Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á  ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 11.

1 1,628 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Bài giảng Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

1. Dân cư

Lý thuyết Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ phân bố dân cư ở khu vực Nam Á

DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á QUA CÁC NĂM

Lý thuyết Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo và Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

Lý thuyết Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Đền Tat Ma-han, một trong những công trình văn hóa nổi tiếng ở Ấn Độ

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO NGÀNH CỦA ẤN ĐỘ QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)

Lý thuyết Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

   + Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 5 trên thế giới (2019) với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,… còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

   + Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

Lý thuyết Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

New Đê-li thủ đô nghìn năm của Ấn Độ, hiện đại và cổ kính

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Dân cư Nam Á phân bố nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Sơn nguyên Đê – can

B. Tây bắc Ấn Độ

C. Đồng bằng Ấn – Hằng

D. Ven Ấn Độ Dương

Đáp án: C

Giải thích:

Dân cư Nam Á phân bố chủ yếu ở các khu vực là đồng bằng ven biển, đặc biệt là ở đồng bằng Ấn – Hằng.

Câu 2. Các tôn giáo chính ở Nam Á là

A. Hồi giáo và Phật giáo

B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

C. Thiên Chúa giáo và Phật giáo

D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo

Đáp án: B

Giải thích:

Các tôn giáo chính ở Nam Á là Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 3. Tôn giáo nào không phải là tôn giáo chính ở Nam Á?

A. Ấn Độ giáo

B. Đạo Tin lành

C. Hồi giáo

D. Thiên chúa giáo

Đáp án: B

Giải thích:

Dân cư Nam Á chủ yếu theo các tôn giáo chính là Ấn Độ giáo, hồi giáo, Thiên chúa giáo, phật giáo.

Câu 4. Trước đây, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Tây Ban Nha

Đáp án: A

Giải thích:

Trước đây, khu vực Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh, kéo dài gần 200 năm (1763 – 1947).

Câu 5. Nam Á có tất cả bao nhiêu quốc gia?

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Đáp án: B

Giải thích:

Hiện nay, Nam Á có tổng cộng 7 quốc gia đó là Ấn Độ, Pakistan, Bu – tan, Nê – pan, Băng – la – đét, Xri – lan – ca, Man – đi- vơ.

Câu 6. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là

A. Pa-ki-xtan

B. Ấn Độ

C. Nê-pan

D. Bu-tan

Đáp án: B

Giải thích:

Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là Ấn Độ.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm dân cư Nam Á là

A. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á

B. đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á

C. đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á

D. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm dân cư Nam Á là đông dân thứ 2 châu Á, mật độ dân số cao nhất châu Á.

Câu 2. Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là gì?

A. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn

B. Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn

C. Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột

D. Tình hình chính trị - xã hội không ổn định

Đáp án: D

Giải thích:

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định do bị đế quốc đô hộ kéo dài gần 200 năm và luôn xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 3. Trước đây, Nam Á bị thực dân Anh xâm lược vì mục đích là

A. trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ

B. giao lưu hợp tác về kinh tế, văn hóa, chính trị

C. cung cấp phương tiện chiến tranh

D. trở thành nơi sinh sống cho người dân Anh

Đáp án: A

Giải thích:

Trước đây, toàn bộ khu vực Nam Á bị thực dân Anh xâm lược làm thuộc địa với mục đích tạo ra thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ cho chính quốc.

Câu 4. Đặc điểm dân cư – xã hội nào sau đây không đúng với Nam Á?

A. Dân cư tập trung đông nhất châu Á

B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn

C. Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo

D. Tình hình chính trị - xã hội thiếu ổn định

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội của Nam Á là dân cư tập trung đông nhất châu Á, hai tôn giáo chính là Hồi giáo và Ấn Độ giáo, đây là khu vực có chính trị - xã hội thiếu ổn định do thường xuyên xảy ra mâu thuẫn sắc tộc tôn giáo và chịu sự đô hộ lâu dài của đế quốc Anh. Nam Á cũng là một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại thế giới với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

=> Nhận xét: Nam Á có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn là không đúng

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á 

Lý thuyết Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á 

Lý thuyết Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo 

Lý thuyết Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á 

Lý thuyết Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 

1 1,628 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: