- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Thời gian thu phí quản lý vận hành nhà chung cư? Tác dụng của phí quản lý vận hành nhà chung cư là gì mới nhất năm 2024?
1. Thời gian thu phí quản lý vận hành nhà chung cư
Chi phí dịch vụ chung cư này sẽ được thỏa thuận giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê chung cư. Thông thường, phí quản lý vận hành nhà chung cư được thu hàng tháng hoặc theo định kỳ.
2. Tác dụng của phí quản lý vận hành nhà chung cư là gì?
Phí này sẽ được dùng vào các mục đích như:
- Phí hoạt động bảo trì, điều khiển các hệ thống, thiết bị trong tòa nhà như thang máy, hệ thống chữa cháy, máy phát điện, các thiết bị dự phòng…
- Thanh toán các khoản dịch vụ trong tòa nhà như: Phí bảo vệ, vệ sinh, chăm sóc cây cối…
- Chi trả cho các khoản phí quản lý tòa nhà do bộ phận quản lý thực hiện
3. Quy định về kinh phí vận hành nhà chung cư
Theo Điều 30 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư như sau:
- Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
- Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành và được tính trên mỗi m2 diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư nhân (x) với diện tích sử dụng của căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư đó.
- Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:
+ Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận thì xác định theo diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;
+ Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì xác định diện tích sử dụng theo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc biên bản bàn giao căn hộ.
Đối với nhà chung cư thuộc tài sản công thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 151 Luật Nhà ở 2023.
4. Cách tính chi phí quản lý vận hành chung cư
4.1. Công thức xác định:
Trong đó:
Gdv - Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho 1 m2 diện tích sàn sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ căn hộ hoặc diện tích sàn sử dụng thuộc phần sở hữu riêng khác (đồng/m2/tháng) (đã bao gồm thuế GTGT);
Q - Tổng chi phí dịch vụ nhà chung cư hàng năm (đồng/năm) (chưa bao gồm thuế GTGT);
Tdv - Khoản thu được từ kinh doanh, dịch vụ các diện tích thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư hàng năm (nếu có) (đồng/năm);
S - Tổng diện tích sàn sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ và diện tích sàn sử dụng thuộc phần sở hữu riêng khác (nếu có) (m2);
12 - Tổng số tháng tính giá sử dụng dịch vụ trong năm;
P - Lợi nhuận định mức hợp lý (đơn vị tính %);
K1 - Hệ số giảm giá do đơn vị quản lý vận hành hỗ trợ giảm giá dịch vụ (nếu có);
K2 - Hệ số phân bổ giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư (đối với những diện tích sàn sử dụng ngoài mục đích ở như văn phòng, thương mại...) do các bên thỏa thuận;
T - Thuế suất thuế giá trị gia tăng.
4.2. Xác định giá dịch vụ nhà chung cư không do đơn vị quản lý vận hành
Đối với nhà chung cư không do đơn vị quản lý vận hành thực hiện thì chi phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm chi phí quản lý chung của đơn vị quản lý vận hành được quy định tại khoản 2.1.2 mục II Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 86/2024/QĐ-UBND thì khung giá dịch vụ quản lý vận hành cho thuê nhà chung cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư:
Đơn vị tính: đồng/m2 thông thủy/tháng
Loại |
Mức giá tối thiểu |
Mức giá tối đa |
- Nhà chung cư không có thang máy |
600 |
3.500 |
- Nhà chung cư có thang máy |
1.800 |
7.000 |
Các chi phí cấu thành khung giá dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư: bao gồm các chi phí để thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định 95/2024/NĐ-CP.
5.2. Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT không?
Theo quy định hiện hành, phí quản lý căn hộ chung cư phải chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Trong đó, Ban quản lý chung cư là chủ thể thu và tính thuế, sau đó nộp lại theo quy định của pháp luật. Khi đóng thuế giá trị gia tăng, chủ căn hộ nghĩa là chủ thể nộp thuế sẽ nhận được hóa đơn theo quy định
5.3. Chủ thể quyết định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được căn cứ vào từng nhà chung cư và trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành.
Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu:
- Giá dịch vụ còn có thể do chủ đầu tư quyết định trong trường hợp nhà chung cư đã được bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu, đối với trường hợp này, giá dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ.
- Giá dịch vụ cũng có thể do hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở thống nhất với đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp đã tổ chức được hội nghị nhà chung cư.
- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
- Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được trao cho khá nhiều chủ thể, tuy nhiên, để thuận lợi nhất thì việc thoả thuận, thống nhất ý kiến giữa hội nghị nhà chung cư và đơn vị vận hành là cách để đảm bảo được quyền lợi của hai bên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Các lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà chung cư là gì? Mẫu hợp đồng thuê nhà chung cư
- Khi nào được cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ? Thời gian cấp đổi, cấp lại Sổ đỏ là bao lâu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT và hướng dẫn chi tiết cách điền
- Phí sang tên sổ đỏ bên nào phải chịu? Chi phí sang tên sổ đỏ chung cư 2024
- Điều kiện để được cấp sổ đỏ, sổ hồng là gì? Hồ sơ, thủ tục làm sổ đỏ, sổ hồng lần đầu