Lý thuyết Địa lí 8 Bài 36 (mới 2023 + Bài Tập): Đặc điểm đất Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 36.

1 3413 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

Bài giảng Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

Đất nước ta đa dạng do nhiều nhân tố tạo nên: đá mẹ, khí hậu, địa hình, nguồn nước, sinh vật và tác động của con người.

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Bón phân và vôi thích hợp để cải tạo đất

b) Nước ta có ba nhóm đất chính

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp, chiếm 65% diện tích tự nhiên.

- Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.

- Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Đất feralit chứa nhiều ôxít sắt và nhôm

- Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ...

- Thích hợp trồng cây công nghiệp.

* Nhóm đất mùn núi cao

- Hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, chiếm 11% diện tích tự nhiên.

- Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn, vùng núi cao như Tây Bắc, Trường Sơn Bắc.

- Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam

* Nhóm đất phù sa sông và biển

- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

- Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.

- Tập trung tại các vùng đồng bằng: khu vực sông Hồng; phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu,…

- Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Đất phù sa giàu dinh dưỡng, nhiều mùn

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

- Đất đai là tài nguyên quý giá. 

- Hiện trạng: Đất nông nghiệp đang sử dụng hiệu quả nhưng còn nhiều điều chưa hợp lí.

- Giải pháp

+ Miền núi: sử dụng hợp lí, chống xói mòn, rửa trôi và bạc màu đất. 

+ Đồng bằng: Cải tạo các loại đất chua, mặn và phèn.

Lý thuyết Đặc điểm đất Việt Nam | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Đất ở vùng núi dễ bị xói mòn, rửa trôi và sạt lở

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Việt Nam có mấy nhóm đất chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam có 3 nhóm đất chính: Feralit, đất mùn núi cao và đất phù sa.

Câu 2. Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. đất feralit

B. đất phù sa

C. đất mùn núi cao

D. đất mặn ven biển

Đáp án: A

Giải thích: Đất feralit chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.

Câu 3. Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án: B

Giải thích: Nhóm đất feralit hình thành ở vùng núi cao, chiếm diện tích lớn nhất nước ta với 65% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên,…

Câu 4. Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án: B

Giải thích: Đất feralit được hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, chè,…).

Câu 5. Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

A. các vùng chuyên canh cây công nghiệp

B. các vùng chuyên canh cây lương thực

C. các ruộng hoa màu, rau củ

D. các cánh rừng đầu nguồn

Đáp án: D

Giải thích: Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu trồng rừng các loại rừng đầu nguồn và cần được bảo vệ.

Câu 6. Nhóm đất nào thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Xám

D. Badan

Đáp án: A

Giải thích: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, đất tơi xốp và giữ nước tốt, thích hợp cho canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp

B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi

C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

D. ít chịu tác động của con người

Đáp án: C

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng: gồm 3 nhóm đất chính (đất feralit, đất mùn núi cao, đất phù sa), trong mỗi nhóm đất lại được phân loại thành nhiều loại khác nhau; đất đai nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2. Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?

A. Đất phù sa

B. Đất mặn, đất phèn

C. Đất mùn núi cao

D. Đất feralit

Đáp án: D

Giải thích: Đất feralit có đặc điểm là: màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, tiêu,…), loại đất này được hình thành trên loại đá badan và đá vôi.

Câu 3. Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

A. đất dễ bị ngập úng

B. đất chua, nhiễm phèn

C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi

D. đất dễ bị xâm nhập mặn

Đáp án: C

Giải thích: Vùng đồi núi nước ta có địa hình dốc, đất có tầng phong hóa già và vụn bở do quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ (nhiệt, ẩm cao) kết hợp với lương mưa lớn -> đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, đặc biệt ở những vùng bị mất lớp phủ thực vật, làm tăng diện tích đất hoang hóa vùng đồi núi.

Câu 4. Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh

Đáp án: A

Giải thích: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích là 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng). Phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 

Lý thuyết Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ 

Lý thuyết Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

1 3413 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: