Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất– Hóa lớp 12 Chân trời sáng tạo

Với lý thuyết Hóa lớp 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Hóa 12.

1 178 08/08/2024


Lý thuyết Hóa 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1. Đặc điểm cấu hình electron của nguyên tử kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất gồm các nguyên tố từ Sc đến Cu.

- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có dạng[Ar]3d1÷104s1÷2

2. Một số tính chất vật lí và ứng dụng của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

- Các kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, độ cứng cao hơn kim loại nhóm IA và nhóm IIA trong cùng chu kì.

- Hầu hết kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

+ Đồng có độ dẫn điện lớn nên được dùng trong sản xuất các thiết bị như: biến thế, cầu dao điện, dây dẫn điện.

+ Chromium có độ cứng cao được dùng mạ lên các thiết bị để chống mài mòn, chế tạo hợp kim đặc biệt,….

3. Trạng thái oxi hóa và màu sắc ion của nguyên tố chuyển tiếp

- Với cấu hình[Ar]3d1÷104s1÷2, các nguyên tố chuyển tiếp thường có xu hướng thể hiện nhiều trạng thái oxi hóa.

Ví dụ: trạng thái oxi hóa thường gặp của sắt là +2, +3; của Cr là +3, +6,…

- Đa số kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất có nhiều trạng thái oxi hóa khác nhau.

- Trong dung dịch, ion của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất thường có màu.

B. Trắc nghiệm Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

Đang cập nhật …

C. Sơ đồ tư duy Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

1 178 08/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: