Giải KHTN 8 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Thang pH

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 11: Thang pH sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 11.

1 975 28/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 11: Thang pH

Giải KHTN 8 trang 53

Mở đầu trang 53 KHTN 8: Chúng ta vẫn thường được nghe nói nhiều về tình trạng đất chua ở một số nơi do độ pH thấp, nguồn nước có độ pH thay đổi khiến cho các loài thuỷ sinh chết. pH có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Đo pH bằng cách nào?

Trả lời:

pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.

pH được đo bằng giấy chỉ thị hoặc pH kế…

1. Thang pH

Câu hỏi thảo luận 1 trang 53 KHTN 8: So với giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein, khi sử dụng giấy pH ta có thể biết được điều gì khác ngoài việc nhận ra dung dịch có tính acid hoặc base?

Trả lời:

So với giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein, khi sử dụng giấy pH ta có thể biết được acid hoặc base có độ mạnh hay yếu.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 53 KHTN 8: Với khoảng pH nào thì dung dịch có tính acid, tính base?

Trả lời:

+ Nếu pH < 7, dung dịch có môi trường acid.

+ Nếu pH = 7, dung dịch có môi trường trung tính.

+ Nếu pH > 7, dung dịch có môi trường base.

Giải KHTN 8 trang 54

Câu hỏi thảo luận 3 trang 54 KHTN 8: Nêu hiện tượng quan sát được về sự đổi màu của giấy pH ở Thí nghiệm 1.

Trả lời:

Mẩu giấy thứ nhất có màu đỏ, mẩu giấy thứ 2 có màu xanh lam đậm, mẩu giấy thứ 3 có màu trùng với môi trường trung tính pH = 7.

Học sinh tự so màu của mẩu giấy thứ nhất, thứ 2 với thang pH để tìm ra pH tương đương.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 54 KHTN 8: Từ kết quả thí nghiệm, hãy cho biết giá trị pH của các dung dịch ở Thí nghiệm 1.

Trả lời:

Học sinh tự so màu của các mẩu giấy với thang pH để tìm ra pH tương đương.

Tham khảo:

+ Mẩu 1: pH = 3;

+ Mẩu 2: pH = 11;

+ Mẩu 3: pH = 7.

Luyện tập trang 54 KHTN 8: Hãy dùng giấy pH để xác định pH của nước xà phòng và giấm ăn. Từ đó cho biết chúng có môi trường acid, base hay trung tính.

Trả lời:

Nước xà phòng có môi trường base, giấm ăn có môi trường acid.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 54 KHTN 8: Hãy cho biết giá trị pH của các mẫu thực phẩm ở Thí nghiệm 2.

Trả lời:

Tham khảo:

Mẫu thực phẩm

nước cà chua

nước cốt chanh

nước ngọt

nước khoáng

pH

4,5

3

2,5

7,5

Vận dụng trang 54 KHTN 8: Hãy tìm thêm một số ví dụ về loại thực phẩm có giá trị pH < 7 và pH > 7.

Trả lời:

- Một số thực phẩm có pH < 7: chuối chín, sữa, nước cam…

- Một số thực phẩm có pH > 7: lòng trắng trứng, đậu nành…

2. pH và môi trường sống

Giải KHTN 8 trang 55

Câu hỏi thảo luận 6 trang 55 KHTN 8: Hãy cho biết máu và dịch vị dạ dày có môi trường gì (acid, base hay trung tính).

Trả lời:

- pH của máu nằm trong khoảng 7,35 đến 7,45 nên máu có môi trường gần trung tính.

- pH của dịch vị dạ dày < 7 nên dịch vị dạ dày có môi trường acid.

Câu hỏi thảo luận 7 trang 55 KHTN 8: Hãy cho biết một số loại cây trồng phù hợp với đất chua, đất kiềm.

Trả lời:

- Một số cây trồng phù hợp với đất chua: khoai tây, khoai lang, cây chè …

- Một số cây trồng phù hợp với đất kiềm: xà lách, rau diếp …

Luyện tập trang 55 KHTN 8: Hiện tượng mưa có pH thấp được gọi là hiện tượng gì? Hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của con người và sinh vật?

Trả lời:

Hiện tượng mưa có pH thấp được gọi là hiện tượng mưa acid.

Mưa acid làm giảm pH của đất và nước, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng, thuỷ sản, … làm thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, mưa acid còn phá vỡ các công trình xây dựng, công trình kiến trúc, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường …

Vận dụng trang 55 KHTN 8: Nhà nông thường sử dụng những biện pháp nào để cải tạo đất chua? Giải thích.

Trả lời:

Nhà nông thường cải tạo đất chua bằng cách bón vôi cho đất để trung hoà acid trong đất.

Ngoài ra sử dụng phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh), xây dựng hệ thống tưới tiêu thau chua … cũng góp phần cải tạo đất chua.

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 11: Thang pH

I. Thang pH

Các chất chỉ thị màu như giấy quỳ tím hay dung dịch phenolphthalein cho phép ta nhận biết được một dung dịch nào đó có tính acid hoặc base nhưng không giúp ta nhận biết được acid hay base có độ mạnh hay yếu.

Vì thế, để xác định được độ acid hay base của dung dịch ở khoảng nào thì người ta dùng thang pH.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thang pH

Thang pH

- Nếu pH < 7: dung dịch có môi trường acid, pH càng nhỏ, độ acid của dung dịch càng lớn.

- Nếu pH = 7: dung dịch có môi trường trung tính.

- Nếu pH > 7: dung dịch có môi trường base, pH càng lớn, độ base của dung dịch càng lớn.

Chú ý:

Ngoài cách sử dụng giấy pH, ta có thể dùng pH kế - một thiết bị tự động để xác định pH của dung dịch.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thang pH

pH kế

II. pH và môi trường sống

pH của môi trường có ảnh hưởng đến đời sống của con người và các loài động, thực vật. Việc xác định giá trị pH phù hợp sẽ góp phần cải tạo môi trường, xây dựng và phát triển cho cơ thể sống.

Ví dụ:

- pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi (một người khoẻ mạnh có giá trị pH của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45).

- Một số cây trồng như khoai tây thích hợp với đất chua (đất acid) có pH = 4,5 – 6; một số loại rau như xà lách, rau diếp lại thích hợp với đất kiềm có pH = 8 – 9.

- Loài cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường có pH trong khoảng 7 – 8,5.

Mở rộng:

Trong tự nhiên, một số loài thực vật có tính chất thay đổi màu sắc theo pH của môi trường do chứa các hợp chất thuộc nhóm anthocyanin. Chúng chuyển sang màu đỏ trong môi trường acid và hoá xanh trong môi trường base giống như quỳ tím.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 11: Thang pH

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Oxide

Bài 13: Muối

Bài 14: Phân bón hoá học

Ôn tập chương 2

Bài 15: Khối lượng riêng

1 975 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: