Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7 (mới 2023 + Bài Tập): Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 7.

1 2,011 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

Bài giảng Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á

- Thời cổ đại và trung đại: Một số nước có trình độ phát triển cao.

- Từ thế kỉ XVI đến XIX: Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.

=> Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

Lý thuyết Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Hệ thống Con đường tơ lụa nối phương Đông với phương Tây khoảng 114 TCN - 1450

2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2017

Lý thuyết Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến và các nước thuộc địa dần dần giành được độc lập. Tuy nhiên kinh tế kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.

- Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

   + Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

   + Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao: Xin-ga-po, Hà Quốc, Đài Loan,..

Lý thuyết Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Tô-ky-ô, Nhật Bản – Một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới hiện nay

   + Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…

   + Một số nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Nê-pan, Băng-la-đét,…

   + Một số nước giàu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí: Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-ut,…

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,…: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..

- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.

Lý thuyết Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Afghanistan - Một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, chiến tranh xảy ra liên miên

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước Châu Á

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là

A. Trung Quốc, Nhật Bản

B. Hàn Quốc, Ấn Độ

C. Hi Lạp, Ả-rập Xê- út

D. Trung Quốc, Ấn Độ

Đáp án: D

Giải thích:

Các quốc gia châu Á có trình độ phát triển nhất thời Cổ đại là Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 2. Các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á là

A. Trung Quốc, Ấn Độ

B. Ả-rập Xê-út, Hàn Quốc

C. Ấn Độ, Nhật Bản

D. Hàn Quốc, Nhật Bản

Đáp án: A

Giải thích:

Trung Quốc, Ấn Độ là các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời ở châu Á.

Câu 3. Mặt hàng xuất khẩu nào không phải là chủ đạo của các nước châu Á thời Cổ đại?

A. Hàng dệt may (vải, tơ lụa, thảm len, vải bông)

B. Đồ gốm, sứ, thủy tinh, kim loại

C. Máy móc, thiết bị điện tử

D. Thuốc súng, vũ khí, la bàn

Đáp án: C

Giải thích:

Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã trao đổi với nhau nhiều mặt hàng có giá trị như vải lụa,tơ lụa, đồ gốm sứ, đồ thủy tinh, công cụ sản xuất bằng kim loại, vũ khí, la bàn, thuốc súng….

Máy móc, thiết bị điện tử không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của các nước thời kì này.

Câu 4. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là

A. đồ sứ, vải, tơ lụa

B. vải bông, đồ gốm, đồ thủy tinh

C. các gia vị và hương liệu

D. thảm len, đồ trang sức

Đáp án: C

Giải thích:

Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của khu vực Đông Nam Á thời cổ đại là các gia vị và hương liệu.

Câu 5. Quốc gia nào sớm thực hiện việc cải cách đất nước, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng?

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Hàn Quốc

D. Thái Lan

Đáp án: A

Giải thích:

Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, Nhật Bản đã sớm thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng.

Câu 6. Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách Minh Trị vào thời gian nào sau đây?

A. Nửa đầu thế kỉ XIX

B. Giữa thế kỉ XIX

C. Nửa cuối thế kỉ XIX

D. Nửa đầu thế kỉ XX

Đáp án: C

Giải thích:

Nửa cuối thế kỉ XIX Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị đưa đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến lỗi thời và mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

A. tài nguyên thiên nhiên giàu có

B. ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao

C. phát triển nông nghiệp

D. nguồn lao động dồi dào

Đáp án: A

Giải thích:

Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên giàu có (dầu khí). Tuy nhiên do chủ yếu phát triển nhờ sự đầu tư của các nước phương Tây nên trình độ kinh tế - xã hội chưa cao.

Câu 2. Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia

A. công nghiệp mới

B. có tài nguyên thiên nhiên giàu có

C. có nền công nghiệp phát triển mạnh

D. phát triển các ngành công nghiệp hiện đại

Đáp án: D

Giải thích:

Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan là những quốc gia nông - công nghiệp nhưng có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

Câu 3. Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?

A. Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều

B. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á

C. Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics)

D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C đúng

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

=> Nhận xét D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ rất ít là không đúng.

Câu 4. Đặc điểm kinh tế - xã hội của châu Á là

A. số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít

B. trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ đồng đều

C. chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập cao

D. hình thành nhóm các nước công nghiệp mới

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm kinh tế - xã hội nổi bật của các nước châu Á là

- Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.

- Chủ yếu các quốc gia thuộc nhóm nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

- Trong khu vực có một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh gọi là nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).

=> nhận xét A, B, C sai. D đúng

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước Châu Á 

Lý thuyết Bài 9: Khu vực Tây Nam Á 

Lý thuyết Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á 

Lý thuyết Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á 

Lý thuyết Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á 

1 2,011 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: