Giải KHTN 8 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Base

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 10: Base sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 10.

1 1,134 28/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 10: Base

Giải KHTN 8 trang 50

Mở đầu trang 50 KHTN 8: Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch acid, quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch base, quỳ tím chuyển sang màu xanh. Base là gì? Base có những tính chất nào? Có mấy loại base?

Trả lời:

- Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (OH-). Khi tan trong nước, phân tử base sẽ tạo ra ion OH-.

- Tính chất hoá học của base:

+ Dung dịch base làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và làm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.

+ Base tác dụng với một số acid tạo thành muối và nước.

- Dựa vào tính tan trong nước base được chia làm 2 loại:

+ Base tan tốt trong nước được gọi là kiềm.

+ Base không tan trong nước.

1. Khái niệm base

Câu hỏi thảo luận 1 trang 50 KHTN 8: Thành phần phân tử của base có đặc điểm gì chung?

Trả lời:

Thành phần phân tử của base có nhóm (OH-).

Câu hỏi thảo luận 2 trang 50 KHTN 8: Hãy cho biết mối quan hệ giữa số nhóm OH và hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Trả lời:

Số nhóm OH bằng hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 50 KHTN 8: Trường hợp nào base được gọi là kiềm?

Trả lời:

Base tan được gọi là kiềm.

Luyện tập trang 50 KHTN 8: Viết công thức chung của base chứa kim loại M hoá trị n.

Trả lời:

Công thức chung: M(OH)n.

Giải KHTN 8 trang 51

Câu hỏi thảo luận 4 trang 51 KHTN 8: Màu sắc của các base không tan là đặc trưng cho kim loại (M) hay nhóm hydroxide (OH)?

Trả lời:

Màu sắc của các base không tan là đặc trưng cho kim loại (M).

Luyện tập trang 51 KHTN 8: Sử dụng bảng tính tan ở Phụ lục 1, hãy xác định các base sau đây tan hay không tan trong nước: NaOH; Fe(OH)3; Fe(OH)2; KOH.

Trả lời:

- Base tan trong nước: NaOH; KOH.

- Base không tan trong nước: Fe(OH)3; Fe(OH)2.

2. Tính chất hoá học của base

Câu hỏi thảo luận 5 trang 51 KHTN 8: Hãy nhận xét sự đổi màu của các chất chỉ thị ở Thí nghiệm 1 và 2.

Trả lời:

Thí nghiệm 1: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Thí nghiệm 2: Dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 51 KHTN 8: Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH người ta cũng thấy chất chỉ thị đổi màu tương tự. Sự đổi màu chất chỉ thị là do ion nào gây nên?

Trả lời:

Sự đổi màu chất chỉ thị là do ion OH- gây nên.

Giải KHTN 8 trang 52

Luyện tập trang 52 KHTN 8: Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính base?

Trả lời:

Bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein ta có thể nhận biết dung dịch có tính base.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 52 KHTN 8: Nêu hiện tượng xảy ra sau khi cho dung dịch HCl vào ở Thí nghiệm 3. Giải thích.

Trả lời:

Nêu hiện tượng xảy ra sau khi cho dung dịch HCl vào ở Thí nghiệm 3

Hiện tượng: Trước phản ứng dung dịch có màu hồng;

Sau phản ứng dung dịch không màu.

Giải thích:

+ Trước phản ứng dung dịch có màu hồng do NaOH có môi trường base làm hồng phenolphthalein.

+ Sau phản ứng thu được muối NaCl có môi trường trung tính không làm đổi màu phenolphthalein.

Luyện tập trang 52 KHTN 8: Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch KOH (có nhỏ 1 – 2 giọt phenolphthalein).

Trả lời:

Hiện tượng: Trước phản ứng dung dịch có màu hồng; sau phản ứng dung dịch không màu.

Phương trình hoá học:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Vận dụng trang 52 KHTN 8: Người ta thường dùng hoá chất có tính acid để tẩy rửa máy móc, thiết bị đã dính dầu mỡ nên nước thải thường có tính acid cao. Nếu không làm sạch nước thải thì dễ gây hại cho môi trường. Theo em, với nước thải công nghiệp nói trên, người ta thường dùng hoá chất gì để xử lí?

Trả lời:

Với nước thải công nghiệp nói trên người ta dùng dung dịch kiềm để xử lí. Dung dịch kiềm hay được sử dụng là nước vôi trong (Ca(OH)2).

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 10: Base

I. Khái niệm base

1. Khái niệm

Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (OH). Khi tan trong nước, phân tử base sẽ tạo ra ion OH.

Ví dụ:

Sodium hydroxide có công thức hoá học là NaOH. Sodium hydroxide là chất rắn, tan tốt trong nước và khi tan toả nhiều nhiệt.

Khi tan trong nước, phân tử NaOH tạo ra ion OH-:

NaOH → Na+ + OH

2. Tính tan trong nước của các base

Dựa vào khả năng hoà tan trong nước, các base được chia làm 2 loại là base tan được trong nước (kiềm) và base không tan trong nước.

+ Một số base tan được trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2

+ Một số base không tan được trong nước: Fe(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Base

II. Tính chất hoá học của base

1. Dung dịch base (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch base làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và làm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 10: Base

2. Base tác dụng với acid

Base tác dụng với một số acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.

Mở rộng:

Các base có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Ví dụ:

+ NaOH là hoá chất cơ bản dùng để sản xuất ra xà phòng, chất tẩy rửa hay bột giặt…

+ Ca(OH)2 dùng trong việc khử chua đất trồng trọt, khử độc chất thải sinh hoạt, xác chết động vật hay xử lí nước thải sinh hoạt hoặc chất thải công nghiệp.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Thang pH

Bài 12: Oxide

Bài 13: Muối

Bài 14: Phân bón hoá học

Ôn tập chương 2

1 1,134 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: