Lý thuyết Địa lí 8 Bài 21 (mới 2023 + Bài Tập): Con người và môi trường Địa lí

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 21.

1 1,318 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường Địa lí

1. Hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lí 

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra đa dạng phong phú ở khắp nơi trên Trái Đất. 

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi một phần. Đặc biệt là sự phát triển của các công trình thủy lợi.

Lý thuyết Con người và môi trường Địa lí | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Các hoạt động nông nghiệp rất đa dạng

Lý thuyết Con người và môi trường Địa lí | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Dự án “Nam Thủy Bắc Điều” ở Trung Quốc là một công trình thủy lợi đồ sộ nhất thế giới

2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí 

- Các hoạt động công nghiệp gây biến đổi lớn cho môi trường tự nhiên. 

- Con người phải lựa chọn các hành động phù hợp với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Lý thuyết Con người và môi trường Địa lí | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Hoạt động của các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí nặng nề

Lý thuyết Con người và môi trường Địa lí | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ khai thác và các luồng chuyên chở dầu trên thế giới

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 21: Con người và môi trường địa lí

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Thành phần tự nhiên nào bị biến đổi mạnh do hoạt động canh tác, xây dựng các công trình thủy lợi của con người?

A. Khí hậu

B. Nguồn nước

C. Sinh vật

D. Địa hình

Đáp án: D

Giải thích:

Hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng cây) và xây dựng công trình thủy lợi (đào kênh dẫn nước, làm hồ chứa nước…) có tác động trực tiếp đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Hoạt động sản xuất công nghiệp diễn ra mạnh mẽ nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á

B. Bắc Phi

C. Bắc Mĩ

D. Trung Á

Đáp án: C

Giải thích:

Trên thế giới, công nghiệp phát triển mạnh nhất ở khu vực các nước phát triển thuộc khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canada),  châu Âu, Đông Á. Đông Nam Á, Bắc Phi, Trung là khu vực tập trung các nước đang phát triển và chậm phát triển, hoạt động công nghiệp chưa thật sự phát triển mạnh mẽ.

Câu 3. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người ở các châu lục rất đa dạng, gồm có

A. nông nghiệp, công nghiệp

B. trồng trọt và chăn nuôi

C. nông, công thương nghiệp

D. thương nghiệp, nông nghiệp

Đáp án: B

Giải thích:

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người ở các châu lục rất đa dạng, gồm có trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 4. Hoạt động nào sau đây làm gia tăng diện tích đất hoang hóa ở vùng đồi núi?

A. Cày sâu bừa kĩ

B. Cải tạo đất phèn, đất mặn

C. Chặt phá rừng bừa bãi

D. Làm ruộng bậc thang

Đáp án: C

Giải thích:

Trên vùng đồi núi, con người chặt phá rừng bừa bãi làm xuất hiện nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc,. Khi mưa lớn trên vùng đất dốc  + mất lớp phủ thực vật -> đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi (do không có rễ cây giữ đất), làm gia tăng diện tích đất hoang hóa, suy thoái ở vùng đồi núi.

Câu 5. Sản xuất công nghiệp diễn ra chậm nhất ở khu vực nào?

A. Tây Âu

B. Bắc Phi

C. Bắc Mĩ

D. Đông Á

Đáp án: B

Giải thích:

Trên thế giới công nghiệp phát triển mạnh ở khu vực có các nước phát triển như Tây Âu, Bắc Mĩ, Đông Á và phát triển chậm ở các nước như Bắc Phi và Tây Nam Á.

Câu 6. Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong hạn chế tình trạng ngập lụt và hạn hán trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?

A. Đào kênh dẫn nước

B. Xây dựng hồ chứa nước

C. Xây dựng hệ thống đê điều

D. Làm ruộng bậc thang

Đáp án: D

Giải thích:

Ruộng bậc thang là phương thức canh tác phổ biến trên các sườn đồi ở vùng miền núi phía Bắc nước ta, làm ruộng bậc thang giúp hạn chế tình trạng xói mòn, sạt lở đất và giữ được độ phì của đất => Ruộng bậc thang không phải là hình thức canh tác nông nghiệp ở vùng đồng bằng.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Việc xây dựng các công trình thủy điện có tác động lớn nhất đến thành phần tự nhiên nào sau đây?

A. Bầu không khí

B. Động, thực vật

C. Dòng chảy sông ngòi

D. Đất đai

Đáp án: C

Giải thích:

Các nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống các con sông lớn, chảy trên địa hình dốc ở miền núi. Dòng nước chảy từ trên cao xuống bị chặn lại bởi các đập thủy điện tạo ra nguồn năng lượng lớn => năng lượng dòng chảy sông ngòi làm quay tuabin khí và tạo ra điện năng => Như vậy việc xây dựng các công trình thủy điện có tác động lớn nhất đến dòng chảy sông ngòi. Các hồ chứa nước của thủy điện cũng có vai trò điều tiết lượng nước vào mưa và mùa khô, giúp hạn chế lũ lụt, hạn hán.

Câu 2. Các hoạt động sản xuất của con người ngày nay không có đặc điểm nào?

A. Ngày càng đa dạng hơn

B. Tác động ngày càng nhiều đến tự nhiên

C. Không gây ảnh hưởng xấu đến tự nhiên

D. Thay đổi tùy theo các môi trường địa lí

Đáp án: C

Giải thích:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, con người đã tác động ngày càng nhiều vào môi trường tự nhiên và các tài nguyên. Đặc biệt công nghiệp phát triển và dân số gia tăng ngày nay đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt => Như vậy nhận xét các hoạt động sản xuất của con người không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường  là không đúng.

Câu 3. Hoạt động nông nghiệp nào phổ biến ở những quốc gia có khí hậu ôn đới?

A. Trồng lúa mì, chăn nuôi cừu

B. Trồng lúa gạo, chăn nuôi trâu bò

C. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi trâu bò

D. Trồng lúa gạo và lúa mì

Đáp án: A

Giải thích:

Lúa mì và cừu là những sinh vật có phù hợp với điều kiện sinh thái ở vùng ôn đới với khí hậu lạnh, khô. Đây là loại cây trồng vật nuôi phổ biến ở vùng ôn đới. Lúa mì được trồng nhiều để sản xuất bột mì làm nguyên liệu bánh, cừu nuôi nhiều ở vùng ôn đới lục địa nhằm mục đích chính là lấy lông.

Câu 4. Hoạt động nông nghiệp ở các nước phát triển thường có đặc điểm là

A. Sử dụng công cụ thô sơ

B. Sử dụng máy móc hiện đại

C. Sản xuất trên quy mô nhỏ

D. Sản xuất để tự cung cấp nông sản

Đáp án: B

Giải thích:

Hoạt động công nghiệp ở các nước phát triển thường có đặc điểm là sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo phương thức hiện đại, sử dụng nhiều máy móc công cụ hiện đại, sản xuất quy mô lớn và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm mang lại năng suất chất lượng lớn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người 

Lý thuyết Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 

Lý thuyết Bài 24: Vùng biển Việt Nam 

Lý thuyết Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam 

Lý thuyết Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 

1 1,318 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: