Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 28 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 14 25/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 28

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Luyện tập về dấu gạch ngang.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 28 có đáp án (ảnh 1)

Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo:

- Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải, bảo là của mình.

Người kia cũng rưng rưng nước mắt:

- Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm.

Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo:

- Hai người đều có lí nên ta xử thế này: tấm vải xé đôi, mỗi người một nửa.

Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội.

Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:

- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.

Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.

(Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Vị quan án trong truyện phân xử tài tình được giới thiệu là người như thế nào?

A. Là một người nhiều tuổi, học vấn uyên thâm.

B. Là một người trẻ tuổi, dung mạo phi phàm.

C. Là một người rất tài, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.

D. Là một người tài giỏi, có tấm lòng nhân hậu thường xuyên xử nhẹ cho những người có tội.

Câu 2: Trong vụ án thứ nhất, hai người đàn bà tới công đường nhờ phân xử chuyện gì?

A. Chuyện mất cắp đàn gà, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp đàn gà của mình, nhờ quan phân xử.

B. Chuyện mất cắp tấm vải, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tấm vải của mình, nhờ quan phân xử.

C. Chuyện mất cắp tiền, hai người đàn bà tố cáo nhau ăn cắp tiền nhà mình, nhờ quan phân xử.

D. Chuyện mất con, hai người đàn bà tranh nhau đứa trẻ ngoài chợ, nhờ quan phân xử.

Câu 3: Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?

Cho đòi người làm chứng nhưng cả hai đều không tìm thấy người làm chứng.

Cho lính về nhà hai người đàn bà, xét cả hai đều có khung cửi và cùng ra chợ bán vào hôm ấy, khiến vụ án lại càng nan giải.

Sai lính đánh hai người đàn bà 100 roi, cuối cùng người phụ nữ ăn cắp cũng phải bật khóc nhận tội.

Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này và thét trói người kia lại.

Câu 4: Khi quan tới vãn cảnh ở một ngôi chùa, đã xảy ra chuyện gì ở nơi đây?

A. Sư cụ nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất.

B. Sư cụ nhờ tìm hộ áo cà sa quý đã bị mất của mình.

C. Sư cụ nhờ tìm ra kẻ xấu đã hủy hoại chiếc chuông linh thiêng của chùa.

D. Sư cụ nhờ tìm hộ vật báu trấn giữ của chùa.

Câu 5: Quan đã dùng cách nào để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của nhà chùa?

A. Gọi tất cả kẻ ăn người ở trong chùa quỳ xuống trước Đức Phật để niệm kinh đến khi nào có người ra nhận tội mới thôi.

B. Yêu cầu mỗi người dùng nắm thóc đã ngâm rồi vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đức Phật rất linh thiêng, ai là kẻ gian, thóc trong tay kẻ đó sẽ nảy mầm.

C. Lục soát tất cả các phòng riêng của những người đang ở trong chùa để tìm ra số tiền.

D. Tra khảo từng người một, ai lộ sơ hở thì người đó là kẻ trộm.

Câu 6: Vì sao quan lại dùng cách đó để tìm ra kẻ đã lấy trộm tiền của sư cụ?

A. Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

B. Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

C. Vì cần thời gian để thu thập chứng cứ.

D. Vì chưa nghĩ ra cách gì khác nên quan tạm dùng cách này.

Câu 7: Theo con, quan phá được các vụ án là nhờ đâu?

Nhờ sự thông minh, quyết đoán.

Nhờ dùng sức mạnh của cây roi.

Nắm vững đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội.

Nhờ dùng uy quyền và sự đe dọa.

Câu 8: Ý nghĩa của câu chuyện Phân xử tài tình?

A. Phê phán vị quan tham lam, ăn hối lộ.

B. Khuyên răn các quan không nên tham lam và ăn hối lộ.

C. Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

D. Ca ngợi vị quan án nhân hậu thường xuyên giúp đỡ người nghèo.

Câu 9: Con hãy điền từ còn thiếu để hoàn thành chú thích sau:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 28 có đáp án (ảnh 1)

Quan án là ...................................................................... chuyên lo việc điều tra và ....................................................

III. Luyện tập

Câu 1: Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a) Chú hề vội tiếp lời :

- Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.

- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

(Theo PHƠ-BO)

b) Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

(Theo ĐOÀN MINH TUẤN)

c) Thiếu nhỉ tham gia công tác xã hội :

- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

Câu 2: Đọc mẩu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới

CÁI BẾP LÒ

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợt tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

- Chào bác - Em bé nói với tôi.

- Cháu đi đâu vậy? - Tôi hỏi em.

- Thưa bác, cháu đi học.

- Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

- Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

- Nhà cháu không có than ủ ư?

- Thưa bác, than đắt lắm.

- Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

- Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

(Theo A.Đô-Đê)

a) Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì?

- (1)Chào bác! - (2)Em bé nói với tôi.

- (1)Cháu đi đâu vậy? - (2)Tôi hỏi em.

b) Các dấu gạch ngang còn lại trong mẩu chuyện dùng để làm gì?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện đã đọc, đã nghe.

* Gợi ý:

- Về nội dung câu chuyện:

+ Hấp dẫn.

+ Có những chi tiết kì lạ.

+ ?

- Về ý nghĩa của câu chuyện:

+ Sâu sắc

+ Bài học về tình đoàn kết.

.................................................

.................................................

.................................................

1 14 25/11/2024
Mua tài liệu