Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng ở đâu?

1. Nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng ở đâu?

Hiện nay người lao động thất nghiệp đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Theo quy định thì người lao động cần đến trung tâm dịch vụ việc làm do Cơ Quan Nhà Nước có thẩm quyền thành lập gần nơi cư trú và thuận tiện nhất với người lao động để nộp hồ sơ và nhận tiền trợ cấp tại đó.

Như vậy, người hưởng chế độ BHTN tại Đà Nẵng khi cần giải quyết, làm hồ sơ thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể đến bất kỳ điểm/ trung tâm dịch vụ việc làm tại Đà Nẵng để được hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết.

Hiện nay, có 3 chi nhánh Bảo hiểm thất nghiệp Đà Nẵng là các Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Đà Nẵng. Đây là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực việc làm trên địa bàn thành phố gồm:

  • Tư vấn và giới thiệu việc làm;
  • Thu thập, phân tích và dự báo, cung cấp thông tin về thị trường lao động;
  • Tổ chức, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;
  • Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và đào tạo nghề.

Dưới đây là danh sách chi nhánh trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Đà Nẵng:

STT

Địa điểm

Địa chỉ

1

Trụ sở chính Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

Địa chỉ: số 278 Âu Cơ, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

+ Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 0236.3740260 - Fax: 0236.3740260

Website: dichvuvieclamdanang.vn

Kênh Zalo OA: Trung tâm dịch vụ việc làm Đà Nẵng

2

Chi nhánh Trung tâm dịch vụ việc làm quận Hải Châu

Địa chỉ: 21 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Phòng Giới thiệu việc làm: 0236.3825606

Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 0236.3550222

Phòng Đào tạo: 0236.3681599

3

Chi nhánh Trung tâm dịch vụ việc làm quận Cẩm Lệ

Địa chỉ: 657 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Phòng Giới thiệu việc làm: 0236.3681828

Phòng Bảo hiểm thất nghiệp: 0236.3681828

Phòng Đào tạo: 0236.3681343

2. Người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp mấy lần?

Hiện nay, không có quy định về số lần tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có thể nhận tiền BHTN không giới hạn số lần hưởng nếu cứ đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, Điều 50 Luật Việc làm 2013 nêu rõ, thời gian tối đa hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên số tháng đóng BHTN như sau:

  • Người lao động đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Sau thời điểm này, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng dồn không quá 12 tháng.

3. Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục nhận tiền hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp lần đầu và từ lần thứ 2 trở đi là giống nhau, người lao động đủ điều kiện hưởng thì có thể làm thủ tục hưởng theo các bước sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày kết thúc hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Bước 2: Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi đã nhận đầy đủ hồ sơ, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp và sổ BHXH và trả lại cho người lao động kèm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Bước 3: Nhận tiền trợ cấp. Người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp theo lịch nhận tiền hưởng BHTN theo quy định. Ngoài ra, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, người lao động cần thông báo trực tiếp về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.

4. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2025

Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Như vậy, theo quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025 được tính theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

=

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

x

60%

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Chuyển nơi cư trú có đổi địa điểm nhận BHTN được không?

Trong thực tế trường hợp người lao động chuyển nơi cư trú khi đang chờ quyết định hưởng BHTN vẫn có thể thay đổi địa điểm nhận BHTN được. Tuy nhiên phải làm đề nghị chuyển địa điểm nhận Bảo hiểm thất nghiệp.

5.2. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm 04 giấy tờ chính sau đây:

  • Giấy đề nghị chuyển của người lao động;
  • Giấy giới thiệu chuyển;
  • Bản chụp quyết định hưởng TCTN;
  • Các giấy tờ khác có trong hồ sơ.

Ngoài ra trong hồ sơ có thể gồm bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng TCTN, quyết định tiếp tục hưởngTCTN (nếu có), bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng (nếu có).

5.3. Trường hợp nào được cộng dồn tiền bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động chưa lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì sẽ không được cộng dồn, nhưng vẫn sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần tiếp theo nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.