Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2 (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 4

Tóm tắt nội dung chính bài Dấu hiệu chia hết cho 2 lớp 4 môn Toán gồm lý thuyết ngắn gọn, các dạng bài tập về Phân số thập phân điển hình và các ví dụ minh họa giúp học sinh nắm vững kiến thức từ đó biết cách làm bài tập Dấu hiệu chia hết cho 2 Toán lớp 4. 

1 655 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 2 lớp 4

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Lý thuyết

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Số chia hết cho 2 là số chẵn.

Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Ví dụ: Số 1995 là số chẵn hay là số lẻ?

Lời giải:

Vì số 1995 có chữ số tận cùng là 5 nên số 1995 không chia hết cho 2. Do đó số 1995 là số lẻ.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Kiểm tra một số đã cho có chia hết cho 2 hay không.

Phương pháp:

Bước 1: Tìm chữ số tận cùng của các số đã cho.

Bước 2: Kết luận:

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Ví dụ: Trong các số sau đây, có bao nhiêu số chia hết cho 2?

35; 98; 1990; 3002; 5555; 8401

Lời giải:

Số 35 và số 5555 có chữ số tận cùng là 5 nên số 35 và số 5555 không chia hết cho 2.

Số 98 có chữ số tận cùng là 8 nên số 98 chia hết cho 2.

Số 1990 có chữ số  tận cùng là 0 nên số 1990 chia hết cho 2.

Số 3002 có chữ số tận cùng là 2 nên số 3002 chia hết cho 2.

Số 8401 có chữ số tận cùng là 1 nên số 8401 không chia hết cho 1.

Vậy trong các số đã cho, có 3 số chia hết cho 2 là: 98; 1990; 3002.

Dạng 2: Xét tính chẵn, lẻ của một số

Phương pháp:

Xét xem số đã cho có chia hết cho 2 hay không. Nếu số đã cho chia hết cho 2 thì số đã cho là số chẵn, nếu không chia hết cho 2 thì đó là số lẻ.

Ví dụ: Loan nói rằng số 3508 là số chẵn. Theo em Loan nói đúng hay sai?

Lời giải:

Số 3508 có chữ số tận cùng là 8 nên số 3508 chia hết cho 2. Vì số 3508 chia hết cho 2 nên số 3508 là số chẵn. Vậy bạn Loan nói đúng.

Dạng 3: Tìm các số thỏa mãn yêu cầu cho trước.

Phương pháp:

Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì không chia hết cho 2.

Số chia hết cho 2 là số chẵn.

Số không chia hết cho 2 là số lẻ.

Ví dụ 1: Với ba chữ số 2; 5; 8 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.

Lời giải:

Các số chẵn có ba chữ số được lập từ các số đã cho phải có chữ số tận cùng là 2 hoặc 8. Khi đó ta viết được các số chẵn là: 258; 528; 582; 852.

Ví dụ 2: Tìm x, biết: x chia hết cho 2 và 100 <  x < 110.

Lời giải:

Vì x chia hết cho 2 nên x sẽ có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8. Mà 100 <  x < 110 nên x có thể là các số: 102; 104; 106; 108.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 4 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 5

Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 9

Lý thuyết Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Lý thuyết Ki- lô- mét vuông

1 655 lượt xem
Tải về