Lý thuyết Tinh bột và cellulose– Hóa lớp 12 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Hóa lớp 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 12.

1 437 07/08/2024


Lý thuyết Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Tinh bột và cellulose

1. Trạng thái tự nhiên và công thức cấu tạo của tinh bột, cellulose

- Tinh bột là chất rắn màu trắng, hầu như không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nống tạo thành hồ tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt

- Cellulose là chất rắn, dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và các dung môi hữu cơ thông thường. Cellulose là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

Công thức cấu tạo của tinh bột và cellulose

1. Tinh bột

Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n

Tinh bột gồm amylose và amylopectin.

+ Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị α- glucose

Liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside.

+ Amylopectin là polymer dạng mạch phân nhánh. Mỗi mạch nhánh gồm một số đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,4 – glycoside. Mạch nhánh liên kết với mạch chính bằng liên kết α- 1,6 – glycoside.

2. Cellulose

Công thức phân tử của cellulose là (C6H10O5)n. Khác với tinh bột, phân tử cellulose tạo bởi nhiều đơn vị β- glucose, nối với nhau qua liên kết β- 1,4 – glycoside, tạo thành chuỗi dài, không phân nhánh

2. Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose

Tính chất hóa học của tinh bột

1. Phản ứng với iodine

Phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Quá trình này được dùng để nhận ra tinh bột bằng iodine và ngược lại.

2. Phản ứng thủy phân

Phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra khi có xúc tác acid (hoặc enzyme) và diễn ra qua nhiều giai đoạn. Các giai đoạn trung gian tạo thành dextrin (C6H10O5)x ( x < n) và maltose. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là glucose

Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 3)

Tính chất hóa học của cellulose

1. Phản ứng thủy phân

Cellulose bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch acid vô cơ hoặc có mặt enzyme cellulase (thường có trong dạ dày động vật ăn cỏ). Sản phẩm cuối cùng nhận được khi thủy phân cellulose là glucose

Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 2)

2. Phản ứng với nitric acid

Các nhóm hydroxy trong các đơn vị glucose trong phân tử cellulose trong phản ứng với dung dịch nitric acid đặc khi có mặt dung dịch sulfuric acid đặc, tạo ra các sản phẩm như cellulose trinitrate, cellulose dinitrate tùy thuộc vào điều kiện phản ứng

Lý thuyết Tinh bột và cellulose (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

3. Tác dụng với nước Schweizer

Cellulose không tan trong nước nhưng tan trong nước Schweizer (dung dịch chứa phức chất của ion Cu2+ với ammonia).

B. Trắc nghiệm Tinh bột và cellulose

Đang cập nhật …

C. Sơ đồ tư duy Tinh bột và Cellulose

1 437 07/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: