Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 3 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 3 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 250k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 3
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Từ đa nghĩa
- Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Chiếc diều sáo
Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.
Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:
- Con vót cái diều chơi bà ạ.
Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:
- Chiến đấy thật ư con?
Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:
- Diều của con đây cơ mà.
Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.
(Theo Thăng Sắc)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào?
A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.
B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.
C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng.
D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.
Câu 2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào?
A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.
B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.
C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.
D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.
Câu 3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng?
A. Vì bà đã đẩy anh ra.
B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.
C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.
Câu 4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến?
A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.
B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.
C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều.
D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.
Câu 5. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào?
A. Bà
B. Tối hôm ấy.
C. Khi Chiến mang diều đi.
D. Lại lần ra chõng nằm.
Câu 6. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
III. Luyện tập:
Câu 1: Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a. Mắt:
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b. Chân:
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c. Đầu:
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
Câu 2: Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:
a. Câu văn cần được …………..(đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích
b. Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ……………. (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).
c. Dòng sông chảy rất ………………. (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Câu 4: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái: ……………………………………………………………………………..
b) To, lớn: ………………………………………………………………………………
c) Chăm, chăm chỉ: …………………………………………………………………….
Câu 5: Viết bài văn tả phong cảnh mà em yêu thích.
* Gợi ý:
1. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu khung cảnh định tả
2. Thân bài
- Miêu tả khái quát:
- Miêu tả chi tiết:
3 Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về khung cảnh đó.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
................................
................................
................................
Xem thêm các chương trình khác: