Giải KHTN 8 trang 35 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 trang 35 trong Bài 7: Nồng độ dung dịch sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KHTN 8 trang 35 

1 628 lượt xem


Giải KHTN 8 trang 35 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 35 KHTN 8Có 2 cốc chứa cùng một thể tích nước muối (dung dịch NaCl), một cốc mặn (đặc) và một cốc nhạt (loãng). Đại lượng nào dùng để đánh giá độ đặc, loãng của dung dịch?

Trả lời:

Đại lượng dùng để đánh giá độ đặc, loãng của dung dịch là nồng độ.

1. Dung dịch

Câu hỏi thảo luận 1 trang 35 KHTN 8Hãy xác định chất tan và dung môi trong các dung dịch tạo thành ở Hình 7.1.

Giải KHTN 8 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Nồng độ dung dịch (ảnh 1)

Trả lời:

- Trong dung dịch muối: chất tan là muối ăn (NaCl); dung môi là nước.

- Trong dung dịch đường: chất tan là đường (C12H22O11); dung môi là nước.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 35 KHTN 8Tại sao lại gọi nước đường, nước muối là các dung dịch?

Trả lời:

Khi hoà tan đường hay muối (chất rắn) vào nước (chất lỏng) sẽ tạo thành nước đường hay nước muối (hỗn hợp đồng nhất).

Do đó có thể gọi nước đường, nước muối là các dung dịch.

2. Độ tan của một chất trong nước

Câu hỏi thảo luận 3 trang 35 KHTN 8Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Độ tan của một chất trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài ra đối với chất khí, độ tan phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải KHTN 8 trang 36

Giải KHTN 8 trang 37

Giải KHTN 8 trang 38

1 628 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: