Lý thuyết Địa lí 8 Bài 38 (mới 2023 + Bài Tập): Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 38.

1 2,130 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Bài giảng Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

1. Giá trị tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…

- Giá trị của các loài động vật: làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

MỘT SỐ TÀI NGUYÊN THỰC VẬT VIỆT NAM (Theo giá trị sử dụng)

Lý thuyết Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lý thuyết Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Một số loại tinh dầu và dược liệu được điều chế từ các loại cây và hoa khác nhau

2. Bảo vệ tài nguyên rừng

DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu ha)

Lý thuyết Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm về thành phần loài và số lượng loài.

- Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp, hiện nay chỉ đạt khoảng 35 - 38% diện tích đất tự nhiên.

- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Lý thuyết Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Rừng mưa nhiệt đới ở vùng Tây Nguyên - Kho vàng xanh của cả nước

3. Bảo vệ tài nguyên động vật

- Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.

- Có khoảng 365 loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Lý thuyết Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Nhóm cây nào sau đây cho tinh dầu, nhựa?

A. Măng, mộc nhĩ

B. Hồi, dầu, trám

C. Lát hoa, cẩm lai

D. Song, tre, nứa

Đáp án: B

Giải thích: Nhóm cây có giá trị sử dụng làm tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm là Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, củ nâu, dành dành,…

Câu 2. Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai thuộc

A. nhóm cây thuốc

B. nhóm cây thực phẩm

C. nhóm cây cảnh và hoa

D. nhóm cây lấy gỗ

Đáp án: D

Giải thích: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai thuộc nhóm cây lấy gỗ.

Câu 3. Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng

A. 30-35%

B. 35-38%

C. 38-40%

D. 40-45%

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng 35-38%.

Câu 4. Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt

A. 40-50%

B. 50-60%

C. 60-70%

D. 70-80%

Đáp án: D

Giải thích: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt 70-80%.

Câu 5. Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng

A. làm thuốc

B. làm thực phẩm

C. làm cây cảnh, hoa

D. cho gỗ tốt, đẹp

Đáp án: D

Giải thích: Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng cho gỗ bền, đẹp và rất chắc. Thường được sử dụng làm các sản phẩm trong nhà như tủ, bàn, sàn nhà, kiến trúc nhà,…

Câu 6. Nhóm cây nào dưới đây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

A. Tràm, hạt dẻ

B. Nhân trần, ngải cứu, tam thất

C. Mây, trúc, giang

D. Vạn tuế, phong lan

Đáp án: C

Giải thích: Nhóm cây có giá trị sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam?

A. Chất lượng rừng giảm sút

B. Rừng ngày càng mở rộng

C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng

D. Rừng giảm sút nghiêm trọng

Đáp án: B

Giải thích: Tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng và phong phú nhưng không phải là vô tận. Hiện nay, nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng rừng và rừng bị suy giảm nghiêm trọng, rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do chặt phá và mở rộng diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp,…

Câu 2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của

A. Nhà nước

B. Nhân dân

C. Lực lượng kiểm lâm

D. Tất cả mọi người

Đáp án: D

Giải thích: Rừng là tài sản chung của quốc gia và có ý nghĩa lớn trong vấn đề cân bằng môi trường sinh thái. Do vậy bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng, không chỉ của riêng cán bộ kiểm lâm hay cơ quan Nhà nước.

Câu 3. Nhận định không đúng về nguồn tài nguyên sinh vật nước ta?

A. Vô cùng phong phú, đa dạng

B. Là nguồn tài nguyên vô tận

C. Có khả năng phục hồi và phát triển

D. Có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội- môi trường

Đáp án: B

Giải thích:

Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng; có khả năng phục hồi và phát triển; tài nguyên thiên nhiên nước ta có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội – môi trường (cung cấp gỗ, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa…).

Tuy nhiên tài nguyên sinh vật nước ta không vô tận, hiện nay có nhiều loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng , tài nguyên rừng suy giảm, sinh vật biển cạn cũng suy giảm nghiêm trọng….=> Nhận xét tài nguyên sinh vật nước ta là nguồn tài nguyên vô tận là không đúng.

Câu 4. Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là

A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ

B. bảo vệ nguồn nước ngầm

C. phát triển du lịch sinh thái

D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên

Đáp án: D

Giải thích: Vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên là những khu rừng được khoanh vùng với ranh giới tách biệt, được  bảo vệ nghiêm ngặt bởi các cơ quan Kiểm lâm. Chúng có vai trò là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, nơi nghiên cứu hoặc tiến hành các thí nghiệm khoa học, bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 

Lý thuyết Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ 

Lý thuyết Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 

Lý thuyết Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 

  •  

1 2,130 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: