Giải KHTN 8 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Acid

Với lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 9: Acid sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập KHTN 8 Bài 9.

1 1,346 28/10/2024


Giải KHTN 8 Bài 9: Acid

Giải KHTN 8 trang 46

Mở đầu trang 46 KHTN 8: Một trong những hoá chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong các ngành công nghiệp sản xuất đó là acid. Các acid khác nhau nhưng vẫn có những tính chất hoá học giống nhau, đó là những tính chất gì? Acid có những ứng dụng nào trong đời sống, sản xuất?

Một trong những hoá chất được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cũng như trong các ngành công nghiệp

Trả lời:

- Tính chất chung của acid:

+ Các dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ.

+ Nhiều kim loại (ngoại trừ Cu, Ag, Au, Pt …) khi phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.

- Ứng dụng của một số acid:

+ Acetic acid được dùng để: chế tạo dược phẩm, sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo chất dẻo, sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất thuốc diệt côn trùng, pha chế giấm ăn …

+ Acid H2SO4 và HCl được dùng để: sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất chất tẩy rửa, chế biến dầu mỏ, sản xuất acid, chế tạo acquy, chế tạo thuốc nổ, sản xuất tơ sợi, sản xuất phân bón, sản xuất giấy …

1. Khái niệm acid

Câu hỏi thảo luận 1 trang 46 KHTN 8: Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước đã xảy ra quá trình gì?

Trả lời:

Khi phân tử hydrogen chloride tan trong nước đã xảy ra quá trình:

HCl → H+ + Cl-

Câu hỏi thảo luận 2 trang 46 KHTN 8: Thành phần phân tử của các chất trong Hình 9.1 có điểm gì giống nhau?

Thành phần phân tử của các chất trong Hình 9.1 có điểm gì giống nhau?

Trả lời:

Điểm chung của các chất: đều có nguyên tử H liên kết với gốc acid.

Luyện tập trang 46 KHTN 8: Phân tử nào trong các phân tử sau đây là acid và có thể tạo ra ion H+ khi tan trong nước: KCl, H2SO3, HClO4?

Trả lời:

Các phân tử là acid và có thể tạo ra ion H+ khi tan trong nước: H2SO3, HClO4.

2. Tính chất hoá học của acid

Giải KHTN 8 trang 47

Câu hỏi thảo luận 3 trang 47 KHTN 8: Cho biết sự đổi màu của giấy quỳ tím trong Thí nghiệm 1.

Cho biết sự đổi màu của giấy quỳ tím trong Thí nghiệm 1

Trả lời:

Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Luyện tập trang 47 KHTN 8: Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính acid?

Trả lời:

Bằng cách sử dụng giấy quỳ tím có thể nhận biết dung dịch có tính acid.

Vận dụng trang 47 KHTN 8: Dùng mẩu quỳ tím có sẵn, hãy thử nghiệm tính acid đối với nước vắt từ quả chanh và giấm ăn.

Trả lời:

Học sinh tự làm thí nghiệm.

Chú ý: Cả hai trường hợp giấy quỳ tím đều chuyển sang màu đỏ

Câu hỏi thảo luận 4 trang 47 KHTN 8: Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm tạo thành của phản ứng đó.

Hãy nêu hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2

Trả lời:

Hiện tượng: Mẩu kẽm tan dần, có khí thoát ra.

Sản phẩm tạo thành: ZnCl2, H2.

Giải KHTN 8 trang 48

Luyện tập trang 48 KHTN 8: Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hoá học khi cho một lá nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng.

Trả lời:

Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có khí thoát ra.

Phương trình hoá học: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.

Vận dụng trang 48 KHTN 8: Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ gây các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày, … thậm chí là ung thư dạ dày. Vì sao người mắc bệnh dạ dày thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua?

Trả lời:

Thức ăn có vị chua có môi trường acid, do đó người mắc dạ dày thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng thức ăn có vị chua.

3. Ứng dụng của một số acid thông dụng

Câu hỏi thảo luận 5 trang 48 KHTN 8: Quan sát Hình 9.4 và 9.5, cho biết một số ứng dụng của acid.

Quan sát Hình 9.4 và 9.5, cho biết một số ứng dụng của acid

Quan sát Hình 9.4 và 9.5, cho biết một số ứng dụng của acid

Trả lời:

- Ứng dụng của một số acid:

+ Acetic acid được dùng để: chế tạo dược phẩm, sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo chất dẻo, sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất thuốc diệt côn trùng, pha chế giấm ăn …

+ Acid H2SO4 và HCl được dùng để: sản xuất phẩm nhuộm, sản xuất chất tẩy rửa, chế biến dầu mỏ, sản xuất acid, chế tạo acquy, chế tạo thuốc nổ, sản xuất tơ sợi, sản xuất phân bón, sản xuất giấy …

Vận dụng trang 49 KHTN 8: Hãy tìm hiểu trong sách báo hay internet, cho biết thành phần của giấm ăn có chứa acid nào và một số ứng dụng của giấm ăn trong đời sống?

Trả lời:

Thành phần của giấm ăn có chứa: Acetic acid.

Một số ứng dụng của giấm ăn trong đời sống:

+ Khắc phục bong gân, máu bầm ...

+ Kiểm soát lượng đường trong máu.

+ Hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác.

+ Lưu giữ mùi vị và màu sắc món ăn.

+ Tẩy vết cặn ở bồn rửa, ấm đun nước …

Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 9: Acid

I. Khái niệm acid

Acid là những hợp chất mà trong phân tử có một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+ (ion hydrogen).

Ví dụ, khí hydrogen chloride (HCl) khi tan vào nước sẽ xảy ra quá trình:

HCl → H+ + Cl-

Vì vậy trong nước, HCl được gọi là hydrochloric acid.

Tên gọi một số acid và gốc acid tương ứng được thể hiện trong bảng sau:

Acid

Tên acid

Gốc acid

Tên gốc acid

Hoá trị gốc acid

HCl

Hydrochloric acid

−Cl

chloride

I

H2S

Hydrosulfuric acid

=S

sulfide

II

H2SO3

Sulfurous acid

=SO3

sulfite

II

HNO3

Nitric acid

−NO3

nitrate

I

H2SO4

Sulfuric acid

=SO4

sulfate

II

H3PO4

Phosphoric acid

≡PO4

phosphate

III

CH3COOH

Acetic acid

CH3COO−

acetate

I

II. Tính chất hoá học của acid

1. Acid làm đổi màu chất chỉ thị

Các dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ.

Quỳ tím là chất chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch acid.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Acid

Dung dịch HCl làm quỳ tím đổi màu

2. Acid tác dụng với kim loại

Nhiều kim loại (ngoại trừ Cu, Ag, Au, Pt, …) khi phản ứng với dung dịch acid sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.

Ví dụ:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mở rộng

- Acid dạ dày rất cần cho việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên nếu dư thừa acid có thể tăng nguy cơ các vấn đề khác như trào ngược, viêm loét, xuất huyết dạ dày, … thậm chí là ung thư dạ dày.

- Hiện tượng mưa acid là một trong những hiện tượng tự nhiên. Quá trình đốt nhiên liệu sinh ra các khí độc hại như SO2 và NO2. Các phản ứng hoá học xảy ra khi các khí SO2 và NO2 hoà tan trong hơi nước của không khí tạo thành H2SO4 và HNO3. Các phân tử này hoà tan trong nước mưa tạo thành acid và rơi xuống khi trời mưa. Mưa acid sẽ phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại, làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm hỏng bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử.

III. Ứng dụng của một số acid thông dụng

- Từ acetic acid (CH3COOH), người ta có thể chế tạo ra được các sản phẩm phục vụ đời sống như:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Acid

- Mỗi năm có khoảng 160 triệu tấn sulfuric acid (H2SO4) và hydrochloric acid (HCl) được sử dụng, trong đó việc tiêu thụ acid cho các ngành sản xuất như phân bón chiếm 30%; chất tẩy rửa 14%; giấy, tơ sợi 8%; phẩm nhuộm 2%...

Một số ứng dụng của H2SO4 và HCl được thể hiện trong ảnh sau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 9: Acid

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 10: Base

Bài 11: Thang pH

Bài 12: Oxide

Bài 13: Muối

Bài 14: Phân bón hoá học

1 1,346 28/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: