Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 2 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 2 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 2
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Luyện tập về từ đồng nghĩa.
- Lập dàn ý, viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng sáo diều
Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.
Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...
(Nguyễn Anh Tuấn)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?
A. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.
B. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.
C. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác định những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Đánh dấu √ vào “đúng” hoặc “sai”. Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?
|
Đúng |
Sai |
Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần |
|
|
Buổi chiều, khi trời nổi gió to |
|
|
Buổi sáng, khi trời mát mẻ |
|
|
Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?
A. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.
B. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.
C. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng:
Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Câu 5: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả?
………………………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
III. Luyện tập:
Câu 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)
c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)
d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)
e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)
Câu 2: Gạch chân vào các từ không cùng nhóm với các từ còn lại trong các câu dưới đây.
a. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b. Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
Câu 3. Tìm từ khác nghĩa trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:
a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây .................., cây cối đứng..................., không gian …..............., không một tiếng động nhỏ.
Câu 5: Viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu phong cảnh định tả.
- Kết bài: Tình cảm, ấn tượng, cảm xúc của em với phong cảnh đó.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác: