Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
Số hiệu: | 105/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2015 |
Ngày công báo: | 05/12/2014 | Số công báo: | Từ số 1031 đến số 1032 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/12/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn về Bảo hiểm y tế năm 2015
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 105/2014/NĐ-CP để hướng dẫn một số nội dung của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Theo đó, có một số điểm đáng chú ý sau:
- Mức đóng BHYT của Người lao động (NLĐ) trong thời gian nghỉ thai sản sẽ là 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ.
- NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- NLĐ bị tạm giam, tạm giữ sẽ đóng BHYT bằng 50% mức đóng bình thường, nếu sau khi có kết luận là không vi phạm pháp luật thì phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.
- Thời gian NLĐ làm thủ tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính là thời gian tham gia BHYT.
Cũng theo Nghị định này, BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí điều trị đối với tai nạn lao động.
Nghị định 105 có hiệu lực từ 01/01/2015 và thay thế Nghị định 62/2009/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế, các đối tượng khác quy định tại Khoản 6 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế bao gồm:
1. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30 tháng 5 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản;
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
Người lao động trong thời gian đi lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm nếu không tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
c) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
d) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
đ) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
e) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và Điểm n Khoản 3; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
Trường hợp trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó mà không phải đóng bảo hiểm y tế.
g) Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan, tổ chức có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế.
1. Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa đủ 05 năm thì thời gian còn lại được hỗ trợ thấp nhất là 01 năm;
b) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
c) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại.
2. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
3. Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 32/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác, kể cả 20% số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết trong năm theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế (nếu có) xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn cho đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, Khoản 5 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Điểm d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ em dưới 6 tuổi;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh, thành phố) được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong các trường hợp:
a) Khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện;
b) Chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh.
3. Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định tại:
a) Khoản 1 Điều 4 Nghị định này đối với trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế; người bệnh tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng;
b) Khoản 3 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế đối với trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; người bệnh tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng.
1. Phương thức thanh toán theo định suất được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
2. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ và thanh toán theo trường hợp bệnh được áp dụng:
a) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện phương thức thanh toán theo định suất;
b) Thanh toán cho các dịch vụ y tế ngoài định suất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán theo định suất;
c) Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán theo định suất.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết và áp dụng cụ thể các phương thức thanh toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phù hợp.
Tổng số thu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mức đóng quy định tại Điều 2 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau:
1. 90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là quỹ khám bệnh, chữa bệnh) được sử dụng cho các mục đích:
a) Chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và Điều 4 Nghị định này.
b) Trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, trang thiết bị và dụng cụ y tế thông thường để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Mức trích để lại cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bằng 7% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục có tham gia bảo hiểm y tế (kể cả học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng khác) và mức đóng tương ứng đối với từng đối tượng theo quy định tại Điều 2 Nghị định này; bằng 5% tổng thu quỹ bảo hiểm y tế tính trên tổng số trẻ em dưới 6 tuổi đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non.
Vào tháng đầu của năm học hoặc khóa học, tổ chức Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển số tiền nêu trên cho các cơ sở giáo dục và tổng hợp số kinh phí này vào quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý. Cơ sở giáo dục nhận kinh phí có trách nhiệm sử dụng, thanh quyết toán với cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
c) Trích để lại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý (trừ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu với tổ chức Bảo hiểm xã hội). Mức để lại bằng 1% tổng số tiền đóng bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức Bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này về điều kiện, quy mô tổ chức; nội dung chi; quản lý và thanh quyết toán nguồn kinh phí này.
2. 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng và được quy định như sau:
a) Tổng mức chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế hằng năm do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định trong tổng chi phí quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quỹ dự phòng là phần còn lại sau khi đã trích trừ chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.
3. Việc quản lý và sử dụng số tiền thu bảo hiểm y tế thực hiện như sau:
a) Bảo hiểm xã hội các cấp thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trực tiếp thu tiền đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng và chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chuyển đủ và kịp thời nhu cầu kinh phí cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố để tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
4. Hằng năm, căn cứ số liệu quyết toán năm đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt, phần kinh phí chưa sử dụng hết của các tỉnh, thành phố có số thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm được sử dụng như sau:
a) Phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết năm 2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán toàn bộ số tiền vào quỹ dự phòng;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán 80% vào quỹ dự phòng, đồng thời thông báo 20% số kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh chưa sử dụng hết cho địa phương để thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 35 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
Căn cứ số kinh phí chưa sử dụng hết được sử dụng tại địa phương, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố chuyển kinh phí cho các đơn vị để thực hiện.
Các đơn vị được phân bổ kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành và quyết toán với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để tổng hợp vào quyết toán chi của quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh, thành phố bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch.
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hạch toán toàn bộ phần kinh phí chưa sử dụng hết vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
1. Quỹ dự phòng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý được sử dụng để bổ sung nguồn kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho tỉnh, thành phố trong trường hợp số tiền thu bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này nhỏ hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh trong năm. Sau khi có biên bản kiểm tra quyết toán năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định để bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
2. Trường hợp quỹ dự phòng không đủ để bổ sung kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho các tỉnh, thành phố theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phương án giải quyết trước khi báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ các biện pháp giải quyết để bảo đảm đủ và kịp thời nguồn kinh phí cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
1. Chi thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp luật bao gồm:
a) Chi đặc thù bao gồm:
- Chi tuyên truyền, phối hợp trong công tác tuyên truyền phát triển bảo hiểm y tế;
- Chi cho hoạt động liên quan đến nhiệm vụ thu, chi của quỹ;
- Chi phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện bảo hiểm y tế.
b) Chi hoạt động bộ máy bảo hiểm xã hội phục vụ quản lý quỹ bảo hiểm y tế các cấp.
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi phát triển và hiện đại hóa công nghệ thông tin;
b) Chi nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế.
3. Các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung chi, mức chi quy định tại Điều này.
1. Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Toàn bộ số tiền sinh lời thực thu từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế hằng năm được bổ sung vào quỹ dự phòng để điều tiết chung.
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện báo cáo quyết toán năm trước ngày 01 tháng 10 năm sau theo quy định tại Điều 32 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
2. Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch tài chính về thu, chi quỹ bảo hiểm y tế; chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế và đầu tư từ số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm y tế, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tài chính hằng năm.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán thu, chi cho các đơn vị thực hiện.
1. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế có thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng sau ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thì phạm vi quyền lợi và mức hưởng thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ bảo hiểm y tế hết hạn sử dụng thì vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo chế độ quy định cho đến khi ra viện hoặc hết đợt điều trị ngoại trú.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế vào viện điều trị trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng ra viện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc thì thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu được tính là thời gian có tham gia bảo hiểm y tế.
5. Học sinh, sinh viên đã tham gia đóng bảo hiểm y tế cho cả năm học 2014 - 2015 thì không phải truy đóng phần chênh lệch theo mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
6. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đã được trích chuyển số tiền từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đến hết năm học 2014-2015.
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này; hướng dẫn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để bảo đảm nguồn thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định này; hướng dẫn việc chuyển kinh phí từ nguồn chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn; hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với các đối tượng theo quy định tại Điểm a, Điểm 1, Điểm n Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm xác định số tiền cùng chi trả lũy kế hằng tháng trong năm để làm căn cứ xác định mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế có đủ thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Hướng dẫn lập danh sách người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
6. Các bộ, ngành khác có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 105/2014/ND-CP |
Hanoi, November 15, 2014 |
PROVIDING DETAILS AND DIRECTIVES ON THE IMPLEMENTATION OF SEVERAL ARTICLES OF THE LAW ON HEALTH INSURANCE
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Health Insurance dated November 14, 2008 and the Law on amending and supplementing the Law on Health Insurance dated June 13, 2014;
At the request of the Minister of Health,
The Government hereby promulgates the Decree on providing directives on the implementation of a number of articles of the Law on Health Insurance.
CONTRIBUTING ENTITIES, CONTRIBUTION RATES, SUBSIDY AMOUNTS, AND STATE EXPENDITURES ON THE CONTRIBUTION AND SUBSIDIZATION OF HEALTH INSURANCE PREMIUMS
Article 1. Contributing entities eligible for health insurance contribution
In addition to the entities stipulated in Clause 1, 2, 3, 4 and 5 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance, other entities stipulated in Clause 6 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance include:
1. Rubber plantation workers who are entitled to the monthly allowance under the Decision No. 206/CP dated May 30, 1979 adopted by the Governmental Council (now called the Government) on the government incentives for post-Liberation workers who used to work in a hazardous and arduous working condition but now quit their jobs due to old age as stipulated in Clause 2 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance.
2. Those who belong to family households, work in agriculture, forestry, aquaculture and salt farming sectors, and only afford an average standard of living as stipulated in Clause 4 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance.
1. As from January 1, 2015, the rate of monthly health insurance contribution for eligible contributing entities shall be specified as follows:
a) Equal 4.5% of monthly pay per an employee who belongs to the entities stipulated at Point a Clause 1 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance.
In respect of female employees entitled to paid maternity leaves from work as stipulated by the Social Security Law, the monthly contribution rate shall equal 4.5% of monthly pay that they receive before taking their maternity leave;
In respect of employees entitled to paid sick leaves from work for the period of more than 14 days off as stipulated by the Social Security Law, their pay shall be exempt from health insurance contribution but still eligible to enjoy the entitlement to their health insurance benefits;
In respect of employees held in detention, custody or temporarily suspended from their work before being investigated or judged guilty or not guilty of their offences, the monthly contribution rate shall equal the proportion of 4.5% to 50% of monthly pay that these employees receive in accordance with laws. Where employees are judged not guilty of any offence by competent agencies, they are required to make retrospective payment for their health insurance contribution arrears in proportion to the amount of retrospective salary payments that they are entitled to receive before being away from work;
Employees sent abroad for study or business trips shall be exempt from health insurance contribution; from such period to the time when they return after receiving the decision made by their employers, their health insurance contribution is kept uninterrupted.
Employees shall be exempt from health insurance contribution for the period when they work abroad; within a period of 60 days since their entry into their home country, if they start participating in the health insurance, a full length of the time when they work overseas and an entire span ranging from the time when they return to the time when they commence their health insurance contribution shall be considered as a continuous term of health insurance contribution.
For the period when employees are processing procedures for their entitlement to unemployment benefits in accordance with regulations laid down in the Law on Employment, if they have not participated health insurance as other groups of the insured have done, such period shall be recorded as their term of health insurance contribution.
b) Equal 4.5% of base pay per an employee who belongs to the entities stipulated at Point b Clause 1 Article 12 on amending and supplementing the Health Insurance Law.
c) Equal 4.5% of retirement pension or incapacity benefit per an employee who belongs to the entities stipulated at Point a Clause 2 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance.
d) Equal 4.5% of base pay per an employee who belongs to the entities stipulated at Point b, c Clause 2 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance, and the entities stipulated at Clause 1 Article 1 hereof.
dd) Equal 4.5% of unemployment benefit per an employee who belongs to the entities stipulated at Point d Clause 2 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance.
e) Equal 4.5% of base pay per an employee who belongs to the entities stipulated at Point b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l, m and n Clause 3, and Clause 4, 5 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance, and the entities stipulated at Clause 2 Article 1 hereof.
Where infants have reached the age of 72 months but still wait for the school term, the health insurance card shall be valid till September 30 of such year without having to pay contributions to their health insurance policies.
g) In respect of the health insurance contribution rate for all members of family households stipulated in Clause 5 Article 12 on amending and supplementing the Health Insurance Law, the contribution rate for the first contributor shall equal 4.5% of his/her base pay while the second, third and fourth contributor shall pay 70%, 60% and 50% of the first contributor’s contribution rate respectively; the fifth contributor and so forth shall pay contributions to the health insurance policy at the contribution rate equal to 40% of the first contributor’s contribution rate.
In respect of family households whose health insurance contributions are subsidized by the state budget, deductions from their contribution rate is not applicable in accordance with regulations laid down at Point g Clause 1 of this Article.
2. Based on the practical condition, the Ministry of Health shall take charge of cooperating the Ministry of Finance and relevant entities to send a written request to the Government to adjust the rate of health insurance contributions in order to keep the health insurance fund balanced.
Article 3. State expenditures on the subsidization of health insurance contributions of several contributing entities
1. The subsidization rate for health insurance contributions of members of families living in near poverty in accordance with regulations laid down at Point a Clause 4 Article 12 on amending and supplementing the Health Insurance Law shall conform to the followings:
a) Subsidize 100% of health insurance contributions to which nearly-poor members of families are entitled after newly escaping from poverty with the 5-year subsidization term. Where nearly-poor members of families have escaped from poverty before January 1, 2015 but the span ranging from the poverty escape to January 1, 2015 is less than 05 years, the residual subsidization time shall be at least 01 year;
b) Subsidize 100% of health insurance contributions to which nearly-poor families residing at poor districts are entitled in accordance with regulations laid down in the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008 on incentive programs for quick and sustainable reduction in poverty at 61 poor districts and districts with high poverty rate that are eligible for infrastructural investment mechanism and policy in accordance with the Government’s Resolution No. 30a/2008/NQ-CP dated December 27, 2008;
c) Subsidize at least 70% of health insurance contributions per each of the rest of nearly-poor families.
2. Subsidize at least 30% of health insurance contributions per each learner or student in accordance with regulations laid down at Point b Clause 4 Article 12 on amending and supplementing the Health Insurance Law.
3. Subsidize at least 30% of health insurance contributions per each member of families working in agriculture, forestry, aquaculture and salt farming sectors and just affording an average standard of living under the Prime Minister’s Decision No. 32/2014/QD-TTg dated May 27, 2014 as prescribed in Clause 2 Article 1 hereof.
4. The People’s Committee of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committees) shall refer to the affordability of local government budget and other financial sources, inclusive of 20% of total residual expenditures on health check and disease cure within a specified year in accordance with regulations set out in Clause 3 Article 35 on amending and supplementing the Health Insurance Law (if any) in order to define and request the provincial People’s Councils to define the higher subsidization rate of health insurance contributions to which the entities stipulated at Point c Clause 1, 2, 3 of this Article are entitled.
HEALTH INSURANCE COVERAGE RATE AND METHOD OF PAYMENT FOR THE POLICY-HOLDER’S MEDICAL EXPENSES
Article 4. Health insurance coverage rate for the cases stipulated in Clause 1, 7 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance
1. Where the holder of health insurance policy takes the medical care as regulated in Article 26, 27 and 28 of the Health Insurance Law, and Clause 4, 5 Article 22 on amending and supplementing the Health Insurance Law, the health insurance fund shall be liable for covering medical expenses within the scope of insurance coverage defined at the rate as follows:
a) 100% of medical expenses per each policy-holder who belongs to the entities stipulated at Point d, e, g, h, i Clause 3 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance;
b) 100% of medical expenses, and no imposition of restraint on the rate of payments on several medicines, chemicals, medical supplies and technical services in accordance with regulations enforced by the Minister of Health on revolutionary activists, who took part in revolutionary activities before January 1, 1045, from January 1, 1945 to the August revolution date of 1945; Vietnamese heroic mothers; wounded or injured warriors or those eligible for the entitlement to government benefits the same as wounded warriors, Class-B wounded warriors, ill soldiers who have a 81% or greater disability rating on their labor capacity losses; wounded or injured warriors or those eligible for the entitlement to government benefits the same as wounded warriors, Class-B wounded warriors, ill soldiers in treatment for their injuries or relapse; children under 6 years of age;
c) 100% of medical expenses, when medical care is taken at communal health centers;
d) 100% of medical expenses, when the cost incurred by each medical care remains lower than 15% of base pay;
dd) 100% of medical expenses, when insured patients have experienced 5 years of their uninterrupted participation in health insurance that lasts for a period from the time when such patients start participating in the health insurance to the time when they receive such medical care, and make the co-payment greater than their 6-month base pay for an accrued amount of medical expenses within an insurance year beginning on the time when their participation in health insurance has fully reached 5 continuous years, except for the case in which insured patients are covered for their medical expenses incurred from healthcare providers outside of the insurance network.
a) 95% of medical expenses per each policy-holder who belongs to the entities stipulated at Point a Clause 2, Point k Clause 3, and Point a Clause 4 Article 12 on amending and supplementing the Law on Health Insurance;
g) 80% of medical expenses per other policy holders.
2. Where the holder of health insurance policy receives medical care at healthcare centers located in the close proximity of other centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as cities or provinces), the health insurance fund shall cover medical expenses incurred within the limit on benefit and coverage rate stipulated in Clause 1 of this Article, which shall apply to the following cases:
a) Medical care provided by commune’s health stations, general clinics and district’s hospitals;
b) Transfer of insured patients to professional and technical healthcare network of a commune, district or province.
Presidents of the provincial People’s Committees shall direct the Department of Health to take charge of cooperating with Social Security Offices of cities or provinces in managing healthcare services provided for policy-holders at such neighboring areas in accordance with the joint instructions from the Ministry of Health and the Ministry of Finance on the medical care under health insurance policies at the neighboring areas.
3. In respect of on-demand medical care, the health insurance fund shall make a payment within the limit on its benefit and coverage rate in accordance with the regulations laid down in:
a) Clause 1 Article 4 hereof that applies to policy-holders entitled to healthcare services enshrined in Article 26, 27 and 28 of the Law on Health insurance, and amended or supplemented Clause 4, 5 and 6 Article 22 of the Law on Health insurance in which case the insured patient shall be liable for medical expenses incurred in excess of the statutory limit on benefit and coverage rate;
b) Amended and supplemented Clause 3 Article 22 of the Law on Health Insurance applied to the insured patients who receive medical care outside of the insurance network in which case such patients shall be liable for medical expenses incurred in excess of the statutory limit on benefit and coverage rate.
Article 5. Use of method of payment for medical expenses according to amended and supplemented Article 30 of the Law on Health insurance
1. Capitation payment method shall be applicable to the primary healthcare providers.
2. Fee-for-service and per-visit payment methods shall be applicable to:
a) Healthcare providers that do not use the capitation payment method;
b) Payments for non-capitated medical services provided by the healthcare provider who uses the capitation payment method;
c) Payments for medical services to insured patients transferred to the healthcare provider who uses the capitation payment method.
3. The Ministry of Health shall direct and cooperate with the Ministry of Finance in providing detailed instructions on and preparing specific plans for healthcare providers’ proper use of payment methods as stipulated in Clause 1 and 2 of this Article.
MANAGEMENT AND UTILIZATION OF HEALTH INSURANCE FUND
Article 6. Distribution and utilization of health insurance fund
Total revenues from the contribution of health insurance premiums generated in a centrally-affiliated city and province at the contribution rate enshrined in Article 2 hereof shall be distributed and utilized as follows:
1. 90% of health insurance contributions to healthcare services (hereinafter referred to as healthcare fund) that serves the following purposes:
a) Make payment for expenses incurred within the amount of benefits to which the policy-holder is entitled under the regulations laid down in amended and supplemented Article 22 of the Health Insurance Law and Article 4 hereof.
b) Reserve a portion of health insurance contributions at educational institutions that belong to the national education system and conform to the requirements set out by the Ministry of Health with the intent of purchasing medicines, medical consumables, general medical equipment and devices in order to serve the purpose of making arrangements for the practice of primary healthcare services provided for children, learners and students.
The reserved amount of health insurance contributions for educational institutions that belong to the national education system shall make up 7% of total revenues in proportion to the contribution of total number of insured learners or students studying at educational institutions (including learners and students participating in the health insurance in other groups of contributing entities), and the equivalent rate of health insurance contributions for which each contributing entity shall be liable as stipulated in Article 2 hereof; 5% of total revenues in proportion to total children under 6 years of age studying at kindergartens.
In the first month of an academic year or course, social insurance offices shall be responsible to transmit the aforementioned sum to educational institutions and account for such expenditures into a general medical expense statement within their authority. Educational institutions being expenditure receivers shall be responsible for using, accounting for and making financial statements on expenditures, which shall be then reported to superior administrators in accordance with legal regulations.
c) Retain an amount of health insurance contributions in order for agencies, organizations or enterprises that operate their own healthcare facilities to provide primary healthcare services for their staff (except for those that enter into a contract for primary healthcare services covered by health insurance with social insurance organizations). The rate of reserved health insurance contributions shall equal 1% of total sum of health insurance contributions that agencies, organizations or enterprises have paid to social insurance organizations.
The Ministry of Health and the Ministry of Finance shall provide detailed instructions on the implementation of Point b, c Clause 1 of this Article on requirements, scale, spending items, management and financial statements concerning this source of expenditures.
2. 10% of health insurance contributions set aside for the reserve fund and pay expenses incurred by the management of health insurance fund in which at least 5% of health insurance contributions is used for the reserve fund and regulated as follows:
a) Total amount of annual administrative expenditures for the health insurance fund the shall be decided by the General Director of Vietnam Social Security in proportion to total administrative expenditures allocated to Vietnam Social Security after being approved by the Prime Minister;
b) Reserve fund is created by the retained amount of deductions from payments for administrative expenses of the health insurance fund.
3. The management and utilization of revenues gained from the contribution of health insurance premiums shall be regulated as follows:
a) Social Insurance Offices at all administrative levels, affiliated to Vietnam Social Security, shall directly collect health insurance contributions that various contributing entities have paid, and transmit the collected amount to Vietnam Social Security according to the instructions provided by Vietnam Social Security;
b) Vietnam Social Security shall be responsible for timely transferring a full amount of expenditures to meet the demand of Social Insurance Offices at provincial and municipal levels for advances or payments on medical expenses covered by health insurance in accordance with legal regulations.
4. Based on the data available on the financial statement approved by the Management Council of Vietnam Social Security, an amount of expenditures that has not been used up at cities or provinces where revenues gained from the contribution of health insurance premiums used for medical services are greater than medical expenses within an insurance year shall be distributed as follows:
a) With regard to the amount of expenditures used to cover medical expenses that have not been used up in 2014, Vietnam Social Security shall be responsible for accounting for the whole remaining amount into the reserve fund;
b) From January 1, 2015 to December 31, 2020, Vietnam Social Security shall be responsible for accounting for 80% of that amount into the reserve fund, simultaneously report 20% of that amount of expenditures to local social insurance organizations to prepare their spending plan in accordance with regulations laid down at amended and supplemented Point a Clause 3 Article 35 of the Law on Health Insurance.
Based on the amount of expenditures that has not been locally used up, the Department of Health shall direct and cooperate with the Department of Finance and Social Security Office of cities or provinces in preparing the use plan for submission to the provincial People’s Committees to obtain their approval and send a report to the provincial People’s Councils. Based on the approval of provincial People’s Committees, Social Security Office of cities or provinces shall allocate expenditures to relevant entities for their spending plan.
Entities that receive such budget shall be responsible for carrying out management and utilization in accordance with applicable laws, work with the Social Security Office of cities of provinces to make the account settlement for the purpose of recording all of payments into the health insurance fund of cities or provinces, which must ensure the conformity with the given purposes, efficiency, public disclosure and transparency.
c) From January 01, 2021, Vietnam Social Security shall be responsible for bringing forward the entire budget that have not been used up into the reserve fund that serves as the regulator for all operations.
Article 7. Management and utilization of the reserve fund
1. The reserve fund managed by Vietnam Social Security shall be entitle to use to provide supplement to the budget for medical expenses covered by Social Insurance Offices of cities or provinces in case the amount of revenue gained from the contribution of health insurance premiums used to make payment for medical expenses in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 6 hereof remains less than the amount of payments for medical expenses within an insurance year. After completing the report on inspection of annual account settlement, Social Insurance Offices of cities or provinces must send such report to Vietnam Social Security for their verification in order to supplement total differential rate of expenditures with the amount derived from the reserve fund.
2. Where the reserve fund is not sufficient to provide supplementary sums for medical expenditures that arise in cities or provinces under regulations set out in Clause 1 of this Article, Vietnam Social Security is obliged to consult with its Management Council to find solutions before sending a report to the Ministry of Health and the Ministry of Finance.
The Ministry of Health shall direct and cooperate with the Ministry of Finance in sending a report to the Government to seek any possible solution in order to ensure the adequate and timely-distributed amount of budget for medical expenses covered under health insurance policies as prescribed by laws.
Article 8. Expenses for the administration of health insurance fund
1. Recurrent expenditures that conform to legal regulations shall include:
a) Spending on particular works such as:
- Communicative and cooperative activities that work towards the growth of health insurance;
- Activities concerning the task of collecting revenues and paying expenses for the health insurance fund;
- Cooperative activities relating to the inspection, examination and supervision of health insurance operations.
b) Operating expenses for health insurance mechanism that help to manage health insurance funds at all administrative levels.
2. Non-recurring expenses shall include:
a) Spending on the development and modernization of information technology;
b) Spending on scientific researches, training, education and international cooperation in the health insurance sector.
3. Other expenses in accordance with laws.
The Ministry of Finance shall provide detailed instructions on spending accounts and rates enshrined in this Article.
Article 9. Investment activities of health insurance fund
1. Temporarily idle cash available at the health insurance fund shall be used to carry out the investment tasks which conform to the investment types regulated in the Law on Social Insurance.
2. The Management Council of Vietnam Social Security shall decide and be held accountable to the Government for the investment type and structure of the health insurance fund upon the request of Vietnam Social Security.
3. All of annual net income yielded from the investment activities of the health insurance fund shall be set aside to complement the reserve fund that serves as the regulator for entire operations.
Article 10. Financial settlement and plan preparation
1. Vietnam Social Security must complete the report on financial settlement by October 01 of the subsequent year in accordance with the regulations laid down in amended and supplemented Article 32 of the Law on Social Insurance.
2. Every year, Vietnam Social Security shall prepare the financial plan for revenues and expenditures, administrative expenses and investments derived from temporarily idle cash of the health insurance fund, which shall be then submitted to the Management Council of Vietnam Social Security to obtain the approval and make a report to the Ministry of Finance and the Ministry of Health.
The Ministry of Finance shall take charge of cooperating with the Ministry of Health in submitting a summary report to the Prime Minister for the decision on annual financial plan.
3. Within a period of 15 days from the receipt of the Prime Minister’s decision on the budget plan, Vietnam Social Security shall be responsible for allocating the estimated norms of revenues and expenditures to relevant regulatory bodies.
Article 11. Transitional provisions
1. Where persons participating in the health insurance keep health insurance cards that are still valid after the date on which the Law on amending and supplementing the Health Insurance Law takes effect, the limit on insurance benefits and coverage rates shall comply with the regulations laid down in the Law on amending and supplementing the Health Insurance Law and in Article 4 hereof.
2. Where the holders of health insurance cards take the medical care provided by a healthcare provider but their health insurance cards have expired, their medical expenses incurred until they are discharged from the hospital or finish their outpatient treatment shall be covered within the limit on insurance benefits and coverage rates.
3. Where persons participating in the health insurance are hospitalized before January 01, 2015 but have been discharged from the hospital since January 01, 2015, their medical expenses shall be covered within the limit on insurance benefits and coverage rates in accordance with the regulations set out in the Law on amending and supplementing the Health Insurance Law and in Article 4 hereof.
4. In respect of the entities stipulated in amended and supplemented Point a Clause 3 Article 12 of the Health Insurance Law, who are retired, discharged from military service, change or quit their jobs, the length of time when they study or work in the people's army, public security and cipher organizations shall be counted in the insurance time span.
5. Learners or students who pay their health insurance contributions for the entire academic year 2014 – 2015 shall not be obliged to retrospectively pay the differential amount of health insurance contributions as stipulated at Point g Clause 1 Article 2 hereof.
6. Educational institutions affiliated to the national education system that have already received a portion of medical funds to provide the primary healthcare for their learners or students before January 01, 2015 must comply with instructions of the Ministry of Finance till the end of the academic year 2014 – 2015.
This Decree shall come into force from January 01, 2015.
The Government’s Decree No. 62/2009/ND-CP dated July 27, 2009 on specifying and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Health Insurance shall become defunct from the date on which this Decree takes effect.
Article 13. Responsibility for providing guidance on the implementation of this Decree
1. The Ministry of Health shall preside over their coordination with the Ministry of Finance to provide guidance on the implementation of binding provisions set out in this Decree, the individual participation in the family household’s health insurance policies, and study and make a proposal for solutions to involving all of the population in the health insurance.
2. The Ministry of Finance shall be responsible for properly distributing the central budget to assist local insurance administrators that do not have ability to carry out the budget self-control for the purpose of implementing the health insurance policy as stipulated in this Decree; providing guidance on transferring expenditures derived from the administrative expenditures of the health insurance fund to the People’s Committees of communes in order to compile a list of health insurance policy holders in the given area; providing instructions on implementing binding provisions laid down in this Decree.
3. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall preside over the coordination with the Ministry of Health and the Ministry of Finance to provide guidance on the health insurance policies for the entities stipulated in amended and supplemented Point a, Point 1, Point n Clause 3 and Point b Clause 4 Article 12 enshrined in the Law on Social Insurance.
4. Vietnam Social Security shall be responsible for determining the amount of co-payments accrued every month which serves as the basis for the determination of insurance benefit amounts to which policy holders participating in the health insurance for 05 continuous year are entitled.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider and set criteria for determining family households that work in agriculture, forestry and salt farming sectors, and only afford an average standard of living, which shall be then submitted to the Prime Minister for enforcement.
Provide instructions on compiling the list of family members who work in agriculture, forestry, aquaculture and salt farming sectors, and only afford the average standard of living.
6. Other relevant ministries and agencies within their functions, tasks and powers shall be responsible for providing guidance on the implementation of this Decree.
Article 14. Responsibility for implementation
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall assume their responsibility for implementing this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |