Lý thuyết Địa lí 8 Bài 3 (mới 2023 + Bài Tập): Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 3.

1 2400 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

Bài giảng Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

1. Đặc điểm sông ngòi

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit- xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti-gro, Ơ-phrát,…

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Ô-bi và vị trí của sông Ô-bi trên lược đồ

- Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

* Phía Bắc

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc: có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nit-xây, Lê-na,…

+ Hướng: nam lên bắc.

+ Chế độ nước: mùa đông sông bị đóng băng, lũ vào mùa xuân.

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Lê-na

* Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

+ Mạng lưới sông dày đặc và nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,…

+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

* Tây Nam Á và Trung Á

+ Mạng lưới sông ngòi thưa, sông ngòi kém phát triển.

+ Nhờ vào nguồn cung cấp nước là băng tuyết nên đây có một số con sông lớn như: Xưa-đi-ri-a, A-mua Đi-ri-a ở Trung Á và Ti-gro, Ơ-phrát ở Tây Nam Á.

+ Chế độ nước: do nguồn cung cấp nước là băng tuyết tan ra từ núi cao nên lưu lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm, một số con sông nhỏ bị “chết” trong các hoang mạc.

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Hoàng Hà, Trung Quốc

- Giá trị của các con sông: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, du lịch, thủy sản,…

2. Các đới cảnh quan tự nhiên

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á

- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á phân hóa đa dạng

   + Rừng lá kim có diện tích rộng: đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia, Đông Xi-bia.

   + Rừng cận nhiệt: Đông Á.

   + Rừng nhiệt đới ẩm: Đông Nam Á và Nam Á.

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á

   + Hoang mạc và bán hoang mạc: Tây Nam Á và một phần Trung Á.

   + Đài nguyên: Bắc Á.

- Tuy nhiên hiện nay các cảnh quan đã và đang bị con người tàn phá nghiêm trọng cần được bảo vệ.

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một số động vật quý hiếm ở châu Á

3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á

a) Thuận lợi

- Châu Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng.

- Nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…

- Các tài nguyên đất, khí hậu, nước, sinh vật đa dạng là cơ sở để tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm.

Lý thuyết Sông ngòi và cảnh quan Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Cảnh quang châu Á thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, biển đảo và nghỉ dưỡng

b) Khó khăn

- Địa hình cao, hiểm trở.

- Khí hậu: diện tích hoang mạc lớn, các vùng khí hậu giá lạnh,…

- Nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt,…

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Các sông lớn ở Đông Á đổ vào biển và đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương

B. Thái Bình Dương

C. Đại Tây Dương

D. Ấn Độ Dương

Đáp án: B

Giải thích:

Các sông lớn ở Đông Á xuất phát từ sơn nguyên Tây Tạng, đổ vào Thái Bình Dương.

Ví dụ: sông Trường Giang, Hoàng Hà, A-mua.

Câu 2. Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ đâu?

A. Các vùng thung lũng

B. Các sơn nguyên, cao nguyên ở phía Tây

C. Các hoang mạc, sa mạc vùng trung tâm

D. Vùng đồng bằng thấp nhỏ hẹp phía Đông

Đáp án: B

Giải thích:

Các sông lớn ở Đông Á bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía Tây.

Ví dụ: sông Hoàng Hà, Trường Giang.

Câu 3. Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực nào?

A. Bắc Á

B. Tây Nam Á

C. Đông Nam Á

D. Trung Á

Đáp án: C

Giải thích:

Khu vực Đông Nam Á có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

Câu 4. Lũ ở sông ngòi khu vực Đông Nam Á diễn ra vào mùa nào?

A. Đầu mùa xuân

B. Cuối hạ đầu thu

C. Mùa thu - đông

D. Giữa mùa đông

Đáp án: B

Giải thích:

Khu vực Đông Nam Á có chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Khu vực này hàng năm nhận được lượng mưa lớn do đó có lưu lượng dòng chảy lớn.

Câu 5. Ở châu Á, khu vực nào có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất?

A. Tây Nam Á và Trung Á

B. Bắc Á

C. Đông Nam Á

D. Nam Á và Đông Á

Đáp án: A

Giải thích:

Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là Tây Nam Á và Trung Á (khu vực có khí hậu khô hạn).

Câu 6. Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do

A. hàng năm nhận được lượng mưa lớn

B. có các hệ thống nước ngầm cung cấp nước

C. băng và tuyết trên núi tan cung cấp nước

D. có các hệ thống hồ, đầm lớn

Đáp án: C

Giải thích:

Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do được cung cấp nước bởi băng tuyết trên núi tan ra.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Vùng Xibia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?

A. Rừng lá rộng

B. Xavan và cây bụi

C. Thảo nguyên

D. Rừng lá kim

Đáp án: D

Giải thích:

Vùng Xibia là nơi phân bố chủ yếu của cảnh quan rừng lá kim, phân bố ở đồng bằng Tây Xibia, sơn nguyên Trung Xibia và một phần Đông Xibia.

Câu 2. Đặc điểm hướng chảy của sông ngòi ở Bắc Á là

A. hướng tây nam - đông bắc

B. hướng tây - đông

C. hướng tây bắc - đông nam

D. hướng nam - bắc

Đáp án: D

Giải thích:

Các sông ở Bắc Á hầu hết bắt nguồn từ vùng núi và cao nguyên ở nội địa chảy theo hướng từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương.

Câu 3. Phát biểu nào không đúng về thuận lợi mà tài nguyên khoáng sản đem lại cho Châu Á?

A. Giàu khoáng sản thuận lợi phát triển cơ cấu cao nguyên đa dạng

B. Thuận lợi cho khai thác khoáng sản để xuất khẩu thu ngoại tệ

C. Gây ra bất ổn chính trị ở một số quốc gia do tranh chấp

D. Tạo cơ hội cho một số nước đang phát triển bứt phá

Đáp án: C

Giải thích:

Nhờ vào nguồn tài nguyên khoáng sản thuận lợi mà các nước ở Châu Á có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội như phát triển công nghiệp, xuất khẩu khoáng sản => Loại A ,B, D.

Tuy nhiên ở khu vực Trung Đông đang diễn ra căng thẳng do tranh chấp dầu mỏ do đó đây là khó khăn mà khoáng sản đem lại chứ không phải thuận lợi => C đúng.

Câu 4. Sông ngòi châu Á không có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi khá phát triển

B. Phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp

C. Chủ yếu là các con sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn

D. Các con sông Bắc Á có giá trị chủ yếu về thủy điện và giao thông

Đáp án: C

Giải thích:

Mạng lưới sông ngòi châu Á khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn (sông Hoàng Hà, Trường Giang, A-mua, Ô-bi, Lê-na,  Ấn – Hằng…)

=> Nhận xét chủ yếu là các sông nhỏ, chỉ có một vài hệ thống sông lớn là không đúng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á 

Lý thuyết Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á 

Lý thuyết Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước Châu Á 

Lý thuyết Bài 9: Khu vực Tây Nam Á 

Lý thuyết Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 

1 2400 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: