Giải KHTN 8 trang 81 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 trang 81 trong Bài 16: Áp suất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8 trang 81 

1 462 07/07/2023


Giải KHTN 8 trang 81 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 81 KHTN 8Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm (Hình b)?

Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn

Trả lời:

Khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm vì tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp đứng lớn hơn tác dụng của áp lực của người lên diện tích mặt nệm bị ép ở trường hợp nằm.

1. Khái niệm áp lực, áp suất

Câu hỏi thảo luận 1 trang 81 KHTN 8Quan sát Hình 16.1, hãy cho biết các lực tác dụng có chung đặc điểm gì.

Quan sát Hình 16.1 hãy cho biết các lực tác dụng có chung đặc điểm gì

Trả lời:

Trong Hình 16.1, các lực tác dụng trong hình đều có phương vuông góc với bề mặt bị ép.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 81 KHTN 8Nêu một số ví dụ về áp lực gây ra bởi:

a. Trọng lực.

b. Một loại lực khác.

Trả lời:

a. Chiếc tủ quần áo trên sàn nhà => Trọng lực là áp lực.

b. Búa đóng đinh xuyên vào tường => Lực của búa tác dụng vào đinh là áp lực.

Câu hỏi thảo luận trang 81 KHTN 8Thí nghiệm: Khảo sát sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt và độ lớn của áp lực đến độ lún của cát.

Chuẩn bị: một khay nhựa đựng lớp cát (hoặc bột) có bề dày khoảng 10 cm, hai khối kim loại hình hộp chữ nhật giống nhau, lực kế và thước đo.

Thí nghiệm: Khảo sát sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt và độ lớn

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Dùng lực kế đo trọng lượng P của khối kim loại. Trọng lượng P của khối kim loại cũng chính là áp lực F lên mặt cát.

Bước 2: Đo độ dài các cạnh của khối kim loại, tính diện tích S của các mặt.

Bước 3: Lần lượt đặt khối kim loại lên mặt cát với các diện tích bề mặt khác nhau (Hình 16.2a, b). Đo độ lún h của cát.

Bước 4: Đặt thêm một khối kim loại lên khối kim loại trước đó và lặp lại thí nghiệm như ở Bước 3 (Hình 16.2c).

Thí nghiệm: Khảo sát sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt và độ lớn

Bước 5: Thay các dấu “=”, “>” hoặc “<” vào chỗ “…” của Bảng 16.1.

Trả lời:

Sau khi tiến hành thí nghiệm theo các bước ta thu được Bảng 16.1 như sau:

Thí nghiệm: Khảo sát sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt và độ lớn

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 8 trang 82

Giải KHTN 8 trang 83

1 462 07/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: