Lý thuyết Địa lí 8 Bài 19 (mới 2023 + Bài Tập): Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 19.

1 1,022 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

- Tác động của nội lực

   + Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo.

   + Hình thành các dãy núi, cao nguyên lớn.

   + Gây ra các hiện tượng: động đất, núi lửa, sóng thần,…

Lý thuyết Địa hình với tác động của nội, ngoại lực | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ thế giới với một số dạng địa hình lớn

Lý thuyết Địa hình với tác động của nội, ngoại lực | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Động đất, núi lửa là do nội lực gây ra

Lý thuyết Địa hình với tác động của nội, ngoại lực | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ các mảng kiến tạo

2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất

- Khái niệm: Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.

-Tác động của ngoại lực: Tạo ra các dạng địa hình như nấm đá, đồng bằng, bờ biển bị sói mòn, thung lũng sông,…

Lý thuyết Địa hình với tác động của nội, ngoại lực | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Địa hình mài mòn do sóng ở các vùng ven biển

Lý thuyết Địa hình với tác động của nội, ngoại lực | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Nấm đá ở các sa mạc do gió thổi mòn tạo thành

Kết luận:

- Mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực và ngoại lực, tạo nên các dạng địa hình vô cùng phong phú của bề mặt Trái Đất.

- Ngày nay bề mặt Trái Đất vẫn đang tiếp tục thay đổi do tác động đồng thời của nội và ngoại lực.

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Nội lực là

A. lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất

B. lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất

C. lực sinh ra từ ngoài không gian

D. lực sinh ra tại Trái Đất

Đáp án: A

Giải thích:

Nội lực là lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất

Câu 2. Ngoại lực là gì?

A. Là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.

B. Là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.

C. Là lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất.

D. Là lực phát sinh từ phát sinh Mặt Trời.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngoại lực là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.

Câu 3. Trên thế giới có mấy mảng kiến tạo lớn?

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Đáp án: B

Giải thích:

Trền thế giới có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Phi, Á –Âu, Nam Cực, Ấn Độ và mảng Thái Bình Dương.

Câu 4. Nơi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau thường để lại kết quả gì?

A. Hình thành các dãy núi lớn 

B. Hình thành các đồng bằng lớn

C. Hình thành các hẻm vực lớn

D. Hình thành các vực biển sâu

Đáp án: A

Giải thích:

Nơi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, vật chất bị nén ép, đẩy lên cao hình thành nên các dãy núi lớn. Ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-đet, Cooc-đi-e.

Câu 5. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng?

A. Bão, núi lửa

B. Núi lửa, động đất

C. Động đất, lũ quét

D. Bão, lũ quét

Đáp án: B

Giải thích:

Các mảng kiến tạo không đứng yên mà di chuyển, xô vào hoặc tách xa nhau. Ranh giới giữa các mảng kiến tạo vật chất không ổn định, thường xảy ra hiện tượng núi lửa, động đất.

Câu 6. Hiện tượng nào dưới đây do nội lực gây ra?

A. Các lớp đá bị xô lệch

B. Đá bị mài mòn do nước

C. Các đồng bằng do sông bồi đắp

D.  Cát do ma sát của gió

Đáp án: A

Giải thích:

Vận động nâng lên – hạ xuống của nội lực làm các lớp đá bị xô lệch, đứt gãy.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là

A. Thái Bình Dương.

B. Nam Mĩ

C. Bắc Mĩ.

D. Nam Cực

Đáp án: A

Giải thích:

Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là mảng Thái Bình Dương.

Câu 2. Nấm đá là kết quả tạo thành do

A. Ma sát của gió

B. Ma sát của sóng biển

C. Ma sát của nước mưa

D. Ma sát của băng hà

Đáp án: A

Giải thích:

Ở vùng hoang mạc, gió thổi mạnh mang theo những hạt bụi cát, khi tác động vào các tảng đá sẽ tạo nên lực ma sát làm bào mòn đá thành những cột nấm.

Câu 3. Dãy Hi-ma-lay-a là nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào?

A. Mảng Âu-Á với mảng Thái Bình Dương

B. Mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ

C. Mảng Âu-Á với mảng Phi

D. Mảng Âu -Á với mảng Bắc Mĩ

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy Hi-ma-lay-a là nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ.

Câu 4. Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là

A. Phi - Ấn Độ

B. Âu – Á - Ấn Độ

C. Âu-Á – Thái Bình Dương

D. Thái Bình Dương – Bắc Mĩ

Đáp án: B

Giải thích:

Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc của Nam Á. Quan sát lược đồ các mảng kiến tạo, xác định được dãy Hi-ma-lay-a hình thành do kết quả của hai mảng lục địa Âu – Á và Ấn Độ xô vào nhau. Tại vị trí tiếp xúc, lớp vật chất bị nén ép đẩy lên cao và hình thành nên dãy núi cao.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái đất 

Lý thuyết Bài 21: Con người và môi trường địa lí 

Lý thuyết Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người 

Lý thuyết Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 

Lý thuyết Bài 24: Vùng biển Việt Nam 

1 1,022 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: