Chương IX Luật Nhà ở 2023: Quản lý, sử dụng nhà chung cư
Số hiệu: | 27/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2025 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở 2023 vào ngày 27/11/2023 và Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Nhà ở 2023 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Theo đó, Luật Nhà ở 2023 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, trừ trường hợp sau:
Giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Các trường hợp này sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trong đó Luật Nhà ở 2023 bỏ quy định về việc người mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện cư trú.
(So với quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 thì Luật Nhà ở 2023 quy định người mua, thuê mua nhà ở xã hội từ năm 2025 không cần phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;
- Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.)
Tuy nhiên, người mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023 sẽ cần đáp ứng điều kiện:
[1] Điều kiện về nhà ở:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó;
- Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội;
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức;
- Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
[2] Điều kiện về thu nhập:
- Các đối tượng phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ:
- Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và thay thế Luật Nhà ở 2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;
b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống trang thiết bị sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư, trừ các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu chung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 1 Điều này; nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị sử dụng chung trong nhà chung cư bao gồm: khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật và tường bao hộp kỹ thuật (nếu có), hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhà chung cư nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc trường hợp phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt;
d) Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc trường hợp đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc không thuộc trường hợp phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được phê duyệt bao gồm: sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung dự án đã được phê duyệt.
3. Các phần diện tích, trang thiết bị thuộc sở hữu riêng, thuộc sở hữu chung quy định tại Điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư; trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không ghi rõ thì phần sở hữu riêng, sở hữu chung được xác định theo quy định tại Điều này.
1. Diện tích sử dụng căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao căn hộ, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật và tường bao hộp kỹ thuật (nếu có) bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.
Đối với diện tích lô gia thì tính toàn bộ diện tích sàn từ mép trong của tường chung hoặc tường bao căn hộ.
Trường hợp có trang thiết bị, cấu kiện gắn liền với ban công, lô gia nhưng thuộc mặt đứng của công trình theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng thì trang thiết bị, cấu kiện đó được xác định thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Việc xác định cụ thể diện tích quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Việc phân hạng nhà chung cư được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Chỗ để xe phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư bao gồm xe ô tô, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe đạp và xe cho người khuyết tật thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng tối thiểu theo quy chuẩn xây dựng, thiết kế được phê duyệt và phải được sử dụng đúng mục đích. Chỗ để xe có thể được bố trí tại tầng hầm hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư theo quy hoạch hoặc thiết kế được phê duyệt; trong thiết kế được phê duyệt phải xác định rõ khu vực để xe ô tô và khu vực để xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe đạp và xe cho người khuyết tật.
Khu vực sạc điện cho xe động cơ điện được bố trí theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
2. Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với chỗ để xe được quy định như sau:
a) Đối với chỗ để xe đạp, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe cho người khuyết tật cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì thuộc quyền sở hữu chung, quyền sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư;
b) Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư quyết định mua hoặc thuê; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không được tính vào giá bán, giá thuê mua căn hộ chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô; chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm công khai các chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô. Việc bố trí chỗ để xe ô tô của nhà chung cư phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên cho các chủ sở hữu nhà chung cư trước, sau đó mới dành chỗ để xe công cộng.
Việc mua hoặc thuê chỗ để xe ô tô quy định tại điểm này được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc lập hợp đồng riêng;
c) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải bàn giao cho chủ sở hữu nhà chung cư bản vẽ mặt bằng khu vực để xe trên cơ sở hồ sơ dự án, thiết kế đã được phê duyệt, trong đó phân định rõ khu vực để xe cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, bao gồm chỗ để xe thuộc sở hữu chung, chỗ để xe ô tô và khu vực để xe công cộng.
3. Giá dịch vụ trông giữ xe được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
4. Việc quản lý vận hành chỗ để xe được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
1. Hội nghị nhà chung cư là hội nghị của các chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu nhà chung cư không tham dự; đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư bao gồm chủ sở hữu nhà chung cư và người sử dụng nhà chung cư.
2. Hội nghị nhà chung cư phải tổ chức họp để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này khi có đủ điều kiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư được thực hiện thông qua hình thức họp trực tiếp; trường hợp do dịch bệnh, thiên tai không thể họp trực tiếp thì có thể tổ chức họp trực tuyến hoặc kết hợp họp trực tiếp và họp trực tuyến.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau đây:
a) Đề cử, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư; thông qua, sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Thông qua, sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; quyết định mức thù lao của thành viên Ban quản trị nhà chung cư và chi phí khác phục vụ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư;
c) Thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và việc sử dụng kinh phí bảo trì; đối với nhà chung cư quy định tại khoản 4 Điều 155 của Luật này mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ nhà chung cư các bên không có thỏa thuận về việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì thì Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định việc phân chia tỷ lệ kinh phí này;
d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp không còn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứng được các yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Ban quản trị nhà chung cư;
đ) Thông qua kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
e) Thông qua báo cáo về hoạt động quản lý vận hành, hoạt động bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư;
g) Nội dung khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư.
4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định vấn đề quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều này. Trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công, Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp để quyết định vấn đề quy định tại điểm b và điểm e khoản 3 Điều này.
5. Quyết định của Hội nghị nhà chung cư về vấn đề quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua theo nguyên tắc đa số bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu, được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên chủ trì Hội nghị và thư ký Hội nghị nhà chung cư.
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư bao gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư nếu chủ sở hữu không tham dự, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không cử đại diện tham gia Ban quản trị nhà chung cư.
3. Ban quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu hoạt động theo mô hình tự quản. Trường hợp nhà ở thuộc tài sản công thì đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công hoặc cơ quan quản lý nhà ở thành lập Ban quản trị hoặc giao đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư này.
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có con dấu, tài khoản để hoạt động và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Điều 147 và Điều 148 của Luật này. Việc triệu tập họp Ban quản trị nhà chung cư, điều kiện họp, cách thức biểu quyết và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư được Hội nghị nhà chung cư thông qua.
4. Khuyến khích người có kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng, kiến trúc, tài chính, pháp luật, phòng cháy, chữa cháy tham gia Ban quản trị nhà chung cư.
5. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban quản trị nhà chung cư; xác định số lượng thành viên Ban quản trị nhà chung cư; tách, nhập Ban quản trị nhà chung cư và hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư, cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền sau đây:
a) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì sau khi Ban quản trị nhà chung cư được thành lập và có văn bản đề nghị bàn giao; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
d) Được hưởng thù lao trách nhiệm và chi phí khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban quản trị nhà chung cư;
e) Yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao hồ sơ nhà chung cư; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bàn giao hồ sơ nhà chung cư;
g) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật.
2. Đối với trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại điểm d và điểm g khoản 1 Điều này. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu khác thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều này.
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký con dấu, tài khoản hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, tài khoản để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì; tiếp nhận và quản lý hồ sơ nhà chung cư từ chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và cung cấp cho đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy chế thu, chi tài chính do Hội nghị nhà chung cư quyết định; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;
c) Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 145 của Luật này.
Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 149 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
d) Lựa chọn, ký kết hợp đồng bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
đ) Đôn đốc, nhắc nhở chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư; thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;
e) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;
g) Thực hiện đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua; không được tự miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này;
i) Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Thực hiện công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái quy định của pháp luật;
l) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.
3. Quyết định của Ban quản trị nhà chung cư vượt quá quyền và trách nhiệm quy định tại Luật này, quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư thì không có giá trị pháp lý, trường hợp vượt quá quyền hạn khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự; trường hợp vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà thành viên Ban quản trị nhà chung cư bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định của thành viên Ban quản trị nhà chung cư nếu lợi dụng quyền hạn, vượt quá quyền và trách nhiệm quy định tại Luật này, quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư thì không có giá trị pháp lý; trường hợp vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Trong trường hợp Ban quản trị nhà chung cư chấm dứt hoạt động mà Ban quản trị nhà chung cư mới chưa được công nhận thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà chung cư thực hiện trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư cho đến khi công nhận Ban quản trị nhà chung cư mới.
1. Đối với nhà chung cư có thang máy thì phải do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện. Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trực tiếp thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư thì phải có chức năng, năng lực quản lý vận hành theo quy định tại Điều 150 của Luật này.
2. Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện một số nội dung liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng đã ký kết với Ban quản trị nhà chung cư.
3. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quản lý vận hành nhiều nhà chung cư tại một hoặc nhiều địa bàn khác nhau.
1. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư;
b) Phải có các phòng, ban về kỹ thuật, chăm sóc khách hàng, bảo vệ an ninh, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh, môi trường và bộ phận khác có liên quan để thực hiện các dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
c) Người quản lý, nhân viên trực tiếp tham gia công tác quản lý vận hành của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư phải có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật điện, nước, phòng cháy, chữa cháy, vận hành trang thiết bị gắn với nhà chung cư và phải có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
2. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư sau khi có văn bản thông báo đơn vị đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải bảo đảm công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung công việc cần quản lý vận hành và các dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.
2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí mua bảo hiểm cháy, nổ, kinh phí bảo trì, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc, thù lao cho Ban quản trị nhà chung cư và chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam và tính trên mỗi mét vuông diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do đơn vị quản lý vận hành và Hội nghị nhà chung cư thỏa thuận, thống nhất quyết định.
4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư trong hợp đồng thuê nhà; trường hợp nhà chung cư thuộc tài sản công thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Đối với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư áp dụng đối với phần diện tích kinh doanh dịch vụ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích kinh doanh dịch vụ do các bên thỏa thuận trên cơ sở tình hình thực tế của hoạt động trong khu kinh doanh và của từng vị trí nhà chung cư;
b) Giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô do các bên thỏa thuận và có thể được tính thấp hơn giá dịch vụ quản lý vận hành áp dụng đối với căn hộ trong cùng một nhà chung cư.
6. Đối với nhà chung cư chỉ có mục đích để ở, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư áp dụng đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng dùng làm chỗ để xe ô tô thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn;
b) Làm cơ sở để các bên tham khảo khi thỏa thuận giá dịch vụ quản lý vận hành đối với nhà ở không thuộc tài sản công hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm lập tài khoản để quản lý kinh phí bảo trì theo quy định sau đây:
a) Trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn nơi có nhà chung cư để người mua, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư và chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở nộp kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 152 của Luật này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở tài khoản, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có dự án biết về tên chủ tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích kinh phí mà các bên đã nộp vào tài khoản đã lập theo quy định tại điểm này để sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác khi chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư.
Trường hợp trong thời gian chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư mà phát sinh việc bảo trì hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư đã hết thời hạn bảo hành theo quy định thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm sử dụng kinh phí của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để thực hiện việc bảo trì hạng mục, trang thiết bị này nhưng phải tuân thủ kế hoạch, quy trình bảo trì công trình được lập theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở được hoàn trả lại các khoản kinh phí đã sử dụng cho việc bảo trì này nhưng phải có văn bản báo cáo cụ thể kèm theo kế hoạch, quy trình bảo trì đã lập và phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh việc bảo trì này;
b) Khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư, các bên phải ghi rõ trong hợp đồng thông tin về tài khoản đã mở theo quy định tại điểm a khoản này. Người mua, thuê mua trước khi nhận bàn giao căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì theo quy định tại Điều 152 của Luật này vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng và sao gửi xác nhận đã đóng kinh phí bảo trì cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở; trường hợp không đóng kinh phí bảo trì thì không được bàn giao căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư đã mua, thuê mua; nếu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở vẫn bàn giao thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải nộp khoản kinh phí bảo trì đối với căn hộ, phần diện tích này.
2. Việc bàn giao kinh phí bảo trì được quy định như sau:
a) Sau khi có quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư của cơ quan có thẩm quyền, Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm mở tài khoản tại tổ chức chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí bảo trì và có văn bản đề nghị chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao kinh phí bảo trì đã thu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và Ban quản trị nhà chung cư phải thống nhất quyết toán số liệu kinh phí bảo trì để làm cơ sở bàn giao kinh phí bảo trì theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
c) Căn cứ số liệu quyết toán kinh phí bảo trì quy định tại điểm b khoản này, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đề nghị tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì chuyển kinh phí này và lãi phát sinh từ kinh phí bảo trì sang tài khoản quản lý kinh phí do Ban quản trị nhà chung cư lập;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm chuyển kinh phí quy định tại điểm c khoản này cho Ban quản trị nhà chung cư theo số liệu hai bên đã quyết toán. Các chi phí phát sinh từ việc chuyển giao kinh phí bảo trì được khấu trừ vào kinh phí bảo trì.
3. Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm đóng tài khoản đã lập theo quy định của pháp luật và có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư đó biết để theo dõi.
4. Trường hợp nhà chung cư có nguồn thu từ việc khai thác dịch vụ đối với phần sở hữu chung thì phải nộp vào tài khoản kinh phí bảo trì do Ban quản trị nhà chung cư quản lý hoặc người được giao quản lý tài khoản kinh phí bảo trì đối với trường hợp không bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư để bảo trì nhà chung cư.
Nguồn thu quy định tại khoản này và lãi phát sinh từ tiền gửi kinh phí bảo trì được sử dụng vào việc bảo trì nhà chung cư.
1. Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định tại khoản 2 Điều 153 của Luật này, Ban quản trị nhà chung cư có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao kinh phí bảo trì.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban quản trị nhà chung cư, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không bàn giao kinh phí bảo trì thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư theo quyết định cưỡng chế.
Trong quá trình thực hiện cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì, nếu phát hiện chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có dấu hiệu tội phạm thì Ủy ban nhân dân cấp huyện kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Kinh phí bảo trì chỉ được sử dụng để bảo trì, thay thế các hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư theo kế hoạch bảo trì được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Ban quản trị nhà chung cư không được sử dụng kinh phí bảo trì này vào mục đích quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác. Trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ theo quy định của Luật này mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.
2. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phải có hóa đơn, chứng từ và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.
3. Trường hợp sử dụng hết kinh phí bảo trì đã đóng thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng kinh phí bảo trì khi thực hiện bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hoặc khi xuất hiện hạng mục, trang thiết bị cần bảo trì đột xuất.
4. Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà chung cư bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư, được quản lý vận hành độc lập thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở và người mua, thuê mua căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua hoặc lập phụ lục hợp đồng về việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì thành nhiều phần để quản lý, sử dụng.
Việc thỏa thuận phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì quy định tại khoản này được tính theo nguyên tắc tỷ lệ phần trăm diện tích sàn xây dựng của từng khu chức năng trong tòa nhà chung cư trên tổng diện tích sàn xây dựng của tòa nhà chung cư đó.
5. Việc quản lý kinh phí bảo trì quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với kinh phí bảo trì của tòa nhà chung cư và phần sở hữu chung của khu căn hộ thì chuyển vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 153 của Luật này để quản lý, sử dụng;
b) Đối với phần kinh phí bảo trì của khu kinh doanh dịch vụ thì chủ sở hữu khu kinh doanh dịch vụ tự quản lý, sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này.
6. Đối với nhà chung cư không bắt buộc thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của Luật này thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất cử người đại diện quản lý tài khoản kinh phí bảo trì, việc sử dụng kinh phí bảo trì.
1. Công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư được đầu tư xây dựng theo dự án thuộc trường hợp phải bàn giao cho chính quyền hoặc cơ quan chức năng của địa phương hoặc do chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở quản lý sau khi hoàn thành dự án phải được xác định trong chủ trương đầu tư hoặc nội dung dự án đã được phê duyệt.
2. Đối với công trình thuộc trường hợp phải bàn giao thì sau khi nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm bàn giao các công trình này. Căn cứ tiến độ hoặc phân kỳ thực hiện dự án đã được phê duyệt, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có thể bàn giao toàn bộ hoặc bàn giao công trình riêng biệt cho chính quyền hoặc cơ quan chức năng của địa phương để quản lý.
1. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có văn bản đề nghị bàn giao kèm theo hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư phải bàn giao gửi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.
2. Cơ quan tiếp nhận công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư có trách nhiệm tiếp nhận để quản lý, khai thác, sử dụng; việc bàn giao, tiếp nhận phải được lập thành văn bản.
3. Trong thời gian chưa bàn giao công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo trì, quản lý vận hành, khai thác theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
1. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư thuộc trường hợp phải bàn giao thì cơ quan tiếp nhận phải quản lý, khai thác, sử dụng theo đúng mục tiêu, công năng của công trình và phải bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng, bảo đảm công trình này được vận hành và hoạt động bình thường.
Nhà nước có trách nhiệm bố trí ngân sách nhà nước để quản lý vận hành, bảo trì, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư do chính quyền hoặc cơ quan chức năng của địa phương đã nhận bàn giao.
2. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực có nhà chung cư không thuộc trường hợp phải bàn giao thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì theo đúng mục tiêu, công năng của công trình, theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, bảo đảm công trình này được vận hành và hoạt động bình thường.
MANAGEMENT AND USE OF APARTMENT BUILDINGS
Article 142. Private areas and common areas in apartment buildings
1. Private areas in apartment buildings include:
a) Area in flats, including area of balconies and loggias associated with the flats;
b) Other area in apartment buildings recognized as to be under ownership of apartment building owners;
c) Equipment system associated to flats or other area under sole ownership of apartment building owners, other than equipment under joint ownership Clause 2 of this Article.
2. Common areas of apartment buildings include:
a) Remaining area of apartment buildings less private area under Clause 1 of this Article; community house of apartment buildings;
b) Load-bearing space and structures, equipment for common use in apartment buildings including: load-bearing frames, pillars, walls, exterior walls, walls separating flats, floors, ceilings, roofs, rooftops, corridors, staircases, elevators, means of egress, garbage chutes, utility boxes, exterior walls of utility boxes (if any), power supply system, water supply system, gas supply system, communication system, radio system, television system, water drainage system, septic tanks, lightning protection, fire protection, and other sections not under sole ownership of apartment building owners;
c) Outdoor technical infrastructures connected to the apartment buildings, other than technical infrastructures serving public purposes or to be handed over to the Government or developers of housing investment and construction projects for management in accordance with approved projects;
d) Public structures in apartment building vicinity not for business purposes or not to be handed over to the Government in accordance with approved projects including: common yards, flower gardens, parks, and other structures defined in approved projects.
3. Area and equipment under private ownership and joint ownership under this Article shall be clearly defined in contracts for purchase, lease purchase of property or other areas in apartment buildings; if said area and equipment are not clearly defined in contracts for purchase, lease purchase of property, they shall be determined in accordance with this Article.
Article 143. Determination of usable area of flats, other area in apartment buildings; classification of apartment buildings
1. Usable area of flats and other area in apartment buildings under sole ownership of apartment building owners shall be determined by carpet area, including area of walls inside flats, balconies, loggias (if any) and not including area of walls surrounding flats, walls separating flats, floor area occupied by pillars, utility boxes, and walls surrounding utility boxes (if any) in flats. For the purpose of calculating balcony area, calculate the entire floor area; if balcony contains common wall, balcony area shall also include the inside of common walls.
For the purpose of calculating loggia area, calculate the entire floor area from the inside of common walls or walls surrounding flats.
In case of equipment or elements associated with balconies and/or loggias but are considered vertical surface of the structure according to approved design dossiers under construction laws, the equipment and elements shall be considered under joint ownership in apartment buildings.
2. Determination of area under Clause 1 of this Article shall conform to Regulations on management and use of apartment building.
3. Classification of apartment buildings shall conform to regulation of the Government.
Article 144. Parking space in apartment buildings
1. Developers of housing investment and construction projects shall build parking spaces serving apartment building owners and users include motor vehicles, motorbikes, motorized tricycles, bicycles, and mobility aids for people with disability in a manner that at least adheres to construction regulations, approved design and ensure that these parking spaces are used for the intended purposes. Parking spaces can be located in basements or other area inside or outside of apartment buildings according to approved planning or design; approved design shall defined parking spaces for motor vehicles and motorbikes, motorized tricycles, bicycles, and mobility aids for people with disability.
Charging areas for electric vehicles shall be located in a manner that complies with construction standards and regulations.
2. Determination of ownership and use right of parking spaces:
a) Parking spaces for bicycles, motorbikes, motorized tricycles, mobility aids for people with disability for apartment building owners and users shall be considered under joint ownership and common use right of apartment building owners;
b) Parking spaces of motor vehicles intended for apartment building owners shall be available of purchase or rent by buyers, buyers/tenants of flats or other area in apartment buildings; if buyers, buyers/tenants do not buy and/or rent these parking spaces, these parking spaces shall be managed by developers of housing investment and construction projects and investment construction costs of these parking spaces shall not be included in sale, lease-purchase price of flats; developers of housing investment and construction costs are responsible for publicizing investment and construction costs for motor vehicle parking spaces. Positioning of motor vehicle parking spaces in apartment buildings shall prioritize apartment building owners over public parking spaces.
The purchase or rent of motor vehicle parking spaces under this Point shall be defined in flat purchase, lease purchase agreements or in separate contracts.
c) Developers of housing investment and construction project shall hand over parking space plan drawings to apartment building owners on the basis of approved projects and design which clearly define parking spaces for apartment building owners and users, including parking spaces under joint ownership, motor vehicle parking spaces, and public parking spaces.
3. Vehicle tending service fees shall conform to price laws.
4. Management of parking space operation shall conform to Regulation on management and use of apartment buildings.
Section 2. APARTMENT BUILDING MEETING AND ADMINISTRATION BOARD
Article 145. Apartment building meeting
1. Apartment building meetings mean meetings of apartment building owners or users if the owners choose not to attend; in respect of apartment buildings with single owners, the meeting attendees shall consist of apartment building owners and users.
2. Apartment building meetings shall be held to decide issues under Clause 3 or Clause 4 of this Article if all conditions under Regulation on management and use of apartment buildings. Apartment building meetings shall be held in form of face-to-face meetings or online meetings or a combination of both due to epidemic and/or natural disasters.
3. In respect of apartment buildings with multiple owners, apartment building meetings shall be held to decide issues below:
a) Nomination, election, early dismissal, dismissal of members of apartment building administration boards; approval, revision, amendments to regulations on management and use of apartment buildings.
b) Approval, revision, amendments to regulations on operation, revenue and expenditure of apartment building administration boards; wages of members of apartment building administration boards, and other costs serving operation of apartment building administration boards;
c) Approval of apartment building operation management service fees and the use of maintenance costs; in respect of apartment buildings under Clause 4 Article 155 hereof where parties do not negotiate distribution of maintenance costs under contracts for apartment building flat purchase and lease purchase, apartment building meetings shall review and decide on the distribution of these costs;
d) Decision on selection of entities managing apartment building operation if developers of housing investment and construction projects no longer exist or are not capable of managing apartment building operation or do not engage in management of apartment building operation or fail to meet requirements agreed upon under service contracts signed with apartment building administration boards;
dd) Approval of maintenance plan for common area in apartment buildings;
e)Approval of report on operational management and maintenance of common area in apartment buildings;
g) Other details relevant to apartment building management and use.
4. In respect of apartment buildings with single owners, apartment building meetings shall be held to decide on issues under Points a, b, and e Clause 3 of this Article. In case of public apartment buildings, apartment building meetings shall be held to decide on issues under Point b and Point e Clause 3 of this Article.
5. Decision of apartment building meetings regarding issues under Clause 3 of this Article shall be approved under the majority rule in form of election or voting, recorded and signed by meeting presiding members and secretaries of apartment building meetings.
Article 146. Administration boards of apartment buildings
1. In respect of apartment buildings with single owners or apartment buildings with multiple owners and less than 20 flats, apartment building owners and users shall discuss whether or not to establish administration boards. Establishment of administration boards:
a) In respect of apartment buildings with single owners, administration board shall consist of owner representatives and apartment building users;
b) In respect of apartment buildings with multiple owners, composition of administration board shall conform to Clause 2 of this Article.
2. In respect of apartment buildings with multiple owners and at least 20 flats, administration boards shall be required. Administration board shall consist of representatives of owners, apartment building users in absence of owners, developers of housing investment and construction projects who no longer own area in apartment buildings unless developers of housing investment and construction projects do not assign their representatives to participate in apartment building administration boards.
3. Administration boards of apartment buildings with single owners shall operate on an autonomous basis. In case of public housing, representatives of owners of public housing or housing authorities shall establish administration boards or assign managing entities.
In respect of apartment buildings with multiple owners, administration boards shall possess seals and accounts and exercise rights, responsibilities under Article 147 and Article 148 hereof. The summon of administration boards, meeting conditions, voting methods, and other relevant details shall conform to operating regulations of administration boards approved by apartment building meetings.
4. Encourage individuals with experience and knowledge in construction, architecture, finance, law, fire safety to participate in administration boards.
5. The voting, early dismissal, and dismissal of members of administration boards; determination of number of members of administration boards; separation and merger of administration boards and documents, procedures for recognizing administration boards, enforced transfer of apartment building dossiers shall conform to Regulations on management and use of apartment buildings.
Article 147. Rights of administration boards
1. In respect of apartment buildings with multiple owners, administration boards have the right to:
a) request developers of housing investment and construction projects to hand over maintenance costs after administration boards have been established and issued request for handover; request competent authority to enforced handover of maintenance costs;
b) manage and use maintenance costs in accordance with this Law and decision of apartment building meetings;
c) request apartment building meetings to approve service fees of apartment building operational management;
d) receive bonus and other expenditure according to decision of apartment building meetings;
dd) request competent authority to acknowledge administration boards;
e) request developers of housing investment and construction projects to hand over apartment building dossiers; request competent authority to enforce handover of apartment building dossiers;
g) perform other tasks assigned by the apartment building meetings that do not contradict the law.
2. In respect of public apartment buildings, administration boards shall exercise rights under Points d and g Clause 1 of this Article. In respect of apartment buildings with one other owner, administration boards shall exercise rights under Points d, dd, and g Clause 1 of this Article.
Article 148. Responsibility of administration boards
1. In respect of apartment buildings with multiple owners, administration boards have responsibility to:
a) register seals and accounts of administration boards, accounts for management and use of maintenance costs; receive and manage apartment building dossiers from developers of housing investment and construction projects and provide for entities managing apartment building operation in accordance with Regulation on management and use of apartment buildings;
b) manage and use maintenance costs in accordance with regulation on revenue and expenditure decided by apartment building meetings; report revenue and expenditure of these funding in the apartment building meetings;
c) sign service contracts for apartment building operational management with developers of housing investment and construction projects or entities capable of managing apartment building operation selected by apartment building meetings under Point d Clause 3 Article 145 hereof.
If entities managing apartment building operation under Clause 1 Article 149 hereof are not required where apartment building meetings already assign administration boards to manage operation, administration boards shall collect and spend operational management costs in accordance with decisions in apartment building meetings;
d) select, sign contracts for maintenance of common area of apartment buildings and supervise maintenance work according to Regulations on management and use of apartment buildings. Maintenance of common area shall be performed by entities managing apartment building operation or other competent entities in accordance with construction laws;
dd) expedite and request apartment building owners and users to adhere to apartment building management and use rules, Regulations on management and use of apartment buildings; collect and consolidate feedback, propositions of apartment building owners, users regarding management, use, and apartment building services in order to cooperate with authorities, relevant organizations, individuals in reviewing and resolving;
e) cooperate with local authorities and neighborhoods in developing cultured lifestyle, maintain social order and safety in apartment buildings;
g) adhere to regulations on operation, revenue, expenditure of administration boards of apartment buildings approved by apartment building meetings; not dismiss or include additional members of apartment buildings;
h) assume legal responsibility to apartment building owners and users upon failing to exercise rights and responsibilities under this Clause;
i) adhere to resolving decisions of competent authorities;
k) perform other tasks assigned by the apartment building meetings that do not contradict the law.
l) exercise other responsibilities as per the law.
2. In respect of apartment buildings with single owners, administration boards shall exercise responsibilities under Points dd, e, g, h, i, k, and l Clause 1 of this Article.
3. Decisions of administration boards that exceed rights and responsibilities under this Law or operation regulations of administration boards shall be illegitimate; if such decisions exceed the powers for the purpose of establishing and conducting civil transactions, actions shall be taken in accordance with the Civil Code; in case of violation, depending on the nature and severity of violation, members of administration boards shall be met with administrative penalties or criminal prosecution; if damage is done, compensation as per the law shall be required.
4. If decisions of members of administration boards are made as a result of power abuse or exceeding rights and responsibilities under this Law and operation regulation of administration boards, such decisions shall be illegitimate; violations shall, depending on nature and severity, shall be met with administrative penalties or criminal prosecution; if damage is done, compensation as per the law shall be required.
5. If administration boards are terminated and new administration boards are not acknowledged, commune People’s Committees where apartment buildings are located shall exercise responsibilities of administration boards until new administration boards are acknowledge.
Section 3. ORGANIZING MANAGEMENT OF APARTMENT BUILDING OPERATION
Article 149. Entities managing apartment building operation
1. In respect of apartment buildings with elevators, entities capable of managing apartment building operation shall be in charge. In respect of apartment buildings without elevators, apartment building meetings shall manage apartment building operation or hire competent entities to manage apartment building operation.
If developers of housing investment and construction projects directly manage apartment building operation, they must be capable of managing apartment building operation in according with Article 150 hereof.
2. In case of apartment buildings requiring managing entities in accordance with Clause 1 of this Article, apartment owners and users are not allowed to separately hire different service providers for managing apartment building operation. Entities managing apartment building operation may sign contracts with service providers for tasks relating to apartment building operation management but are responsible for operation management under contracts signed with administration boards.
3. Entities managing apartment building operation are allowed to manage operation of multiple apartment buildings in one or multiple locales.
Article 150. Eligibility of entities managing apartment building operation
1. Entities managing apartment building operation shall meet requirements below:
a) They are public service providers or enterprises, cooperatives, joint cooperatives capable of managing apartment building operation;
b) They have technical, customer service, security, fire safety, hygiene, environment departments and other relevant departments for the performance of management services of apartment building operation;
c) Managing individuals and employees engaging in operation management of entities managing apartment building operation must possess appropriate professional qualification in fields of construction, electrical engineering, water engineering, fire safety and firefighting, and operation of equipment associated with apartment buildings and certificate of completion of training, refresher training for professional knowledge and skills in managing apartment building operation.
2. Entities managing apartment building operation shall only provide management services after obtaining notice of eligibility for managing apartment building operation of competent authority.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 151. Management service fees for apartment building operation
1. Determination of management service fees for apartment building operation shall be open, transparent, and corresponding to tasks requiring management and services necessary for each type of apartment buildings.
2. Management service fees for apartment building operation shall not include premiums of fire insurance, maintenance costs, vehicle tending costs, fuel costs, energy costs, domestic water, television services, communication, wages for administration boards, other service fees for services used by apartment buildings owners and users.
Management service fees for apartment building operation shall be determined in Vietnamese currency and calculated for every square meter of usable area of flats or other area in apartment buildings.
3. In respect of apartment buildings with multiple owners, management service fees shall be regulated as follows:
a) If initial apartment building meetings have not been held, management service fees shall conform to contracts for housing purchase, lease purchase;
b) If initial apartment building meetings have been held, management service fees shall be agreed upon by managing entities and apartment building meetings.
4. In respect of apartment buildings with single owners, management service fees shall conform to agreement between apartment building owners and users under lease agreements; in respect of apartment buildings under public ownership, management service fees shall conform to Clause 7 of this Article.
5. In respect of mixed-use apartment buildings, management service fees applicable to business and service areas and private areas used as motor vehicle parking spaces shall be determined as follows:
a) Management service fees applicable to business and service areas shall be negotiated by the parties depending on activities in business area and position of apartment buildings;
b) Management service fees applicable to private area used as motor vehicle parking spaces shall be agreed upon by the parties and may be lower than management service fees of flats in the same apartment buildings.
6. In respect of apartment buildings serving accommodation, management service fees applicable to private area serving as motor vehicle parking spaces shall conform to Point b Clause 5 of this Article.
7. Provincial People’s Committees are responsible for promulgating price range of management service fees for cases below:
a) Collect management service fees for apartment buildings under public ownership in provinces and cities;
b) Act as the basis for parties to consult in negotiation of management service fees in respect of housing that are not public housing or in case of disputes regarding management service fees between entities managing apartment building operation and apartment building owners, users; in case of failure to agree on management service fees, value under price range stipulated by provincial People’s Committees shall be applied.
Section 4. MANAGEMENT AND USE OF MAINTENANCE COSTS OF APARTMENT BUILDINGS WITH MULTIPLE OWNERS
Article 152. Maintenance costs of apartment buildings with multiple owners
1. In respect of flats and other area in apartment buildings that developers of housing investment and construction projects sell and lease-purchase, buyers and buyers/tenants shall incur maintenance costs equivalent to 2% of value of flats, area for sale and lease purchase; the maintenance costs shall be separate from sale, lease purchase value of flats, other area in apartment buildings and clearly defined under purchase, lease purchase agreements.
2. In respect of flats and other area in apartment buildings which developers of housing investment and construction projects withhold from selling, lease-purchasing or have not sold, lease-purchased at the time in which apartment buildings are brought into use less the common area, developers of housing investment and construction projects shall incur maintenance costs equivalent to 2% of value of flats and the withheld area; the value shall be determined by the highest flat selling price in the apartment buildings at the time in which the apartment buildings are brought into use.
3. If developers of housing investment and construction projects sign contracts for purchase, lease-purchase of flats or other area in apartment buildings before July 1, 2006 and have not charged maintenance costs, apartment building owners shall hold meetings to agree on payment rate for the maintenance costs; payments may be made on a monthly basis to accounts in credit institutions or FBBs operating in Vietnam opened by administration boards or on an case-by-case basis whenever maintenance is required.
4. If developers of housing investment and construction projects sign contracts for purchase, lease-purchase of flats or other area in apartment buildings from July 1, 2006 to before the effective date hereof and the contracts for purchase, lease-purchase of flats or other area in apartment buildings do not include negotiation regarding maintenance costs, developers of housing investment and construction projects shall incur the maintenance costs; if purchase and lease purchase price under contracts for purchase, lease purchase of flats and other area in apartment buildings does not include maintenance costs, apartment building owners shall incur maintenance costs under Clause 3 of this Article.
Article 153. Management and handover of maintenance costs of apartment buildings with multiple owners
1. Developers of housing investment and construction projects are responsible for opening accounts for managing maintenance costs as follows:
a) Prior to signing contracts for purchase, lease purchase of flats and other area in apartment buildings, developers of housing investment and construction projects are responsible for opening checking accounts in credit institutions or FBBs operating in locales where apartment buildings are located to enable buyers and buyers/tenants and developers of housing investment and construction projects to submit maintenance costs in accordance with Article 152 hereof. Within 5 working days from the date on which accounts are opened, developers of housing investment and construction projects shall notify provincial housing authorities where the projects take place of name of account holders, number of accounts, named of credit institutions, FBBs where accounts are opened, and deposit term. Developers of housing investment and construction projects are not allowed to request credit institutions and FBBs to use fundings submitted by the parties to accounts opened in accordance with this Point of any other purposes if maintenance costs have not been transferred to administration boards.
If maintenance of work items, equipment in common area of apartment buildings whose warranty has expired is required during the period in which maintenance costs have not been transferred to administration boards, developers of housing investment and construction projects are responsible for using their expenditure to maintain the work items and equipment while adhering to construction plan, maintenance plans and procedures produced in accordance with construction laws. Upon transferring maintenance costs to administration boards, developers of housing investment and construction projects are eligible for refund of expenditure used for the maintenance work as long as they produce specific reports and maintenance plans, procedures, invoices, instruments proving the maintenance;
b) Upon signing contracts for purchase, lease purchase of flats and other area in apartment buildings, the parties shall state information on accounts opened in accordance with Point a of this Clause in the contracts. Buyers and buyers/tenants shall, prior to receiving flats and other area in apartment buildings, pay maintenance costs in accordance with Article 152 hereof to accounts stated in the contracts, copy and send verification of maintenance cost payment to developers of housing investment and construction projects; failure to pay maintenance costs shall result in the purchased, lease-purchased flats and other area not being transferred; if developers of housing investment and construction projects transfer anyway, the developers shall pay maintenance costs for these flats and area.
2. The transfer of maintenance costs shall be regulated as follows:
a) As soon as decisions acknowledging apartment building administration boards are issued by competent authority, administration boards are responsible for opening accounts at credit institutions, FBBs operating in Vietnam to manage management costs and requesting developers of housing investment and construction projects to transfer collected maintenance costs in accordance with Clause 1 of this Article;
b) Within 30 days from the date on which written request is issued by administration boards, developers of housing investment and construction projects and administration boards shall settle maintenance costs to facilitate transfer of maintenance costs in accordance with Regulations on management and use of apartment buildings;
c) Depending on maintenance costs settlement data under Point b of this Clause, developers of housing investment and construction projects shall request credit institutions and FBBs managing maintenance expenditure accounts to transfer the maintenance costs and interests thereof to accounts for funding management opened by administration boards;
d) Credit institutions and FBBs are responsible for transferring maintenance expenditure in accordance with Point c of this Clause to administration boards in accordance with data settled by the parties. Costs that arise from the transfer maintenance expenditure transfer shall be deducted from maintenance expenditure.
3. After transferring maintenance expenditure to administration boards, developers of housing investment and construction projects are responsible for closing accounts as per the law and notifying provincial housing authorities of provinces where apartment buildings in question are located in writing.
4. If apartment buildings generate revenues in form of services provided in common area, the revenues shall be deposited to accounts for maintenance expenditure opened by administration boards or individuals assigned to manage maintenance expenditure if establishment of administration boards is not required.
Revenues under this Clause and interests of maintenance expenditure shall be used for maintenance of apartment buildings.
Article 154. Enforced transfer of maintenance expenditure of apartment buildings with multiple owners
1. If developers of housing investment and construction projects fail to transfer maintenance expenditure in accordance with Clause 2 Article 153 hereof, administration boards shall request district People’s Committees where apartment buildings in question are located to request developers of local housing investment and construction projects to transfer maintenance expenditure.
2. Within 15 days from the date on which written request sent by administration boards, district People’s Committees shall request developers of housing investment and construction projects in writing to transfer maintenance expenditure to administration boards.
3. Within 10 days from the date on which written request sent by district People’s Committees is received and developers of housing investment and construction projects fail to transfer maintenance expenditure, district People’s Committees are responsible for promulgating decisions on enforcement and collecting maintenance expenditure in order to transfer to administration boards.
If developers of housing investment and construction projects show signs of criminal activities during enforced transfer of maintenance expenditure, district People’s Committees shall send written request, relevant documents and proof to competent investigating authority.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 155. Use of maintenance expenditure of apartment buildings with multiple owners
1. Maintenance expenditure shall only be used for maintenance, placement of work items and equipment under joint ownership of apartment buildings according to maintenance plans approved by apartment building meetings. Administration boards are not allowed to use the maintenance expenditure for managing apartment building operation among other purposes. If apartment buildings subject to mandatory demolition under this Law and maintenance expenditure has not been depleted, the remaining expenditure shall be used for relocation support or added to maintenance fund for common area of reconstructed apartment buildings.
2. The use of maintenance expenditure shall be accompanied by invoices, instruments, and reported to apartment building meetings.
3. If maintenance expenditure has been depleted, apartment building owners are responsible for incurring maintenance expenditure upon performing maintenance according to plans approved by apartment building meetings or irregular maintenance.
4. If separate areas of different occupancies in mixed-use apartment buildings such as flats, business and service contain common areas that are physically separate from common areas of apartment buildings and managed and operated independently, developers of apartment building investment and construction projects and buyers, buyers/tenants of flats or other areas in apartment buildings shall negotiate distribution of maintenance expenditure into multiple parts for management and use.
Negotiation on distribution of maintenance expenditure under this Clause shall be determined by percentage of floor area of each occupancy in the apartment buildings over total floor area of the apartment buildings.
5. Management of maintenance expenditure under Clause 4 of this Article shall be implemented as follows:
a) In respect of maintenance expenditure of apartment buildings and common areas of flats, the expenditure shall be transferred to accounts opened by administration boards in accordance with Point a Clause 2 Article 153 hereof;
b) In respect of maintenance expenditure of service and business occupancies, owners of these occupancies shall manage and use the expenditure to maintain the common areas of these occupancies.
6. In respect of apartment buildings where administration boards are not required according to this Law, apartment building owners and users shall assign representatives to manage and decide on the use of maintenance expenditure.
Section 5. MANAGEMENT AND USE OF TECHNICAL INFRASTRUCTURES IN APARTMENT BUILDING VICINITY
Article 156. Technical infrastructures of apartment building vicinity to be transferred and date of transfer
1. Technical infrastructures of apartment building vicinity built and invested in projects and to be transferred to the government or local authority or under management of developers of housing investment and construction projects following project completion shall be identified in investment guidelines or approved projects.
2. In respect of structures to be transferred, after commissioning has been performed in accordance with construction laws, developers of housing investment and construction projects are responsible for transferring these structures. Depending on approved schedule or phases of projects, developers of housing investment and construction projects may transfer, in part or in whole, stand-alone structures to the government or local authority.
Article 157. Transfer, receipt, and management of technical infrastructures of apartment building vicinity
1. Developers of housing investment and construction projects shall send written request for transfer and technical infrastructure dossiers of apartment building vicinity to competent authority.
2. Agencies receiving transferred technical infrastructures of apartment building vicinity are responsible for receiving technical infrastructures for management, operation, use; the transfer and receipt shall be recorded in writing.
3. During periods in which technical infrastructures of apartment building vicinity have not been transferred, developers of housing investment and construction projects are responsible for maintaining, managing operation, and operating in accordance with approved projects.
Article 158. Management, operation, and use of technical infrastructures in apartment building vicinity following the transfer
1. In respect of technical infrastructures in apartment building vicinity to be transferred, receiving agencies shall manage, operate, and use in accordance with objectives and occupancies of the structures, maintain accordance with construction laws, and ensure normal operation of the technical infrastructures.
The Government is responsible for allocating state budget for managing operation, maintenance, and use of technical infrastructures in apartment building vicinity that the government or local authority has received.
2. In respect of technical infrastructures in apartment building vicinity that are not required to be transferred, developers of housing investment and construction projects are responsible for managing, operating, and maintaining in accordance with objectives, occupancies of the structures, in accordance with the laws and agreement with apartment building owners, users and ensuring normal operation of these structures.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực