the competent authority’s approval of prices of medical technology services as a basis for payment. In this case, the healthcare establishment must inform the social insurance agency in writing of use of a new medical technology or method.
9. If the health insurance card of a health insurance card holder who is receiving inpatient treatment services at a healthcare establishment has expired, his/her medical costs may be covered by the health insurance fund provided that medical services that he/she has received belongs in the list of health insurance-covered medical services with respective coverage rates until the date of his/her hospital discharge, and the interval between the expiration date and the date of receipt of medical services does not exceed 15 days. The healthcare establishment shall be responsible for informing the patient and the social insurance agency signing a health insurance-covered medical service contract with that healthcare establishment so that the patient continues to participate in the health insurance, and the social insurance agency issues or renews the patient’s health insurance card when he/she is receiving medical treatment services at that healthcare establishment.
10. Payment of medical costs with respect to a healthcare establishment providing health insurance-covered medical services on weekly rest days and holidays:
a) When receiving medical services at the healthcare establishment, health insurance card holders shall be entitled to the health insurance fund’s coverage for medical services in the list of health insurance-covered medical services with respective coverage rates;
b) The healthcare establishment shall be responsible for satisfying personnel and professional requirements, publicly disclosing costs that are paid at the patient's expense and are not in the list of health insurance-covered medical costs with respective coverage rates, and informing the patient of this in advance; sending a written notification to the social insurance agency so that they supplement the health insurance-covered medical service contract with terms and conditions of provision of medical services on weekly rest days and holidays as a basis for later payments before the official provision of such medical services.
DIRECT PAYMENT OF MEDICAL COSTS BETWEEN SOCIAL INSURANCE AGENCIES AND HEALTH INSURANCE POLICYHOLDERS
Article 28. Documents required to claim direct health insurance benefit payments
1. Photocopied documents (enclosing original copies for verification purposes) shall include:
a) Health insurance card and identification card, prescribed in clause 1 Article 15 hereof.
b) Hospital discharge form, health check-up form or health check-up number of the medical examination or treatment visit for which payment is claimed.
2. Relevant invoices and evidencing documents.
Article 29. Submission and processing of documents submitted to claim direct health insurance benefit payments
1. The patient or his/her relative or legal representative prescribed by laws shall directly submit these documents as provided in Article 28 hereof to the social insurance agency at the district where these persons reside.
2. The district-level social insurance agency shall assume the following responsibilities:
a) Receive these documents and issue the note of receipt. In case of lack of required documents, they must provide instructions for later submission of sufficient documents;
b) Within duration of 40 days of receipt of all required documents, health insurance examination and evaluation, and payment of medical costs to the patient or his/her relative or legal representative must be completed. In case of refusal to make payments, they must send a written response clearly stating reasons.
Article 30. Rate of direct health insurance benefit payment
1. With respect to a patient seeking medical care at a district- or equivalent-level healthcare establishment without any health insurance-covered medical service contract (except that case in which he/she needs emergency care), he/she shall be entitled to payments as follows:
a) If he/she receives outpatient care services, he/she shall be entitled to health insurance coverage which is equivalent to the actual medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates in accordance with regulations in force, but is not 0.15 times greater than the base pay rate determined on the date of provision of medical services;
b) If he/she receives inpatient care services, he/she shall be entitled to health insurance coverage which is equivalent to the actual medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates in accordance with regulations in force, but is not 0.5 times greater than the base pay rate determined on the hospital discharge date.
2. In case where a patient receives inpatient care services at a provincial- or equivalent-level healthcare establishment without holding any health insurance-covered medical service contract (except the case in which he/she needs emergency care), he/she shall be entitled to health insurance coverage which is equivalent to the actual medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates in accordance with regulations in force, but is not 1.0 times greater than the base pay rate determined at the hospital discharge date.
3. In case where a patient receives inpatient care services at a central- or equivalent-level healthcare establishment without holding any health insurance-covered medical service contract (except the case in which he/she needs emergency care), he/she shall be entitled to health insurance coverage which is equivalent to the actual medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates in accordance with regulations in force, but is not 2.5 times greater than the base pay rate determined at the hospital discharge date.
4. In case where a patient receives medical services at a primary medical care service provider in breach of regulations laid down in clause 1 of Article 28 of the Law on Health Insurance, he/she shall be entitled to the health insurance fund’s coverage which is equivalent to the actual medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates, but is not 0.15 times greater than the base pay rate determined at the date of receipt of medical services with respect to outpatient care services, and is not 0.5 times greater than the base pay rate determined at the hospital discharge date with respect to inpatient care services.
USE AND MANAGEMENT OF HEALTH INSURANCE FUND
Article 31. Distribution and use of the health insurance fund
Total health insurance contribution amount prescribed in Article 7 hereof shall be distributed and utilized as follows:
1. 90% of such amount intended for medical services (hereinafter referred to as medical service fund) shall be used for the following purposes:
a) Paying costs in the list of health insurance-covered costs of a health insurance policyholder as prescribed in Article 14, 26, 27 and 30 hereof;
b) Setting aside a part of such amount given to educational institutions or vocational training establishments, entities, organizations or enterprises satisfying prescribed requirements in accordance with clause 1 of Article 34 hereof.
2. 10% of health insurance contributions shall be intended for the provisional fund and payment of costs of management of the health insurance fund and shall be subject to the following provisions:
a) The payment amount of costs of management of the health insurance fund is equal to 5% of total health insurance contribution amount. The annual payment amount of costs of management of the health insurance fund and the payment items shall be regulated by the Prime Minister;
b) The amount set aside for the provisional fund is the remaining amount resulting from the deduction from the health insurance fund for costs of management of the health insurance fund under the provisions of point a of this clause, and shall be equal to 5% of total health insurance contribution amount at minimum.
Article 32. Costs of management of the health insurance fund
1. Costs of management of the health insurance fund shall be comprised of the followings:
a) Payments for performing activities by the organizational machineries of all-level social insurance agencies;
b) Payments for propagating and disseminating regulatory policies and law soft; attracting and managing health insurance policyholders; organizing professional training; reforming administrative procedures; carrying out collection activities; conducting inspection and audit activities and other payments in accordance with laws on health insurance;
c) Payments for application of information technologies and capital investments.
2. Specific payment items prescribed in clause 1 of this Article shall be subject to regulations promulgated by the Prime Minister.
Article 33. Payment amounts for primary medical care services
1. The amounts set aside for payments to an educational institution or vocational training establishment shall include:
a) 5% of health insurance revenues in connection with total number of children under 6 years of age, pupils or students studying at that educational institution shall be calculated according to the following formula:
Amount = 5% x (Nnumber of persons x Mhealth insurance x Lbase x Th)
Where:
- Nnumber of persons: Number of children under 6 years of age, pupils or students studying at an educational institution or a vocational training establishment participating in the health insurance.
- Mhealth insurance: Rate of payment of health insurance contribution applied to policyholders who are children under 6 years, pupils or students prescribed in clause 1 of Article 7 hereof.
- Lbase: Base pay rate determined on the date of payment of health insurance contribution.
- Th: Number of months of health insurance contribution payment.
On a periodic basis, every 03 months, 06 months or 12 months, the social insurance agency shall be responsible for transferring the amount prescribed in this point to an educational institution or vocational training establishment, and consolidating such amount into the financial report of the fund for health insurance-covered medical services.
b) With respect to 1% of the monthly health insurance contribution for an employee working at an educational institution or a vocational training establishment, the social insurance agency shall be responsible for covering this amount immediately after receipt of the health insurance contribution from the educational institution or the vocational training establishment.
2. The amount retained for an entity, organization or enterprise meeting requirements as prescribed in clause 1 of Article 34 hereof shall be equal to 1% of the monthly health insurance contribution amount that such entity, organization or enterprise pays for their employees. The social insurance agency shall be responsible for paying such cost immediately after receipt of the health insurance contribution paid by this entity, organization or enterprise.
3. The amount retained for persons aboard an offshore fishing vessel:
a) The payment amount equal to 10% of the health insurance revenue in connection with the number of persons aboard such vessel who participates in the health insurance for the purpose of buying medicine cabinets, medicines and medical supplies for medical first aid and primary care services shall be calculated according to the following formula:
Amount = 10% x (Nnumber of persons x Mhealth insurance x Lbase x Th)
Where:
- Nnumber of persons: Number of participants in the health insurance program who work aboard a fishing vessel.
- Mhealth insurance: Health insurance contribution rate applied to the first policyholder in a family household in accordance with point e of clause 1 of Article 7 hereof.
- Lbase: Base pay rate determined on the date of payment of health insurance contribution.
- Th: Number of months of health insurance contribution payment.
b) President of the provincial People’s Committee shall manage purchase and donation of medicine cabinets, medicines and medical supplies for owners of offshore fishing vessels. The health insurance agency shall transfer the amount prescribed in point a of this clause to the entity or organization authorized by the President of the provincial People’s Committee to purchase medicine cabinets, medicines and medical supplies; enter such amount into the financial report of the fund for health insurance-covered medical services.
4. Based on the actual demands and capability of balancing of the health insurance fund, the Minister of Health shall recommend any proper adjustment in the amount retained for payment of primary care costs to the Government for its approval.
Article 34. Medical cost payment and accounting requirements and contents with respect to primary care services
1. The educational institutions, vocational training establishments, entities, organizations or enterprises prescribed in point b of clause 1 of Article 31 hereof (except those that have signed health insurance-covered medical service contracts as per Article 19 hereof) shall be entitled to the health insurance fund’s allocations for performing primary care services if they satisfy the following requirements:
a) Have at least a person who conforms to medical practicing requirements under laws on medical examination and treatment, and work under the single-employment or multiple-employment regime in the primary care domain;
b) Have medical care wards or private rooms for first aid or primary care activities for policyholders under the management of an educational institution or vocational education establishment, entity, organization or enterprise in case of accidents resulting in injuries, common diseases when studying or working at these educational institutions, vocational training establishments, entities, organizations or enterprises.
2. Payment items:
a) Payments for medicines, medical supplies for first aid or primary care services for children, pupils, students policyholders under the management of these entities, organizations or enterprises in case of accident-related injuries, common diseases when studying or working at the abovementioned entities;
b) Payments for purchase and repair of common medical equipment serving the needs of primary care, filing cabinets used for archival of medical records at these entities;
c) Payments for purchase of stationery accessories used for provision of medical services in the primary care domain.
3. Cost payment and settlement:
a) Pubic educational institutions or vocational education establishments shall record medical costs arising in the primary care domain in costs intended for operation of their medical service operations and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory units in accordance with existing regulations;
b) Non-pubic educational institutions or vocational education establishments shall record medical costs arising in the primary care domain in their operational costs and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory units (if any);
c) Enterprises and economic organizations shall create a separate accounting book to reflect the receipt of the health insurance fund's allocations, the use of these allocations and shall not be allowed to consolidate costs incurred into the cost settlement report of each enterprise or economic organization;
d) Other entities shall record medical costs arising in the primary care domain in costs incurred by performing their healthcare activities of these entities and carry out the settlement thereof with higher-level supervisory bodies (if any) or same-level financial institutions under existing regulations.
4. Educational institutions, vocational training establishments, organizations or enterprises given allocations for medical services in the primary care domain as prescribed herein shall be responsible for using them for primary care services, shall not be allowed to use them for other purposes. The remaining amount of allocations which are given for use to the end of the year and have not been used up shall be brought forward for use in the following year and may not need to be settled with social insurance agencies.
Article 35. Management and utilization of the provisional fund
1. Funding sources:
a) Amounts retained annually as prescribed in point b of clause 2 of Article 31 hereof and point a of clause 3 of Article 35 in the Law on Health Insurance;
b) Amounts derived from deferrals or evasions of health insurance contribution payment;
c) Returns yielded from the health insurance fund’s investments;
d) Interests accruing due to deferred payment or evasion of health insurance contributions.
2. Purposes of the provisional fund’s allocations:
a) Allocations used as supplementary amounts funding medical services in cities and provinces in case of total health insurance revenue intended for medical services referred to in clause 1 of Article 31 hereof which is less than total expenditure in the year. After evaluation of the cost settlement report, the Social Security of Vietnam shall be responsible for offsetting the difference by using the provisional fund.
b) Allocations used as state budget refunds owing to recurring issuance of health insurance cards.
3. In case where the provisional fund is insufficient to provide supplementary amounts for medical services in cities and provinces under point a of clause 2 of this Article, the Vietnam Social Security shall report to the Council for Social Insurance Management and recommend measures to deal with such situation before submitting a consolidated report to the Ministry of Health and the Ministry of Finance.
The Ministry of Health shall preside over and cooperate with the Ministry of Finance in recommending measures to the Government to ensure adequacy and timely provision of funds for health insurance-covered medical services in accordance with regulations in force.
Article 36. Financial planning and settlement
1. On an annual basis, the Vietnam Social Security shall draw up plans for the health insurance fund's revenues and expenditures; funds for management of the health insurance fund and investments derived from temporarily idle amounts of the health insurance fund. The Ministry of Finance shall preside over and cooperate with the Ministry of Health in submitting the review and general report to the Prime Minister to receive his decision on assignment of the financial plan.
2. On an annual basis, prior to October 1, the Vietnam Social Security shall be responsible for preparing the general and cost settlement report of the health insurance fund in the previous year as prescribed in Article 32 of the Law on Health Insurance.
APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGIES IN MANAGEMENT OF HEALTH INSURANCE-COVERED MEDICAL SERVICES
Article 37. Principles of application of information technologies in management of health insurance-covered medical services
1. Comply with legislative regulations on application of information technologies; legislative regulations on health insurance-covered medical services; laws on protection of state and other relevant secrets; legislative regulations on electronic transactions, information storage and security.
2. Comply with technical standards and regulations, ensure compatibility, smooth connection and safety, facilitations for electronic transactions between healthcare establishments, the Ministry of Health and social insurance agencies.
3. Ensure confidentiality and privacy of medical service data and information of health insurance policyholders.
4. Ensure technical infrastructure facilities, connection lines, software and personnel meet requirements concerning management of medical services, evaluation and payment of health insurance-covered medical costs.
Article 38. Tasks and costs of application of information technologies in management of health insurance-covered medical services
1. Tasks to be performed in the information technology application process shall include:
a) Apply information technologies to medical service tasks within a healthcare establishment;
b) Apply information technologies to meet the health insurance fund management needs;
c) Apply information technologies to exercise the state management of health insurance affairs;
d) Apply information technologies to serve tasks of management of health insurance-covered medical service activities.
2. Costs of application of information technologies in management of health insurance-covered medical service activities shall be subject to legislative regulations on information technology application.
Article 39. Transitional provisions
1. Health insurance policyholders receiving medical services before the entry into force of this Decree and discharged from the entry into force of this Decree shall be entitled to the health insurance fund’s coverage for medical costs in the list of health insurance-covered costs with respective coverage rates and provisions laid down in Article 14 hereof.
2. Health insurance-covered medical service contracts signed before the effective date of this Decree shall be continuously implemented by end of December 31, 2018.
3. Tasks of payment, management and settlement of medical costs arising in the primary care domain at educational institutions, vocational training establishments, organizations and enterprises in 2018 which have been performed shall be continued till the end of December 31, 2018.
4. The settlement of costs of the health insurance fund in 2017 and 2018 shall be subject to provisions laid down in the Government’s Decree No. 105/2014/ND-CP dated November 15, 2014 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Health Insurance and other directive documents.
5. If healthcare establishments have not yet implemented the regulations set forth in point c of clause 2 of Article 21 hereof, they shall be required to send all required electronic data on health insurance-covered medical service activities not later than end of December 31, 2019.
Article 40. Reference provision
In case where reference documents mentioned in this Decree are replaced or revised, the substitute or revised document shall prevail.
1. This Decree shall be in effect on December 1, 2018.
2. The following documents shall be repealed from the entry into force of this Decree:
a) Government's Decree No. 105/2014/ND-CP dated November 15, 2014 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Health Insurance; In particular, point b of clause 1 of Article 6 and Article 8 shall remain in effect till end of December 31, 2018;
b) Joint Circular No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 of the Ministry of Health, the Ministry of Finance providing guidance on implementation of the health insurance program; In particular, provisions laid down in Article 11, clause 2 of Article 17 and Article 18 shall remain in effect till end of December 31, 2018;
c) Joint Circular No. 16/2015/TTLT-BYT-BTC dated July 2, 2015 of the Ministry of Health, the Ministry of Finance amending clause 5 of Article 13 of the Joint Circular No. 41/2014/TTLT-BYT-BTC dated November 24, 2014 providing guidance on implementation of the health insurance program;
d) Article 8 and clause 2 of Article 9 of the Decree No. 151/2016/ND-CP dated November 11, 2016 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles on compensation regimes and policies under the Law on Professional Servicemen, National Defence Workers and Public Employees;
dd) Clause 6 of Article 11, point c of clause 1 and clause 2 of Article 12 of the Circular No. 40/2015/TT-BYT dated November 16, 2015 of the Ministry of Health prescribing registration of health insurance-covered primary care services and referral to levels of healthcare establishments.
Article 42. Implementation guidance responsibilities
1. The Ministry of Health shall assume the following responsibilities:
a) Provide guidance on implementation of articles or clauses enshrined in this Decree;
b) Preside over and cooperate with relevant ministries and bodies in implementation of policies and laws on health insurance;
c) Provide guidance on evaluation of requirements for signing health insurance-covered primary care contracts with healthcare establishments providing health insurance-covered medical services;
d) Issue code sets of the commonly used Classification Schedule for nationwide use, including medical technology services, modern and traditional medical drugs, medical supplies, equipment, blood and blood products, diseases viewed in the traditional medicine, diagnosis codes in the International Classification of Diseases (ICD), codes of healthcare establishments and other code sets meeting managerial requirements;
dd) Direct healthcare establishments to enhance application of information technologies to their provision of medical services; implied factor unalike; keep a timely, accurate and sufficient update of information about health insurance-covered medical services and transfer data to the system for receipt of health insurance-covered medical services of the Ministry of Health and the system of evaluation information of the Vietnam Social Security to serve the tasks of health insurance management, evaluation and payment of health insurance-covered medical costs;
e) Adopt regulations on specific tasks of application of information technologies to the provision of medical services;
g) Regulate the schedule of connection of data on results of tests, imaging diagnoses, medical therapy information of patients holding health insurance cards;
h) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance and Vietnam Social Security in sending a report to the Government for its representation to the National Assembly on implementation of health insurance regimes and policies, including the review report on management and use of the health insurance fund prepared on an ad-hoc, regular or annual basis.
2. The Ministry of Finance shall assume the following responsibilities:
a) Balance the central budget and provide the central budget’s allocations for localities which are unable to balance its budget on their own in order to ensure availability of funds for implementation of health insurance policies under the provisions of laws on the state budget;
b) Report to the Government on the current state of management and use of the health insurance fund on an annual or unscheduled basis upon the request of the Government.
c) Prepare the review report on management and use of the health insurance fund on an annual basis and sent it to the Ministry of Health for its report synthesis as per point h of clause 1 of this Article;
3. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall be responsible for providing guidance on implementation of the health insurance program with respect to policyholders under their management in accordance with clause 1 of Article 1, clause 13 and 15 of Article 3, clause 3 of Article 4 and Article 6 hereof.
4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the following responsibilities:
a) Research and establish criteria for determination of family households doing business in the agriculture, forestry, aquaculture and salt production industry which are earning average income to ensure that they are in line with socio-economic situations over periods of time, and submit them to the Prime Minister to seek his approval of promulgation thereof;
b) Provide guidance on preparing the list of policyholders referred to in clause 3, 5, point a of clause 9, 11, 12, 16 and 17 of Article 3, clause 1, 2 and 4 of Article 4 hereof.
5. The Vietnam Social Security shall assume the following responsibilities:
a) Give directions to all-level social insurance agencies for conclusion of contracts with healthcare establishments conforming to requirements prescribed herein;
b) Direct social insurance agencies in cities and provinces to preside over and cooperate with Departments of Health, Departments of Finance and healthcare establishments providing health insurance-covered medical services within localities under their jurisdiction and neighboring localities and relevant authorities in handling, within their competency, or requesting competent authorities to consider and take timely action on any difficulty that may arise;
c) Direct all-level social insurance agencies to provide forms and instructions for commune-level People’s Committees used for preparing lists and managing lists of family-based health insurance policyholders;
d) Perfect information technology systems in order to meet the needs of receipt, evaluation of and timely response to healthcare establishments related to health insurance-covered medical service data; ensure accuracy, safety, confidentiality of information and protection of interests of related parties;
dd) Prepare a regular, annual or ad-hoc review report upon the request of the state regulatory authority on implementation of health insurance regimes and policies; revenues, expenditures and management and use of the health insurance fund, and send it to the Ministry of Health and the Ministry of Finance for synthesis purposes as prescribed herein;
e) Regulate authority to sign health insurance-covered medical service contracts between social insurance agencies and healthcare establishments in order to ensure relevance to functions, duties, rights and organizational structures of the Vietnam Social Security;
g) Not later than January 1, 2020, social insurance agencies must issue electronic health insurance cards to health insurance policyholders.
6. People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall be responsible for submitting the budgetary plan to same-level People's Councils to ensure the adequate budget for payment of health insurance contributions for policyholders whose health insurance contributions are covered or supported by the state budget in accordance with existing regulations.
Article 43. Implementary responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực