Lý thuyết Địa lí 8 Bài 34 (mới 2023 + Bài Tập): Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 34.

1 3,379 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

Bài giảng Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

1. Sông ngòi Bắc Bộ

- Chế độ nước rất thất thường.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, đỉnh lũ vào tháng 8, lũ tập trung nhanh do sông có dạng nam quạt.

- Tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng gồm 3 sông chính: sông Thao, sông Đà và sông Lô.

Lý thuyết Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lý thuyết Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Lô ở Bắc Bộ

2. Sông ngòi Trung Bộ

- Sông ngòn ngắn và dốc phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

- Lũ lên nhanh và đột ngột. Nhất là khi mưa lớn và gặp bão.

- Lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12.

Lý thuyết Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lý thuyết Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình

3. Sông ngòi Nam Bộ

- Sông ngòi Nam Bộ có chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Sông có nhiều thuận lợi cho giao thông và thủy sản.

- Hai hệ thống sông chính là sông Mê Công và sông Đồng Nai, trong đó sông Mê Công là sông lớn nhất Đông Nam Á và chảy qua 6 quốc gia.

Lý thuyết Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một đoạn sông Mê Công ở Đồng bằng Nam Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Có chế độ nước rất thất thường là đặc điểm của

A. sông ngòi Bắc Bộ

B. sông ngòi Trung Bộ

C. sông ngòi Nam Bộ

D. hệ thống sông Mê Công

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường. Mùa lũ kéo dài 5 tháng và cao nhất vào tháng 8. Lũ tập trung nhanh và kéo dài.

Câu 2. Việt Nam có mấy hệ thống sông lớn?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Đáp án: C

Giải thích: Hệ thống các sông lớn ở Việt Nam bao gồm: sông Hồng, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Kì Cùng- Bắc Giang, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng), sông Đồng Nai, sông Mê Công.

Câu 3. Đặc điểm lũ của sông ngòi Bắc Bộ?

A. Lũ lên chậm và rút chậm

B. Lũ lên nhanh rút chậm

C. Lũ lên nhanh rút nhanh

D. Lũ lên chậm rút nhanh

Đáp án: B

Giải thích: Lũ tập trung nhanh và kéo dài do sông ngòi Bắc Bộ có dạng hình nan quạt.

Câu 4. Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ tập trung vào thời gian nào?

A. Từ tháng 5 đến tháng 10

B. Từ tháng 6 đến tháng 10

C. Từ tháng 8 đến tháng 12

D. Từ tháng 9 đến tháng 12

Đáp án: D

Giải thích: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ tập trung vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 12.

Câu 5. Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng mấy cửa?

A. 6 cửa

B. 7 cửa

C. 8 cửa

D. 9 cửa

Đáp án: D

Giải thích: Sông Cửu Long đổ nước ra biển bằng 9 cửa sông, đó là cửa Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề và cửa Bát Xắc.

Câu 6. Hệ thống sông lớn nhất vùng Bắc Bộ là

A. hệ thống sông Hồng

B. hệ thống sông Đồng Nai

C. hệ thống sông Mê Công

D. hệ thống sông Thu Bồn

Đáp án: A

Giải thích: Tiêu biểu cho khu vực sông ngòi Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng gồm 3 sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà hợp lưu ở gần Việt Trì.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Sông ngòi Nam bộ có chế độ nước

A. điều hòa theo mùa

B. lũ lớn

C. lên nhanh

D. không điều hòa

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi Nam Bộ thường có lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.

Câu 2. Hệ thống sông nào lớn nhất Đông Nam Á?

A. Sông Đồng Nai

B. Sông Mê Công

C. Sông Hồng

D. Sông Mã

Đáp án: B

Giải thích: Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á. Chiều dài dòng chính là 4300km, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam).

Câu 3. Sông Mê Công khi chảy vào nước ta có tên gọi khác là

A. sông Cửu Long

B. sông Hậu

C. sông Tiền

D. sông Sài Gòn

Đáp án: A

Giải thích: Sông Mê Công khi chảy vào lãnh thổ Việt Nam được gọi là sông Cửu Long với cửa sông đổ nước ra biển Đông.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với sông ngòi Trung bộ?

A. Nhiều sông lớn

B. Ngắn và dốc có

C. Lũ lên nhanh

D. Lũ đột ngột

Đáp án: A

Giải thích: Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Lũ lên rất nhanh và độc lập, nhất là khi gặp mưa và bão lớn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam 

Lý thuyết Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 

Lý thuyết Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ 

1 3,379 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: