- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Người lao động có phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân khi khám, chữa bệnh?
Việc khám, chữa bệnh là quyền lợi quan trọng của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế, nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về các thủ tục cần thiết khi đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu người lao động có bắt buộc phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân khi khám, chữa bệnh hay không? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên, giúp người lao động hiểu rõ hơn về quy trình và quyền lợi của mình, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế được thực hiện đúng và đầy đủ.
1. Người lao động có phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng giấy tờ chứng minh nhân thân khi khám, chữa bệnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008, quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
(i) Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
(ii) Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản (i) Mục này trước khi ra viện.
(iii) Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(iv) Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 của Nghị định 75/2023/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân. Nếu thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh, người bệnh cần xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã, hoặc các giấy tờ khác được xác nhận bởi cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên, cùng các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác, hoặc giấy tờ định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP.
Dựa trên các quy định này và Công văn 7133/BYT-BH ngày 03/11/2023 từ Bộ Y tế, khi đi khám bệnh hoặc chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế có thể lựa chọn xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân. Trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế không có ảnh, thì người bệnh cần cung cấp thêm một giấy tờ tùy thân có ảnh từ cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận từ công an cấp xã, hoặc giấy tờ khác được xác nhận bởi cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên, cùng các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp hoặc giấy tờ định danh điện tử mức độ 2 theo quy định.
2. Giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác là những loại giấy tờ gì?
Theo Công văn 7133/BYT-BH ngày 03/11/2023 của Bộ Y tế, ngoài thẻ căn cước công dân, có nhiều loại giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác được quy định bởi các văn bản pháp luật hiện hành. Cụ thể:
- Nghị định 62/2021/NĐ-CP (Điều 6) quy định các loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân, bao gồm: chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội, và giấy khai sinh.
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP (Điều 2) liệt kê các giấy tờ chứng minh nhân thân như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, và các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng.
- Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi Thông tư 28/2020/TT-BGTVT và Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) quy định rằng khi làm thủ tục hàng không trong nước, công dân Việt Nam có thể xuất trình các giấy tờ nhân thân như: hộ chiếu, giấy thông hành, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, giấy chứng minh của công an nhân dân, giấy chứng nhận của quân đội nhân dân, thẻ đại biểu quốc hội, thẻ đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe ô tô, mô tô, thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia, thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn, và thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
Hiện nay, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và hình ảnh của người sở hữu thẻ đã được tích hợp vào thẻ căn cước công dân và mã định danh công dân. Điều này giúp thẻ căn cước công dân đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin và hình ảnh cần thiết, thuận tiện cho việc xuất trình khi đi khám bệnh và chữa bệnh BHYT.
3. Người lao động có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tích hợp trên VssID, VNeID khi khám bệnh, chữa bệnh hay không?
(1) Trường hợp thẻ BHYT được tích hợp trên ứng dụng VneID
Tài khoản của người dân đã được định danh điện tử mức độ 2 thì được sử dụng thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng VNeID để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định của Nghị định 59/2022/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024).
(2) Trường hợp thẻ BHYT được tích hợp trên ứng dụng VssID
Trường hợp sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP (được thay thế bởi Nghị định 69/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) để đăng nhập ứng dụng VssID thì có thể được sử dụng thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng VssID để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Đồng thời tại Công văn 1493/BHXH-CSYT ngày 31/5/2021 về việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh BHYT, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn:
- Từ 01/6/2021, người bệnh BHYT đến khám, chữa bệnh được sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.
- Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID (trường hợp cơ sở không có đầu đọc).
- Cơ sở khám, chữa bệnh có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo cơ quan BHXH để phối hợp giải quyết.
Theo đó, người lao động được sử dụng thẻ BHYT tích hợp trên VssID và VneID khi khám bệnh, chữa bệnh.