Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA– Hóa lớp 12 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Hóa lớp 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 12.

1 188 08/08/2024


Lý thuyết Hóa 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA

I. Đơn chất

1. Vị trí, cấu tạo và trạng thái tự nhiên

- Đặc điểm của kim loại nhóm IA:

+ Cấu hình electronh lớp ngoài cùng là ns1

+ Giá trị của thế điện cực chuẩn rất nhỏ.

+ Tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất.

2. Tính chất vật lí

- Kim loại nhóm IA có bán kính nguyên tử lớn, cấu trúc mạng tinh thể kém đặc khít nên khối lượng riêng nhỏ. Lithium là kim loại nhẹ nhất trong tất cả kim loại.

- Do các ion kim loại liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu nên kim loại nhóm IA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và độ cứng tương đối thấp.

3. Tính chất hóa học

Do kim loại kiềm có giá trị EM+/Morất nhỏ nên chúng có tính khử mạnh: M M+ + e

- Tác dụng với nước, oxygen và chlorine.

Các kim loại kiềm phản ứng mạnh với nước, oxygen, chlorine và nhiều chất oxi hóa khác,… Mức độ phản ứng của kim loại kiềm với chất oxi hóa tăng dần từ lithium đến caesium. Vì vậy:

+ Trong tự nhiên, các nguyên tố nhóm IA chỉ tồn tại dạng hợp chất.

+ Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa khan hoặc trong bình khí hiếm.

II. Hợp chất

1. Tính tan

- Phần lớn các hợp chất của kim loại nhóm IA tan tốt trong nước, khi tan trong nước phân li thành ion.

2. Nhận biết ion

Có thể nhận biết ion kim loại kiềm bằng cách thử màu ngọn lửa.

+ Muối của lithium cháy cho ngọn lửa màu đỏ tía.

+ Muối của sodium cháy cho ngọn lửa màu vàng.

+ Muối của potassium cháy cho ngọn lửa màu tím nhạt.

3. Sodium chloride

NaCl là hợp chất phổ biến nhất của sodium trong tự nhiên, được khai thác từ nước biển, muối mỏ.

- NaCl có vai trò quan trọng trong thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, y tế và trong cuộc sống hằng ngày của con người

4. Điện phân dung dịch sodium chloride

- Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn tạo ra các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm: sodium hydroxide, chlorinde vvà hydrogen.

5. Sodium hydrogencarbonate, sodium carbonate

1. Sodium hydrogencarbonate

- NaHCO3 còn gọi là baking soda, là chất rắn màu trắng, bền ở nhiệt độ thường, bị phân hủy khi đun nóng.

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 3)

NaHCO3 có thể tác dụng được với dung dịch acid và dung dịch kiềm:

NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O

NaHCO3 được sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thủy tinh,…

- Trong y học, NaHCO3 được sử dụng để làm giảm chứng đau dạ dày, do dư acid, điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

2. Sodium carbonate

- Na2CO3 được gọi là soda, là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước.

- Một lượng lớn Na2CO3 được sử dụng trong công nghiệp thủy tinh.

3. Phương pháp Solvay

- Phương pháp Solvay dùng để sản xuất soda và baking soda

Quá trình cụ thể

(1) Hòa tan NaCl vào dung dịch NH3 đặc đến bão hòa.

(2) Nung CaCO3 rồi dẫn khí thoát ra vào dung dịch bão hòa của NaCl trong NH3

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 2)

(3) Do NaHCO3 ít tan hơn các muối khác nên kết tinh trước. Tách NaHCO3 khỏi dung dịch, nung ở nhiệt độ cao, thu được soda:

Lý thuyết Nguyên tố nhóm IA (Hóa 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

(4) Sản phẩm NH4Cl được chế hóa với vôi tôi, thu khí NH3:

2NH4Cl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2NH3 + 2H2O

B. Trắc nghiệm Nguyên tố nhóm IA

Đang cập nhật …

C. Sơ đồ tư duy Nguyên tố nhóm IA

1 188 08/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: