Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 59/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2016 |
Ngày công báo: | 04/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1165 đến số 1166 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/12/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 được ban hành ngày 19/11/2015.
1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
- Quyết định 59 quy định tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản chuẩn nghèo ở Việt Nam như sau:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chuẩn nghèo đa chiều: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
- Hộ nghèo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015
+ Khu vực nông thôn: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo 2015 là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Hộ nghèo theo chuẩn nghèo ở việt nam là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ cận nghèo chuẩn nghèo ở việt nam được Quyết định 59/TTg quy định như sau:
+ Khu vực nông thôn: Hộ cận nghèo chuẩn nghèo đa chiều là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo 2015 là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg quy định hộ có mức sống trung bình chuẩn nghèo năm 2015
+ Khu vực nông thôn: Hộ có mức sống trung bình là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
+ Khu vực thành thị: Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo ở việt nam là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Quyết định 59 về chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 59/2015/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2015 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Các tiêu chí về thu nhập
a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Điều 2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020
1. Hộ nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
2. Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Mức chuẩn nghèo quy định tại Điều 2 Quyết định này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng kế hoạch, phương pháp, công cụ hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ (hai năm/lần);
- Tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ của cả nước và các tỉnh, thành phố;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của cả nước trong giai đoạn 2016-2020.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong khảo sát mức sống hộ gia đình nhằm phục vụ theo dõi và đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương;
- Trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) công bố tỷ lệ nghèo chung (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng - CPI), tỷ lệ hộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số nghèo đa chiều (MPI), làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Nghiên cứu bổ sung các chỉ số đo lường nghèo đa chiều vào bộ chỉ tiêu khảo sát mức sống hộ gia đình để phản ánh tốt hơn các khía cạnh nghèo của người dân, nhất là những chỉ số phản ánh kết quả và tác động.
c) Bộ Tài chính
Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối nguồn lực ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều.
d) Bộ Y tế
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về y tế.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về giáo dục.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh khu vực nông thôn;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về vệ sinh, nước sạch nông thôn.
g) Bộ Xây dựng
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về nhà ở.
h) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận về thông tin.
i) Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan xây dựng giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.
k) Các Bộ, ngành liên quan: trên cơ sở mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cả nước và từng địa phương, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỷ lệ tiếp cận thấp.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;
b) Chỉ đạo điều tra xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo hằng năm;
c) Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn;
d) Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn;
đ) Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2016.
Các nội dung quy định tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 59/2015/QD-TTg |
Hanoi, November 19, 2015 |
DECISION
PROMULGATING MULTIDIMENSIONAL POVERTY LEVELS APPLICABLE DURING 2016-2020
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the National Assembly's Resolution No. 76/2014/QH13 of June 24, 2014, on accelerated achievement of the sustainable poverty reduction goal by 2020;
In performance of the tasks assigned by the Government in Resolution No. 79/NQ-CP of November 4, 2015, on the Government’s October 2015 regular meeting;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Prime Minister promulgates multidimensional poverty levels applicable during 2016-2020.
Article 1. Norms for multidimensional poverty measuring applicable during 2016-2020
1. Income norm
a/ Poverty level: VND 700,000/person/month and VND 900,000/person/month in rural and urban areas, respectively;
b/ Near-poverty level: VND 1,000,000/person/month and VND 1,300,000/person/month in rural and urban areas, respectively.
2. Norms on deprivation of access to basic social services
a/ Basic social services (5 services): health; education; housing; clean water and sanitation; and information;
b/ Indicators measuring die level of deprivation of access to basic social services (10 indicators): access to medical services; health insurance; education level of adults; school attendance of children; housing quality; average housing area per capita; residential water sources; hygienic latrines and toilets; telecom services; and assets to serve information access.
Article 2. Levels of poor households, near-poor households and medium households applicable during 2016-2020
1. Poor household
a/ In rural areas: is the one that satisfies either of the two following norms:
- Having a monthly per capita income of VND 700,000 or lower;
- Having a monthly per capita income of between over VND 700,000 and VND 1.000. 000 and deprived of at least 3 indicators measuring deprivation of access to basic social services.
b/ In urban areas: is the one that satisfies either of the two following norms:
- Having a monthly per capita income of VND 900,000 or lower;
- Having a monthly per capita income of between over VND 900,000 and VND 1.300.000 and deprived of at least 3 indicators measuring deprivation of access to basic social services.
2. Near-poor household
a/ In rural areas: is the one that has a monthly per capita income of between over VND 700.000 and VND 1,000,000 and is deprived of less than 3 indicators measuring deprivation of access to basic social services;
b/ In urban areas: is the one that has a monthly per capita income of between over VND 900.000 and VND 1,300,000 and is deprived of less than 3 indicators measuring deprivation of access to basic social services.
3. Medium household
a/ In rural areas: is the one that has a monthly per capita income of between over VND 1.000. 000 and VND 1,500,000;
b/ In urban areas: is the one that has a monthly per capita income of between over VND 1.300.000 and VND 1,950,000.
Article 3. Organization of implementation
1. The poverty levels prescribed in Article 2 of this Decision shall serve as the basis for measuring and monitoring deprivation of income and access to basic social services of citizens; identifying beneficiaries of poverty reduction and social security policies; and drawing up other socio-economic policies during 2016-2020.
2. Responsibilities of ministries and sectors
a/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
- To elaborate plans, methods and tools to guide localities in surveying and identifying policy beneficiaries at the beginning, middle and end of the period (on a biannual basis).
- To summarize and report to the National Assembly and the Government the rates of multidimensionally poor and near-poor households at the beginning, middle and end of the period of the whole country, provinces and cities;
- To develop a database to manage poor and near-poor households nationwide for 2016-2020.
b/ The Ministry of Planning and Investment
- To additionally collect data on poverty dimension and multidimensional poverty index (MPI) for the household living standard survey so as to monitor and evaluate the multidimensional poverty status of the country and localities;
- Based on the results of the annual household living standard survey, the Ministry of Planning and Investment (the General Statistics Office of Vietnam) shall make public the overall poverty rate (with the updated consumer price index - CPI), the rate of households deprived of access to basic social services, and multidimensional poverty index (MPI) as the basis for making orientations for regional economic and sectoral development policies as well as poverty reduction and social security policies;
- To add multidimensional poverty measuring indicators to indicators of the household living standard survey in order to better reflect the people’s poverty dimensions, especially indicators reflecting results and impacts.
c/ The Ministry of Finance
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, balancing budget resources for implementing poverty reduction and social security policies when changing the method of poverty measurement into the multidimensional approach.
d/ The Ministry of Health
- To study and implement solutions to increase the people’s access to medical examination and treatment services, health insurance coverage and the quality of medical examination and treatment services;
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in studying, adding and updating indicators measuring the health service access.
dd/ The Ministry of Education and Training
- To study and implement solutions to increase the school attendance rate of children at the appropriate age at each educational level, reduce the rates of drop-outs and grade repetition; and increase adult literacy rate;
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in adding and updating indicators measuring the educational service access.
e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development
- To study and implement solutions to increase the rate of users of clean water and hygienic toilets in rural areas;
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in adding and updating indicators measuring the rural sanitation and clean water service access.
g/ The Ministry of Construction
- To study and implement solutions to increase poor and near-poor households’ access to housing and the rate of people having quality houses with prescribed area;
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in adding and updating indicators measuring the housing service access.
h/ The Ministry of Information and Communications
- To study and implement solutions to increase the people’s information access;
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in adding and updating indicators measuring the information access.
i/ The Committee for Ethnic Minorities Affairs shall coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and related ministries in working out solutions to sustainably reduce poverty for ethnic minority people;
k/ Related ministries and sectors shall, based on the level of deprivation of access to basic social services of the whole country and each locality, propose to the Government and the Prime Minister solutions in specific and regular programs and policies so as to increase the people’s access to basic social services, especially in regions with low access rate.
3. Provincial-level People’s Committees
a/ To raise awareness of authorities, sectors and people about the purpose and significance of the change of the method of poverty measurement from one-dimensional to multi-dimensional approach;
b/ To direct annual surveys to identify and classify beneficiaries of poverty reduction policies;
c/ To direct the development of a database for management of poor and near-poor households in the 2016-2020 period in their localities;
d/ To study and implement solutions to increase local people’s access to basic social services;
dd/ Based on their practical conditions and capacity, provinces and centrally-run cities may add dimensions/indicators of deprivation; adjust the measuring thresholds of indicators of deprivation, fully apply the multidimensional poverty measuring approach, raise the income norms higher than the national ones on the condition that they shall balance their own local budgets in accordance with law to support the poor and near-poor in their localities after such adjustment and raising.
Article 4. Effect
1. This Decision takes effect on January 5, 2016.
Articles 1 and 2 of this Decision must apply from January 1, 2016.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decision.-
|
PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực