Giải KHTN 8 trang 59 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 trang 59 trong Bài 12: Oxide sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8 trang 59

1 254 07/07/2023


Giải KHTN 8 trang 59 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 5 trang 59 KHTN 8Khi tiến hành các thí nghiệm với oxide của các kim loại beryllium, lead (chì), chromium (hoá trị III), ta thấy chúng đều vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH. Theo em các oxide này được gọi là oxide gì.

Trả lời:

Các oxide này là oxide lưỡng tính do vừa tan được trong dung dịch HCl (acid), vừa tan được trong dung dịch NaOH (kiềm).

Luyện tập trang 59 KHTN 8Oxide (B) có khối lượng phân tử bằng 80 amu và chứa 60% oxygen theo khối lượng. Hãy xác định công thức hoá học của (B) và cho biết (B) thuộc loại oxide nào (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính).

Trả lời:

Khối lượng oxygen có trong (B) là: 80.60100=48(amu).

Số nguyên tử oxygen trong (B) là: 48 : 16 = 3 (nguyên tử).

Khối lượng nguyên tử còn lại trong (B) là: 80 – 48 = 32 (amu).

Vậy (B) là SO3, đây là oxide acid.

3. Tính chất hoá học của oxide

Câu hỏi thảo luận 6 trang 59 KHTN 8Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở Thí nghiệm 1. Nếu thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4 thì có phản ứng hoá học xảy ra không? Giải thích.

Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở Thí nghiệm 1

Trả lời:

Hiện tượng: CuO tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh.

Phương trình hoá học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

Nếu thay HCl bằng H2SO4 thì phản ứng vẫn diễn ra, do CuO là oxide base nên tác dụng được với H2SO4 là acid.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 8 trang 56

Giải KHTN 8 trang 57

Giải KHTN 8 trang 58

Giải KHTN 8 trang 60

Giải KHTN 8 trang 61

1 254 07/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: