Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế: Tái sử dụng và tái chế

Với giải câu hỏi 1 phần Em có thể trang 178 sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

1 1,036 02/11/2022


Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trả lời câu hỏi 1 phần Em có thể trang 178 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Nói về lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

a/ Tái sử dụng và tái chế có những lợi ích gì?

b/ Tại sao cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa và nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy?

c/ Em và các bạn trong nhóm hãy giới thiệu một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

Trả lời:

a/ Lợi ích của việc tái sử dụng và tái chế:

- Giảm lượng rác thải tại các bãi rác: Việc tái chế rác thải và tái sử dụng giúp giảm lượng rác thải tại các bãi tập rác và hạn chế được lượng thải các độc tố ra ngoài môi trường.

- Giảm ô nhiễm môi trường: Khi các lượng rác thải được tái chế thì sẽ ít bị đốt hoặc chôn lấp, nên tránh được ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

- Giảm tiêu thụ năng lượng: Việc sử dụng rác thải hay phế liệu để tái chế lại thành sản phẩm mới. Sẽ tốn ít năng lượng hơn so với việc tạo các sản phẩm đấy từ các nguồn nguyên chất.

- Giảm chi phí:

+ Việc tái sử dụng rác thải sẽ tiết kiệm được chi phí cho nguồn tài nguyên của các công ty, nhà máy xí nghiệp.

+ Tiết kiệm chi phí xử lý rác thải.

Tài liệu VietJack

b/ - Cần hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa, vì:

+ Chúng khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên: Túi nilon bé nhỏ và mỏng manh cần có quá trình phân hủy kéo dài từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng Mặt Trời.

+ Chúng bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi làm tắc nghẽn cống, rãnh, sông,…gây ứ đọng nước thải và ngập ứng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

+ Chúng làm môi trường đất, nước bị ô nhiễm và làm ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới sức khỏe con người.

- Nên thay thế bằng túi giấy, bình đựng nước cá nhân, ống hút bằng giấy:

+ Chúng có thể dễ dàng tái chế và chế tạo thành nhiều sản phẩm hơn nhựa và nilong

+ Phân hủy nhanh trong môi trường

+ An toàn cho sức khỏe con người

+ Bảo vệ môi trường

Tài liệu VietJack

c/ Một số sản phẩm hữu ích tự làm từ các vật dụng phế thải, dễ tìm (như sử dụng các chai nhựa, giấy thải văn phòng, hộp giấy…)

- Sử dụng các chai nhựa để trồng cây

Tài liệu VietJack

- Chế tạo túi nilong thành cây trang trí phòng học

Tài liệu VietJack

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 176 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Chỉ ra những chi tiết trong hình trên có sự lãng phí...

Câu hỏi 1 trang 176 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy nêu một số ví dụ có thể gây lãng phí năng lượng...

Câu hỏi 2 trang 176 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Hãy thảo luận về các biện pháp tiết kiệm năng lượng...

Câu hỏi 1 trang 177 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng...

Câu hỏi 2 trang 177 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Kẻ bảng 51.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm...

Câu hỏi phần hoạt động trang 177 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Bảng số liệu về thời gian thắp sáng tối đa...

Câu hỏi 2 phần Em có thể trang 178 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Nếu được đề cử là một “Đại sứ môi trường”...

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 50: Năng lượng tái tạo

Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Bài 53: Mặt Trăng

Bài 54: Hệ Mặt Trời

Bài 55: Ngân hà

Lý thuyết Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Trắc nghiệm Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

 

1 1,036 02/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: