Chương VIII Luật Nhà ở 2023: Quản lý, sử dụng nhà ở
Số hiệu: | 27/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023 vào ngày 27/11/2023 và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Nhà ở 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Theo đó, Luật Nhà ở 2023 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp sau:
Giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Các trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trong đó Luật Nhà ở 2023 bỏ quy định về việc người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện cư trú.
(So với quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì Luật Nhà ở 2023 quy định người mua, thuê mua nhà ở xã hội từ năm 2025 không cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.)
Tuy nhiên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023 sẽ cần đáp ứng điều kiện:
[1] Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó;
- Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức;
- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
[2] Điều kiện về thu nhập:
- Các đối tượng phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ:
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và thay thế Luật Nhà ở 2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập, lưu trữ, bàn giao và quản lý hồ sơ nhà ở.
2. Quản lý, sử dụng nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử.
3. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công.
4. Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ nhà ở bao gồm nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở tại đô thị và nông thôn được tạo lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở hoặc có bản kê khai thông tin về nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở; giấy tờ xác định đơn vị tư vấn, đơn vị thi công, bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở, hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có);
c) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì hồ sơ nhà ở bao gồm giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp nhà ở và bản vẽ thiết kế, bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);
d) Đối với trường hợp xây dựng nhà ở theo dự án thì hồ sơ nhà ở bao gồm hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Tổ chức, cá nhân lưu trữ hồ sơ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở nếu chưa xác định được chủ sở hữu, tổ chức được giao quản lý nhà ở thuộc tài sản công có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở; đối với nhà chung cư thì việc bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn;
c) Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này cho cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp để thiết lập hồ sơ nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở tại địa phương để bảo đảm thống nhất về các thông tin nhà ở, đất ở ghi trong hồ sơ nhà ở.
1. Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thực hiện quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở riêng lẻ sau khi đã bàn giao cho các chủ sở hữu theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt; thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở riêng lẻ trong dự án theo đúng nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo nội dung quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thực hiện quản lý khu vực nhà ở riêng lẻ trong dự án thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý kiến trúc mặt ngoài của nhà ở theo đúng quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc của dự án đã được phê duyệt hoặc giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cá nhân tự xây dựng nhà ở thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc được phê duyệt.
2. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể phân chia và đặt tên cho từng khu vực nhà ở riêng lẻ được quy hoạch và xây dựng riêng biệt trong dự án để thực hiện quản lý. Việc đặt tên dự án và các khu vực trong dự án thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
3. Sau khi nhà ở được bàn giao và đưa vào sử dụng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở được tổ chức thành lập Ban tự quản khu nhà ở để thực hiện quản lý việc bảo trì kiến trúc bên ngoài của nhà ở, chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã bàn giao cho Nhà nước hoặc được Nhà nước giao cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý, bảo trì. Thành phần của Ban tự quản khu nhà ở bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở của khu vực đó và đại diện chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở (nếu có).
4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở trong khu vực nhà ở riêng lẻ tổ chức họp để thống nhất bầu Ban tự quản khu nhà ở bao gồm số lượng, thành phần tham gia, thông qua quy chế, nhiệm kỳ hoạt động của Ban tự quản khu nhà ở, nội quy quản lý, sử dụng khu vực nhà ở, quyết định đóng góp kinh phí để chi trả thù lao cho người tham gia Ban tự quản khu nhà ở và việc chăm sóc cây xanh, vườn hoa, bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khu nhà ở không thuộc trường hợp Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý.
5. Việc tổ chức bầu Ban tự quản khu nhà ở lần đầu do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm chủ trì thực hiện; các lần tổ chức sau do Ban tự quản khu nhà ở chịu trách nhiệm thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở tổ chức thực hiện; trường hợp chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở không thống nhất bầu được Ban tự quản khu nhà ở thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý khu vực nhà ở này theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
6. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể hỗ trợ kinh phí để Ban tự quản khu nhà ở chăm sóc cây xanh, vườn hoa và bảo trì các công trình tiện ích, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ đối với khu nhà ở không thuộc trường hợp Nhà nước hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý. Việc thực hiện công việc quy định tại khoản này do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đảm nhận; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thực hiện thì Ban tự quản khu nhà ở thuê đơn vị khác có năng lực thực hiện.
1. Nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử, bao gồm cả nhà biệt thự là nhà ở cũ không phân biệt hình thức sở hữu, được xác định như sau:
a) Nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia hoặc cấp tỉnh;
b) Nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng thuộc danh mục được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Hội đồng có trách nhiệm trình danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kiến trúc, pháp luật về di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện quy định tại Mục 2 Chương này; trường hợp là nhà biệt thự còn phải thực hiện quy định tại Điều 123 của Luật này.
4. Kinh phí để thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và nhà ở thuộc tài sản công do ngân sách nhà nước cấp.
Đối với nhà ở không thuộc tài sản công nhưng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí để chủ sở hữu thực hiện quản lý, bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở này.
5. Trường hợp nhà ở thuộc diện phải bảo tồn, cải tạo nhưng phải giãn mật độ dân cư để bảo đảm giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử của nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, lập dự án di dời, bố trí chỗ ở mới phục vụ giãn dân; hỗ trợ kinh phí để chủ sở hữu, người sử dụng nhà ở di dời trước khi thực hiện bảo tồn, cải tạo nhà ở này.
1. Nhà biệt thự được phân thành 03 nhóm sau đây:
a) Nhà biệt thự nhóm một là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Nhà biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Nhà biệt thự nhóm ba là nhà biệt thự không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Nhà biệt thự phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Đối với nhà biệt thự nhóm một phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;
c) Đối với nhà biệt thự nhóm hai phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.
1. Các trường hợp được chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm:
a) Chuyển đổi từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội;
b) Chuyển đổi từ nhà ở công vụ hoặc nhà ở xã hội khi không còn nhu cầu sử dụng sang nhà ở phục vụ tái định cư;
c) Chuyển đổi nhà ở thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này sang nhà ở công vụ hoặc sang nhà ở xã hội để cho thuê;
d) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng.
2. Việc chuyển đổi công năng nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt, không gây thất thoát tài sản công;
b) Nhà ở sau khi được chuyển đổi công năng phải sử dụng hiệu quả, đúng mục đích và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà ở được chuyển đổi;
c) Phải được Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà ở thuộc tài sản công phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đối tượng, đủ điều kiện, theo đúng quy định của Luật này. Tiền bán, cho thuê mua nhà ở thuộc tài sản công sau khi trừ chi phí hợp lý phải được bố trí trong dự toán chi ngân sách dùng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc tài sản công.
2. Đối với nhà ở công vụ thì chỉ được sử dụng để cho thuê; đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì được xây dựng để cho thuê, cho thuê mua, bán, trường hợp được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công thì chỉ để cho thuê, cho thuê mua.
Trường hợp cần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công có thể lập đề án bán nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân đang cho thuê, trừ trường hợp nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật này, gửi Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định của Chính phủ.
3. Việc cho thuê, bán nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này chỉ được thực hiện khi không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng nhà ở đó theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và phải thuộc trường hợp được cho thuê hoặc được bán theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Các trường hợp bố trí sử dụng nhà ở thuộc tài sản công quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này kể từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; nếu Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng thì thực hiện bán theo quy định về bán tài sản công của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc trường hợp bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.
Người trả lại nhà ở công vụ nếu không thuộc trường hợp bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, e và h khoản 1 Điều 127 của Luật này và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà ở công vụ thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý, sử dụng người này có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ tình hình cụ thể để giải quyết cho mua, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng nhà ở.
5. Việc quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện như sau:
a) Do tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích;
b) Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Luật này giao cho đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành nhà ở, đối với nhà chung cư thì đơn vị này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này thực hiện quản lý vận hành; trường hợp không có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở nhưng không có đủ điều kiện, năng lực quản lý vận hành thì đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý vận hành.
6. Việc quản lý, sử dụng nhà ở sau khi thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 127 của Luật này.
1. Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này chỉ được thuê nhà ở công vụ;
b) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở xã hội; đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê, cho thuê mua, mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
c) Đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 76 của Luật này nếu chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được giải quyết thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư;
d) Đối tượng đang thực tế sử dụng nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này được giải quyết cho thuê hoặc mua nhà ở đó;
đ) Đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 76 của Luật này được xem xét giải quyết cho thuê nhà ở xã hội.
2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định như sau:
a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
b) Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 8 Điều 78 của Luật này; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 76 của Luật này thì còn phải thuộc trường hợp chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư. Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 78 của Luật này.
Đối với đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 76 của Luật này thì được thuê nhà ở trong thời gian học tập;
c) Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư phải thuộc trường hợp bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
d) Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó, có giấy tờ chứng minh về việc được bố trí, sử dụng nhà ở và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định như sau:
a) Trường hợp thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân hoặc mua bán nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê mua, bên mua với cơ quan được giao quản lý nhà ở;
b) Trường hợp thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư thì hợp đồng được ký kết giữa người được tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư;
c) Trường hợp thuê nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê với cơ quan được giao quản lý nhà ở hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở đó;
d) Trường hợp là học sinh, sinh viên thì hợp đồng thuê được ký kết giữa bên thuê với cơ sở giáo dục hoặc cơ quan được giao quản lý nhà ở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định thời điểm bố trí sử dụng nhà ở, đối tượng, điều kiện được thuê, mua nhà ở, việc bán, cho thuê nhà ở, việc xác định giá thuê, giá bán nhà ở đối với nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này; việc xác định giá, quản lý tiền thu được từ cho thuê, thuê mua, bán nhà ở thuộc tài sản công; việc miễn, giảm tiền cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thuộc tài sản công, tiền thuê, bán nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 của Luật này; việc quản lý, sử dụng, vận hành nhà ở thuộc tài sản công.
1. Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
b) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở;
c) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
d) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
đ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; người đang thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
e) Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
g) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc trường hợp phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở thuộc trường hợp không bảo đảm an toàn trong sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
h) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;
i) Bên thuê nhà ở công vụ được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại địa phương khác;
k) Chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.
2. Người đang thuê, thuê mua, mua nhà ở hoặc người đang sử dụng nhà ở thuộc trường hợp bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công quyết định cưỡng chế thu hồi. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở hoặc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế thu hồi được ban hành.
Sau khi thu hồi nhà ở thì căn cứ trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chuyển đổi công năng hoặc tiếp tục quản lý, bố trí cho thuê, cho thuê mua, bán theo quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở thuộc tài sản công.
1. Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu nhà ở mua bảo hiểm nhà ở theo quy định của pháp luật. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
2. Hình thức, mức đóng bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
3. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã đóng bảo hiểm theo quy định tại Điều này mà nhà ở đó bị cháy, nổ thì được bồi thường theo thỏa thuận bảo hiểm đã ký kết.
1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các trang thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở; trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu thì người đang quản lý, sử dụng có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Nội dung, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Đối với nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc, pháp luật về quy hoạch và pháp luật về di sản văn hóa.
3. Chủ sở hữu nhà ở, đơn vị thực hiện bảo trì nhà ở phải bảo đảm an toàn cho người, tài sản và bảo đảm vệ sinh, môi trường trong quá trình bảo trì nhà ở; trường hợp bảo trì nhà ở thuộc tài sản công thì còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Luật này.
1. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở thuộc sở hữu của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được cải tạo nhà ở nếu được chủ sở hữu đồng ý.
2. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; trường hợp pháp luật quy định phải lập dự án để cải tạo nhà ở thì phải thực hiện theo dự án được phê duyệt. Đối với nhà ở thuộc tài sản công thì việc cải tạo nhà ở còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Luật này.
3. Đối với nhà biệt thự quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc, pháp luật về di sản văn hóa; trường hợp pháp luật quy định phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Đối với nhà biệt thự là nhà ở cũ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 123 của Luật này thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;
b) Không được phá dỡ nếu nhà biệt thự chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự;
c) Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.
1. Bên cho thuê nhà ở có quyền bảo trì, cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do bất khả kháng. Bên thuê nhà ở có trách nhiệm để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
2. Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
1. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc tài sản công phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng. Đối với việc bảo trì nhà chung cư thuộc tài sản công thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công giao đơn vị đang quản lý vận hành thực hiện bảo trì nếu có đủ năng lực thực hiện bảo trì; trường hợp đơn vị này không có năng lực thực hiện bảo trì thì phải tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị có đủ năng lực thực hiện bảo trì.
2. Trường hợp cải tạo nhà ở thuộc tài sản công đang cho thuê thì thực hiện theo quy định tại Điều 132 của Luật này; trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở tự bỏ kinh phí để cải tạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc tài sản công, tổ chức được giao quản lý nhà ở đó có trách nhiệm thanh toán kinh phí cải tạo cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được chia đều cho các chủ sở hữu. Việc bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý; đối với nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Luật này, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
2. Kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì kinh phí bảo trì được thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương IX của Luật này.
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì, cải tạo; trường hợp pháp luật quy định phải do tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện thì phải thuê đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện bảo trì, cải tạo;
b) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp cải tạo nhà ở phải có giấy phép xây dựng, tạo điều kiện cho việc bảo trì, cải tạo nhà ở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường cho tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp gây thiệt hại;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Các trường hợp nhà ở phải phá dỡ bao gồm:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
b) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này;
c) Nhà ở thuộc trường hợp phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt;
đ) Trường hợp phá dỡ nhà ở khác theo quy định của pháp luật về xây dựng ngoài trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.
2. Việc phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở; trường hợp phải giải tỏa nhà ở để xây dựng lại nhà ở mới hoặc công trình khác thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nhà ở nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thuộc trường hợp không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Đối với trường hợp phải có phương án phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng thì chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phải lập phương án phá dỡ trước khi thực hiện.
5. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở thuộc khu dân cư trong thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 136 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 136 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các điểm a, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 136 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình phải chi trả kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở và chi phí có liên quan đến việc phá dỡ nhà ở;
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình không chi trả kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở và chi phí có liên quan đến việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ nhà ở.
1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc trường hợp bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu nhà ở được giải quyết theo chính sách về nhà ở phục vụ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư thì chỗ ở của chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ nhà ở được giải quyết theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo việc phá dỡ nhà ở bằng văn bản cho bên thuê biết ít nhất là 90 ngày trước ngày thực hiện phá dỡ nhà ở, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phá dỡ nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp phá dỡ nhà ở để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thỏa thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong nhà ở, bên thuê được tiếp tục thuê đến hết thời hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê không có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó; trường hợp bên thuê tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại. Thời gian phá dỡ nhà ở và xây dựng lại nhà ở không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
HOUSING MANAGEMENT AND USE
Article 118. Details of housing management and use
1. Production, storage, transfer, and management of housing dossiers.
2. Management and use of housing of artistic, architectural, cultural, historical value.
3. Management and use of public housing.
4. Insurance, warranty, maintenance, renovation, demolition of houses.
Article 119. Production of housing dossiers
1. Owners or current users of houses that have not been identified as owners and organizations assigned to manage public housing are responsible for producing and storing housing dossiers in accordance with Clause 2 of this Article.
2. Housing dossiers of single-family houses and apartment buildings shall be regulated as follows:
a) In respect of houses in urban areas and rural areas established before July 1, 2006, documents proving legitimate establishment of houses or housing declaration is required in accordance with housing laws;
b) In respect of houses in urban areas established from July 1, 2006 and onwards, housing dossiers shall consist of documents proving legitimate housing establishment, documents identifying consultancy units, construction units, design drawings, plan drawings of houses and land, as-built dossiers in accordance with construction laws (if any);
c) In respect of houses in rural areas established from July 1, 2006 and onwards, housing dossiers shall consist of documents proving legitimate housing establishment and design drawings, plan drawings of houses and land (if any);
d) In respect of housing construction in projects, housing dossiers shall consist of dossiers of housing investment and construction projects and as-built dossiers in accordance with construction laws.
Article 120. Storage, transfer, and management of housing dossiers
1. Organizations and individuals storing housing dossiers shall be regulated as follows:
a) Owners or current users of houses if owners have not been identified and organizations assigned to manage public housing are responsible for storing housing dossiers; transfer, storage, and management of apartment building dossiers shall conform to Regulation on management and use of apartment buildings;
b) District housing authorities are responsible for storing housing dossiers of domestic households and individuals and overseas Vietnamese;
c) Provincial housing authorities are responsible for storing housing dossiers of domestic organizations, foreign organizations, foreign individuals, and local housing investment and construction projects.
2. Competent authority shall, upon issue certificate, provide housing information under Clause 2 Article 119 hereof to peer housing authorities for establishment of housing dossiers.
Provincial People’s Committees shall decide on cooperation in housing information exchange between competent authority issuing certificate and local housing authorities in order to maintain consistency regarding housing and land information in housing dossiers.
Article 121. Management and use of single-family houses in housing investment and construction projects
1. If developers of housing investment and construction projects manage single-family housing area upon completion of investment and construction process, the developers are responsible for managing exterior architecture of single-family houses that have been handed over to owners in accordance with approved design dossiers; manage and maintain technical infrastructures and social infrastructures in accordance with approved projects unless the Government manages in accordance with decision and investment guidelines approval.
If developers of housing investment and construction projects do not manage single-family housing complexes in projects, provincial People’s Committees are responsible for managing exterior architecture in accordance with approved planning and regulation on architecture management projects or assigning district People’s Committees to manage.
If housing investment and construction projects permit transfer of land use right to enable individuals to build houses, construction shall adhere to approved planning and architecture management regulations.
2. Developers of housing investment and construction projects may separate and name individual single-family housing complexes subject to planning and built separately in the projects for management. The naming of projects and areas therein shall conform to Article 33 hereof.
3. When houses are transferred and used, developers of housing investment and construction projects, owners and users of houses are allowed to establish their own management board that manages housing exterior architectural maintenance, takes care of trees, gardens, maintains utilities, technical infrastructures serving the housing complexes, except for technical infrastructures transferred to the Government or handed over to developers of housing investment and construction projects by the Government for management and maintenance. Composition of internal management board of housing complexes includes representatives of owners, users of the area and representatives of developers of housing investment and construction projects (if any).
4. Owners, users of houses in single-family housing complexes shall hold meetings to establish internal management board of housing complex including quantity, composition of members, review regulations and operation tenure of internal management board of housing complex, regulations on management and use of housing complex, decision on contributions to pay for members of internal management board, care of trees, gardens, maintenance of utilities and technical infrastructures serving housing complexes except for cases where the Government or developers of housing investment and construction projects are not responsible for management.
5. Meetings for initial establishment of internal management boards shall be held by developers of housing investment and construction projects; subsequent meetings shall be held by internal management boards of housing complex or developers housing investment and construction projects via authorization; if owners and users fail to agree on internal management boards of housing complexes, developers of housing investment and construction projects are responsible for managing these housing complexes in accordance with approved projects.
6. Developers of housing investment and construction projects may provide financial support to enable housing complex management board to take care of trees, gardens, maintain utilities, technical infrastructures for cases where the Government or developers of housing investment and construction projects are not responsible for management. Implementation of tasks under this Clause shall be carried out by developers of housing investment and construction projects; if the developers do not carry out tasks, internal management boards shall hire other competent entities for implementation.
Article 122. Management and use of housing of artistic, architectural, cultural, historical value.
1. Houses with artistic, architectural, cultural, historical value, including old villas, regardless of form of ownership shall be determined as follows:
a) Houses classified as national or provincial historical - cultural heritages by competent authorities;
b) Houses other than those under Point a of this Clause but specified under lists approved by provincial People’s Committees in accordance with Clause 2 of this Article.
2. Provincial People’s Committees shall establish councils consisting of representatives of provincial architecture, construction, cultural authorities, relevant industry and scientist associations in order to define criteria and list of housing of artistic, architectural, cultural, historical value in the provinces. The councils are responsible for presenting lists of housing of artistic, architectural, cultural, historical value in the provinces to enable provincial People’s Committees to approve as per the law.
3. The management and use of houses in Clause 1 of this Article shall conform to this Law, architecture laws, cultural heritage laws, and other relevant laws; in case of public housing, regulations under Section 2 of this Chapter shall also be adhered to; in case of villas, regulations under Article 123 hereof shall also be adhered to.
4. Expenditure on management, preservation, maintenance, renovation of housing under Point a Clause 1 of this Article and public housing shall be provided by state budget.
In respect of houses that are not public housing but fall under cases in Point b Clause 1 of this Article, depending on local conditions, provincial People’s Committees shall decide to provide funding, in part or in whole, to enable owners to manage, preserve, maintain, and renovate these houses.
5. In case of houses that require preservation, renovation where population density must be reduced in order to preserve artistic, architectural, cultural, historical value of houses, provincial People’s Committees are responsible for allocating land fund, producing relocation projects, arranging new accommodation; provide sufficient funding to enable owners, users to relocate prior to preserving, renovating these houses.
Article 123. Management and use of villas
1. Villas shall be divided into 3 categories:
a) Category one villas refer to villas deemed cultural - historical heritages in accordance with cultural heritage laws; villas of architectural characteristic values and antique villas defined by councils under Clause 2 Article 122 hereof and proposed to provincial People’s Committees for approval;
b) Category two villas refer to villas that do not fall under Point a of this Clause but possess artistic, architectural, cultural, and historical value defined by councils under Clause 2 Article 122 hereof and are proposed to provincial People’s Committees for approval;
c) Category three villas refer to villas that do not fall under Point a and Point b of this Clause.
2. The management, use, maintenance, and renovation of villas shall adhere to principles below:
a) Villas shall adhere to this Law, planning laws, architecture laws, and construction laws; villas of artistic, cultural, historical values shall also adhere to cultural heritage laws;
b) Category one villas shall have their exterior architecture, including architectural form; interiors architecture; building density, number of storey, and height retained;
c) Category two villas shall have their exterior architecture retained.
Article 124. Housing repurposing
1. Housing repurposing shall be allowed for the purpose of:
a) repurposing relocation housing to social housing;
b) repurposing unused official housing or social housing to relocation housing;
c) repurposing houses under Point d Clause 1 Article 13 hereof to official housing or social housing for lease;
d) under or circumstances according to decisions of Prime Minister on the basis of propositions of the Ministry of Construction.
2. Repurposing under Clause 1 of this Article shall adhere to principles below:
a) The repurposing is appropriate with approved provincial housing development programs and plans; not cause loss of public property;
b) Repurposed houses shall be used effectively, for the right purpose, and adhere to standards, technical regulations of repurposed houses;
c) Approval by the Ministry of Construction or provincial People’s Committees is required.
3. The Government shall elaborate this Article.
Section 2. MANAGEMENT AND USE OF PUBLIC HOUSING
Article 125. Management and use of public housing
1. Public housing shall be used for the right purpose, effectively and in a manner that avoids loss and waste; lease, lease purchase, and sale of houses shall be made to the right entities, with sufficient eligibility, and in accordance with this Law. Sale and lease purchase payments of public housing less reasonable costs shall be allocated in budget expenditure estimates for investment and construction social housing under public ownership.
2. Official housing shall only be leased; social housing and housing for people’s armed forces shall be leased, lease-purchased, and sold or leased and lease-purchased if they are built by using public investment.
If investment and construction of social housing or housing for people’s armed forces are required, representatives of owners of public housing shall produce schemes for sale of social housing and housing for people’s armed forces currently under lease, except for social housing and housing for people’s armed forces whose investment and construction utilize funding sources under Point b Clause 1 Article 113 hereof and send to Ministry of Construction for appraisal, to Prime Minister for decision in accordance with regulations of the Government.
3. The lease and sale of public housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof shall only be implemented in the absence of disputes and lawsuits regarding public housing use right in accordance with regulations on settling disputes, conflicts, lawsuits, and denunciations and in situations where lease or sale of such public housing is allowed.
Cases of arrangement and use of public housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof from January 19, 2007 shall conform to this Law and public asset management and use laws; if the Government no longer uses such public housing, the public housing shall be sold in accordance with regulations on sale of public asset under public asset management and use laws.
4. Tenants of official housing shall, upon being ineligible for renting official housing or relocating or violating housing management and use regulations that result in repossession, shall return official housing to the Government.
If individuals return official housing that is not a result of housing repossession due to violation of Points a, e, and h Clause 1 Article 127 hereof and lack accommodation after returning official housing, superior agencies and organizations of these individuals are responsible for cooperating with provincial People’s Committees where the individuals reside in, depending on specific conditions, enabling purchase, lease purchase, rent of social housing or allocating homestead land to enable them to build houses.
5. Management of public housing shall be implemented as follows:
a) Organizations or enterprises specifically capable in managing housing operation implement and receive benefits applicable to public services;
b) Representatives of owners of public housing invested and built by using funding sources under Point a Clause 1 Article 113 hereof assign entities managing housing operation to manage housing operation, in case of apartment buildings, these entities shall be sufficiently capable in accordance with this Law; in respect of absence of sufficiently capable entities managing housing operation, organize biddings to choose managing entities.
6. The management and use of repossessed housing shall conform to Article 127 hereof.
Article 126. Entities, eligibility for renting, lease-purchasing, purchasing public housing
1. Entities eligible for renting, lease-purchasing, purchasing public housing:
a) Entities under Clause 1 Article 45 hereof are only eligible for renting official housing;
b) Entities under Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, and 10 Article 76 hereof are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing social housing; entities under Clause 7 Article 76 hereof are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing housing for people’s armed forces if they have not been able to rent, lease-purchase, or purchase social housing;
c) Entities under Clause 10 Article 76 hereof are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing relocation housing if they have not been able to rent, lease-purchase, purchase social housing;
d) Entities currently using houses under Point d Clause 1 Article 13 hereof are eligible for renting or purchasing said houses;
dd) Entities under Clause 11 Article 76 hereof are eligible for renting social housing.
2. Eligibility for renting, lease-purchasing, purchasing public housing:
a) Entities satisfying conditions under Clause 2 Article 45 hereof are eligible for renting public housing;
b) Entities satisfying conditions under Clause 1, Clause 2, or Clause 8 Article 78 hereof are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing social housing; entities under Clause 10 Article 76 hereof who have not been allocated with relocation housing and/or relocation homestead land are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing social housing. Entities satisfying Clause 6 Article 78 hereof are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing housing for people’s armed forces.
Entities under Clause 11 Article 76 hereof are eligible for renting housing during period of studying;
c) Entities subject to land expropriation or clearance according to decision of competent authorities and ineligible for renting, lease-purchasing, purchasing of social housing are eligible for renting, lease-purchasing, purchasing relocation housing;
d) Entities using houses, able to present documents proving housing arrangement and use, and wishing to rent or purchase the housing are eligible for renting or purchasing housing in accordance with Point d Clause 1 Article 13 hereof.
3. Entitlement to sign contracts for lease, lease purchase, purchase of public housing:
a) In respect of lease-purchasing or purchasing of social housing and housing for people’s armed forces or sale and purchase of housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof, the contracts shall be signed between buyers/tenants, buyers with assigned housing authorities;
b) In respect of renting, lease-purchasing, purchasing relocation housing, the contracts shall be signed between relocating individuals and entities arranging relocation;
c) In respect of renting housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof, official housing, social housing, and housing for people’s armed forces, the contracts shall be signed between tenants and assigned housing authorities or entities managing housing operation;
d) In case of students, lease agreements shall be signed between the tenants and education institutions or assigned housing authorities.
4. The Government shall elaborate determination of date on which housing arrangement is implemented, eligible entities, eligibility for renting, purchasing housing, sale and lease of houses, determination of rent and sale price in respect of housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof; price determination and management of revenues generated by lease, lease purchase, sale of housing under Point d Clause 1 Article 13 hereof; management, use, and operation of public housing.
Article 127. Cases of repossession and enforced repossession of public housing
1. The repossession of public housing shall be implemented if:
a) Lease, lease purchase, sale of houses is implemented in a manner that does not respect entitlement, eligible entities, or eligibility in accordance with housing laws; or
b) Lease period ends according to contracts where tenants no longer wish to rent or both parties agree to terminate lease agreement; or
c) Tenants, buyers/tenants returning leased, lease-purchased houses; or
d) Tenants are no longer eligible for renting houses in accordance with this Law; or
dd) Tenants decease or are declared missing by the court and no other cohabitants are present; current tenants of official housing decease or are declared missing by the court; or
e) Tenants, buyers/tenants fail to incur rent for at least 3 months without justifiable reasons; or
g) Houses for lease, lease purchase are subject to mandatory demolition for renovation or reconstruction according to decision of competent authority; houses do not meet safety requirements in accordance with construction laws; or
h) Tenants and buyers/tenants fail to use houses for the right purposes defined in contracts for lease, lease purchase or repurposing, selling, subletting, lending houses without permission or reshaping, expanding, renovating, demolishing houses; or
i) Tenants of official housing are mobilized, reassigned, seconded to other areas; or
k) Houses are illegally appropriated.
2. Tenants, buyers/tenants, buyers, users subject to housing repossession under Clause 1 of this Article must hand over the houses to assigned housing authorities; failure to hand over houses shall cause representatives of owners of public housing to decide on enforced repossession. Provincial People’s Committees are responsible for organizing enforced repossession or assigning district People’s Committees where the houses are located to implement enforced repossession within 30 days from the date on which decision on enforced repossession is issued.
Once repossession is complete, depending on specific circumstances, competent authorities may repurpose or manage, arrange lease, lease purchase, or sell in accordance with this Law.
3. The Government shall elaborate procedures for repossession and enforced repossession of public housing.
Section 3. INSURANCE, WARRANTY, MAINTENANCE, RENOVATION OF HOUSES
Article 128. Housing insurance
1. The Government encourages house owners to purchase insurance as per the law. In respect of houses named under list of construction posing a risk of conflagration in accordance with fire safety laws, owners of these houses shall purchase compulsory fire insurance.
2. Insurance form, premiums, and terms shall conform to insurance business laws and fire safety laws.
3. If house owners has paid insurance premiums in accordance with this Article after which point their houses are burned, they shall be eligible for insurance claim according to signed insurance contracts.
Article 129. Housing insurance
1. Organizations and individuals building houses shall provide warranty in accordance with construction laws; organizations and individuals providing housing equipment shall provide warranty for the equipment during the periods stipulated by the manufacturers.
In case of housing investment and construction for sale and/or lease purchase, sellers and sellers/landlords are responsible for providing warranty in accordance with Clause 2 and Clause 3 of this Article. Sellers, sellers/landlords have the right to request constructing, equipment supplying organizations and individuals to provide warranty as per the law.
2. Houses shall be subject to warranty from the date on which they are constructed and commissioned for:
a) at least 60 months in case of apartment buildings;
b) at least 24 months in case of single-family houses;
3. Warranty includes repair, remediation of damage to frames, pillars, girders, floor, walls, ceilings, roofs, rooftops, staircases, plasters, boards, gas supply system, power supply system, lighting power supply system, water tanks, water supply system, septic tanks, wastewater drainage system, slanted surfaces, depression, fissures, and other works agreed upon in sale and lease purchase agreements. In respect of other equipment associated with houses, sellers and sellers/landlords shall repair and replace in accordance with regulations of manufacturers.
Article 130. Housing maintenance
1. House owners are responsible for maintaining houses; if owners have not been identified, current managers and users are responsible for managing the houses. Owners of apartment buildings are responsible for maintaining private area and contributing funding for maintenance of common area of apartment buildings.
2. Details and procedures for maintenance and management of apartment building maintenance dossiers shall conform to construction laws.
In respect of houses under Clause 1 Article 122 hereof, architecture laws, planning laws, and cultural heritage laws shall be adhered to.
3. House owners, entities maintaining houses shall guarantee safety for humans, property, hygiene, and environment during maintenance process; maintenance of public housing shall also adhere to Article 133 hereof.
Article 131. Housing renovation
1. House owners are allowed to renovate houses that they own; individuals other than owners of a house are only allowed to renovate the house if the owners of the house agree.
2. Housing renovation shall adhere to this Law and construction laws; if the law mandates housing renovation projects, approved projects shall be adhered to. Renovation of public housing shall also adhere to Article 133 hereof.
3. In respect of villas under Clause 1 Article 123 hereof, renovation shall adhere to planning laws, architecture laws, cultural heritage laws; if the law mandates approval of competent authority prior to renovation, housing authorities shall adhere to written approval of competent authorities.
4. In respect of old villas under Point a and Point b Clause 1 Article 123 hereof, regulations below shall also be adhere to:
a) Original conditions of villas must not be altered;
b) Demolition is not allowed if villas are not severely damaged and/or prone to collapse according to inspection conclusion of provincial housing authority; if demolition for reconstruction is required, original architecture, material, building density, number of storeys, and height of villas shall be respected;
c) Additional structures are not allowed for the purpose of increasing area or expanding, expropriating area outside of the villas.
Article 132. Maintenance and renovation of leased houses
1. Landlords have the right to maintain, renovate houses if tenants agree except for emergencies or force majeure. Tenants are responsible for enabling landlords to implement housing maintenance and renovation.
2. Landlords have the right to reasonably adjust rent after renovating if remaining rental period is at most one-third of total rental period in lease agreements; if tenants do not agree with rent adjustment, they have the right to unilaterally terminate lease agreement and receive compensation as per the law.
3. If tenants must relocate in order to facilitate housing maintenance or relocation, the parties shall negotiate temporary accommodation and rent during periods of maintenance and relocation; if tenants arrange their own accommodation and have paid rent in advance for the entirety of periods of maintenance and relocation, landlords shall reimburse the rent incurred by tenants. Periods of maintenance or renovation shall not be included in the term of lease agreements. Tenants may continue to rent once renovation and maintenance complete.
4. Tenants have the right to request landlords to maintain houses unless houses are damaged by the tenants; if landlords fail to maintain houses, tenants have the right to maintain houses as long as the they inform landlords at least 15 days in advance. Written notice shall state level of maintenance and expenditure. Landlords shall pay maintenance costs or deduct maintenance costs from rent.
Article 133. Maintenance and renovation of public housing
1. Maintenance and renovation of public housing shall be approved by competent authority and compliant with this Law and construction laws. In respect of maintenance of apartment buildings under public ownership, representatives of owners of public housing shall assigned operational managing entities to perform maintenance if they are sufficiently capable for maintenance work; if these entities are incapable of performing maintenance, biddings for selection of entities sufficiently capable of maintenance work shall be implemented.
2. In respect of renovation of currently leased public housing, Article 132 hereof shall be adhered to; if housing authorities allow tenants in writing to renovate using their own funding, the renovated sections are still considered public property, organizations managing the property are responsible for reimbursing renovation costs incurred by the tenants or deducting renovation costs from rent.
Article 134. Maintenance and renovation of housing under shared ownership
1. Owners of housing under shared ownership have the right and responsibility to maintain, renovate housing sections that they own; if ownership of each owner cannot be identified, responsibility for maintenance and renovation shall be evenly distributed among owners. Maintenance and renovation of housing under shared ownership shall be agreed upon by all owners; maintenance and renovation of apartment buildings shall conform to this Law and Regulations on management and use of apartment buildings.
2. Expenditure on maintenance and renovation of sections under shared ownership shall be distributed among owners corresponding to percentage of their ownership unless otherwise agreed upon by the owners. In respect of apartment buildings under ownership of multiple owners, maintenance costs shall conform to Section 4 Chapter IX hereof.
Article 135. Rights and obligations of housing owners in housing maintenance and renovation
1. Regarding housing maintenance and renovation, owners have the right to:
a) perform maintenance or renovation or hire organizations, individuals to perform maintenance and renovation; hire entities, individuals capable of maintenance and renovation if the law stipulates that maintenance and renovation must be performed by competent organizations and individuals;
b) request competent authorities to issue construction permit if renovation process requires construction permit and facilitate maintenance, renovation of housing once all conditions according to construction laws are met;
c) exercise other rights as per the law.
2. Regarding housing maintenance and renovation, owners have the obligation to:
a) comply with regulations on housing maintenance and renovation; enable other owners to perform maintenance and renovation of their houses;
b) compensate other organizations and individuals for damage caused;
c) perform other obligations as per the law.
Article 136. Cases of mandatory demolition
1. Cases of mandatory demolition:
a) Houses are severely damaged, prone to collapse, not safe for users according to quality inspection conclusion of provincial housing authorities where the houses are located or in state of emergency, natural disaster preparedness;
b) Apartment buildings subject to mandatory demolition under Clause 2 Article 59 hereof;
c) Houses are cleared for land expropriation according to decision of competent authorities;
d) Houses are built in areas where construction is prohibited or on land that is not homestead land according to approved planning;
dd) Houses are demolished due to reasons other than those mentioned under Points a, b, c, and d of this Clause.
2. Demolition under Clause 1 of this Article shall conform to this Law and construction laws.
Article 137. Demolition responsibility
1. House owners or managers, users are responsible for demolition; if houses are cleared for reconstruction of houses or other structures, developers of housing investment and construction projects shall be responsible for demolition.
2. House owners shall demolish their houses if they are capable in accordance with construction laws or hire competent organizations and individuals.
3. Demolition of apartment buildings shall conform to Chapter V hereof.
4. Commune People’s Committees are responsible for monitoring and expediting demolition work in their communes.
Article 138. Demolition requirements
1. People and property must be evacuated from demolition site.
2. Signs must be erected and measures must be taken to isolate from adjacent areas.
3. Safety for people, property, nearby structures, technical infrastructures, social infrastructures must be guaranteed if demolition is not required; hygiene and environment requirements must be met as per the law.
4. If demolition solutions are required according to construction laws, house owners, managers, users, and developers of housing investment and construction projects shall produce demolition solutions prior to implementation.
5. Demolition of houses in residential areas must not be performed from 12 p.m. to 1 p.m. and from 10 p.m. to 5 a.m. except for cases of emergencies.
Article 139. Enforced demolition
1. If a house is subject to mandatory demolition under Article 136 hereof and its owners, managers, users, or developers of housing investment and construction projects fail to voluntarily perform demolition, competent authority under Clause 2 of this Article shall promulgate decision on enforced demolition.
2. Entitlement to promulgate decision on enforced demolition:
a) Chairpersons of district People’s Committees shall promulgate decision on enforced demolition of houses for land expropriation under Point c Clause 1 Article 136 hereof, enforced demolition of single-family houses under Points a, d, and dd Clause 1 Article 136 hereof;
b) Chairpersons of provincial People’s Committees shall promulgate decision on enforced demolition of apartment buildings under Points a, b, d, and dd Clause 1 Article 136 hereof.
3. District People’s Committees are responsible for organizing enforced demolition in accordance with decision on enforced demolition under Clause 2 of this Article.
4. Expenditure on enforced demolition:
a) House owners, managers, users or developers of housing investment and construction projects shall incur expenditure on enforced demolition and relevant costs;
b) If house owners, managers, users and developers of housing investment and construction projects fail to incur expenditure on enforced demolition and relevant costs, competent authority shall issue decision on seizure of property in order to fund demolition.
Article 140. Accommodation of house owners during demolition
1. House owners shall arrange their accommodation in the event of demolition, except for Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. In case of demolition for land expropriation, accommodation for house owners shall be resolved in accordance with policies on relocation housing when the Government expropriates land in accordance with this Law and land laws.
3. In case of demolition of apartment buildings, accommodation of apartment building owners shall be resolved in accordance with Article 72 hereof.
Article 141. Demolition of leased houses
1. Landlords shall notify tenants in writing of demolition at least 90 days in advance unless demolition is performed in case of emergencies or in accordance with decisions of competent authority.
2. In case of demolition for reconstruction where rent term has not expired, landlords are responsible for arranging accommodation for tenants during demolition and reconstruction process unless the tenants arrange accommodation by themselves. Once construction completes, tenants may continue to rent until the expiry of the contracts unless the tenants no longer wish to rent; if the tenants arrange accommodation by themselves, they are not required to pay rent during demolition and reconstruction process. Duration of demolition and reconstruction is not included in effective period of lease agreements.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực