Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 34 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 34 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 34
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Mở rộng vốn từ Khám phá.
- Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ CON
(Trích)
Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ
Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ
Trẻ nhất là các em.
Pô-pốp bảo tôi:
“Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế?
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ
Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những - đứa - trẻ - lớn - hơn.
Ngộ nghĩnh là các em
Sáng suốt là các em
Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”.
(Đỗ Trung Lai)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1:Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
A.Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai còn nhân vật Anh là người anh của nhà thơ.
B.Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai còn nhân vật Anh là anh phi công vũ trụ Pô-pốp.
C.Nhân vật tôi là nhà thơ Đỗ Trung Lai còn nhân vật Anh là người tên là Anh.
D.Nhân vật tôi là các em nhỏ còn nhân vật Anh là anh phi công vũ trụ Pô-pốp.
Câu 2: Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
☐ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem”, “Anh hãy nhìn xem!”.
☐ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật: Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – các em tô lên một nửa số sao trời!
☐ Qua những lười trầm trồ, tấm tắc khen ngợi “Chao ôi! Đẹp quá”.
☐ Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Câu 3: Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 4: Con hiểu ba dòng cuối như thế nào?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 5: Ý nghĩa của bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
III. Luyện tập:
Câu 1: Chọn từ ở cột A phù hợp mỗi mỗi cách giải nghĩa ở cột B
|
đi vào vùng xa lạ hoặc hiểm trở ít ai đặt chân tới, để khám phá, khảo sát. |
|
Thám hiểm |
tìm tòi, hỏi han để học tập. |
|
Học hỏi |
tìm, hỏi, xem xét để biết rõ, hiểu rõ. |
|
Xem xét |
Tìm hiểu, quan sát kĩ để đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. |
Câu 2: Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 1:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 3: Tìm 4 – 5 từ thể hiện cảm xúc khi tham gia trải nghiệm, khám phá.
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 4: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
* Gợi ý
- Câu mở đầu
Nêu hiện tượng, sự việc.
- Các câu tiếp theo
+ Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
+ Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
+ Bảy tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn của em.
.........................................................
.........................................................
.........................................................
Xem thêm các chương trình khác: