Một thanh nam châm NS được đặt thẳng đứng song song với mặt phẳng chứa vòng

Với giải bài 23.8 trang 60 Sách bài tập Vật lí 11 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lí 11. Mời các bạn đón xem:

1 4,157 21/09/2022


Giải SBT Lí 11 Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ

Bài 23.8 trang 60 Sách bài tập Vật lí 11: Một thanh nam châm NS được đặt thẳng đứng song song với mặt phẳng chứa vòng dây dẫn (C) và có trục quay O vuông góc với trục của vòng dây như Hình 23.1. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây dẫn (C) khi thanh nam châm NS chuyển động :

a) Quay góc 90° để cực Nam (S) của nó tới đối diện với vòng dây dẫn (C).

b) Quay góc 90° để cực Bắc (N) của nó tới đối diện với vòng dây dẫn (C).

c) Quay đều quanh trục O của nó.

Lời giải

Vận dụng định luật Len-xơ để xác định chiều dòng điện cảm ứng.

Khi quay thanh nam châm NS để một cực của nó tới đối diện với vòng dây dẫn (C), thì từ thông qua mặt vòng dây sẽ tăng dần. Khi đó, theo định luật Len-xơ, trong vòng dây dẫn (C) sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng ic có chiều sao cho từ trường cảm ứng của dòng ic có tác dụng chống lại chuyển động quay này của thanh nam châm NS để cản trở sự tăng từ thông qua mặt của vòng dây dẫn (C). Từ đó ta suy ra:

a) Nếu cực Nam (S) của nam châm NS quay 90° tới đối diện với vòng dây dẫn (Hình 23.3Ga), thì dòng ic trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều thuận chiều quay của kim đồng hồ để mặt vòng dây dẫn này trở thành mặt Nam, có tác dụng cản trở cực Nam (S) của nam châm NS tới đối diện với nó.

b) Nếu cực Bắc (N) của nam châm NS quay 90° tới đối diện với vòng dây dẫn (Hình 23.3Gb), thì dòng ic trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ để mặt vòng dây dẫn này trở thành mặt Bắc, có tác dụng cản trở cực Bắc (N) của nam châm NS tới đối diện với nó.

c) Nếu thanh nam châm NS quay đều quanh trục O của nó, thì từ thông qua mặt của vòng dây dẫn sẽ biến thiên (cả về chiều và độ lớn) tuần hoàn theo thời gian. Do đó, chiều và cường độ của dòng điện cảm ứng ic. trong vòng dây dẫn (C) cũng biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Đáp số:

a) Dòng ic trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều thuận chiều quay của kim đồng hồ.

b) Dòng ic trong vòng dây dẫn (C) phải có chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ.

c) Dòng ic. trong vòng dây dẫn (C) cũng biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 11 hay, chi tiết khác:

Bài 23.1 trang 58 SBT Lí 11: Câu nào dưới đây nói về từ thông là không...

Bài 23.2 trang 58 SBT Lí 11: Câu nào dưới đây nói dòng điện cảm ứng là...

Bài 23.3 trang 59 SBT Lí 11: Câu nào dưới đây nói về định luật Len-xơ là...

Bài 23.4 trang 59 SBT Lí 11: Câu nào dưới đây nói về dòng điện Fu-cô là...

Bài 23.5 trang 59 SBT Lí 11: Xác định từ thông qua mặt phẳng diện tích 20...

Bài 23.6 trang 59 SBT Lí 11: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I được đặt...

Bài 23.7 trang 60 SBT Lí 11: Một khung dây dẫn hình chữ nhật không bị...

Bài 23.9 trang 60 SBT Lí 11: Một vòng dây dẫn kín (C) được đặt đối diện với...

Bài 23.10 trang 61 SBT Lí 11: Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ đặt...

Lý thuyết Từ thông. Cảm ứng điện từ

Trắc nghiệm Từ thông. Cảm ứng điện từ có đáp án

1 4,157 21/09/2022


Xem thêm các chương trình khác: