Đề cương ôn tập Công nghệ 10 Học kì 1 (Cánh diều 2024) (Công nghệ thiết kế)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Công nghệ 10 (Công nghệ thiết kế) Học kì 1 sách Cánh diều giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Công nghệ 10 Học kì 1 Công nghệ thiết kế.

1 42 lượt xem


Đề cương ôn tập Công nghệ 10 Học kì 1 (Cánh diều 2024) (Công nghệ thiết kế)

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

1. Hệ thống kĩ thuật

- Khái niệm: Là một tập hợp các phần tử có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.

- Liên kết trong hệ thống kĩ thuật:

+ Liên kết cơ khí

+ Liên kết điện

- Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật: Là sự sắp xếp, tổ chức các phần tử bên trong của hệ thống thông qua các mối liên kết khác nhau trong một môi trường làm việc. Cấu trúc gồm:

+ Phần tử đầu vào: tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật.

+ Phần tử xử lí và điều khiển: xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.

+ Phần tử đầu ra: thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.

2. Một số công nghệ phổ biến và thị trường lao động

- Một số công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí: công nghệ luyện kim, công nghệ đúc, công nghệ gia công cắt gọt, công nghệ áp lực, công nghệ hàn

- Một số công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử: sản xuất điện năng, điện - quang, điện - cơ, điều khiển và tự động hóa, truyền thông không dây

- Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, công nghệ tăng về số lượng và chất lượng đã đáp ứng nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.

- Số lượng các khu công nghiệp, chế xuất xây dựng nhiều khiến nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.

- Doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam ra đời, thúc đẩy sự xuất hiện nhiều ngành nghề mới liên quan đến công nghệ thông tin.

CHỦ ĐỀ 2: ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

- Một số công nghệ mới: công nghệ vật liệu nano, CAD/CAM-CNC, in 3D, năng lượng tái tạo, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh

- Các tiêu chí đánh giá công nghệ:

+ Tiêu chí 1- hiệu quả: Là tiêu chí quan trọng nhất, đảm bảo công nghệ lựa chọn đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng công nghệ.

+ Tiêu chí 2 - độ tin cậy: đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định như thết kế đặt ra, ít trục trặc hay gặp sự cố khi vận hành và sử dụng.

+ Tiêu chí 3 – tính kinh tế: đảm bảo hiệu quả kinh tế và thời gian thu hồi vốn.

+ Tiêu chí 4 – môi trường: mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới đến môi trường sống và biện pháp xử lí chất thải.

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm

+ Tiêu chí 1 – tính năng sử dụng: chức năng mà sản phẩm thực hiện được.

+ Tiêu chí 2 – độ bền: thể hiện qua chất lượng, độ tin cậy, ổn định, tuổi thọ và mức tiêu hao năng lượng của sản phẩm.

+ Tiêu chí 3 – thẩm mĩ: yêu cầu về kiểu dáng và màu sắc hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

+ Tiêu chí 4 – giá thành: có cùng tính năng sử dụng nhưng giá thành thấp hơn.

+ Tiêu chí 5 – môi trường: sản phẩm gây ô nhiễm tiếng ồn, nguồn nước, đất, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người không.

+ Tiêu chí 6 – dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng: sẵn sàng bảo trì, sửa chữa, thay thế và làm hài lòng khách hàng.

CHỦ ĐỀ 3: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ

1. Hình chiếu vuông góc

- Là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng.

- Các phương pháp hình chiếu vuông góc:

+ Phương pháp góc chiếu thứ nhất

+ Phương pháp góc chiếu thứ ba

- Vẽ hình chiếu vuông góc

+ Bước 1: Phân tích vật thể

+ Bước 2: Chọn hướng chiếu

+ Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng

+ Bước 4: Vẽ hình chiếu bằng

+ Bước 5: Vẽ hình chiếu cạnh

+ Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ

2. Mặt cắt và hình cắt

- Hình biểu diễn phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.

- Vẽ hình cắt

+ Bước 1: Vẽ hình chiếu của vật thể, nét cắt và mũi tên chỉ hướng chiếu, vị trí mặt phẳng cắt

+ Bước 2: Xóa bỏ nét thừa, tô đậm

3. Hình chiếu trục đo

- Là hình biểu diễn ba chiều vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.

- Vẽ hình chiếu trục đo

+ Bước 1: Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài

+ Bước 2: Thêm hoặc bớt các khối

+ Bước 3: Hoàn thiện

4. Hình chiếu phối cảnh

- Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

- Các mặt phẳng:

+ Mặt phẳng vật thể: là mặt phẳng nằm ngang đặt vật thể cần biểu diễn

+ Mặt tranh (mặt phẳng hình chiếu): là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng vật thể

+ Mặt phẳng tầm mắt: là mặt phẳng song song với mặt phẳng vật thể, đi qua điểm nhìn

+ Đường chân trời: giao tuyến của mặt tranh với mặt phẳng tầm mắt

+ Tâm chiếu: điểm hội tụ của các tia chiếu

- Các bước vẽ:

+ Bước 1: Vẽ đường chân trời, điểm tụ

+ Bước 2: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể

+ Bước 3: Nối đường thẳng từ các điểm trên hình chiếu đứng với điểm tụ

+ Bước 4: Xác định chiều rộng vật thể

+ Bước 5: Xóa cạnh khuất, tô đậm cạnh thấy

B. ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoa học được chia làm mấy nhóm?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Gang được sản xuất từ:

  • A. Quặng sắt bằng lò cao luyện gang
  • B. Gang bằng lò oxi
  • C. Gang bằng lò hồ quang
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Bước 6 của quy trình vẽ hình chiếu vuông góc là:

  • A. Vẽ hình chiếu cạnh
  • B. Hoàn thiện bản vẽ
  • C. Vẽ hình chiếu đứng
  • D. Vẽ hình chiếu bằng

Câu 4: Khái niệm mặt cắt:

  • A. Là hình biểu diễn phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt.
  • B. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Khái niệm hình cắt:

  • A. Là hình biểu diễn phần vật thể tiếp xúc với mặt phẳng cắt.
  • B. Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Người ta chia khoa học thành nhóm nào sau đây?

  • A. Khoa học tự nhiên
  • B. Khoa học xã hội
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí gồm mấy loại?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 7

Câu 8: Có mấy loại mặt cắt?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Hãy cho biết, có loại mặt cắt nào?

  • A. Mặt cắt chập
  • B. Mặt cắt rời
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Mặt cắt toàn bộ

Câu 10: Bước 3 của quy trình vẽ hình chiếu trục đo là:

  • A. Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài
  • B. Thêm hoặc bớt các khối
  • C. Hoàn thiện
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Thép được sản xuất từ:

  • A. Quặng sắt bằng lò cao luyện gang
  • B. Gang bằng lò oxi
  • C. Gang bằng lò hồ quang
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 12: Công nghệ luyện kim tập trung vào mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 13: Liên kết thủy lực, khí nén:

  • A. Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực
  • B. Dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí
  • C. Dùng để truyền năng lượng và thông tin
  • D. Có nhiều phương thức khác nhau như liên kết có dây, liên kết mạng, sóng, …

Câu 14: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ, cần xem xét yêu cầu của thị trường lao động về mặt nào?

  • A. Vị trí việc làm
  • B. Chuyên ngành đào tạo
  • C. Kĩ năng nghề nghiệp
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Đánh giá công nghệ dựa trên mấy tiêu chí cơ bản?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 16: Ứng dụng của nét đứt mảnh là:

  • A. Vẽ đường bao thấy
  • B. Vẽ đường kích thước
  • C. Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt
  • D. Vẽ đường bao khuất

Câu 17: Ứng dụng của nét lượn sóng là:

  • A. Vẽ đường bao thấy
  • B. Vẽ đường kích thước
  • C. Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt
  • D. Vẽ đường bao khuất

Câu 18: Với phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu cạnh người ta nhìn theo hướng chiếu nào?

  • A. Nhìn từ trước vào
  • B. Nhìn từ trên xuống
  • C. Nhìn từ trái sang
  • D. Cả 3 hướng đều đúng

Câu 19: Với phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu bằng người ta nhìn theo hướng chiếu nào?

  • A. Nhìn từ trước vào
  • B. Nhìn từ trên xuống
  • C. Nhìn từ trái sang
  • D. Cả 3 hướng đều đúng

Câu 20: Với phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng người ta nhìn theo hướng chiếu nào?

  • A. Nhìn từ trước vào
  • B. Nhìn từ trên xuống
  • C. Nhìn từ trái sang
  • D. Cả 3 hướng đều đúng

Câu 21: Kí hiệu của tỉ lệ phóng to là:

  • A. X : 1
  • B. 1: 1
  • C. 1 : X
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ, cần xem xét khả năng và kết quả học tập ở môn học nào?

  • A. Toán
  • B. Vật lí
  • C. Công nghệ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Khái niệm về khoa học:

  • A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
  • C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Liên kết điện, điện tử:

  • A. Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực
  • B. Dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí
  • C. Dùng để truyền năng lượng và thông tin
  • D. Có nhiều phương thức khác nhau như liên kết có dây, liên kết mạng. sóng, …

Câu 25: Căn cứ thứ tư để lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là:

  • A. Xem xét triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  • B. Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động.
  • C. Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn.
  • D. Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng.

Câu 26: Công nghệ robot thông minh:

  • A. Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet
  • B. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.
  • C. Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Đánh giá công nghệ nhằm thỏa mãn mấy mục đích?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 28: Đâu là mục đích của việc đánh giá công nghệ?

  • A. Lựa chọn công nghệ
  • B. Điều chỉnh và kiểm soát công nghệ
  • C. Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 29: Khái niệm về kĩ thuật:

  • A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
  • C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30: Thời gian diễn ra cuộc cách mạng lần thứ nhất là:

  • A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
  • B. Nửa cuối thế kỉ XIX
  • C. Những năm 70 của thế kỉ XX
  • D. Những năm đầu thế kỉ XXI

Câu 31: Thời gian diễn ra cuộc cách mạng lần thứ hai là:

  • A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
  • B. Nửa cuối thế kỉ XIX
  • C. Những năm 70 của thế kỉ XX
  • D. Những năm đầu thế kỉ XXI

Câu 32: Thời gian diễn ra cuộc cách mạng lần thứ ba là:

  • A. Nửa cuối thế kỉ XVIII
  • B. Nửa cuối thế kỉ XIX
  • C. Những năm 70 của thế kỉ XX
  • D. Những năm đầu thế kỉ XXI

Câu 33: Phương thức của liên kết truyền thông tin:

  • A. Liên kết có dây
  • B. Liên kết bằng mạng Internet
  • C. Cáp quang
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Liên kết truyền thông tin:

  • A. Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và lực
  • B. Dùng để truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí
  • C. Dùng để truyền năng lượng và thông tin
  • D. Có nhiều phương thức khác nhau như liên kết có dây, liên kết mạng. sóng, …

Câu 35: Có mấy cuộc cách mạng công nghiệp?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 36: Công nghệ trí tuệ nhân tạo:

  • A. Kết nối các máy, thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép chúng có thể trao đổi thông tin với nhau trên nền tảng mạng Internet
  • B. Tạo ra các phần mềm tự học cho máy tính, cho phép máy tính có thể tiếp nhận được thông tin từ bên ngoài, xử lí thông tin và đưa ra các quyết định điều khiển.
  • C. Tạo cho robot khả năng tư duy như con người.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Năng lượng thủy triều:

  • A. Nhiệt năng được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng
  • B. Gió làm quay tua bin và máy phát, tạo ra điện
  • C. Sử dụng thủy triều làm quay tua bin – máy phát điện tạo ra điện
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 38: Bước 2 của quy trình vẽ hình chiếu trục đo là:

  • A. Dựng trục đo và khối hộp bao ngoài
  • B. Thêm hoặc bớt các khối
  • C. Hoàn thiện
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39: Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu:

  • A. Xuyên tâm
  • B. Song song
  • C. Vuông góc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40: Căn cứ thứ ba để lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là:

  • A. Xem xét triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
  • B. Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động.
  • C. Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn.
  • D. Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng.

1 42 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: