Lý thuyết Địa lí 8 Bài 32 (mới 2023 + Bài Tập): Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 8 Bài 32.

1 3,202 03/03/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

Bài giảng Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông)

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Đông Bắc xen kẽ những đợt gió mùa Đông Nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Đặc điểm

+ Đầu mùa lạnh khô; Cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn.

+ Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

+ Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

Lý thuyết Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ ở miền Bắc và mùa đông lạnh giá

2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10; gió thịnh hành trong mùa này có hướng Tây Nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng Đông Nam.

- Phạm vi: toàn quốc.

- Đặc điểm

+ Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 250C ở vùng thấp.

+ Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.

+ Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.

+ Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa gâu và bão,…

Lý thuyết Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Gió mùa Tây Nam gây hiệu ứng phơn khô nóng ở vùng Bắc Trung Bộ

3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

* Thuận lợi

- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.

- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.

- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.

Lý thuyết Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta | Địa lí lớp 8 (ảnh 1)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới

* Khó khăn

- Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán,…

- Thời tiết diễn biến thất thường và phức tạp.

Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Ở Bắc Bộ, mưa ngâu thường diễn ra vào giữa tháng

A. tháng 7

B. tháng 8

C. tháng 6

D. tháng 9

Đáp án: B

Giải thích: Mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng 8, có thể gây ngập úng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 2. Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta như thế nào?

A. Nóng ẩm

B. Lạnh khô

C. Lạnh ẩm

D. Nóng khô

Đáp án: B

Giải thích: Vào đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Hoa rộng lớn thổi vào nước ta nên thời tiết thời kì đầu đông thường rất lạnh và khô.

Câu 3. Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào?

A. Tây Bắc

B. Đồng bằng Bắc Bộ

C. Bắc Trung Bộ

D. Nam Bộ

Đáp án: B

Giải thích: Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ của nước ta.

Câu 4. Cuối mùa đông nước ta thường có

A. mưa dông

B. mưa ngâu

C. mưa tuyết

D. mưa phùn

Đáp án: D

Giải thích: Do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên tiết trời của miền Bắc vào đầu mùa đông se lạnh, khô và cuối đông thường ẩm, mưa phùn.

Câu 5. Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng

A. từ tháng 5 đến tháng 10

B. từ tháng 12 đến tháng 5

C. từ tháng 11 đến tháng 4

D. từ tháng 10 đến tháng 3

Đáp án: C

Giải thích: Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gây ra một mùa đông lạnh giá ở miền Bắc.

Câu 6. Ở nước ta, miền nào có mùa đông lạnh nhất?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Cả nước

Đáp án: A

Giải thích: Miền Bắc là miền chịu ảnh hưởng chịu tiếp và nhiều đợt gió mùa Đông Bắc nhất nước ta nên có mùa đông lạnh nhất trong các miền. Miền Trung ít chịu ảnh của gió mùa Đông Bắc và miền Nam là miền hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là gì?

A. Nóng ẩm, mưa nhiều

B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

D. Lạnh và khô

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau đó là nóng, khô, ít mưa.

Câu 2. Đặc điểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 là gì?

A. Nóng ẩm, mưa nhiều

B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm

D. Lạnh và khô

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 là nóng ẩm và mưa nhiều.

Câu 3. Vì sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

A. Có độ cao lớn nhất nước

B. Nằm xa biển nhất nước

C. Chịu tác động lớn của gió mùa Đông Bắc

D. Nằm xa xích đạo nhất cả nước

Đáp án: C

Giải thích: Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đóng gió) nên Đông Bắc chịu ảnh hưởng lớn nhất của gió mùa Đông Bắc và lạnh nhất nước ta.

Câu 4. Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ở vùng

A. miền Trung và Tây Bắc

B. miền Trung

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Gió tây khô nóng gây ra hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Miền Trung, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nam của vùng Tây Bắc.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 

Lý thuyết Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta 

Lý thuyết Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam 

Lý thuyết Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam 

Lý thuyết Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 

1 3,202 03/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: