- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Bảo hiểm xã hội (97)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Tiền lương (76)
- Định danh (64)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đăng kiểm (41)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Xử phạt hành chính (33)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Phương tiện giao thông (31)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Mã định danh (26)
- Hóa đơn (24)
Lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?
1. Lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm 2013 thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế và cơ quan hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:
Điều 51. Bảo hiểm y tế
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.2. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đồng thời, tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định:
“….Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước. Người tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục là người có thời gian tham gia BHYT gián đoạn không quá 03 tháng…..Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.”
2. Người lao động được lãnh bảo hiểm thất nghiệp tối đa mấy tháng?
Người lao động được lãnh BHTN tối đa trong 12 tháng.
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013 về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tức là, một người lao động tham gia bảo hiểm, đóng phí đầy đủ và đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa cũng chỉ được 12 tháng.
2. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được bao nhiêu phần trăm?
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ 60% mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ tại khoản 1 điều 50 Luật Việc Làm 2013 có quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
...
3. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2025 là bao nhiêu?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ 1/7/2024 cho người lao động cụ thể như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 11.700.000 đồng/tháng.
- Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là: 24.800.000 đồng/tháng (Vùng 1), 22.050.000 đồng/tháng (Vùng 2), 19.300.000 đồng/tháng (Vùng 3), 17.250.000 đồng/tháng (Vùng 4).
Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 2.340.000 đồng/tháng.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì từ 1/7/2024 mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định như sau:
-
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng.
- Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng.
- Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng.
- Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng.
4. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động đủ điều kiện hưởng thì có thể làm thủ tục hưởng theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
Bước 2: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH và trả lại cho người lao động kèm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp. Người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp theo lịch nhận tiền hưởng BHTN theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, người lao động cần thông báo trực tiếp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Nhờ người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã có quy định về việc người lao động được phép ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ những trường hợp bất khả kháng như ốm đau, gặp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... và phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
5.2 Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?
Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:
- Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.
5.3. Trường hợp nào được cộng dồn tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Người lao động được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động chưa lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì sẽ không được cộng dồn, nhưng vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.