Lý thuyết Nhân với số có ba chữ số (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 4

Tóm tắt nội dung chính bài Nhân với số có ba chữ số lớp 4 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Phân số thập phân điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Nhân với số có ba chữ số Toán lớp 4. 

1 558 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Nhân với số có ba chữ số lớp 4

NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

Ví dụ 1. 164 x 123 = ?

a) Ta có thể tính như sau:

164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3)

        = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3

        = 16400 + 3280 + 492

        = 20172

b) Thông thường ta đặt tính và tính như sau:

3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1;

3 nhân 6 bằng 18, thêm 1 bằng 19, viết 9 nhớ 1;

3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.

2 nhân 4 bằng 8, viết 8 (dưới 9);

2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1;

2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3

1 nhân 4 bằng 4, viết 4 (dưới 2)

1 nhân 6 bằng 6, viết 6;

1 nhân 1 bằng 1, viết 1.

Hạ 2

9 cộng 8 bằng 17, viết 7 nhớ 1

4 cộng 2 bằng 6, 6 cộng 4 bằng 10, thêm 1 bằng 11, viết 1 nhớ 1

3 cộng 6 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 0 nhớ 1;

1 thêm 1 bằng 2, viết 2.

c) Trong cách tính trên:

492 gọi là tích riêng thứ nhất.

328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì đây là 3288 chục, viết đầy đủ là 3280.

164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba được viết lùi sang bên trái hai cột vì đây là 164 trăm, viết đầy đủ là 16400.
Ví dụ 2. 258 x 203 = ?

a) Thực hiện phép nhân, ta được:

Vậy 258 x 203 = 52374.

b) Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0. Thông thường ta không viết tích riêng này mà viết gọn như sau:

Chú ý: Viết tích riêng 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 4 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu

Lý thuyết Chia một tổng cho một số

Lý thuyết Chia cho số có một chữ số

Lý thuyết Chia cho số có hai chữ số

Lý thuyết Chia cho số có ba chữ

1 558 lượt xem
Tải về