Giải KHTN 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng nhiễm điện

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 21.

1 1,062 28/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

Giải KHTN 8 trang 99

Mở đầu trang 99 KHTN 8: Dùng kéo cắt một dải giấy thành hình dạng như hình bên, rồi đặt nó cân bằng trên một trục quay. Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy.

Dùng kéo cắt một dải giấy thành hình dạng như hình bên, rồi đặt nó cân bằng

Trả lời:

Khi đưa một đầu thước nhựa đã được cọ xát với vải khô đến gần dải giấy ta thấy dải giấy quay về phía có thước nhựa.

1. Hiện tượng nhiễm điện

Câu hỏi thảo luận trang 99 KHTN 8: Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Chuẩn bị: thước nhựa, các vụn giấy, các mảnh nilông, vải khô.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1:Đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các vụn giấy. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Bước 2: Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ xát đến gần các vụn giấy (Hình 21.1a). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Bước 3: Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông (Hình 21.1b).

Thí nghiệm tìm hiểu hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Trả lời:

- Khi đặt các vụn giấy trên mặt bàn. Đưa một đầu thước nhựa (chưa được cọ xát) đến gần các vụn giấy. Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Dùng vải khô cọ xát nhiều lần vào một đầu thước nhựa rồi tiếp tục đưa đầu thước đã được cọ xát đến gần các vụn giấy. Ta thấy các vụn giấy bám dính vào đầu thước nhựa.

- Thực hiện lại bước 1 và bước 2 nhưng thay các vụn giấy bằng các mảnh nilông.

+ Bước 1: Ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

+ Bước 2: Ta thấy các mảnh nilông bám dính vào đầu thước nhựa.

Câu hỏi thảo luận trang 99 KHTN 8: Thí nghiệm tìm hiểu tính chất của vật nhiễm điện

Chuẩn bị: hai ống nhựa giống nhau, thanh thủy tinh, thanh kim loại (nhôm, sắt hoặc đồng), vải khô, lụa, đế nhựa có trục quay.

Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Dùng vải khô lần lượt cọ xát vào hai đầu của ống nhựa 1 rồi đặt nó lên đế có trục quay.

Bước 2: Đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát với vải khô đến gần đầu ống nhựa 1 (Hình 21.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1.

Bước 3: Thay ống nhựa 2 bằng thanh thủy tinh đã được cọ xát với lụa, rồi thực hiện tương tự như bước 2 (Hình 21.2b).

Bước 4: Thay thanh thủy tinh bằng thanh kim loại đã được cọ xát với vải khô (hoặc với lụa), rồi thực hiện tương tự như bước 2.

Thí nghiệm tìm hiểu tính chất của vật nhiễm điện

Trả lời:

- Khi ống nhựa 1 được cọ xát đặt trên đế có trục quay và đưa ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 thì ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2.

- Khi đưa thanh thủy tinh đã được cọ xát với lụa lại gần ống nhựa 1 thì ống nhựa 1 quay theo chiều về phía thanh thủy tinh.

- Khi đưa thanh kim loại đã được cọ xát lại gần ống nhựa 1 ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

Giải KHTN 8 trang 100

Câu hỏi thảo luận 2 trang 100 KHTN 8: Tiến hành thí nghiệm (Hình 21.2) và mô tả hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1 trong từng trường hợp.

Tiến hành thí nghiệm (Hình 21.2) và mô tả hiện tượng xảy ra với ống nhựa 1

Trả lời:

- Ống nhựa 1 bị đẩy quay ra xa ống nhựa 2 khi đưa đầu ống nhựa 2 đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 đẩy nhau).

- Ống nhựa 1 quay về phía thanh thủy tinh khi đưa đầu thanh thủy tinh đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1 (ống nhựa 1 và ống nhựa 2 hút nhau).

- Ống nhựa 1 và thanh kim loại không có hiện tượng hút hoặc đẩy khi đưa đầu thanh kim loại đã được cọ xát lại gần đầu ống nhựa 1.

Luyện tập 1 trang 100 KHTN 8: Có ba vật A, B và C đều bị nhiễm điện. Nếu vật A hút vật B, vật B đẩy vật C. Hãy dự đoán hai vật A và C sẽ hút nhau hay đẩy nhau?

Trả lời:

Nếu vật A hút vật B thì 2 vật trái dấu nhau.

Nếu vật B đẩy vật C thì 2 vật cùng dấu nhau.

=> Vật C trái dấu với vật A nên hai vật A và C sẽ hút nhau.

Giải KHTN 8 trang 101

Câu hỏi thảo luận 3 trang 101 KHTN 8: Quan sát Hình 21.3 và trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát Hình 21.3 và trả lời các câu hỏi sau trang 101 KHTN lớp 8

a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len có nhiễm điện không? Làm thế nào để kiểm tra điều đó?

b. Sau khi cọ xát, vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm?

Trả lời:

a. Trước khi cọ xát, thanh cao su và len không nhiễm điện.

Kiểm tra: Đưa thanh cao su, len lại gần các vật nhỏ nhẹ (vụn giấy, mảnh nilông, …) không thấy hiện tượng gì xảy ra chứng tỏ thanh cao su và len không nhiễm điện.

b. Sau khi cọ xát thanh cao su nhiễm điện âm, len nhiễm điện dương.

Luyện tập 2 trang 101 KHTN 8: Nêu cách để biết một chiếc thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm.

Trả lời:

- Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.

- Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.

2. Một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát.

Vận dụng trang 102 KHTN 8: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô, ta thường thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích.

Trả lời:

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô gây nên sự nhiễm điện do cọ xát. Khăn bông khô và bề mặt được lau chùi nhiễm điện trái dấu nhau nên chúng hút nhau, dẫn tới các hạt bụi vải của khăn bông khô bị bám vào các bề mặt được lau chùi.

Lý thuyết Hiện tượng nhiễm điện

1. Hiện tượng nhiễm điện

a. Hiện tượng nhiễm điện cọ sát

- Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát.

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ).

b. Tính chất của vật nhiễm điện

- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

c. Giải thích nguyên nhân một vật nhiễm điện do cọ xát

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

2. Một bài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

- Sét xuất hiện khi trời mưa dông

=> Giải thích: Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa chúng có hiện tượng phóng tia lửa điện, phát ra ánh sáng chói loà, gọi là sét.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng nhiễm điện (ảnh 1)

- Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu ở trong phòng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.

=> Giải thích: Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

- Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô rồi đặt nó gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược.

=> Giải thích: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện âm (do nhựa là vật liệu dễ nhận electron). Vì thế lược nhựa có khả năng hút các giọt nước nhỏ, nhẹ.

3. Ứng dụng của sự nhiễm điện

- Sơn tĩnh điện

- Dây xích của xe tải chở xăng

- Hút bụi

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 22: Dòng điện – Nguồn điện

Bài 23: Mạch điện đơn giản

Bài 24: Tác dụng của dòng điện

Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Ôn tập chương 4

1 1,062 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: